Monday, February 16, 2009

Entry for February 16, 2009

Nguyễn Hùng của BBC viết bài này có chi tiết không chính xác. Thứ nhất, Nguyễn Hùng không hề nhắc tới bài kỷ niệm chiến tranh biên giới của Huy Đức trên Sài Gòn Tiếp Thị. Thứ hai, Nguyễn Hùng nói không chính xác khi cho rằng báo Việt Nam không đưa tin Ôn Gia Bảo bị ném giầy, chỉ dám đưa tin "lén lút" mãi mấy hôm sau rằng thủ tướng một nước bị ném giầy. Chỉ cần google là thấy ngay bản online trên báo Thanh Niên đã đăng tin Ôn Gia Bảo bị ném giầy vào ngày 3/2 (đúng ngày thành lập Đảng ta!), chỉ một ngày sau khi họ Ôn bị ném giầy ở Anh. Tôi không đọc báo Thanh Niên giấy ngày hôm đó nên không biết trên báo giấy có tin này không.

Đúng là truyền thông VN tránh né hai chữ Trung Quốc, bởi họ bị nằm trong vòng cương tỏa của chính quyền. Nhưng bài này của phóng viên BBC Vietnamese chủ quan và thiếu chính xác về mặt sự kiện đến mức người ta hồ nghi là có sự cố tình bỏ qua sự kiện của phóng viên BBC Vietnamese trong trường hợp này, nhằm gọt chân cho vừa giầy. Lấy ví dụ, Nguyễn Hùng nhắc tới "
Những bài viết công phu và có lửa về các biến cố ở biên giới phía Bắc cách đây ba thập niên đã xuất hiện nhiều trên blog và trên truyền thông ở ngoài Việt Nam" nhưng lại bỏ qua chi tiết rằng bài "Biên Giới Tháng Hai (2009-1979)" của blogger nổi tiếng Osin cũng được đồng thời đăng trên báo chính thống (Sài Gòn Tiếp Thị) vào ngày 9/2/2009 (trong khi bài của Nguyễn Hùng là ngày 13/2).


Truyền thông VN sợ hai chữ 'Trung Quốc'

"Ngày kỷ niệm 30 năm cuộc chiến Việt Trung, 17/2/2009 đang tới gần và đây là phép thử đối với sự can đảm của truyền thông Việt Nam.

Những bài viết công phu và có lửa về các biến cố ở biên giới phía Bắc cách đây ba thập niên đã xuất hiện nhiều trên blog và trên truyền thông ở ngoài Việt Nam.

Nhưng các tờ báo chính thống cho tới giờ vẫn im hơi lặng tiếng và không có cơ sở để nghĩ rằng họ sẽ thay đổi vào thứ Hai tuần sau.

Lấy một ví dụ nhỏ.

Khi Thủ tướng Ôn Gia Bảo của Trung Quốc bị ném giày ở Đại học Cambridge thứ Hai tuần trước, hầu như không tờ báo nào của Việt Nam đưa tin.

Cho tới cuối tuần đó mới có một bài báo nói về điều được gọi là ''văn hóa quái dị'' của chuyện ném giầy và trong đó ông Ôn Gia Bảo được nhắc tới với tên ''thủ tướng của một nước''.

Trong khi đó trong cùng bài viết, tên của một đại sứ Israel bị ném giầy và dĩ nhiên tên của Tổng thống George W. Bush được tác giả bài viết đề cập tới.

Trước đó cũng đã có nhiều cơ sở để tin rằng truyền thông Việt Nam có sự sợ hãi khi nhắc tới hai chữ Trung Quốc trong những tình huống mà họ sợ rằng Bắc Kinh có thể phật lòng..."


PS: Ở đây tôi không nhắc tới bài của Trung Bảo trên Du Lịch vì thời điểm ra đời bài này cách đây chừng hơn 1 tháng nên không nằm trong phạm vi kỷ niệm chiến tranh biên giới.

No comments: