Sunday, August 27, 2006

Political novels

Trong bài điểm phim Battle of Algiers tôi có nói tới phim chính trị. Nhưng rồi tôi lại nghĩ, không biết nên xếp Battle of Algiers là phim chính trị hay phim chiến tranh? Trên IMDB, người ta xếp nó vào phim chiến tranh. Nhưng có lẽ thông điệp sâu sắc hơn của bộ phim là trên khía cạnh chính trị và vì thế, tôi sẽ xếp nó là một phim chính trị hơn là phim chiến tranh. Nhân thể, có một phim khá hay cùng thể loại chiến tranh du kích đô thị (urban guarilla warfare) là Michael Collins, phim làm về cuộc đời của thủ lĩnh quân sự Ai-len Michael Collins, người có thể coi là cha đẻ của chiến tranh du kích đô thị, cũng có thể xem là khủng bố, và là cha đẻ của nước Ai-len độc lập. À mà còn một phim chính trị nữa mà tôi cũng rất thích là Land and Freedom kể về nội chiến Tây Ban Nha.

Đó là về phim chính trị. Còn tiểu thuyết chính trị thì sao? Có vẻ không nhiều lắm và nhiều khi có sự lẫn lộn giữa thể loại này với thể loại khác nhưng cứ coi như tiểu thuyết chính trị là những tiểu thuyết có một thông điệp chính trị nào đó, cũng tương tự các tiểu thuyết triết học của Camus, Sartre hay Ayn Rand thường chứa đựng một thông điệp hay một vấn đề triết học/đạo đức nào đó.

Trong số tiểu thuyết chính trị, có thể kể tới các tiểu thuyết về tình trạng phân biệt chủng tộc ở Mỹ hay Nam Phi như To kill a mocking bird, Invisible Man, Hãy để ngày ấy lụi tàn, các tiểu thuyết của các nhà xã hội chủ nghĩa hay cộng sản như Gót sắt của Jack London hay Ruồi trâu, Thép đã tôi thế đấy..., các tiểu thuyết về cuộc sống dưới chế độ cộng sản hay phát xít như The Joke của Kundera, Cuốn vở lớn của một tác giả người Hungary, Darkness at Noon của
Koestler hay các tiểu thuyết tưởng tượng về một thế giới đại đồng như các tác phẩm của George Orwell hay Brave New World, Farenheit 451...

Nếu Túp lều của bác Tôm được ví có sức mạnh không kém một đoàn quân trong Nội chiến Mỹ thì Invisible ManNative Son lại được coi là tuyên ngôn của người da đen trong cuộc chiến đòi quyền công dân những năm 60. Và nếu như ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, các cuốn tiểu thuyết như Thép đã tôi thế đấy hay Ruồi trâu từng khiến các thế hệ thanh niên nô nức rạo rực đấu tranh và xây dựng vì một thế giới tốt đẹp hơn thì ở những nước tư bản-dân chủ, các cuốn tiểu thuyết như 1984 hay Darkness at Noon lại có sức mạnh không kém phần, khi vạch ra sự lừa dối và nhẫn tâm trong các thể chế toàn trị.

Về 1984 thì có lẽ nhiều người đã đọc và đã biết nhưng Darkness at Noon thì có lẽ không nhiều người từng đọc. Đáng chú ý là tác giả của cả 1984 Darkness at Noon đều là những người tả phái, Orwell theo chủ nghĩa xã hội và từng chiến đấu ở Tây Ban Nha còn Koestler thậm chí còn từng là một trong những thủ lĩnh cộng sản quan trọng trong Quốc tế cộng sản và cũng từng chiến đấu ở Tây Ban Nha (và suýt bị Franco xử tử ở đó). Cả hai cuốn sách đều nặng nề và khó đọc nhưng không phải do văn phong mà do không khí ảm đảm ở trong đó, Orwell có phần trữ tình hơn trong khi Koestler lại có óc phân tích sắc sảo. Orwell viết về một thế giới tương lai trong khi Koestler viết về cuộc đại thanh trừng của Stalin trong những năm 30 ở Liên Xô. Nhưng cái chung khiến cho hai tác phẩm này nổi tiếng là vì chúng đã phân tích một cách chính xác đến giật mình về cơ chế vận hành và logic hành động trong các xã hội toàn trị, nhất là khi người ta lấy mục đích làm biện minh cho phương tiện. Cuốn của Orwell nổi tiếng và có ảnh hưởng lâu dài hơn vì chế độ xã hội trong tác phẩm của ông không phải chỉ giới hạn trong một xã hội toàn trị mà còn là hình ảnh và tương lai có thể của bất kỳ một xã hội nào. Nhưng Darkness at Noon có lẽ là cuốn phân tích tâm lý hay nhất về những người cộng sản, và chỉ ra điểm sai lầm nghiêm trọng trong lý thuyết của chủ nghĩa cộng sản, cũng như những mâu thuẫn không thể giải quyết dưới chế đô này bằng sự phân tích cực kỳ sắc sảo và khúc triết.

Bộ ba Cuốn vở lớn của tác giả người Hungary Agota Kristof lại là một tác phẩm đặc biệt khác, ở đó chiến tranh và chính trị được nhìn qua con mắt trẻ thơ. Một tác phẩm huyền ảo, lôi cuốn và gần như là đau xót. Tố cáo chiến tranh? Tố cáo nền chính trị độc tài? Hay sự tàn nhẫn vốn có của con người?
Những đứa trẻ phải học nhìn cuộc đời bằng con mắt của người lớn (và vì thế tất nhiên sẽ bị méo mó), đó là điều đáng sợ. Nhưng đáng sợ hơn là khi người ta- cả trẻ con lẫn người lớn- không thể nhìn cuộc đời bằng con mắt của những đứa trẻ- như những Andersen hay Saint Exupéry.
Một xã hội như thế sẽ là đáng sợ hơn cả.

Chat chit

Dạo này tớ thỉnh thoảng bị phê bình, từ gia đình tới bạn bè, là chat chit nhát gừng, nói chuyện vài ba câu rồi bỏ đấy biến mất hay một lúc sau mới trả lời, hoặc hỏi câu nào trả lời câu đó. Rầu rĩ thế cơ chứ, mình thì nghĩ mình bị oan nhưng cũng không chắc lắm.
Chả nhẽ càng ngày mình càng lười đến thế à, đến gõ bàn phím cũng lười.
Thôi, đi nghe Lobo rền rỉ "Don't expect me to be your friend" vừa down ở blog bạn exocist vậy. Chả hiểu sao giữa trưa mà lại buồn ngủ thế chứ.

Friday, August 25, 2006

Entry for August 25, 2006

Interesting article, very lively, almost like a short story, no doubt why it's published in the New Yorker- a well-known literary magazine. To summarize, there are certain characters in it:
 
1. A playboy Amerian profesor who have some very original ideas but couldn't finish.
2. A recluse, nerdy, and strange Russian- Jew mathematician, who work alone devotedly and doesn't care about either money or reputation.
3. A Chinese animosity: A teacher-student and peer-to-pear ralationship suffers from power, envy and social status (recalls Bàng Mông-Hậu Nghệ, Tôn Tẫn- Bàng Quyên, Lý Tư- Hàn Phi Tử ?). A famous scientist wants to have some shares of the great millenium cake. Very Chinese character.
 
And their attitudes to math are different too:
 
1. The American badass: Math is a pleasure, a great one but certainly not the only one!.
2. The Russian Jew nerd: Math is life. Take it or leave it, you bastardsssss!
3. The Chinese scholar/ mandarin: Math is a career that can bring you status and power. And yeah, it's a battlefield!.


Tuesday, August 22, 2006

Battle of Algiers



Có lẽ là phim political hay nhất mà tôi từng xem (như Salvador, Munich, Lord of War,...) . Không phải ngẫu nhiên mà Oliver Stones, người nổi tiếng với các bộ phim chính trị hay Spike Lee- với các bộ phim về xung đột sắc tộc, đều xem Battle of Algiers như là một phim kinh điển, bậc thầy để học tập. Và cũng không phải ngẫu nhiên mà cả CIA, các cơ quan chống khủng bố lẫn các tổ chức khủng bố/cách mạng/phản kháng như PLO, IRA hay Black Panthers từng xem The Battle of Algers như một tài liệu huấn luyện, và với trường hợp sau, còn như là một nguồn cảm hứng.

Được làm trong những năm 60 bởi một đạo diễn người Ý từng là đảng viên cộng sản, và mang phong cách tân hiện thực và chịu ảnh hưởng của Einsenstein trong Battleship Potemkin, bộ phim kể về cuộc chiến trên đường phố trong những năm 56, 57 ở thủ đô Algiers giữa lực lượng kháng chiến quân FLN của người Algeria chống lại chính quyền thực dân Pháp cùng với cộng đồng người Âu (pied-noir) ở đây. Và trong cuộc chiến đó, cả hai bên đều dùng đến khủng bố. Trẻ con ám sát cảnh sát. Phụ nữ đặt bom trong các quán cafe, sàn nhảy. Dân da trắng cực đoan đặt bom tại khu dân Hồi.
. Quân đội Pháp tra tấn kháng chiến quân. Hai thanh niên Hồi giáo cuồng loạn vừa phóng xe cứu thương vừa xả súng truy sát ở khu phố da trắng... Bạo lực nối bạo lực. Và ai là người nắm chân lý?

Tác giả tỏ ra khá khách quan khi chọn vị trí đứng giữa với những cảnh phim như phim tài liệu. Nhưng cũng có thể thấy là tác giả sympathy với người Algieri nhiều hơn và phim được làm với góc độ nhìn từ phía người Algeria là chủ yếu. Thế nên cảnh 3 phụ nữ Algers cắt tóc ngắn, ăn mặc như người châu Âu, vượt qua các trạm kiểm soát của người Pháp để đặt bom được kéo dài tới 15 phút và tạo nên cảm giác như người xem cũng nhìn từ góc độ của những kẻ đặt bom này (một trong số đó sau này làm phó chủ tịch Thượng viện Algeria). Đoạn này có lẽ là một trong những đoạn phim hồi hộp, suspenseful nhất tôi từng xem. Và
âm nhạc được lựa chọn như một hình thức biểu đạt cảm xúc và đã được xử lý rất thành công.



Phim không có nhân vật chính mà chỉ có một tập hợp các nhân vật. Đứng đối diện trong phim là hai người: một người Algeria và một người Pháp. Người Algeria là Ali, một trong bốn thủ lĩnh của FLN (mặt trận giải phóng Algeria) tại Algers, vốn là một thanh niên đường phố thất học, được giác ngộ trong tù và trở thành một chiến binh gan lỳ, câm lặng, dữ tợn và đáng sợ của lực lượng quân sự FLN. Đối diện phía bên kia là viên đại tá quân dù Mathieu, từng tham gia kháng chiến chống Đức quốc xã, từng tham chiến ở Đông Dương, dáng người cao gầy, lịch lãm, thông minh, thẳng thắn, tôn trọng đối thủ nhưng cũng sắt đá với quyết tâm chiến thắng bằng mọi giá. Và trong trận chiến Algers đó, ai sẽ là người chiến thắng?

Trong phim cũng chỉ có duy nhất một diễn viên chuyên nghiệp là người đóng vai viên đại tá Pháp kia, còn lại đều là diễn viên không chuyên. Một diễn viên đóng vai viên thủ lĩnh quân sự của FLN tại Algers chính là viên thủ lĩnh đó. Nhưng ấn tượng nhất có lẽ là vai Ali với khuôn mặt dữ dội như thể những mối uất hận và cả sự fanatics đều dồn ứ ở bên trong. Nhưng hình như việc để các vai diễn cho diễn viên không chuyên đóng là một đặc điểm của điện ảnh tân hiện thực ở Ý, Pháp những năm 50-60 thì phải.

Không chỉ gợi nhớ lại một giai đoạn xung đột giữa chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa dân tộc ở các nước thế giới thứ ba cách đây 40-50 năm (trong đó tất nhiên có cả Việt Nam), Battle of Algiers còn mang nhiều ý nghĩa đối với cuộc chiến chống khủng bố của phương Tây ngày nay. Giá như những người Mỹ bình thường chịu khó xem những bộ phim như Battle of Algiers để thử một lần đặt mình vào vị trí của người khác thì có thể họ đã không hành động nhiều khi đơn giản quá như thế. Hay tốt hơn là mượn lời của cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ
Brzezinski "If you want to understand what is happening right now in Iraq, I suggest a movie that was quite well-known to a number of people some years ago. . . . It's called The Battle of Algiers."




Some quotes:

Journalist: M. Ben M'Hidi, don't you think it's a bit cowardly to use women's baskets and handbags to carry explosive devices that kill so many innocent people?

Ben M'Hidi
(lãnh tụ FLN bị bắt và sau đó bị thủ tiêu): And doesn't it seem to you even more cowardly to drop napalm bombs on defenseless villages, so that there are a thousand times more innocent victims? Of course, if we had your airplanes it would be a lot easier for us. Give us your bombers, and you can have our baskets.
...
Col. Mathieu: We aren't madmen or sadists, gentlemen. Those who call us Fascists today, forget the contribution that many of us made to the Resistance. Those who call us Nazis, don't know that among us there are survivors of Dachau and Buchenwald. We are soldiers and our only duty is to win.
Should we remain in Algeria? If you answer "yes," then you must accept all the necessary consequences. 

...

Col. Mathieu: What were they saying in Paris yesterday?

Journalist: Nothing. Sartre's written another article.
Col. Mathieu: Will you kindly explain to me why the Sartres are always born on the other side?
Journalist: So you like Sartre, Colonel?
Col. Mathieu:
Not really, but I like him even less as an adversary.


Friday, August 18, 2006

Purple Rain

Download
Tại sao lại là purple rain nhỉ?

I never meant 2 cause u any sorrow
I never meant 2 cause u any pain
I only wanted 2 one time see u laughing
I only wanted 2 see u laughing in the purple rain

Purple rain purple rain
Purple rain purple rain
Purple rain purple rain

I only wanted 2 see u bathing in the purple rain

I never wanted 2 be your weekend lover
I only wanted 2 be some kind of friend
Baby I could never steal u from another
Its such a shame our friendship had 2 end

Purple rain purple rain
Purple rain purple rain
Purple rain purple rain

I only wanted 2 see u underneath the purple rain

Honey I know, I know, I know times are changing
Its time we all reach out 4 something new
That means u 2
U say u want a leader
But u cant seem 2 make up your mind
I think u better close it
And let me guide u 2 the purple rain

Purple rain purple rain
Purple rain purple rain

If you know what Im singing about up here
Cmon raise your hand

Purple rain purple rain

I only want 2 see u, only want 2 see u
In the purple rain

Tuesday, August 15, 2006

Entry for August 15, 2006

Some updates:



1. The allergy season is coming to me. I have to bear with it until October. I used to love Fall season before.
2. I've been quite busy recently. Not so much busy as many of you but busier than usual for me (you know, I'm always so lazy). The summer has almost finished and I have been practically doing nothing. So now I want to catch up a little bit. Surprisingly, I enjoy the research work- rather uncommon for me.
3. I and my roomate have bought a new car- my first car ever. Well, I don't have  a driver's licence yet but I hope to learn to drive and get the licence soon.
4. The weather is nice now, with the feeling of summer and fall at the same time. In one month, it'll be the most beautiful season: colorful leaves, nice weather.
5. I have two weeks before the Fall semester begins. I'm wondering if I would take some classes or not. I like to learn something new but I hate exams so much and I'm always lazy.
6. I have a new desk table and a new bed. My room has become such an incredible mess recently.
7. I'm sleepy.



Tuesday, August 08, 2006

Entry for August 08, 2006

Album: Dấu tình sầu- Tình khúc Ngô Thụy Miên

Em có nhớ không một lần khi lá thu bay
Là lần em đến thăm tôi
Chung bước yêu đương hẹn hò
Em có nhớ không một lần khi gió heo mây
Mình ngồi đan giấc mơ say giận hờn sao vẫn chưa phai
Và rồi mùa thu về trong mắt em
Hàng cây lá úa xanh xao nhiều
Vòng tay khép kín đôi mi nồng...
(Mắt thu/ Thu về trong mắt em)

Anh muốn cùng mây giăng kín đường về
Gọi tên em, gọi tên em cho mát bờ môi ấy
Hãy nói bằng đôi môi, bằng tiếng rượu nồng
Mình yêu nhau, mình yêu nhau
Dù trời mưa bay, mưa bay...
(Tình khúc tháng sáu)


Paris có gì lạ không em?
Mai anh về em có còn ngoan
Mùa xuân hoa lá vương đầy ngõ

Em có tìm anh trong cánh chim

(Paris có gì lạ không em
)

Thursday, August 03, 2006

Entry for August 03, 2006

Funny, smart and true :D. 

Why "Nice Guys" are often such LOSERS

(Thanks Hieu for the link)