Thursday, February 12, 2009

Chiến tranh và sự lãng quên

img
(Hình: Lạng Sơn sau chiến tranh 1979. Nguồn).

Tôi nghĩ tới những cuộc chiến tranh. Và những người lính từng tham gia những cuộc chiến ấy.

Có những cuộc chiến mà quốc gia tham dự luôn muốn lãng quên. Thường thì đó là những nỗi hổ thẹn, những cuộc chiến thất bại. Các cựu chiến binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam khi về nước trở về đã gặp phải sự đón tiếp lạnh lùng từ đa số đồng bào họ. Thậm chí một số người còn bị khiêu khích bởi một số người phản chiến cuồng nhiệt bằng những câu hỏi như "mày đã giết bao nhiêu đứa trẻ rồi?". Trong khi các cựu chiến binh Thế chiến thứ Hai từ châu Âu trở về Mỹ được đón chào như những người anh hùng thì các cựu binh Mỹ tại chiến trường Việt Nam gặp phải sự nghi ngờ, giễu cợt, nhưng phổ biến nhất là sự thờ ơ của đồng bào mính khi trở về sau chiến tranh.

Chiến tranh Việt Nam là một cuộc chiến nước Mỹ muốn lãng quên bởi những sai lầm và ngộ nhận của nó. Cho dù, trong diễn văn mới đây (được dịch một cách có chọn lọc trên báo chí trong nước), ông Obama, Tổng thống mới của nước Mỹ đã nhắc tới Khe Sanh, tới chiến thắng chống chủ nghĩa cộng sản như để nhắc tới những hy sinh của người Mỹ trong quá khứ mà họ không muốn lãng quên.

Còn trong lịch sử Việt Nam, chúng ta thường muốn quên những cuộc chiến nào? Mang trong mình cái mặc cảm của một dân tộc thường xuyên bị hăm dọa, xâm lược và thôn tính, nhiều người Việt Nam thường cảm thấy hơi xấu hổ khi nhắc tới quá trình bành trướng đất đai về phương Nam của tổ tiên, chinh phục Chăm-pa, lấn chiếm Chân Lạp, can thiệp quân sự tại vương quốc Chân Lạp trong quá khứ. Dưới thời cộng sản, những trang sử này càng bị cố tình lãng quên, bởi nó mâu thuẫn với hình ảnh huyền thoại được tích cực xây dựng về một dân tộc yêu hòa bình, chống chiến tranh và thường chỉ cầm vũ khí khi bị xâm lược. Trong khi người Mỹ vẫn nhắc tới Alamo* như một niềm tự hào to lớn, nhắc tới những người mở đất, chinh phục miền Tây, đánh đuổi người bản xứ như các tổ tiên đáng khâm phục, thì người Việt mỗi lần nhắc tới tổ tiên mở đất của mình đều dường như có vẻ thẹn thùng. Chính sử hiện đại nhắc tới những người mở nước như là những người mở nước chỉ bằng lưỡi cày chứ không phải bằng lưỡi gươm. Cho dù có một vị tướng đã viết hai câu thơ ca ngợi những người mang gươm đi mở nước "Từ thuở mang gươm đi mở nước. Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long".

Trong thế kỷ 20, Việt Nam đã trải qua ít nhất 4 cuộc chiến tranh có yếu tố nước ngoài: Chiến tranh Đông Dương (1946-1954), Chiến tranh Việt Nam (1960-1975), Chiến tranh Cambodia (1977-1989) và chiến tranh Việt-Trung (1979-1989). Trong khi hai cuộc chiến tranh ban đầu thường được nhắc tới như những trang sử hào hùng chống ngoại xâm (mặc dù tính chất chiến tranh Việt Nam 1960-1975 có sự phức tạp hơn nhiều, và theo tôi về bản chất thiên về nội chiến hơn là chiến tranh chống ngoại xâm), thì người ta đang cố tình quên lãng hai cuộc chiến tranh sau đó với Cambodia và Trung Quốc, và nhất là cuộc chiến với Trung Quốc.

Sự cố gắng quên lãng cuộc chiến Cambodia xuất phát từ nhiều yếu tố. Thứ nhất, nó gắn với mặc cảm của một nước mang quân sang lãnh thổ nước khác. Người Việt chưa bao giờ tự hào về những chiến thắng chiến tranh như vậy, kể cả khi những vị được coi là minh quân như Lý Thánh Tông cướp phá kinh đô Chăm hay Lê Thánh Tông thiêu trụi thành Đồ Bàn. Thứ hai, cuộc chiến đó gắn với rất nhiều sai lầm chính trị của chính quyền Việt Nam giai đoạn đó, với những tổn thất nặng nề về nhân mạng, chính trị, ngoại giao và kinh tế cho Việt Nam. Vì chính thể hiện nay chỉ là sự tiếp nối của chính thể thời chiến tranh Cambodia nên người ta tránh nhắc tới nó cũng là tránh nhắc tới những sai lầm trong quá khứ, nhất là với chân lý "Đảng và lãnh tụ không bao giờ sai". Thêm nữa, với việc Việt Nam phải "buông" Cambodia và chính thể nước này trở thành một chính thể dân chủ, đa đảng (dẫu còn rất nhiều khiếm khuyết) cùng với việc ảnh hưởng của Việt Nam tại nước này ngày càng suy yếu càng khiến cho chính quyền không muốn nhắc tới cuộc chiến này.

Nhưng dẫu chiến tranh Cambodia (được gọi tên chính thức là chiến tranh biên giới Tây- Nam và chiến tranh giải phóng nhân dân Campuchia khỏi ách diệt chủng Pol Pot) có không ít những sai lầm, song hành với thói kiêu ngạo và những tham vọng điên rồ của một số ai đó thì người Việt vẫn có thể tự hào vì đã có công diệt trừ một trong những ách cai trị khủng khiếp nhất, dị dạng nhất trong lịch sử, và chặn đứng tệ diệt chủng ở nước láng giềng này- kể cả khi kết quả đó không thực sự là mục đích của cuộc chiến này.

Dù sao, với chiến tranh Cambodia, ngày nay người ta không muốn nhắc nhiều tới nó nhưng người ta cũng không dùng mọi biện pháp để cấm đề cập tới nó, cũng không tô vẽ cho nó một cái tên khác, hay xóa hẳn nó trong ký ức lịch sử của dân tộc. Những việc như thế được áp dụng cho một cuộc chiến diễn ra gần như cùng thời gian với một nước hàng xóm khác: chiến tranh Việt Nam- Trung Quốc.

Sắp tá»›i ngày ká»· niệm 30 năm cuá»™c chiến Việt-Trung, má»™t cuá»™c chiến "nÆ°á»›ng mạng" vá»›i tổn hại nhân mạng hai bên lên tá»›i hàng vạn người trong vòng má»™t tháng ngắn ngủi, nhÆ°ng ở Hà Ná»™i hình nhÆ° không có bất cứ hoạt Ä‘á»™ng gì (nếu không tính tá»›i lá»… há»™i hoa đăng của người Trung Quốc được bế mạc đúng vào ngày mà 30 năm trÆ°á»›c, tiếng pháo Trung Quốc nổ vang trên bầu trời biên giá»›i). Trên tất cả báo chí chính thống, mọi sá»± đều im ắng-má»™t sá»± im lặng đáng ngờ, khác hẳn vá»›i những bài tÆ°ng bừng ká»· niệm chiến thắng 30/4 hàng năm. Trừ má»™t ngoại lệ: bài báo "Biên giá»›i tháng Hai (2009-1979) của nhà báo Huy Đức đăng trên Sài Gòn Tiếp Thị viết về cuá»™c chiến biên giá»›i 1979 và tình hình biên giá»›i hiện nay. Bài báo của Huy Đức trên Sài Gòn Tiếp Thị đề cập tá»›i hai thá»±c tế đáng buồn. Thứ nhất, bài báo hé lá»™ về khả năng má»™t số vùng đất của Việt Nam bá
»‹ Trung Quốc chiếm trong thời gian chiến tranh giờ đây trở thành đất hợp pháp của Trung Quốc theo hiệp định biên giá»›i.

Cụ thể, cao điểm 1509, mà người Trung Quốc gọi là đỉnh Lão Sơn, nơi diễn ra những trận đánh cực kỳ ác liệt giữa Việt Nam và Trung Quốc trong những năm 80 mà nghe nói có tới hàng ngàn binh sĩ hai bên thiệt mạng. Theo tài liệu phía Trung Quốc thì phía Việt Nam đã tổn thất rất nặng nề trong trận chiến nhằm chiếm lại đỉnh cao này, nếu tôi nhớ không lầm thì vào năm 1984. Cao điểm này trước thuộc Việt Nam nhưng bị phía Trung Quốc chiếm và tới giờ đã chính thức thuộc về tay họ sau hiệp định biên giới. Theo nhà báo Huy Đức, phía Trung Quốc vẫn giữ nguyên pháo đài trên cao điểm 1509 "để làm du lịch". Không rõ họ làm du lịch như thế nào, để khách du lịch chiêm ngưỡng chiến công chiếm đất và giữ đất của quân giải phóng nhân dân Trung Quốc chăng? Hay để khách du lịch có thể từ pháo đài chĩa ống nhóm quan sát thị xã Hà Giang trong sương sớm?

Từ câu chuyện về cao điểm 1509, có thể hình dung về những cao điểm khác, hay những vùng đất khác có thể đã bị phía Trung Quốc lấn chiếm và giờ đây chính thức thành đất đai của họ.

Thực tế thứ hai được nhà báo Huy Đức đề cập là cách đối xử với những ký ức chiến tranh của chính quyền Việt Nam. Trong khi ở bên kia biên giới, người Trung Quốc vẫn kỷ niệm cuộc chiến tranh bằng "đài chiến thắng" thì ở Việt Nam, những di tích còn lại của chiến tranh đã bị đem bán sắt vụn, phá hủy, hay lãng quên. Dường như có một cố gắng lãng quên cuộc chiến tranh khốc liệt ấy.

Bản online bài báo "Biên giới tháng Hai" đã nhanh chóng bị rút lại, chỉ vài giờ sau khi được đưa lên mạng. Và dường như đã có một cái lệnh yêu cầu báo chí không nhắc tới cuộc chiến 30 năm trước với người láng giềng núi liền núi, sông liền sông cho dù cuộc chiến ấy đã khiến hàng vạn chiến sĩ và nhân dân Việt Nam bỏ mạng, nhiều thị xã bị san phẳng hoàn toàn sau khi quân Trung Quốc rút đi. Đáng nói hơn là nỗ lực xóa nhòa ký ức chiến tranh này trong sử sách. Người ta không nhắc tới chiến tranh biên giới Việt-Trung trong sách lịch sử cho học sinh nữa còn nếu chẳng may có bắt buộc phải nhắc đến nó, họ sẽ tìm cách lấp liếm, giảm thiểu nó như là xung đột biên giới giữa những người anh em hiểu nhầm nhau và không có gì là nghiêm trọng. Thật là mỉa mai khi mà trước đây, lúc cần huy động sức quân dân vào cuộc chiến, họ gọi đó là chiến tranh chống xâm lược, chống bá quyền, bảo vệ Tổ quốc...Để rồi 30 năm sau, khi tình hình chính trị thay đổi thì tính chất cuộc chiến cũng biến đổi và máu của bao liệt sĩ trở thành cái giá phải trả cho một sự "hiểu nhầm" giữa "hai người đồng chí".

Nhưng kể cả như thế vẫn là quá sức với họ. Bởi họ coi mình là người nắm chân lý nên không thể có cái gì như là "hiểu nhầm" được. Một kịch bản hoàn hảo hơn là xóa sạch ký ức.

Về việc này, George Orwell đã viết rất hay trong tiểu thuyết 1984 của mình. Bắt đầu tiểu thuyết 1984, nước Oceania đang liên minh với nước Eastasia để đánh nhau với Eurasia. Đến giữa tiểu thuyết, Oceania chuyển sang liên minh với Eurasia để đánh Eastasia. Và lập tức, bộ máy tuyên truyền của Oceania vận động hết công suất nhằm tái tạo lại lịch sử, sửa đổi tên kẻ thù từ Eurasia thành Eastasia. Các sách vở, báo chí... lập tức khẳng định Eurasia là kẻ thù truyền kiếp, còn Eastasia là đồng minh truyền đời.

Và ở Việt Nam hiện nay, thế hệ 9x hẳn không ít người lờ mờ không hiểu, thậm chí không biết gì về một cuộc chiến Việt-Trung khốc liệt xảy ra 30 năm trước. Chẳng có điều gì là ngạc nhiên khi mà sách vở, báo chí...trong và ngoài nhà trường lảng tránh nó. Nước Trung Quốc trở thành người bạn lớn. Người ta tránh không nhắc tới hải chiến Hoàng Sa 1974, chiến tranh biên giới 1979, hải chiến Trường Sa 1988. Cứ như thể hàng ngàn người ngã xuống trong các trận chiến này chỉ là những người bị "tai nạn", và nhắc tới các liệt sĩ đó sẽ ảnh hưởng tới quan hệ ngoại giao Việt-Trung.

Thật là kỳ quặc bởi lẽ khi VIệt Nam đã bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mỹ và đích thân Tổng thống Mỹ Bill Clinton tới Việt Nam theo lời mời chính thức của Chủ tịch nước Việt Nam thì Tổng Bí thư ĐCS lúc đó là ông Lê Khả Phiêu cũng không ngần ngại khi dạy cho nước Mỹ một bài học về thế nào là chiến tranh xâm lược trong bài phát biểu của mình. Trên các phương tiện thông tin đại chúng, mỗi khi có đợt kỷ niệm gì đó là người ta lại không ngần ngại nhắc tới chiến tranh chống Mỹ với thái độ nhiều khi kẻ cả. Với người Mỹ, chúng ta "hùng hồn" là thế. Vậy tại sao vì sợ mất lòng người Trung Quốc, chúng ta lại không có cả quyền nhắc tới các liệt sĩ đã ngã xuống, tới những mảnh đất, những vùng biển đã in máu của bao người?

Trên trang BBC Vietnamese có bài của nhà nghiên cứu Trương Thái Du về tên gọi cuộc chiến Việt-Trung. Trong bài viết, Trương Thái Du nhắc tới cuốn tiểu thuyết Ma Chiến Hữu của nhà văn Mạc Ngôn với những thông điệp "phản chiến" của ông. Tiểu thuyết đề cập tới những cựu binh trong chiến tranh Trung-Việt, hầu hết họ đều là những nông dân nghèo thất học và không hề có oán thù gì với Việt Nam, chỉ đi lính vì nghĩa vụ hay để kiếm cơm. Cuốn tiểu thuyết cho ta một góc nhìn khác về những người lính Trung Quốc, và tôi nghĩ cũng đáng đọc. Nhưng mỉa mai thay, trong khi Việt Nam dịch và xuất bản một cuốn tiểu thuyết của Trung Quốc về chiến tranh 1979, Việt Nam lại cấm đề cập tới những cuốn sách về chiến tranh 1979. Lấy ví dụ, gần đây một tập truyện ngắn của một tác giả bị thu hồi vì có ba truyện ngắn "nhạy cảm" trong đó có một truyện ngắn đề cập tới chiến tranh biên giới. Nghiêm trọng hơn, nhà xuất bản Đà Nẵng- đơn vị xuất bản cuốn sách này- bị đình chỉ hoạt động.

Theo blog cavenui, trích lời của nhà văn Trần Thu Trang thì khi Trần Thu Trang xuất bản cuốn Phải lấy người như anh "“đến một vài câu trong tiểu thuyết tình cảm giải trí Phải lấy người như anh nói động đến người Trung Quốc (Hoa kiều) và chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979 cũng được đề nghị lược bỏ đi”.

Thậm chí- cũng theo cavenui- thì lời nói
của cố Tổng bí thư Lê Duẩn in trong Văn kiện Đảng toàn tập cũng bị "kiểm duyệt đục bỏ" khi đề cập tới Trung Quốc bằng những lời lẽ thiếu thân thiện theo ngôn ngữ thời đó.

Cụ thể, trong “Bài nói của đ/c Lê Duẩn tại Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành trung ương Đảng” có những đoạn sau (trích lại từ blog cavenui).

"“Hiện nay, đất nước ta tuy có hòa bình, song phải luôn luôn chuẩn bị chống chiến tranh xâm lược của bọn phản động…” (tr.308, dòng 3-4 từ trên xuống).

“Mặc dầu việc chủ nghĩa đế quốc và… xúc tiến liên minh với nhau đang gây ra một tình hình nguy hiểm trong nền chính trị thế giới, cuộc đấu tranh của nhân dân các nước cho hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội vẫn tiến bước vững chắc với thế mạnh, thế thắng ngày càng rõ rệt”. (tr.309, dòng 5-10 từ trên xuống). "

Vậy là độc giả Việt Nam chỉ có thể đọc sách về chiến tranh Việt-Trung bằng con mắt của người Trung Quốc. Trách gì anh Trương Thái Du chẳng bất bình vì cảm thấy người Việt không có những nhận định rộng rãi hơn về cuộc chiến Việt-Trung. Họ làm gì có quyền phát biểu về cuộc chiến, viết sách về nó (như Bảo Ninh viết về chiến tranh chống Mỹ trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh mà anh Du lấy ra làm ví dụ). Chỉ vài câu động tới nó cũng đã bị cắt rồi. Nói chi tới những thảo luận lành mạnh, những nghiên cứu thích đáng, những tưởng niệm nghiêm trang về cuộc chiến này.

Trong khi đó, hơn một ngàn ngôi mộ các liệt sĩ đã ngã xuống để bảo vệ biên giới ở nghĩa trang liệt sĩ huyện Vị Xuyên vẫn nằm đó, như lời chú thích ảnh trên báo Sài Gòn Tiếp Thị "Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên những ngày này quạnh quẽ, chỉ trơ trọi bóng ông Nguyễn Thanh Loan người trông giữ." Đành rằng sự hy sinh của các anh không vô ích, nhưng vẫn thấy nghiệt ngã làm sao những cố gắng của ai đó cấm không cho tên các anh được nhắc đến, chỉ để cho họ không đắc tội với ai đó. Và cũng nghiệt ngã thay khi một dân tộc khi phải cố quên đi một cuộc chiến tranh trong đó họ đã chiến đấu kiên cường để giữ toàn vẹn đất đai và đã gây thiệt hại nặng nề cho kẻ địch mạnh hơn mình nhiều lần. Một cuộc chiến không đáng và không nên bị lãng quên dù ai đó đang tìm mọi cách để nó bị lãng quên. Cố tình lãng quên nó là có tội với đất nước, với những người đã mất và thân nhân của họ.


*Cứ điểm tại Texas trong cuộc chiến bắt đầu bởi việc Texas ly khai khỏi Mexico và (sau đó) xin sát nhập vào Mỹ, mở đường cho chiến tranh Mỹ- Mexico. Kết quả là Mỹ sát nhập thêm rất nhiều đất đai trước đó thuộc Mexico.


web counter
img

No comments: