Wednesday, May 23, 2007

Entry for May 23, 2007

Xem phim ở L.A

Tình hình là tớ xem 4 phim ở L.A cuối tuần rồi. Nhưng chưa từng tới tham quan Holywood. Không hiểu sao, dù thích phim ảnh nhưng tớ không cảm thấy hứng thú lắm với việc thăm quan phim trường Holywood.

The image “http://www.thebloggingtimes.com/content/wp-content/content/spiderman.jpg” cannot be displayed, because it contains errors.

Phim đầu là Spider-man 3. Mặc dù rất hâm mộ em Mất dép và review của em nhưng cũng phải thú thật là anh thấy phim này chán nhất trong các phim Spider-man- nó quá tham lam, khiên cưỡng và siêu sến. Sự ý nhị, vừa đủ, cốt truyện đơn giản nhưng sâu sắc, nhân vật phức tạp nhưng có khả năng connect rất tốt với người xem ở trong hai phần 1 và 2, nhất là ở phần 2, không còn nữa. Spider-man 3 là một bộ phim quá dài, quá sến, đầy đủ tất cả những gì cliché có thể có được của Holywood. Các nhân vật giả tạo, các tình tiết lẽ ra gây cảm động cho người xem thì lại không tạo ra được hiệu quả cần vì nó sến một cách xưa cũ, công thức quá rồi. Nhân vật Spider-man trong các tập trước là một nhân vật đáng yêu, gần gũi, tạo ra sự thông cảm và kết nối với người xem bao nhiêu thì trong tập này là a total jerk, không ra ông không ra thằng, chỉ nhìn thấy mặt là đã muốn đá cho mấy cái cho bớt nhố nhăng đi. :D. Em Kirsten Dunst các tập trước sexy là thế mà sao tập này vừa già vừa béo vừa xấu (còn tính cách thì tất nhiên vẫn ngớ ngẩn và dở hơi như xưa).

Cái được của phim này có lẽ là một số kỹ xảo ngoạn mục trong nhân vật Sandman và các pha đánh nhau của Sandman và Spiderman (nhưng các kỹ xảo tương tự về người cát cũng đã có thể thấy trong The Mummy). Nếu cho điểm thì tớ cho phim này khoảng 6.5/10, có thể giải trí trong một buối tối không biết làm gì, nhưng không phải là một bộ phim đọng lại nhiều trong tâm trí khán giả (đoạn cuối mình vừa xem vừa ngáp).



Phim thứ 2 là Music and Lyrics của anh Hugh Grant và chị Barrymore. Chọn phim này vì mình rất ít xem romantic comedy mà nghe nói chị em phụ nữ nhiều người thích. Với lại anh Hugh Grant cũng là thần tượng của một người bạn. Oh, my God, phim này mà trên IMDB cũng được 6.8 còn trên rottentomatoes là 65/100 à. Cái được duy nhất của phim này là mấy bài hát thập kỷ 80 nghe nhắng nhít rất vui. Còn nội dung thì chẳng có gì để nói, chán phát ngán. Nói thật thêm là phim này tớ không chỉ ngáp mà còn ngủ gật từ giữa cho tới cuối phim. Thôi từ giờ hạn chế xem romantic comedy tới mức có thể, so kitsch (kể ra có vài cái như Bốn đám cưới, một đám tang; Không ngủ ở Seatles hay Love Actually xem cũng khá thú vị).

http://www.villagevoice.com/blogs/statusainthood/music_and_lyrics.jpg

Phim thứ ba là The Painted Veil, phim dựa theo truyện của Somerset Maugham. Một phim cổ điển, lấy bối cảnh và cũng quay phim luôn ở Trung Quốc. Cảnh quay rất đẹp, nội dung phim subtle, không có nhiều tình tiết gay cấn nhưng được dựng rất kỹ lưỡng và khéo léo. Diễn xuất của Naomi Watts thì phải nói là tuyệt vời, incredible. Naomi Watts có lẽ là một trong không nhiều nữ diễn viên vừa rất xinh đẹp vừa thực sự có tài như thế. Edward Norton thì vẫn luôn là một cái tên có giá trị bảo chứng, không chỉ cho những gì anh diễn mà cả những phim mà anh tham gia. Tóm lại, một phim hay một cách cổ điển, chỉnh chu, kỹ lưỡng, sâu sắc và đẹp- một bộ phim gợi nhớ về một thời xưa cũ của phim ảnh trong đó câu chuyện và diễn xuất, chứ không phải là kỹ xảo mới là yếu tố khiến khán giả xem phim. Nói như thế không có nghĩa là phim này không đẹp, mà ngược lại, cảnh quay rất đẹp, phong cảnh trong phim đẹp như tranh nhưng vẫn như chứa ẩn cả tâm trạng trong đó. Có thể cho phim này 8/10.

The image “http://www.impawards.com/2006/posters/painted_veil.jpg” cannot be displayed, because it contains errors.

Phim thứ tư là The Fountain của Darren Aronofskys, phim này có lẽ sẽ trở thành một cult movie- hiện điểm trên IMDB là 7.8 trong khi trên rottentomatoes của các critics thì chỉ là 50/100. Aronofskys là đạo diễn của Requiem for a Dream (đã xem, thích vì tính sáng tạo trong cách dựng cảnh, quay phim và cả không khí được tạo ra trong phim, nên xem) và Pi (chưa xem nhưng có ý định xem). The Fountain được Aronofskys đặt rất nhiều tâm huyết vào, với mong muốn tạo ra một đột phá trong thể loại sci-fi như những gì mà 2001- A Space Odyssey và The Matrix từng làm được. Và quả thực, The Fountain chịu ảnh hưởng rất nhiều từ 2001- A Space Odyssey của Stanley Kubrick, cũng có ba câu chuyện xảy ra ở quá khứ-hiện tại-tương lai chung quanh một vài theme nhất định- ở The Fountain đó là sự bất tử, cái chết, và phần nào là tình yêu. The Fountain cũng tìm cách gây ấn tượng, tạo cảm giác cho người xem hơn là xây dựng một câu chuyện đầy đủ, rành mạch. Aronofskys có thành công không? Có lẽ là thành công một nửa. Ở mặt được, nó thể hiện tham vọng của một tác giả còn khá trẻ và có khả năng sáng tạo rất cao (so sánh Requiem for a Dream với The Fountain sẽ không thấy gì chung ngoài tính sáng tạo), và tạo nên một không khí đậm đặc, và phần nào gây ấn tượng cho người xem. Mặt khác, bộ phim này khá boring do cốt truyện dễ gây confused cho người xem, các tình tiết và cách xử lý trong phim thì hơi bị over-the-top, cường điệu hóa quá. Kỹ xảo hình ảnh đẹp, ấn tượng nhưng không phải là mới lạ, có vẻ như bị ảnh hưởng nhiều của 2001 của Kubrick. Tóm lại là Aronofskys muốn tạo nên một tuyệt phẩm mang dấu ấn của đời mình, một câu chuyện về cuộc đời, về nhân loại như Kubrick từng làm trong 2001 nhưng không thành công. Trong 2001- A Space Odyssey có một sự hài hòa, nhất quán và liên tục mà trong The Fountain không có- bù lại, The Fountain mang dấu ấn (hơi nhố nhăng) của New Age philosophy với hình ảnh một vị hiền
triết trọc đầu ngồi tọa thiền trên Cây Đời (Tree of Life). Kết quả là một câu chuyện rời rạc, hơi tham lam, bị cường điệu và quá tay, mặc dù vẫn đáng đánh giá cao ở sự sáng tạo và khả năng gây ấn tượng cho khán giả. Cho điểm phim này? Hơi khó vì có thể coi nó là cult movie, có nhiều khuyết điểm nhưng cũng có những điểm thú vị. Có thể nếu xem lại lần 2 mình sẽ đánh giá nó chính xác hơn.

http://www.empiremovies.com/images/posters/the-fountain.jpg

No comments: