Trịnh Lữ dịch nhan đề "The Great Gatsby" thành "Đại gia Gatsby". Nghe hơi buồn cười. Chữ "Great" trong "Great Gatsby" có ý nghĩa rất mơ hồ, như phảng phất ký ức về một thời những con người "vĩ đại" đã chết, lại vừa hơi có ý châm biếm. Chỉ tên sách cũng có thể gợi ra những vấn đề khó trả lời: Rút cục, Gatsby có vĩ đại không? Nếu quả thực Gatsby vĩ đại thì cái gì đã khiến anh vĩ đại.
Great có thể coi là "Đại" nhưng "Đại" không có nghĩa "Đại gia". Chữ "Đại gia" không rõ nguyên gốc thế nào, nhưng giờ trong tiếng Việt hàng ngày chỉ được hiểu đơn giản chỉ là tỷ phú lắm tiền (thậm chì còn hơi có hàm ý coi thường về mặt văn hóa) trong những cụm từ như "đại gia và chân dài". Hiểu The Great Gatsby thành "Đại gia Gatsby" e là đã chệch khỏi dụng ý của Scott Fitzgerald. Trên Nhã Nam có đoạn này đọc cũng buồn cười "Ấn bản The great Gatsby lần này của Nhã Nam, do dịch giả Trịnh Lữ chuyển ngữ và cũng là người lựa chọn nhan đề. Dịch giả tin rằng, nhan đề này là phù hợp nhất với cuốn sách và cũng giúp người đọc Việt Nam hình dung chính xác hơn về nhân vật chính Gatsby - như người Mỹ từng hình dung về chính F. Scott Fitzgerald và Gatsby."
Chưa nói tới việc dịch như thế là chính xác hay không thì trong quan niệm dịch của Trịnh Lữ, tôi đã thấy có vấn đề. Cái quan trọng không phải là để người VIệt Nam hiểu về Gatsby như người Mỹ hình dung về Gatsby (còn hình dung về Scott Fitzgerald thì liên quan g. Người Mỹ có hình dung về Fitzgerald như đại gia hay tiểu gia thì cũng chẳng quan trọng gì tới việc dịch tên tác phẩm?). Cái quan trọng khi dịch nhan đề là làm sao chuyển tải chính xác nhất cái mà Scott Fitzgerald muốn nói. Người dịch cần đóng vai trò trung gian, làm sao để truyền tải rõ ràng, chính xác nhất những gì tác giả muốn nói, chứ không phải là "hướng dẫn" người đọc hiểu nó như ý dịch giả muốn.
free counter
Thursday, January 22, 2009
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment