1. Nhân ngày chiến tranh biên giới, Tuần Việt Nam có một bài báo hay về các bài hát có chủ đề "biên giới". Nhưng không thấy tác giả Đoan Trang nhắc tới bài hát "Chiều mưa biên giới" của Nguyễn Văn Đông, có lẽ là bài về biên giới được nhiều người biết nhất?.
Những bài ca biên giới không thể nào quên
Chiều Mưa Biên Giới
Nguyễn Văn Đông
Chiều mưa biên giới anh đi về đâu ?
Sao còn đứng ngóng nơi giang đầu
Kìa rừng chiều âm u rét mướt
Chờ người về vui trong giá buốt
người về bơ vơ
Tình anh theo đám mây trôi chiều hoang
Trăng còn khuyết mấy hoa không tàn
Cờ về chiều tung bay phất phới
Gợi lòng này thương thương nhớ nhớ
Bầu trời xanh lơ
Đêm đêm chiếc bóng bên trời
Vầng trăng xẻ đôi
Vẫn in hình bóng một người
Xa xôi cánh chim tung trời
Một vùng mây nước
Cho lòng ai thương nhớ ai
Về đâu anh hỡi mưa rơi chiều nay
Lưng trời nhớ sắc mây pha hồng
Đường rừng chiều cô đơn chiếc bóng
người tìm về trong hơi áo ấm
Gợi niềm xa xăm
Người đi khu chiến thương người hậu phương
Thương màu áo gởi ra sa trường
Lòng trần còn tơ vương khanh tướng
Thì đường trần mưa bay gió cuốn
Còn nhiều anh ơi
Lòng trần còn tơ vương khanh tướng
Thì đường trần mưa bay gió cuốn
Còn nhiều anh ơi
2. Trên Viet-studies.info có một bài báo tiếng Anh đăng trên NY Times về sự lãng quên chiến tranh biên giới tại Trung Quốc. Cũng như ở Việt Nam, ký ức về chiến tranh Việt-Trung bị chính quyền Trung Quốc tìm cách xóa nhòa, cắt bỏ khỏi lịch sử, cho dù các ký ức này chưa bị xóa quyết liệt như ở Việt Nam. Cụ thể, các tiểu thuyết, hồi ức của cựu chiến binh Trung Quốc về cuộc chiến này vẫn được xuất bản tuy không được khuyến khích (một số đã được dịch ra tiếng Việt), còn ở Việt Nam thì các ca khúc chống Trung bị loại khỏi các tuyển tập âm nhạc hay bị yêu cầu sửa lại lời và đến lời dạy của cố Tổng bí thư Lê Duẩn cũng bị kiểm duyệt, tẩy xóa cho phù hợp với "nhiệm vụ cách mạng" giai đoạn mới.
Điểm khác biệt có lẽ là ở tâm lý các cựu chiến binh. Các cựu chiến binh Trung Quốc, như mô tả của NY Times, dường như vỡ mộng và bối rối khi có người hỏi tại sao họ tham chiến. Họ không tìm ra được lý do hợp lý nào cho việc Trung Quốc đưa hàng chục vạn quân sang Việt Nam. Có một số lý do được đưa ra như để Đặng hiện đại hóa quân đội, để Đặng củng cố lực lượng, thanh toán nốt tả phái trong đảng, để "vây Ngụy cứu Triệu", ủng hộ đồng minh khát máu Pol Pot, để trừng phạt người Việt tệ bạc với đồng minh cũ...nhưng dường như tất cả các lý do đó đều giả trá, hay ít nhất chỉ là các tính toán chính trị lạnh lùng, không thực sự có giá trị gì trong mắt người cựu chiến binh bình thường.
Như lời của một người được xưng tụng là anh hùng của cuộc chiến này của Trung Quốc nói: "Tuyên truyền nằm trong tay chính quyền. Một người dân thường vô dụng thì biết được gì chứ? Nếu họ muốn làm gì, họ có thể tìm ra cả ngàn lý do, nhưng tất cả chỉ là các biện bạch. Chúng không phải những nguyên nhân thực thụ"
So với các cựu chiến binh Trung Quốc, bỏ xác hàng ngàn người trên đất Việt mà không biết vì sao họ lại chết, thì các cựu chiến binh Việt Nam vẫn có phần may mắn hơn. Ít nhất họ cũng biết rằng họ cầm súng là để bảo vệ Tổ quốc trước cuộc tấn công, lấn chiếm, tàn phá và hủy diệt của kẻ địch mạnh hơn hàng chục lần.
blog counter
Monday, February 16, 2009
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment