Được làm trong những năm 60 bởi một đạo diễn người Ý từng là đảng viên cộng sản, và mang phong cách tân hiện thực và chịu ảnh hưởng của Einsenstein trong Battleship Potemkin, bộ phim kể về cuộc chiến trên đường phố trong những năm 56, 57 ở thủ đô Algiers giữa lực lượng kháng chiến quân FLN của người Algeria chống lại chính quyền thực dân Pháp cùng với cộng đồng người Âu (pied-noir) ở đây. Và trong cuộc chiến đó, cả hai bên đều dùng đến khủng bố. Trẻ con ám sát cảnh sát. Phụ nữ đặt bom trong các quán cafe, sàn nhảy. Dân da trắng cực đoan đặt bom tại khu dân Hồi. . Quân đội Pháp tra tấn kháng chiến quân. Hai thanh niên Hồi giáo cuồng loạn vừa phóng xe cứu thương vừa xả súng truy sát ở khu phố da trắng... Bạo lực nối bạo lực. Và ai là người nắm chân lý?
Tác giả tỏ ra khá khách quan khi chọn vị trí đứng giữa với những cảnh phim như phim tài liệu. Nhưng cũng có thể thấy là tác giả sympathy với người Algieri nhiều hơn và phim được làm với góc độ nhìn từ phía người Algeria là chủ yếu. Thế nên cảnh 3 phụ nữ Algers cắt tóc ngắn, ăn mặc như người châu Âu, vượt qua các trạm kiểm soát của người Pháp để đặt bom được kéo dài tới 15 phút và tạo nên cảm giác như người xem cũng nhìn từ góc độ của những kẻ đặt bom này (một trong số đó sau này làm phó chủ tịch Thượng viện Algeria). Đoạn này có lẽ là một trong những đoạn phim hồi hộp, suspenseful nhất tôi từng xem. Và âm nhạc được lựa chọn như một hình thức biểu đạt cảm xúc và đã được xử lý rất thành công.
Phim không có nhân vật chính mà chỉ có một tập hợp các nhân vật. Đứng đối diện trong phim là hai người: một người Algeria và một người Pháp. Người Algeria là Ali, một trong bốn thủ lĩnh của FLN (mặt trận giải phóng Algeria) tại Algers, vốn là một thanh niên đường phố thất học, được giác ngộ trong tù và trở thành một chiến binh gan lỳ, câm lặng, dữ tợn và đáng sợ của lực lượng quân sự FLN. Đối diện phía bên kia là viên đại tá quân dù Mathieu, từng tham gia kháng chiến chống Đức quốc xã, từng tham chiến ở Đông Dương, dáng người cao gầy, lịch lãm, thông minh, thẳng thắn, tôn trọng đối thủ nhưng cũng sắt đá với quyết tâm chiến thắng bằng mọi giá. Và trong trận chiến Algers đó, ai sẽ là người chiến thắng?
Trong phim cũng chỉ có duy nhất một diễn viên chuyên nghiệp là người đóng vai viên đại tá Pháp kia, còn lại đều là diễn viên không chuyên. Một diễn viên đóng vai viên thủ lĩnh quân sự của FLN tại Algers chính là viên thủ lĩnh đó. Nhưng ấn tượng nhất có lẽ là vai Ali với khuôn mặt dữ dội như thể những mối uất hận và cả sự fanatics đều dồn ứ ở bên trong. Nhưng hình như việc để các vai diễn cho diễn viên không chuyên đóng là một đặc điểm của điện ảnh tân hiện thực ở Ý, Pháp những năm 50-60 thì phải.
Không chỉ gợi nhớ lại một giai đoạn xung đột giữa chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa dân tộc ở các nước thế giới thứ ba cách đây 40-50 năm (trong đó tất nhiên có cả Việt Nam), Battle of Algiers còn mang nhiều ý nghĩa đối với cuộc chiến chống khủng bố của phương Tây ngày nay. Giá như những người Mỹ bình thường chịu khó xem những bộ phim như Battle of Algiers để thử một lần đặt mình vào vị trí của người khác thì có thể họ đã không hành động nhiều khi đơn giản quá như thế. Hay tốt hơn là mượn lời của cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Brzezinski "If you want to understand what is happening right now in Iraq, I suggest a movie that was quite well-known to a number of people some years ago. . . . It's called The Battle of Algiers."
Some quotes:
Journalist: M. Ben M'Hidi, don't you think it's a bit cowardly to use women's baskets and handbags to carry explosive devices that kill so many innocent people?
Ben M'Hidi (lãnh tụ FLN bị bắt và sau đó bị thủ tiêu): And doesn't it seem to you even more cowardly to drop napalm bombs on defenseless villages, so that there are a thousand times more innocent victims? Of course, if we had your airplanes it would be a lot easier for us. Give us your bombers, and you can have our baskets.
...
Col. Mathieu: We aren't madmen or sadists, gentlemen. Those who call us Fascists today, forget the contribution that many of us made to the Resistance. Those who call us Nazis, don't know that among us there are survivors of Dachau and Buchenwald. We are soldiers and our only duty is to win.
Should we remain in Algeria? If you answer "yes," then you must accept all the necessary consequences.
...
Col. Mathieu: What were they saying in Paris yesterday?
Journalist: Nothing. Sartre's written another article.
Col. Mathieu: Will you kindly explain to me why the Sartres are always born on the other side?
Journalist: So you like Sartre, Colonel?
Col. Mathieu:
Not really, but I like him even less as an adversary.
No comments:
Post a Comment