(Thông tin này biết được từ blog Dong A, lấy từ trang viet-studies.info của GS. Trần Hữu Dũng).
Lần đầu tiên có một bài báo công khai lên tiếng ủng hộ cuộc biểu tình của một số thanh niên Việt Nam phản đối Trung Quốc vào cuối năm 2007 (mà dư âm của nó từng tạo ra một topic với số comment kỷ lục- hơn 300 comments trên blog tôi). Bài của tác giả Trung Bảo đăng trên số Xuân báo Du lịch với nhan đề "Tản mạn cho đảo xa".
Không chỉ lên tiếng ủng hộ những người đi biểu tình, tác giả còn giễu cợt luận điểm "sinh viên bị kẻ xấu xúi giục" được các cơ quan công quyền đưa ra vào thời điểm đó. Liệu bài báo này có chứng tỏ một sự thay đổi chính sách nào đối với Trung Quốc từ phía chính quyền hay không, hay chỉ là sự dũng cảm của một cá nhân, một ban biên tập và một tờ báo? Nếu chỉ là do tờ báo này thì đó là một sự dũng cảm đáng ngạc nhiên sau một năm sóng gió với sự áp chế báo chí quyết liệt của các cơ quan an ninh và kiểm duyệt báo chí.
Đáng chú ý là vào thời điểm này, người phụ trách Ban Tuyên giáo là ông Tô Huy Rứa vào Bộ Chính trị và VNN đăng bài viết có tên "Bảo vệ chủ quyền đất nước: Điểm tựa là dân tộc", phỏng vấn Thứ trưởng Ngoại giao thường trực Phạm Bình Minh, con trai cựu Bộ trưởng Ngoại giao, cựu Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Cơ Thạch. Ông Thạch từng được coi là nhân vật chống Trung Quốc trong những năm 70, 80, và có lập trường khá mềm dẻo, ủng hộ bình thường hóa quan hệ đối với Mỹ trong thời gian sau chiến tranh. Có tin cho rằng trước đây ông Thạch bị thôi chức Bộ trưởng Ngoại giao là do sức ép của Trung Quốc, khi Việt Nam và Trung Quốc tiến hành bình thường hóa quan hệ.
Đại sứ quán Trung Quốc hẳn cũng đã phản ánh về bài báo này với chính quyền Việt Nam. Chúng ta chờ xem phản ứng của chính quyền sẽ ra sao.
Tản Mạn Cho Đảo Xa
Trung Bảo
"Một năm với đời người đã ngắn; đối với đất nước, với dân tộc chỉ như một cái chớp mắt. Có khi người ta không đo một năm bằng 12 tháng, bằng một vòng luân chuyển của đất trời … người ta đo một năm bằng những sự kiện diễn ra. Có những sự kiện đậm trong trí nhớ con người đến độ một năm trôi qua mà như thấy mới chỉ hôm qua.
Những ngày cuối năm 2007 đầu năm 2008, lần đầu tiên kể từ sau ngày thống nhất đất nước, thanh niên Việt Nam đã xuống đường để bày tỏ lòng yêu nước khi Trung quốc công khai thể hiện dã tâm trên hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa. Dẫu rằng vì nhiều lý do, những lần xuống đường đó không được báo chí trong nước thông tin rộng rãi. Dẫu rằng những tấm lòng yêu nước trong sáng, sự hiên ngang khí phách kia không được ngợi ca công khai… nhưng người ta sẽ phải nhớ rằng tấm lòng nhiệt tình với đất nước của thanh niên trí thức trẻ sẽ không bao giờ thay đổi.
Một năm sau, tờ giấy khổ A4 với dòng chữ vi tính: “Hoàng Sa-Trường Sa thân yêu là của Việt Nam” cùng vài chữ viết tay nguệch ngoạc: “9.12, ngày lịch sử” giờ đây đã ngả màu. Tờ giấy này của một bạn trẻ nào đó, tôi nhặt được trên lề đường Nguyễn Thị Minh Khai (Quận 1. Tp. HCM), đối diện lãnh sự quán Trung quốc, trong những ngày đẹp trời cuối năm 2007. Tôi đem nó về dán lên tường nhà mình như một kỷ niệm đẹp. Cái ngày 9.12.2007 có lẽ chẳng bao giờ khiến tôi quên được. Quên sao được cái không khí bừng bừng khí thế. Quên sao được khi tình cờ, tôi được đứng lẩn vào cùng những người đã tạo nên những ngày lịch sử.
Tôi chưa có dịp đến Trường Sa, Hoàng Sa lại càng quá xa xôi mịt mờ… dù hòn đảo này là một huyện của thành phố nơi tôi sinh ra. Thỉnh thoảng khi đắm mình trorng làn nước biển trong veo giữa những buổi trưa hè chói chang, tôi nhìn ra phía khơi và dường như thấy thấp thoáng lá cờ phần phật của những hải đội lĩnh ấn vua ban đang vượt sóng ra trấn thủ đảo xa. Vậy nên tôi biết mình sẽ lại sẵn sàng đứng cùng những người bạn chưa từng quen để lại được hô to “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”. Và tôi cũng biết còn có rất nhiều người luôn đau đáu trong tim mình về nhũng phần lãnh thổ đang còn xa tay mẹ tổ quốc.
Nếu có “kẻ xấu” nào đó “kích dộng” người ta đi biểu tình vì yêu nước, ta nên tôn trọng những “kẻ xấu” này. Ngược lại, khi “người tốt” tìm cách ngăn cản sự biểu lộ đầy phẫn uất một cách chính đáng của người dân vì chứng kiến đất mẹ bị xâm phạm, thì hẳn những kẻ vẫn mạo xưng “người tốt” này cần phải được xem lại. Khi mà kẻ tham lam ở phương Bắc không chỉ thể hiện sự bá quyền trên các văn bản tuyên bố mà chuyển qua hành động đầu tư, khai thác dầu khí ngay trong khu vực lãnh hải của chúng ta thì sự sát cánh của nhân dân và Nhà nước lại càng cần kíp hơn bao giờ.
Lịch sử do chính chúng ta làm nên. Do chính những người đã bất chấp sợ hãi thường nhật, bất chấp thói quen trì trệ để kẻ khác quyết định thay mình… để bước xuống đường giương cao lá cờ Việt Nam, hô to: “Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam”. Lịch sử cũng sẽ không bỏ qua cho chúng ta khi cứ giả như không có, không biết một phần đất nước vẫn đang còn bị xấm lấn. Vậy thì thật tự hào, vô tình tôi đã được đứng về phía mặt sáng của lịch sử."
[Du lịch (Cơ quan của Tổng cục Du lịch – Bộ Văn hoá, Thể thao, Du lịch), số Xuân Kỷ Sửu 2009, trang 23]
Saturday, January 31, 2009
Tuesday, January 27, 2009
Entry for January 27, 2009
- Tết là dịp hiếm hoi nghe tiếng gà gáy trong thành phố- những con gà chờ bị giết thịt cho những mâm cơm ngày Tết. Giờ là 2h sáng mà đã văng vẳng tiếng gà.
- Đêm giao thừa, trời lạnh ngắt, màn pháo hoa xem trên nóc thượng cũng buồn tẻ. 1h30 sáng mùng 1 đã nghe tiếng người rao bán muối trong cái lạnh 8 độ C đêm mùa đông.
- Cũng khá lâu rồi (4 năm có lẽ) mới lại có một cái Tết ở Hà Nội, nhưng hầu như không cảm thấy không khí Tết. Chỉ là những ngày mùa đông lạnh giá kéo dài. Năm nay trời lạnh nên ngoài đường cũng thưa thớt, không đông đúc như những cái Tết trong ký ức. Lại nghĩ, giá đường phố Hà Nội lúc nào cũng như mấy ngày Tết, không quá đông đúc, chật chội tới mức ngột thở như hàng ngày. Nhưng đó là một trong những cái "giá mà" chắc không bao giờ thành hiện thực.
- Hà Nội quen thuộc đến phát chán. Một câu hỏi thường xuyên nhận được là có thấy Hà Nội thay đổi gì không. Câu trả lời có thể là có, có thể là không, tùy hứng, nhưng luôn phải kèm theo lời giải thích.
- Lại bắt đầu chặng đường mới. A long winding road/ that leads me to your door.
- "Nước Mỹ, nước Mỹ" của Phan Việt là một tập truyện ngắn hay (tuy mới đọc được khoảng 1/2), viết khá đều tay. Chúc mừng Phan Việt. Tuy nhiên tôi không cảm thấy thuyết phục lắm ở những đoạn "chửi bậy" trong truyện, có cảm giác nó không phù hợp lắm với tâm lý của nhân vật chính.
Có thể coi "Nước Mỹ, nước Mỹ" là sự tiếp tục của "Tiếng Người" với hai nhân vật chồng-vợ với cá tính khá nhất quán (nhất là nhân vật "chồng"). Trong "Nước Mỹ, Nước Mỹ" hiển hiện sự cô đơn của những người xa xứ, như trong "The Interpreter of Maladies". Nước Mỹ đã mất sự hào nhoáng, chỉ còn tiện nghi, những người Việt trong "nước Mỹ" cũng không còn sự háo hức với những giấc mơ, chỉ còn thói quen và nơi trú ẩn. Và họ lại mơ về "Canada, Canada"!
Còn Việt Nam? Những bế tắc của các du học sinh nước ngoài trở về hội nhập với cuộc sống Việt Nam chính là chủ đề trong tiểu thuyết "Tiếng Người" của Phan Việt. Trong tập truyện ngắn này cũng có một truyện ngắn mang tên "những ngày ở Việt Nam" kể về tâm trạng của một cô gái trở về nhà ăn Tết cùng gia đình. Chép vài đoạn:
"Còn lạ gì? Biết rồi, còn lạ gì? Tại sao ai cũng nói câu này với tôi? Tại sao ai cũng đủng đỉnh, ai cũng bảo họ biết mọi thứ, họ đang sống bình thường hơn tôi. Vậy mà cứ động vào đâu cũng thấy rơi, thấy vỡ, thấy nổ, thấy sập, thấy chen lấn xô đẩy, thấy thấp thỏm cuống cuồng, thấy khó hiểu mất lòng. Và chết."
"Sáu năm trước, tôi rời Hà Nội, Khi tôi đi, mọi thứ ở đây đều rõ ràng và chắc chắn. Anh trai tôi mới cưới vợ, lúc nào cũng cười. Em trai tôi mới vào đại học, vẫn còn là một thằng nhóc 17 tuổi đáng yêu vừa rời chuyên toán cùng một lũ bạn lúc nào cũng xộc xệch quần áo vì đá bóng;...Lúc tiễn tôi ra sân bay, ai cũng mừng cho tôi, ai cũng tự hào vì tôi. Còn tối hôm qua, ai cũng nói rằng họ lo lắng vì tôi."
Và trong đầu cô gái chập chờn một hình ảnh: "Trong đầu tôi chỉ có một hình ảnh duy nhất: cái bàn gỗ sồi lớn, nằm gần cửa kính trong thư viện trường ở Boston. Cái bàn ở góc trong cùng, ngay bên dưới bức tượng bằng đồng tạc những hình người trần trụi vươn lên cao."
Đó là "giấc mơ Mỹ" của cô? Hay đó là nơi trú ẩn khỏi những bất an và ồn ào, những đủng đỉnh, những rơi, vỡ, nổ, sập, chen lấn, xô đấy, thấp thỏm cuống cuồng...?
Cuối truyện cũng là hình ảnh một dáng người vươn lên cao "Người thợ điện đang trèo lên những nấc thang đầu tiên. Anh ta đang lên cao dần, cao dần trên đỉnh cột điện cạnh đống rác nơi tôi đang đứng." Dưới chân cột điện là hoa đào, túi nilong rác và lông gà.
hit counter
- Đêm giao thừa, trời lạnh ngắt, màn pháo hoa xem trên nóc thượng cũng buồn tẻ. 1h30 sáng mùng 1 đã nghe tiếng người rao bán muối trong cái lạnh 8 độ C đêm mùa đông.
- Cũng khá lâu rồi (4 năm có lẽ) mới lại có một cái Tết ở Hà Nội, nhưng hầu như không cảm thấy không khí Tết. Chỉ là những ngày mùa đông lạnh giá kéo dài. Năm nay trời lạnh nên ngoài đường cũng thưa thớt, không đông đúc như những cái Tết trong ký ức. Lại nghĩ, giá đường phố Hà Nội lúc nào cũng như mấy ngày Tết, không quá đông đúc, chật chội tới mức ngột thở như hàng ngày. Nhưng đó là một trong những cái "giá mà" chắc không bao giờ thành hiện thực.
- Hà Nội quen thuộc đến phát chán. Một câu hỏi thường xuyên nhận được là có thấy Hà Nội thay đổi gì không. Câu trả lời có thể là có, có thể là không, tùy hứng, nhưng luôn phải kèm theo lời giải thích.
- Lại bắt đầu chặng đường mới. A long winding road/ that leads me to your door.
- "Nước Mỹ, nước Mỹ" của Phan Việt là một tập truyện ngắn hay (tuy mới đọc được khoảng 1/2), viết khá đều tay. Chúc mừng Phan Việt. Tuy nhiên tôi không cảm thấy thuyết phục lắm ở những đoạn "chửi bậy" trong truyện, có cảm giác nó không phù hợp lắm với tâm lý của nhân vật chính.
Có thể coi "Nước Mỹ, nước Mỹ" là sự tiếp tục của "Tiếng Người" với hai nhân vật chồng-vợ với cá tính khá nhất quán (nhất là nhân vật "chồng"). Trong "Nước Mỹ, Nước Mỹ" hiển hiện sự cô đơn của những người xa xứ, như trong "The Interpreter of Maladies". Nước Mỹ đã mất sự hào nhoáng, chỉ còn tiện nghi, những người Việt trong "nước Mỹ" cũng không còn sự háo hức với những giấc mơ, chỉ còn thói quen và nơi trú ẩn. Và họ lại mơ về "Canada, Canada"!
Còn Việt Nam? Những bế tắc của các du học sinh nước ngoài trở về hội nhập với cuộc sống Việt Nam chính là chủ đề trong tiểu thuyết "Tiếng Người" của Phan Việt. Trong tập truyện ngắn này cũng có một truyện ngắn mang tên "những ngày ở Việt Nam" kể về tâm trạng của một cô gái trở về nhà ăn Tết cùng gia đình. Chép vài đoạn:
"Còn lạ gì? Biết rồi, còn lạ gì? Tại sao ai cũng nói câu này với tôi? Tại sao ai cũng đủng đỉnh, ai cũng bảo họ biết mọi thứ, họ đang sống bình thường hơn tôi. Vậy mà cứ động vào đâu cũng thấy rơi, thấy vỡ, thấy nổ, thấy sập, thấy chen lấn xô đẩy, thấy thấp thỏm cuống cuồng, thấy khó hiểu mất lòng. Và chết."
"Sáu năm trước, tôi rời Hà Nội, Khi tôi đi, mọi thứ ở đây đều rõ ràng và chắc chắn. Anh trai tôi mới cưới vợ, lúc nào cũng cười. Em trai tôi mới vào đại học, vẫn còn là một thằng nhóc 17 tuổi đáng yêu vừa rời chuyên toán cùng một lũ bạn lúc nào cũng xộc xệch quần áo vì đá bóng;...Lúc tiễn tôi ra sân bay, ai cũng mừng cho tôi, ai cũng tự hào vì tôi. Còn tối hôm qua, ai cũng nói rằng họ lo lắng vì tôi."
Và trong đầu cô gái chập chờn một hình ảnh: "Trong đầu tôi chỉ có một hình ảnh duy nhất: cái bàn gỗ sồi lớn, nằm gần cửa kính trong thư viện trường ở Boston. Cái bàn ở góc trong cùng, ngay bên dưới bức tượng bằng đồng tạc những hình người trần trụi vươn lên cao."
Đó là "giấc mơ Mỹ" của cô? Hay đó là nơi trú ẩn khỏi những bất an và ồn ào, những đủng đỉnh, những rơi, vỡ, nổ, sập, chen lấn, xô đấy, thấp thỏm cuống cuồng...?
Cuối truyện cũng là hình ảnh một dáng người vươn lên cao "Người thợ điện đang trèo lên những nấc thang đầu tiên. Anh ta đang lên cao dần, cao dần trên đỉnh cột điện cạnh đống rác nơi tôi đang đứng." Dưới chân cột điện là hoa đào, túi nilong rác và lông gà.
hit counter
Friday, January 23, 2009
Entry for January 23, 2009
Khi các "ông đồ" được đối xử như những người bán hàng rong. Tội của họ là không ngồi "đúng lề đường": không chịu ngồi bàn ghế mà cứ thích ngồi bệt trên vỉa hè, và không chịu trả một nửa thu nhập từ việc bán chữ ngày Tết cho Ban tổ chức tại Văn Miếu.
Dùi cui & Cây bút lông - Cảnh sát & Văn hóa ứng xử
Trung tá Lê Quý Luận, đội trưởng đội trật tự Công an Phường Quốc Tử Giám - Quận Ba Đình đang “chỉ đạo các lực lực lượng chức năng” xử lý theo nghị định 227 về lấn chiếm lòng lề đường của UBND TP Hà Nội..
Dùi cui & Cây bút lông - Cảnh sát & Văn hóa ứng xử
Trung tá Lê Quý Luận, đội trưởng đội trật tự Công an Phường Quốc Tử Giám - Quận Ba Đình đang “chỉ đạo các lực lực lượng chức năng” xử lý theo nghị định 227 về lấn chiếm lòng lề đường của UBND TP Hà Nội..
Thursday, January 22, 2009
Entry for January 22, 2009
Trịnh Lữ dịch nhan đề "The Great Gatsby" thành "Đại gia Gatsby". Nghe hơi buồn cười. Chữ "Great" trong "Great Gatsby" có ý nghĩa rất mơ hồ, như phảng phất ký ức về một thời những con người "vĩ đại" đã chết, lại vừa hơi có ý châm biếm. Chỉ tên sách cũng có thể gợi ra những vấn đề khó trả lời: Rút cục, Gatsby có vĩ đại không? Nếu quả thực Gatsby vĩ đại thì cái gì đã khiến anh vĩ đại.
Great có thể coi là "Đại" nhưng "Đại" không có nghĩa "Đại gia". Chữ "Đại gia" không rõ nguyên gốc thế nào, nhưng giờ trong tiếng Việt hàng ngày chỉ được hiểu đơn giản chỉ là tỷ phú lắm tiền (thậm chì còn hơi có hàm ý coi thường về mặt văn hóa) trong những cụm từ như "đại gia và chân dài". Hiểu The Great Gatsby thành "Đại gia Gatsby" e là đã chệch khỏi dụng ý của Scott Fitzgerald. Trên Nhã Nam có đoạn này đọc cũng buồn cười "Ấn bản The great Gatsby lần này của Nhã Nam, do dịch giả Trịnh Lữ chuyển ngữ và cũng là người lựa chọn nhan đề. Dịch giả tin rằng, nhan đề này là phù hợp nhất với cuốn sách và cũng giúp người đọc Việt Nam hình dung chính xác hơn về nhân vật chính Gatsby - như người Mỹ từng hình dung về chính F. Scott Fitzgerald và Gatsby."
Chưa nói tới việc dịch như thế là chính xác hay không thì trong quan niệm dịch của Trịnh Lữ, tôi đã thấy có vấn đề. Cái quan trọng không phải là để người VIệt Nam hiểu về Gatsby như người Mỹ hình dung về Gatsby (còn hình dung về Scott Fitzgerald thì liên quan g. Người Mỹ có hình dung về Fitzgerald như đại gia hay tiểu gia thì cũng chẳng quan trọng gì tới việc dịch tên tác phẩm?). Cái quan trọng khi dịch nhan đề là làm sao chuyển tải chính xác nhất cái mà Scott Fitzgerald muốn nói. Người dịch cần đóng vai trò trung gian, làm sao để truyền tải rõ ràng, chính xác nhất những gì tác giả muốn nói, chứ không phải là "hướng dẫn" người đọc hiểu nó như ý dịch giả muốn.
free counter
Great có thể coi là "Đại" nhưng "Đại" không có nghĩa "Đại gia". Chữ "Đại gia" không rõ nguyên gốc thế nào, nhưng giờ trong tiếng Việt hàng ngày chỉ được hiểu đơn giản chỉ là tỷ phú lắm tiền (thậm chì còn hơi có hàm ý coi thường về mặt văn hóa) trong những cụm từ như "đại gia và chân dài". Hiểu The Great Gatsby thành "Đại gia Gatsby" e là đã chệch khỏi dụng ý của Scott Fitzgerald. Trên Nhã Nam có đoạn này đọc cũng buồn cười "Ấn bản The great Gatsby lần này của Nhã Nam, do dịch giả Trịnh Lữ chuyển ngữ và cũng là người lựa chọn nhan đề. Dịch giả tin rằng, nhan đề này là phù hợp nhất với cuốn sách và cũng giúp người đọc Việt Nam hình dung chính xác hơn về nhân vật chính Gatsby - như người Mỹ từng hình dung về chính F. Scott Fitzgerald và Gatsby."
Chưa nói tới việc dịch như thế là chính xác hay không thì trong quan niệm dịch của Trịnh Lữ, tôi đã thấy có vấn đề. Cái quan trọng không phải là để người VIệt Nam hiểu về Gatsby như người Mỹ hình dung về Gatsby (còn hình dung về Scott Fitzgerald thì liên quan g. Người Mỹ có hình dung về Fitzgerald như đại gia hay tiểu gia thì cũng chẳng quan trọng gì tới việc dịch tên tác phẩm?). Cái quan trọng khi dịch nhan đề là làm sao chuyển tải chính xác nhất cái mà Scott Fitzgerald muốn nói. Người dịch cần đóng vai trò trung gian, làm sao để truyền tải rõ ràng, chính xác nhất những gì tác giả muốn nói, chứ không phải là "hướng dẫn" người đọc hiểu nó như ý dịch giả muốn.
free counter
Sunday, January 18, 2009
Entry for January 18, 2009
Nước Mỹ sẽ tan rã?
Đó là nhận định không phải của một nhà chiêm tinh học mà của một vị giáo sư Nga có tên tuổi, cựu nhân viên KGB và là viện trưởng viện đào tạo các nhà ngoại giao thuộc Bộ Ngoại giao Nga, tiên đoán về sự sụp đổ và tan rã của nước Mỹ . Theo dự đoán của vị giáo sư này, nước Mỹ sẽ chia thành ba: cộng hòa California gồm các bang miền Tây, nằm dưới sự thống trị của Trung Quốc; New York và Washington DC cùng các bang miền Đông sẽ gia nhập Liên minh châu Âu; còn miền Bắc nước này sẽ thuộc về Canada. Texas và các bang miền Nam sẽ gia nhập Mexico! Hawaii thuộc về Nhật còn Alaska trở lại với Nga. Một kịch bản còn xa hơn những tưởng tượng của nhà văn Philip Dick trong tác phẩm giả tưởng lịch sử The Man in the High Castle, trong đó Philip Dick giả tưởng nước Mỹ thua trận trong thế chiến thứ Hai và miền Tây sẽ dưới sự bảo hộ của Nhật còn miền Đông dưới sự cai trị của Đức. Nhưng Philip Dick là nhà văn viết tiểu thuyết giả tưởng chứ không phải "chuyên gia" về quan hệ quốc tế.
Đáng nói hơn là những ý tưởng điên rồ như của vị giáo sư này lại được nước Nga tiếp nhận khá nghiêm túc, được báo đài của chính quyền đưa tin, phỏng vấn rộng rãi, thậm chí còn được đưa ra thảo luận bàn tròn tại Bộ Ngoại Giao Nga. Ông ta được những trường ngoại giao hàng đầu trong cả nước mời đến phát biểu, trình bày quan điểm của mình. Đó có phải là dấu hiệu của thái độ căm ghét phương Tây, căm ghét Mỹ mù quáng trong công chúng và chính quyền Nga hiện nay? Tôi nghĩ trong lịch sử của mình, nước Nga luôn là một hung thần, một hiểm nguy đối với các dân tộc ngoài Nga. Thời nước này hùng mạnh, nó là hung thần với các công dân của các dân tộc thiểu số trong lòng nó (xem số phận người Ukraine, người Chechen...) và các nước lân bang. Thời nước này suy yếu, nó là hung thần với những người nước ngoài và những người Nga thuộc sắc dân thiểu số sống trong lòng nó. Chủ nghĩa sô-vanh và tệ phân biệt chủng tộc ở nước này quá sức nặng nề và hầu như không có một kháng lực nào để căn bệnh đó thuyên giảm.
Bài viết này của Richard Pipes, giáo sư sử học Mỹ, chuyên gia hàng đầu về Liên Xô cũ và nước Nga, do Thái Linh dịch và đăng trên blog Lilia. Xin mạn phép copy lại để thêm nhiều người đọc.
Nước Nga buồn thảm
Richard Pipes (nhà sử học, chính trị học, Xô-viết học người Mỹ, cố vấn của tổng thống Ronald Reagan. Bài đăng trên tuần báo Wprost (Ba Lan) số ra ngày 21-28/12/2008. Thái Linh dịch)
Xưa kia, Gogol đọc những chương đầu tiên của „Những linh hồn chết” cho Pushkin nghe. Nhà thơ thường ngày hay cười, khi nghe tác phẩm của Gogol, trở nên mỗi lúc một buồn bã hơn. Khi nhà văn ngừng đọc, Pushkin thở dài và thốt lên: „Lạy Chúa, nước Nga của chúng ta mới buồn thảm làm sao!”
Tôi nghĩ đến cảnh tượng từ đầu thế kỷ XIX ấy khi theo dõi các sự kiện ở Nga. Vì đâu một dân tộc như dân tộc Nga, tài năng trong văn học, nghệ thuật và khoa học, lại không thể tổ chức được cuộc sống xã hội để bảo đảm cho mình sự ổn định và một nhà nước pháp quyền? Tại sao người Nga che giấu hết cuộc khủng hoảng này đến khủng hoảng khác, bù đắp cho điều đó bằng sự khinh mạn và khủng bố các nước láng giềng? Thật là một vở kịch thương tâm. Đã 17 năm trôi qua từ khi Liên Xô sụp đổ. Các nước Đông Âu, sau khi thoát khỏi sự kìm kẹp của Nga, đã xây dựng được những nhà nước dân chủ dù ít dù nhiều và hòa nhập vào cộng đồng châu Âu. Họ biết họ thuộc về cái gì. Chỉ có nước Nga là vẫn không biết.
Theo các điều tra dư luận, người Nga chối bỏ lối sống và các giá trị phương Tây. Trên phương diện chủng tộc và tôn giáo, họ không thuộc thế giới Hồi giáo hay Phật giáo phương Đông, họ khẳng định rằng họ muốn đi theo con đường riêng của mình, mặc dù họ không xác định được con đường đó là gì. Vì vậy họ rơi vào tình trạng tự cô lập, không biết tìm cho mình một chỗ đứng trong gia đình các dân tộc toàn thế giới.
Những người lãnh đạo nước Nga – phần lớn là các cựu quân nhân cảnh sát chính trị xô viết – ý thức được sự vô vọng của nền kinh tế cộng sản và đã quay sang chủ nghĩa tư bản. Nhưng đấy là chủ nghĩa tư bản trong đó nhà nước kiểm soát các ngành kinh tế mang lại nhiều lợi nhuận, như dầu lửa và khí đốt, đồng thời tỏ ra không tôn trọng sở hữu tư nhân. Ví dụ như các hợp đồng với British Petroleum và Shell, bị cắt đứt với lý do không tuân thủ việc bảo vệ môi trường. Tài sản của Michail Chodorkovsky, chủ hãng Yukos, bị tịch thu trên cơ sở các cáo buộc gian dối về tội trốn thuế. Thực chất là các lý do chính trị.
Cả Putin lẫn Medvedev đều không được chuẩn bị cho các hậu quả của khủng hoảng tài chính thế giới. Cả hai đều cho rằng nước Nga được cách ly khỏi kinh tế thế giới như Liên Xô trước kia. Vì vậy họ cam đoan rằng họ kiểm soát được cuộc khủng hoảng là hậu quả sự thiếu thận trọng của người Mỹ. Nhưng họ không giải thích được cho nhân dân tại sao thị trường chứng khoán Nga sụt giảm 85%, mất nhiều hơn bất cứ thị trường chứng khoán nào khác trên thế giới. Họ không thể giải thích tại sao đồng Rúp mất giá. Nền kinh tế của họ, phụ thuộc vào xuất khẩu năng lượng, đang bị đe dọa, khi mà trên thị trường quốc tế giá m
ột thùng dầu tụt xuống dưới 70 USD. Các nhà lãnh đạo Nga đến bây giờ mới nhận thức được họ đã trả cái giá đắt như thế nào cho cuộc xâm lược Georgia, khi sau đó các nhà đầu tư nước ngoài rút khỏi Nga một số vốn trị giá gần 100 tỉ USD.
Trong lãnh vực chính trị tình hình cũng không khá hơn. Người Nga hoài nghi cho rằng mọi chính phủ đều do các chính khách chỉ biết chăm lo đến quyền lợi cá nhân lãnh đạo. Bởi vậy phần lớn dân Nga không quan tâm đến chuyện bầu những người lãnh đạo. Họ thấy các chính phủ chuyên quyền là phù hợp với mình. Những người lãnh đạo phải „mạnh mẽ, cương quyết và không khoan nhượng”. Putin và Medvedev đều tỏ rõ cho mọi người hiểu rằng họ không định xây dựng nước Nga thành một nước dân chủ. Họ lặp lại quan điểm của nữ hoàng Catherine II và Aleksandr II, rằng dân chủ sẽ dẫn đến sự sụp đổ của nước Nga. Trong bài giảng ở Đại học Columbia, Mỹ vào năm 2003 Putin phản đối lại lời chỉ trích rằng ở nước ông ta không có tự do ngôn luận, viện lý lẽ là trong lịch sử của mình, nước Nga chưa từng biết đến thứ tự do này. Việc chính quyền hiện nay không ưa tự do ngôn luận đã khiến cho mười ba nhà báo dũng cảm dám chỉ trích chế độ phải trả giá bằng mạng sống. Cho tới nay vẫn chưa tìm ra thủ phạm.
Lệ chuyên quyền, đối với truyền thống phương Tây là cá biệt, lại được 2/3 dân Nga ủng hộ. Hậu quả của nó là sự tách biệt dân chúng khỏi các vấn đề của quốc gia. Có thể đặt câu hỏi nếu khủng hoảng chính trị nổ ra, người dân Nga có đứng lên giúp đỡ chính phủ hay không? Trong các thời điểm như vậy dân chúng rút lui vào cuộc sống riêng, để kệ cho chính phủ tự bảo vệ mình. Người ta đã có thái độ như thế ở Nga vào năm 1917 và năm 1991, khi Liên Bang Xô Viết sụp đổ, trong sự thờ ơ của nhân dân.
Khi người Nga nói họ muốn chính phủ phải „mạnh mẽ, cương quyết và không khoan nhượng”, ý họ cũng muốn nói đến chính sách ngoại giao. Khi hỏi rằng nước họ nên được nhìn nhận như thế nào trên trường quốc tế, gần một nửa số người được hỏi trả lời là „một nước hùng mạnh, bất khả chiến bại, một cường quốc của thế giới”. Chỉ có 3% trả lời là „nước yêu hòa bình và thân thiện”, và 1% là „nước pháp quyền và dân chủ”. Thái độ ấy của phần lớn xã hội lý giải sự nỗ lực đến mức ám ảnh của người Nga để xây dựng địa vị „cường quốc lớn” mà họ đạt tới đỉnh điểm trong chế độ Xô viết và đã đánh mất. Cũng chính vì lý do này mà phần lớn người Nga coi Stalin là lãnh tụ lớn nhất, và coi thường Kerensky và Yeltsin, những người đã cố gắng mang tự do đến cho họ. Tham vọng lớn nhất của các lãnh tụ là xây dựng cho nước Nga khả năng gây khiếp sợ và bắt người khác phải vì nể.
Mỗi năm chính sách ngoại giao của Nga một trở nên hung hãn hơn. Chính quyền phản ứng một cách giận dữ khi cảm thấy các mong muốn của mình bị lờ đi, như trong trường hợp Kosovo, Georgia hay các vấn đề hệ thống phòng chống tên lửa của Mỹ ở Ba Lan và Séc. (...) Có vẻ như mục đích chính của sự can thiệp vào Georgia là để quấy rối và làm mất thể diện nước Mỹ. Moscow muốn cho thấy – và họ đã thành công – rằng Mỹ không có khả năng cứu bất cứ một đồng minh nào trong „vùng ảnh hưởng đặc biệt” của Nga. Các nỗ lực của Nga để chia rẽ châu Âu và Mỹ cũng phục vụ cho mục đích này. Moscow thực hiện chính sách này thành công. Một phần là do sự phụ thuộc của châu Âu vào việc cung cấp năng lượng của Nga, phần khác vì sự ghen tị với vai trò chủ đạo của Mỹ trên thế giới mà các chính khách châu Âu – Berlusconi, Sarkozy và Merkel – đã chọn sự trung lập trong căng thẳng của Washington – Moscow. Nước Nga cảm ơn Liên Hiệp châu Âu vì đã không áp dụng với nước này các hình phạt cho cuộc xâm lược Georgia.
Chuẩn bị cho dân chúng trước sự sụp đổ giả tưởng của Hoa Kỳ, truyền thông Nga vẽ ra những bức tranh vui tươi cho nước mình, mà đến năm 2020 phải vượt qua Hoa Kỳ trong kinh tế và quân sự và có thể - cùng với Trung Quốc - thay thế siêu cường quốc đáng căm ghét này. Đồng Rúp sẽ phải trở thành ngoại tệ dự trữ chính, còn Moscow – thành thủ đô tài chính của thế giới. Khi đọc các dự báo như vậy, người ta có thể đặt câu hỏi liệu các tác giả có tin vào chúng không, hay là họ đang có mưu đồ. (...)
Tôi tin rằng để nước Nga không còn là một khó khăn cho chính mình và cho phần còn lại của thế giới, nó phải chọn ra được một chính phủ biết xóa bỏ những mộng tưởng siêu cường quốc, dồn công sức cho việc phát triển nền kinh tế quốc dân hiệu quả và nhà nước pháp quyền. Chính phủ ấy cũng phải từ bỏ sự tự cô lập và tiếp nhận một tiến trình theo phương Tây mạnh mẽ. Chính sách này không có cơ hội dưới trướng chính phủ của Putin – Medvedev. Có thể nước Nga cần một cú sốc mới để đương đầu với hiện thực."
Đó là nhận định không phải của một nhà chiêm tinh học mà của một vị giáo sư Nga có tên tuổi, cựu nhân viên KGB và là viện trưởng viện đào tạo các nhà ngoại giao thuộc Bộ Ngoại giao Nga, tiên đoán về sự sụp đổ và tan rã của nước Mỹ . Theo dự đoán của vị giáo sư này, nước Mỹ sẽ chia thành ba: cộng hòa California gồm các bang miền Tây, nằm dưới sự thống trị của Trung Quốc; New York và Washington DC cùng các bang miền Đông sẽ gia nhập Liên minh châu Âu; còn miền Bắc nước này sẽ thuộc về Canada. Texas và các bang miền Nam sẽ gia nhập Mexico! Hawaii thuộc về Nhật còn Alaska trở lại với Nga. Một kịch bản còn xa hơn những tưởng tượng của nhà văn Philip Dick trong tác phẩm giả tưởng lịch sử The Man in the High Castle, trong đó Philip Dick giả tưởng nước Mỹ thua trận trong thế chiến thứ Hai và miền Tây sẽ dưới sự bảo hộ của Nhật còn miền Đông dưới sự cai trị của Đức. Nhưng Philip Dick là nhà văn viết tiểu thuyết giả tưởng chứ không phải "chuyên gia" về quan hệ quốc tế.
Đáng nói hơn là những ý tưởng điên rồ như của vị giáo sư này lại được nước Nga tiếp nhận khá nghiêm túc, được báo đài của chính quyền đưa tin, phỏng vấn rộng rãi, thậm chí còn được đưa ra thảo luận bàn tròn tại Bộ Ngoại Giao Nga. Ông ta được những trường ngoại giao hàng đầu trong cả nước mời đến phát biểu, trình bày quan điểm của mình. Đó có phải là dấu hiệu của thái độ căm ghét phương Tây, căm ghét Mỹ mù quáng trong công chúng và chính quyền Nga hiện nay? Tôi nghĩ trong lịch sử của mình, nước Nga luôn là một hung thần, một hiểm nguy đối với các dân tộc ngoài Nga. Thời nước này hùng mạnh, nó là hung thần với các công dân của các dân tộc thiểu số trong lòng nó (xem số phận người Ukraine, người Chechen...) và các nước lân bang. Thời nước này suy yếu, nó là hung thần với những người nước ngoài và những người Nga thuộc sắc dân thiểu số sống trong lòng nó. Chủ nghĩa sô-vanh và tệ phân biệt chủng tộc ở nước này quá sức nặng nề và hầu như không có một kháng lực nào để căn bệnh đó thuyên giảm.
Bài viết này của Richard Pipes, giáo sư sử học Mỹ, chuyên gia hàng đầu về Liên Xô cũ và nước Nga, do Thái Linh dịch và đăng trên blog Lilia. Xin mạn phép copy lại để thêm nhiều người đọc.
Nước Nga buồn thảm
Richard Pipes (nhà sử học, chính trị học, Xô-viết học người Mỹ, cố vấn của tổng thống Ronald Reagan. Bài đăng trên tuần báo Wprost (Ba Lan) số ra ngày 21-28/12/2008. Thái Linh dịch)
Xưa kia, Gogol đọc những chương đầu tiên của „Những linh hồn chết” cho Pushkin nghe. Nhà thơ thường ngày hay cười, khi nghe tác phẩm của Gogol, trở nên mỗi lúc một buồn bã hơn. Khi nhà văn ngừng đọc, Pushkin thở dài và thốt lên: „Lạy Chúa, nước Nga của chúng ta mới buồn thảm làm sao!”
Tôi nghĩ đến cảnh tượng từ đầu thế kỷ XIX ấy khi theo dõi các sự kiện ở Nga. Vì đâu một dân tộc như dân tộc Nga, tài năng trong văn học, nghệ thuật và khoa học, lại không thể tổ chức được cuộc sống xã hội để bảo đảm cho mình sự ổn định và một nhà nước pháp quyền? Tại sao người Nga che giấu hết cuộc khủng hoảng này đến khủng hoảng khác, bù đắp cho điều đó bằng sự khinh mạn và khủng bố các nước láng giềng? Thật là một vở kịch thương tâm. Đã 17 năm trôi qua từ khi Liên Xô sụp đổ. Các nước Đông Âu, sau khi thoát khỏi sự kìm kẹp của Nga, đã xây dựng được những nhà nước dân chủ dù ít dù nhiều và hòa nhập vào cộng đồng châu Âu. Họ biết họ thuộc về cái gì. Chỉ có nước Nga là vẫn không biết.
Theo các điều tra dư luận, người Nga chối bỏ lối sống và các giá trị phương Tây. Trên phương diện chủng tộc và tôn giáo, họ không thuộc thế giới Hồi giáo hay Phật giáo phương Đông, họ khẳng định rằng họ muốn đi theo con đường riêng của mình, mặc dù họ không xác định được con đường đó là gì. Vì vậy họ rơi vào tình trạng tự cô lập, không biết tìm cho mình một chỗ đứng trong gia đình các dân tộc toàn thế giới.
Những người lãnh đạo nước Nga – phần lớn là các cựu quân nhân cảnh sát chính trị xô viết – ý thức được sự vô vọng của nền kinh tế cộng sản và đã quay sang chủ nghĩa tư bản. Nhưng đấy là chủ nghĩa tư bản trong đó nhà nước kiểm soát các ngành kinh tế mang lại nhiều lợi nhuận, như dầu lửa và khí đốt, đồng thời tỏ ra không tôn trọng sở hữu tư nhân. Ví dụ như các hợp đồng với British Petroleum và Shell, bị cắt đứt với lý do không tuân thủ việc bảo vệ môi trường. Tài sản của Michail Chodorkovsky, chủ hãng Yukos, bị tịch thu trên cơ sở các cáo buộc gian dối về tội trốn thuế. Thực chất là các lý do chính trị.
Cả Putin lẫn Medvedev đều không được chuẩn bị cho các hậu quả của khủng hoảng tài chính thế giới. Cả hai đều cho rằng nước Nga được cách ly khỏi kinh tế thế giới như Liên Xô trước kia. Vì vậy họ cam đoan rằng họ kiểm soát được cuộc khủng hoảng là hậu quả sự thiếu thận trọng của người Mỹ. Nhưng họ không giải thích được cho nhân dân tại sao thị trường chứng khoán Nga sụt giảm 85%, mất nhiều hơn bất cứ thị trường chứng khoán nào khác trên thế giới. Họ không thể giải thích tại sao đồng Rúp mất giá. Nền kinh tế của họ, phụ thuộc vào xuất khẩu năng lượng, đang bị đe dọa, khi mà trên thị trường quốc tế giá m
ột thùng dầu tụt xuống dưới 70 USD. Các nhà lãnh đạo Nga đến bây giờ mới nhận thức được họ đã trả cái giá đắt như thế nào cho cuộc xâm lược Georgia, khi sau đó các nhà đầu tư nước ngoài rút khỏi Nga một số vốn trị giá gần 100 tỉ USD.
Trong lãnh vực chính trị tình hình cũng không khá hơn. Người Nga hoài nghi cho rằng mọi chính phủ đều do các chính khách chỉ biết chăm lo đến quyền lợi cá nhân lãnh đạo. Bởi vậy phần lớn dân Nga không quan tâm đến chuyện bầu những người lãnh đạo. Họ thấy các chính phủ chuyên quyền là phù hợp với mình. Những người lãnh đạo phải „mạnh mẽ, cương quyết và không khoan nhượng”. Putin và Medvedev đều tỏ rõ cho mọi người hiểu rằng họ không định xây dựng nước Nga thành một nước dân chủ. Họ lặp lại quan điểm của nữ hoàng Catherine II và Aleksandr II, rằng dân chủ sẽ dẫn đến sự sụp đổ của nước Nga. Trong bài giảng ở Đại học Columbia, Mỹ vào năm 2003 Putin phản đối lại lời chỉ trích rằng ở nước ông ta không có tự do ngôn luận, viện lý lẽ là trong lịch sử của mình, nước Nga chưa từng biết đến thứ tự do này. Việc chính quyền hiện nay không ưa tự do ngôn luận đã khiến cho mười ba nhà báo dũng cảm dám chỉ trích chế độ phải trả giá bằng mạng sống. Cho tới nay vẫn chưa tìm ra thủ phạm.
Lệ chuyên quyền, đối với truyền thống phương Tây là cá biệt, lại được 2/3 dân Nga ủng hộ. Hậu quả của nó là sự tách biệt dân chúng khỏi các vấn đề của quốc gia. Có thể đặt câu hỏi nếu khủng hoảng chính trị nổ ra, người dân Nga có đứng lên giúp đỡ chính phủ hay không? Trong các thời điểm như vậy dân chúng rút lui vào cuộc sống riêng, để kệ cho chính phủ tự bảo vệ mình. Người ta đã có thái độ như thế ở Nga vào năm 1917 và năm 1991, khi Liên Bang Xô Viết sụp đổ, trong sự thờ ơ của nhân dân.
Khi người Nga nói họ muốn chính phủ phải „mạnh mẽ, cương quyết và không khoan nhượng”, ý họ cũng muốn nói đến chính sách ngoại giao. Khi hỏi rằng nước họ nên được nhìn nhận như thế nào trên trường quốc tế, gần một nửa số người được hỏi trả lời là „một nước hùng mạnh, bất khả chiến bại, một cường quốc của thế giới”. Chỉ có 3% trả lời là „nước yêu hòa bình và thân thiện”, và 1% là „nước pháp quyền và dân chủ”. Thái độ ấy của phần lớn xã hội lý giải sự nỗ lực đến mức ám ảnh của người Nga để xây dựng địa vị „cường quốc lớn” mà họ đạt tới đỉnh điểm trong chế độ Xô viết và đã đánh mất. Cũng chính vì lý do này mà phần lớn người Nga coi Stalin là lãnh tụ lớn nhất, và coi thường Kerensky và Yeltsin, những người đã cố gắng mang tự do đến cho họ. Tham vọng lớn nhất của các lãnh tụ là xây dựng cho nước Nga khả năng gây khiếp sợ và bắt người khác phải vì nể.
Mỗi năm chính sách ngoại giao của Nga một trở nên hung hãn hơn. Chính quyền phản ứng một cách giận dữ khi cảm thấy các mong muốn của mình bị lờ đi, như trong trường hợp Kosovo, Georgia hay các vấn đề hệ thống phòng chống tên lửa của Mỹ ở Ba Lan và Séc. (...) Có vẻ như mục đích chính của sự can thiệp vào Georgia là để quấy rối và làm mất thể diện nước Mỹ. Moscow muốn cho thấy – và họ đã thành công – rằng Mỹ không có khả năng cứu bất cứ một đồng minh nào trong „vùng ảnh hưởng đặc biệt” của Nga. Các nỗ lực của Nga để chia rẽ châu Âu và Mỹ cũng phục vụ cho mục đích này. Moscow thực hiện chính sách này thành công. Một phần là do sự phụ thuộc của châu Âu vào việc cung cấp năng lượng của Nga, phần khác vì sự ghen tị với vai trò chủ đạo của Mỹ trên thế giới mà các chính khách châu Âu – Berlusconi, Sarkozy và Merkel – đã chọn sự trung lập trong căng thẳng của Washington – Moscow. Nước Nga cảm ơn Liên Hiệp châu Âu vì đã không áp dụng với nước này các hình phạt cho cuộc xâm lược Georgia.
Chuẩn bị cho dân chúng trước sự sụp đổ giả tưởng của Hoa Kỳ, truyền thông Nga vẽ ra những bức tranh vui tươi cho nước mình, mà đến năm 2020 phải vượt qua Hoa Kỳ trong kinh tế và quân sự và có thể - cùng với Trung Quốc - thay thế siêu cường quốc đáng căm ghét này. Đồng Rúp sẽ phải trở thành ngoại tệ dự trữ chính, còn Moscow – thành thủ đô tài chính của thế giới. Khi đọc các dự báo như vậy, người ta có thể đặt câu hỏi liệu các tác giả có tin vào chúng không, hay là họ đang có mưu đồ. (...)
Tôi tin rằng để nước Nga không còn là một khó khăn cho chính mình và cho phần còn lại của thế giới, nó phải chọn ra được một chính phủ biết xóa bỏ những mộng tưởng siêu cường quốc, dồn công sức cho việc phát triển nền kinh tế quốc dân hiệu quả và nhà nước pháp quyền. Chính phủ ấy cũng phải từ bỏ sự tự cô lập và tiếp nhận một tiến trình theo phương Tây mạnh mẽ. Chính sách này không có cơ hội dưới trướng chính phủ của Putin – Medvedev. Có thể nước Nga cần một cú sốc mới để đương đầu với hiện thực."
Friday, January 16, 2009
Entry for January 16, 2009
Buổi sáng thứ 7, dậy từ 5h sáng, do tối hôm qua uống rượu.
Vào Internet đọc blog một lát, rồi lại nằm đọc sách tiếp. Ba người bạn của Remarque, mua từ 6-7 năm trước mà chưa có dịp đọc. Lại cũng là về rượu. Hình như rượu có mặt thường trực trong hầu hết sách của Remarque?
8h, dậy ăn sáng rồi đi uống cafe. Định vào một quán nào thật yên tĩnh và thoải mái nhưng thấy nắng đẹp quá nên ra một quán cafe ven hồ Ngọc Khánh. Trời bắt đầu hửng nắng, màu nắng mùa đông nhàn nhạt nhưng ấm áp và rất đẹp. Bàn bên cạnh có hai người, một trong đó hình như là một nhà phê bình nổi tiếng khá quen mặt trên báo chí.
9h15, định đi loanh quanh phố xá hay lên phố mua CD, DVD nhưng lại thấy hơi buồn ngủ. Thế là lại về nhà, đường sáng thứ 7 vẫn đông nhưng dù sao cũng đỡ hơn ngày thường. Có hơi nắng nên khá dễ chịu. Về nhà leo lên giường nằm lơ mơ một lúc.
Nghe CCR và The Eagles, những ban nhạc của những năm 70, ấm áp và thong thả, những giai điệu về một thế giới đã cũ, hình như ngây thơ và nhiều niềm tin hơn cái thế giới chúng ta đang sống.
Nắng vẫn rọi trên những ô cửa sổ, trên những mái nhà. Một tuần nữa là Tết và mùa xuân.
It's another tequila sunrise
Starin' slowly cross the sky, said goodbye...
It's another tequila sunrise, this old world
Still looks the same,
Vào Internet đọc blog một lát, rồi lại nằm đọc sách tiếp. Ba người bạn của Remarque, mua từ 6-7 năm trước mà chưa có dịp đọc. Lại cũng là về rượu. Hình như rượu có mặt thường trực trong hầu hết sách của Remarque?
8h, dậy ăn sáng rồi đi uống cafe. Định vào một quán nào thật yên tĩnh và thoải mái nhưng thấy nắng đẹp quá nên ra một quán cafe ven hồ Ngọc Khánh. Trời bắt đầu hửng nắng, màu nắng mùa đông nhàn nhạt nhưng ấm áp và rất đẹp. Bàn bên cạnh có hai người, một trong đó hình như là một nhà phê bình nổi tiếng khá quen mặt trên báo chí.
9h15, định đi loanh quanh phố xá hay lên phố mua CD, DVD nhưng lại thấy hơi buồn ngủ. Thế là lại về nhà, đường sáng thứ 7 vẫn đông nhưng dù sao cũng đỡ hơn ngày thường. Có hơi nắng nên khá dễ chịu. Về nhà leo lên giường nằm lơ mơ một lúc.
Nghe CCR và The Eagles, những ban nhạc của những năm 70, ấm áp và thong thả, những giai điệu về một thế giới đã cũ, hình như ngây thơ và nhiều niềm tin hơn cái thế giới chúng ta đang sống.
Nắng vẫn rọi trên những ô cửa sổ, trên những mái nhà. Một tuần nữa là Tết và mùa xuân.
It's another tequila sunrise
Starin' slowly cross the sky, said goodbye...
It's another tequila sunrise, this old world
Still looks the same,
Entry for January 16, 2009
Thông tin về chương trình quyên góp áo ấm cho trẻ em vùng cao.
Nhiều bạn blogger hẳn biết đến blog Tờ Rang (nhà báo Nguyễn Thị Thu Trang, báo Gia đình Xã hội) với những hoạt động từ thiện giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn ở vùng cao.
Ngày 17/1 tới, sẽ diễn ra hoạt động quyên góp quần áo ấm cho trẻ vùng cao tại địa điểm Tadioto- 113 Triệu Việt Vương, Hà Nội. Thông tin cụ thể trên blog myselfvn.
Thông tin về việc quyên góp trên blog Tờ Rang.
"Tadioto – 113 Triệu Việt Vương – Hà Nội
17-1-2009
Xin mời đến thưởng thức chương trình biểu diễn âm nhạc của nhóm tác giả M6 (Nguyễn Lê Tâm, Nguyễn Vĩnh Tiến, Ngô Hồng Quang, Trần Đức Minh, Nguyễn Tuấn và Ngô Tự Lập) cùng nghệ sĩ Nati Brooks.
Nếu có điều kiện (và nhã hứng) - không có cũng chã sao, tại đây, bạn có thể chia sẻ quần áo ấm, giày dép và quà tết cho các em nhỏ ở Sơn Vĩ, một trong những xã nghèo nhất của Mèo Vạc. Nhà báo Nguyễn Thị Thu Trang (Blogger Tơ Rang) sẽ đích thân mang quà tết của chúng ta đến trao tận tay các em. Nếu nhiều quà mình chia cho các em bé nghèo khác nữa.
Nhận quà: 18h – 19h
Thưởng thức âm nhạc: 19h – 20h30"
Nhiều bạn blogger hẳn biết đến blog Tờ Rang (nhà báo Nguyễn Thị Thu Trang, báo Gia đình Xã hội) với những hoạt động từ thiện giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn ở vùng cao.
Ngày 17/1 tới, sẽ diễn ra hoạt động quyên góp quần áo ấm cho trẻ vùng cao tại địa điểm Tadioto- 113 Triệu Việt Vương, Hà Nội. Thông tin cụ thể trên blog myselfvn.
Thông tin về việc quyên góp trên blog Tờ Rang.
"Tadioto – 113 Triệu Việt Vương – Hà Nội
17-1-2009
Xin mời đến thưởng thức chương trình biểu diễn âm nhạc của nhóm tác giả M6 (Nguyễn Lê Tâm, Nguyễn Vĩnh Tiến, Ngô Hồng Quang, Trần Đức Minh, Nguyễn Tuấn và Ngô Tự Lập) cùng nghệ sĩ Nati Brooks.
Nếu có điều kiện (và nhã hứng) - không có cũng chã sao, tại đây, bạn có thể chia sẻ quần áo ấm, giày dép và quà tết cho các em nhỏ ở Sơn Vĩ, một trong những xã nghèo nhất của Mèo Vạc. Nhà báo Nguyễn Thị Thu Trang (Blogger Tơ Rang) sẽ đích thân mang quà tết của chúng ta đến trao tận tay các em. Nếu nhiều quà mình chia cho các em bé nghèo khác nữa.
Nhận quà: 18h – 19h
Thưởng thức âm nhạc: 19h – 20h30"
Wednesday, January 14, 2009
Entry for January 14, 2009
Ta còn em những ngọn đèn mờ.
Trên nóc phố,
Mùa trăng không tỏ.
Tiếng rao đêm
Lạc giọng
Thờ ơ...
Ta còn em những giọt sương
Nhòa nhòa bóng điện
Mặt nước Hồ Gươm
Một đêm trở lạnh....
Châm lửa điếu thuốc cuối cùng
Xập xòa
Kỷ niệm.
Đêm Kinh Kỳ thuở ấy,
Xanh lơ ...
(Phan Vũ- Hà Nội Phố)
(photo by T.)
Sunday, January 11, 2009
Entry for January 11, 2009
Minh Biện cũng bị firewall?
Tôi vào trực tiếp từ FPT Internet ở Hà Nội theo địa chỉ www.minhbien.org nhưng không vào được. Tôi thử qua proxy thì vào được, ví dụ như qua đây hay qua đây. Bạn nào ở Việt Nam có thể thử lại cho chính xác không?
Nếu 1 trang web trung tính, mang tính học thuật, và do những trí thức trẻ, trưởng thành trong mái trường XHCN trước khi du học ở nước ngoài lập ra mà còn bị firewall thì xem ra cái lề phải của các bạn 4T ngày càng chật chội.
Nếu trang này bị firewall thì hẳn là vì các bài viết có tính khoa học về vấn đề Hoàng Sa-Trường Sa của các tác giả như Dương Danh Huy, Dự Trần, Lê Minh Phiếu? Nhiều thành viên Minh Biện cũng nằm trong số các sáng lập viên của Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông. Quỹ này tập hợp, dịch và tổ chức các nghiên cứu về Hoàng Sa-Trường Sa và các vấn đề khác liên quan tới biển Đông. Quỹ cũng từng gửi thư ngỏ tới chính phủ và nhân dân các nước Đông Nam Á có tranh chấp biển ở Biển Đông- bức thư này đã được đăng trên tờ Manila Times của Philippines.
Tôi vào trực tiếp từ FPT Internet ở Hà Nội theo địa chỉ www.minhbien.org nhưng không vào được. Tôi thử qua proxy thì vào được, ví dụ như qua đây hay qua đây. Bạn nào ở Việt Nam có thể thử lại cho chính xác không?
Nếu 1 trang web trung tính, mang tính học thuật, và do những trí thức trẻ, trưởng thành trong mái trường XHCN trước khi du học ở nước ngoài lập ra mà còn bị firewall thì xem ra cái lề phải của các bạn 4T ngày càng chật chội.
Nếu trang này bị firewall thì hẳn là vì các bài viết có tính khoa học về vấn đề Hoàng Sa-Trường Sa của các tác giả như Dương Danh Huy, Dự Trần, Lê Minh Phiếu? Nhiều thành viên Minh Biện cũng nằm trong số các sáng lập viên của Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông. Quỹ này tập hợp, dịch và tổ chức các nghiên cứu về Hoàng Sa-Trường Sa và các vấn đề khác liên quan tới biển Đông. Quỹ cũng từng gửi thư ngỏ tới chính phủ và nhân dân các nước Đông Nam Á có tranh chấp biển ở Biển Đông- bức thư này đã được đăng trên tờ Manila Times của Philippines.
Friday, January 09, 2009
Entry for January 09, 2009
Có một số bạn có vẻ quan tâm tới việc blog này bỏ trống trơn một thời gian khá dài. Vầng, xin diễn giải lý do như sau. Không phải vì lý do "nhạy cảm" nào mà chỉ vì không có thời gian và có lẽ cả hứng thú cho blog trong thời gian này. Chẳng hiểu sao sống ở Việt Nam thời giờ hết nhanh thế. Sáng ngủ dậy, chạy ra đường làm bát phở rồi vào quán cafe wifi, đọc New Yorker với The Economist bằng điện thoại di động (vì lười mang laptop) cũng hết buổi sáng. Sau bữa trưa lại là giờ ngủ trưa, sau giờ ngủ trưa là giờ cafe chiều hay dạo phố. Sau đó là giờ ăn tối và uống trà buổi tối. Và tất nhiên tới 12h đêm thì là giờ đi ngủ rồi!. All work and no play makes you a dull boy. All play and no work?
Hà Nội mấy hôm trước rất lạnh, rét gần bằng Minnesota. Nhưng hai hôm nay đang ấm, nắng vàng như mật. Nhưng dù nóng dù lạnh, giai gái ra đường vẫn sùm sụp cái mũ bảo hiểm trên đầu, ai cũng giống ai, thành ra đi đường lại trở nên chăm chú, không bị phân tâm vì gái đẹp như hồi chưa có mũ bảo hiểm. Có lẽ đó mới là lý do khiến tai nạn giao thông giảm do đội mũ bảo hiểm như số liệu của cơ quan an toàn giao thông?
Sách: vài cuốn sách đã đọc trong lúc ngồi cafe: Đêm Chile, Người tình Sputnik, Du hành cùng Herodotus (thích cái bìa cuốn này, đang định khen thì hóa ra là bìa như trong bản tiếng Anh).
Phim: Mua chừng 20 đĩa DVD nhưng chưa xem cái nào. Khả năng tập trung trong chừng 1,5 tiếng đang có vấn đề.
Hà Nội mấy hôm trước rất lạnh, rét gần bằng Minnesota. Nhưng hai hôm nay đang ấm, nắng vàng như mật. Nhưng dù nóng dù lạnh, giai gái ra đường vẫn sùm sụp cái mũ bảo hiểm trên đầu, ai cũng giống ai, thành ra đi đường lại trở nên chăm chú, không bị phân tâm vì gái đẹp như hồi chưa có mũ bảo hiểm. Có lẽ đó mới là lý do khiến tai nạn giao thông giảm do đội mũ bảo hiểm như số liệu của cơ quan an toàn giao thông?
Sách: vài cuốn sách đã đọc trong lúc ngồi cafe: Đêm Chile, Người tình Sputnik, Du hành cùng Herodotus (thích cái bìa cuốn này, đang định khen thì hóa ra là bìa như trong bản tiếng Anh).
Phim: Mua chừng 20 đĩa DVD nhưng chưa xem cái nào. Khả năng tập trung trong chừng 1,5 tiếng đang có vấn đề.
Saturday, January 03, 2009
Entry for January 03, 2009
- Ngày 1/1/2009, 2 Tổng biên tập hai tờ báo có lượng độc giả lớn nhất nước bị buộc thôi việc. Theo một thông tin không chính thức thì hai tờ Tuổi Trẻ và Thanh Niên chiếm khoảng 70% lượng độc giả trong cả nước và 50% doanh thu ngành báo chí. Như vậy chỉ cần "nắm được" hai tờ này là người ta gần như có thể quyết định được việc báo viết Việt Nam viết gì cho 84 triệu người dân cả nước.
- Trên Tuổi Trẻ đăng rõ ràng về việc ông Lê Hoàng và ông Nguyễn Công Khế bị thôi chức, nhưng không nêu lý do. Thêm nữa, còn có ông Nam Đồng, TBT tờ Pháp luật TP HCM và bà Nguyễn Minh Hiền, TBT Doanh nhân Sài Gòn nghỉ hưu (không rõ nội tình có sự vụ gì không). Trên Thanh Niên chỉ có một thông báo ngắn về việc "ông Nguyễn Công Khế - Phó chủ tịch Ủy ban T.Ư Hội LHTN VN tập trung thực hiện nhiệm vụ Chủ tịch HĐQT Công ty truyền thông Thanh Niên và Giám đốc Hãng phim Thanh Niên". Đáng ngạc nhiên là trong bài này không nêu việc ông Nguyễn Công Khế bị thôi chức TBT mà chỉ là ông tập trung làm việc khác? Tuy vậy, trong danh sách BBT báo Thanh Niên đã không còn tên TBT mà chỉ còn tên hai Phó TBT. Kết quả tìm kiếm "Nguyễn Công Khế" trên Thanh Niên Online mang lại 512 kết quả về vị TBT 20 năm này nhưng có vẻ như những tin bài viết về ông trên tờ báo của ông đã khá thưa thớt trong thời gian gần đây.
- Trên blog, đáng chú ý nhất có bài của Osin về Tuổi Trẻ (vì một lý do nào đấy, Osin không đưa ra nhận định của mình về Nguyễn Công Khế và báo Thanh Niên). Bài viết này nêu ra một số nội tình trong báo Tuổi Trẻ, kể cả những xung khắc trong nội bộ BBT báo này. Cụ thể, theo Osin thì cựu TBT Lê Văn Nuôi "tọa sơn quan... Vĩnh Phước" (hai cựu phó TBT báo TT là Quang Vĩnh và Sơn Phước cũng mới bị rời khỏi tờ này trong năm 2008), còn cựu TBT Lê Hoàng là người "đưa" Quang Vĩnh ra khỏi báo Tuổi Trẻ. Bài viết của Osin, một nhà báo và blogger rất có uy tín đồng thời cũng là cựu phóng viên Tuổi Trẻ không rõ có gây ra sóng gió nào đấy trong làng báo Việt Nam không? Nhưng ít nhất, nó cũng hé lộ ra cho người đọc bình thường chút gì đấy trong nội tình báo chí Việt Nam.
(Cũng nói thêm, có một điều tôi thấy rất buồn cười khi trước một số nhận định về báo chí của "người ngoài cuộc", một số nhà báo thường nhảy dựng lên rồi phát biểu kiểu như bạn không biết gì thì đừng có nói...Bản thân tôi đã gặp phải tình huống này không ít hơn 3-4 lần trên blog mình từ một số nhà báo khi nhận xét về báo chí. Nếu so sánh với phản ứng của người bán hàng khi người mua nhận xét về sản phẩm mà họ mua, hay nhận xét về tính chuyên nghiệp của người bán hàng thì hẳn sẽ thấy được sự "buồn cười" đó).
- Trên blog của phóng viên TT, tin này không gây xáo động và bức xúc như hồi xảy ra vụ Nguyễn Văn Hải, có lẽ vì đó là tin được biết trước và đã có một sự chuyển đổi tâm lý nhằm thích ứng với tình thế, chấp nhận sự việc chứ không như trước đây. Blog Thủy Cúc, một trong số ít những nhà báo thường thể hiện sự bức xúc một cách thẳng thắn trên blog mình, viết entry có nhan đề "Ngoan cũng bị đánh" không rõ có phải ám chỉ tới vị cựu TBT Lê Hoàng không? Hai nhà báo nổi tiếng và cũng bị thanh trừng trong năm 2008 bằng cách cách chức, tước thẻ là Bùi Thanh, cựu phó TBT Tuổi Trẻ và Hoàng Hải Vân, cựu Tổng Thư ký Tòa soạn báo Thanh Niên cũng có bài viết chia sẻ với các vị cựu sếp của mình. (Không rõ Bùi Thanh có phải là người thay thế vị trí của Quang Vĩnh không?).
Hoàng Hải Vân viết "cả Hội trường báo Thanh Niên chiều nay đẫm nước mắt". Nghe ra thì thật bi kịch nhưng cũng không kém phần trớ trêu. Xem ra năm 2008, các nhà báo phải khóc hơi nhiều. Tôi nhớ là khi xảy ra vụ Hải- Chiến, không rõ báo Thanh Niên hay báo Tuổi Trẻ cũng viết là văn phòng đại diện của họ ở Hà Nội đẫm nước mắt. Chẳng nhẽ các nhà báo mau nước mắt thế? Nhưng cũng dễ hiểu bởi khi có sự việc xảy ra như thế, thì có lẽ "nước mắt" là thứ duy nhất còn sót lại của một "quyền lực thứ tư"? Nhưng ngay cả quyền khóc của họ cũng bị cấm. Bùi Thanh, Hoàng Hải Vân vài tháng trước và Lê Hoàng, Công Khế lúc này đều bị bay chức một phần vì tội "dám khóc to" khi người của họ bị bắt. Trong xã hội chúng ta ngày nay, hình như mỗi công dân chỉ được phép khóc thầm, còn muốn khóc to thì phải có giấy phép (hữu hình hay/và vô hình) và phải đúng định hướng "khóc". Ví dụ khóc như đạo diễn Minh Chuyên, tác giả "Linh hồn Việt Cộng" là khóc đúng định hướng (nên nếu có sai sót, bịa đặt hay xuyên tạc đi chăng nữa thì cũng cần thông cảm và chia sẻ). Còn khóc như báo Tuổi Trẻ "khóc" Văn Hải khi trước là chệch hướng, cần phải nghiêm khắc xử lý.
Đối với các công dân-nhà báo thì yêu cầu "khóc theo định hướng" càng cần phải quán triệt, vì các công dân này ngoài sự điều chỉnh của pháp luật XHCN, còn chịu sự chỉ đạo của Bộ 4T là Bộ chuyên lo cấp phép khóc cười và Ban Tuyên giáo TW. Nghe nói, trong quy định quản lý blog sắp được ban hành, sẽ có những quy định riêng về việc khóc và cười của các nhà báo trên blog cá nhân của họ.
- Trên Tuổi Trẻ đăng rõ ràng về việc ông Lê Hoàng và ông Nguyễn Công Khế bị thôi chức, nhưng không nêu lý do. Thêm nữa, còn có ông Nam Đồng, TBT tờ Pháp luật TP HCM và bà Nguyễn Minh Hiền, TBT Doanh nhân Sài Gòn nghỉ hưu (không rõ nội tình có sự vụ gì không). Trên Thanh Niên chỉ có một thông báo ngắn về việc "ông Nguyễn Công Khế - Phó chủ tịch Ủy ban T.Ư Hội LHTN VN tập trung thực hiện nhiệm vụ Chủ tịch HĐQT Công ty truyền thông Thanh Niên và Giám đốc Hãng phim Thanh Niên". Đáng ngạc nhiên là trong bài này không nêu việc ông Nguyễn Công Khế bị thôi chức TBT mà chỉ là ông tập trung làm việc khác? Tuy vậy, trong danh sách BBT báo Thanh Niên đã không còn tên TBT mà chỉ còn tên hai Phó TBT. Kết quả tìm kiếm "Nguyễn Công Khế" trên Thanh Niên Online mang lại 512 kết quả về vị TBT 20 năm này nhưng có vẻ như những tin bài viết về ông trên tờ báo của ông đã khá thưa thớt trong thời gian gần đây.
- Trên blog, đáng chú ý nhất có bài của Osin về Tuổi Trẻ (vì một lý do nào đấy, Osin không đưa ra nhận định của mình về Nguyễn Công Khế và báo Thanh Niên). Bài viết này nêu ra một số nội tình trong báo Tuổi Trẻ, kể cả những xung khắc trong nội bộ BBT báo này. Cụ thể, theo Osin thì cựu TBT Lê Văn Nuôi "tọa sơn quan... Vĩnh Phước" (hai cựu phó TBT báo TT là Quang Vĩnh và Sơn Phước cũng mới bị rời khỏi tờ này trong năm 2008), còn cựu TBT Lê Hoàng là người "đưa" Quang Vĩnh ra khỏi báo Tuổi Trẻ. Bài viết của Osin, một nhà báo và blogger rất có uy tín đồng thời cũng là cựu phóng viên Tuổi Trẻ không rõ có gây ra sóng gió nào đấy trong làng báo Việt Nam không? Nhưng ít nhất, nó cũng hé lộ ra cho người đọc bình thường chút gì đấy trong nội tình báo chí Việt Nam.
(Cũng nói thêm, có một điều tôi thấy rất buồn cười khi trước một số nhận định về báo chí của "người ngoài cuộc", một số nhà báo thường nhảy dựng lên rồi phát biểu kiểu như bạn không biết gì thì đừng có nói...Bản thân tôi đã gặp phải tình huống này không ít hơn 3-4 lần trên blog mình từ một số nhà báo khi nhận xét về báo chí. Nếu so sánh với phản ứng của người bán hàng khi người mua nhận xét về sản phẩm mà họ mua, hay nhận xét về tính chuyên nghiệp của người bán hàng thì hẳn sẽ thấy được sự "buồn cười" đó).
- Trên blog của phóng viên TT, tin này không gây xáo động và bức xúc như hồi xảy ra vụ Nguyễn Văn Hải, có lẽ vì đó là tin được biết trước và đã có một sự chuyển đổi tâm lý nhằm thích ứng với tình thế, chấp nhận sự việc chứ không như trước đây. Blog Thủy Cúc, một trong số ít những nhà báo thường thể hiện sự bức xúc một cách thẳng thắn trên blog mình, viết entry có nhan đề "Ngoan cũng bị đánh" không rõ có phải ám chỉ tới vị cựu TBT Lê Hoàng không? Hai nhà báo nổi tiếng và cũng bị thanh trừng trong năm 2008 bằng cách cách chức, tước thẻ là Bùi Thanh, cựu phó TBT Tuổi Trẻ và Hoàng Hải Vân, cựu Tổng Thư ký Tòa soạn báo Thanh Niên cũng có bài viết chia sẻ với các vị cựu sếp của mình. (Không rõ Bùi Thanh có phải là người thay thế vị trí của Quang Vĩnh không?).
Hoàng Hải Vân viết "cả Hội trường báo Thanh Niên chiều nay đẫm nước mắt". Nghe ra thì thật bi kịch nhưng cũng không kém phần trớ trêu. Xem ra năm 2008, các nhà báo phải khóc hơi nhiều. Tôi nhớ là khi xảy ra vụ Hải- Chiến, không rõ báo Thanh Niên hay báo Tuổi Trẻ cũng viết là văn phòng đại diện của họ ở Hà Nội đẫm nước mắt. Chẳng nhẽ các nhà báo mau nước mắt thế? Nhưng cũng dễ hiểu bởi khi có sự việc xảy ra như thế, thì có lẽ "nước mắt" là thứ duy nhất còn sót lại của một "quyền lực thứ tư"? Nhưng ngay cả quyền khóc của họ cũng bị cấm. Bùi Thanh, Hoàng Hải Vân vài tháng trước và Lê Hoàng, Công Khế lúc này đều bị bay chức một phần vì tội "dám khóc to" khi người của họ bị bắt. Trong xã hội chúng ta ngày nay, hình như mỗi công dân chỉ được phép khóc thầm, còn muốn khóc to thì phải có giấy phép (hữu hình hay/và vô hình) và phải đúng định hướng "khóc". Ví dụ khóc như đạo diễn Minh Chuyên, tác giả "Linh hồn Việt Cộng" là khóc đúng định hướng (nên nếu có sai sót, bịa đặt hay xuyên tạc đi chăng nữa thì cũng cần thông cảm và chia sẻ). Còn khóc như báo Tuổi Trẻ "khóc" Văn Hải khi trước là chệch hướng, cần phải nghiêm khắc xử lý.
Đối với các công dân-nhà báo thì yêu cầu "khóc theo định hướng" càng cần phải quán triệt, vì các công dân này ngoài sự điều chỉnh của pháp luật XHCN, còn chịu sự chỉ đạo của Bộ 4T là Bộ chuyên lo cấp phép khóc cười và Ban Tuyên giáo TW. Nghe nói, trong quy định quản lý blog sắp được ban hành, sẽ có những quy định riêng về việc khóc và cười của các nhà báo trên blog cá nhân của họ.
Subscribe to:
Posts (Atom)