Saturday, July 29, 2006
Entry for July 29, 2006
Nhạc: Phú Quang
Lời: Hoàng Hưng
Thanh Long Bass
Đường phố trong anh mùa đông
Sao áo em mùa hạ
Áo màu xanh cuộn sóng
Em mang trên ngực biển đầy
Ngày nào biển làm ta say
Biển những ngày hè đẹp lắm
Nhưng mùa hạ đã ra đi
Chân trời xa không ngấn nắng
Sao em còn mang áo mỏng
Có còn mùa hạ nữa đâu
Sao em làm lòng ta đau
Nhớ ngọn lửa hè đã tắt
Đường phố trong anh mùa đông
Hãy để mùa hạ yên nghỉ
Thursday, July 27, 2006
Wednesday, July 19, 2006
Entry for July 19, 2006
Gary Moore
Use to be so easy
To give my heart away
But I found that the heartache
was the price you have to pay
I found that that love is no friend of mine
I should have know'n time after time
So long
it was so long ago
But I've still got the blues for you
Use to be so easy
Fall in love again
But I found that the heartache
It's a roll that leeds to pain
I found that love is more than just a game
Play and to win
but you loose just the same
So long
it was so long ago
But I've still got the blues for you
So many years since I seal you face
You will my heart
there's an emty space
Used to be
(SOLO)
So long
it was so long ago
But I've still got the blues for you
Golden days come and go
There is one thing I know
I've still got the blues for you
Có thêm mấy bài này cũng dễ thương, lâu không nghe lại.
Giấc mơ trưa- Thùy Chi. Không biết cô này là cô nào nhưng giọng rất dễ thương, ngọt ngào.
Allison Kraus - When You say Nothing At All cũng dịu dàng, ngọt ngào.
Why Worry Ngọt ngào của Dire Strait
Take me home country road Tự do và cố hương.
Mua_thang_gieng Giờ là tháng bảy nhưng sáng nay cũng mưa suốt
Sunday, July 16, 2006
The Vertical Ray Of The Sun
(Just watched yesterday. But I'm too lazy to write smt myself. Anyway, I would be thankful if anybody knows where to find the soundtrack)
A review: The Vertical Ray Of The Sun BY ROGER EBERT / September 14, 2001
INTERVIEW: Ray of Light; Viet Nam's Tran Ahn Hung Cyclos His Way to "Vertical"
by Laura Phipps
(indieWIRE/ 07.09.01) -- Vietnamese-born director Tran Anh Hung doesn't play around. His debut feature, 1993's "The Scent of Green Papaya" won the French Cfésar for best feature and garnered a foreign film Oscar nom in the States. Although the "Papaya" takes place in Viet Nam, it was shot entirely on a prepared sound stage in France, where Tran was educated after emigrating there at age twelve. He followed "Papaya" with 1995's "Cyclo," a violent portrait of a rickshaw driver that won the Golden Lion at the Venice Festival.
Tran downshifts a few gears for his latest feature, "The Vertical Ray of the Sun." Shot in Hanoi, this visually sumptuous piece examines the lives of three sisters who are struggling with issues of fidelity and longing in their own lives as they commemorate the anniversary of their mother's death. Suong (Nguyen Nhu Quynh), the oldest sister, is carrying on a silent love affair; middle sister Khanh (Le Khanh) suspects her husband of cheating; Lien (the director's wife, Tran Nu Yen-Khé), the youngest, seems more interested in her brother than the man she's dating. Seeped in vibrant tropical colors, exquisitely choreographed and languorously paced, "Vertical Ray"'s trump card is its playful sense of humor.
indieWIRE caught up with Tran on the road. The soft-spoken, hyper-articulate director spoke about his eclectic sources of inspiration, what sets his new work apart from Wong Kar-wai's, and his national identity (or lack thereof). A sign, perhaps, of his gently persuasive directorial power, he managed to bypass the translator and steer the interview into French. The translation follows.
indieWIRE: What was the inspiration for the film's title, and what does it mean?
Tran Ahn Hung: The difficulty with the title is that the title in French is not comprehensible in English, but gives only the ambiance. The French title is "A la Verticale de l'ffété" from a Japanese poem, and it doesn't say anything really, in reality. It is just a feeling of a certain vertical quality in summer, when the sun is very high in the sky, and there is a sense of heat. The English title was chosen by the distributor as the best thing for the film.
iW: The city of Hanoi inspired the film. Tell me more about that.
Tran: Effectively, it was Hanoi that suggested the idea of the film, because Hanoi possesses a rather particular quality, which is the heat, the slowness, and the formidable sensuality. In Hanoi, the insides of houses are very little, and people do certain activities normally done inside outside on the sidewalk. Under the communist system, there are little common water sources on the street which families share. So people go out in the street, to wash themselves, to wash their vegetables, to wash their clothes, and also to wash the children. So what happens is that when you walk down the street, at night when the light fades, there is a certain sensation of the sweetness of life. The smiles of women who wash themselves, things like that. It's truly very beautiful, very powerful and very sensual. There you go. That's why I made the film there.
iW: During the process of making the film, I've read that the actor's roles were inspired in part by the actors themselves.
Tran: Yes, that's right. I played a little bit with reality and fiction. Certain roles had similarities to the actors' lives. For example the oldest sister [Suong, played by Nguyen Nhu Quynh]: In her life she is an actress, of course, but she also works in a café, and her husband is a photographer. At first, I asked that we use the actor's real name, I wrote it that way in the script, but she preferred that I change her name, because she found that it bothered her. During filming, when a character called her by her real name, that made her get out of character. So I said, okay, you can choose your character's name, and she chose "Suong." There was one actress I wanted for the film, and she accepted but in the end refused, because the role was too close to her life, and Hanoi is too small a town.
iW: The actress who plays Lien [Tran Nu Yen-Kh&eadcute;] is your wife. The relationship with her brother is very interesting, very close. I wanted to ask if there was anything that served as the inspiration for that.
Tran: Oh no, she played a role, that is to say that it wasn't inspired by her real life; it was truly a character she played there. What interested me in this couple was to leave the possibility of incest as a game between brother and sister. It is more a game that she plays, because he is a little bit afraid of that. Very often in cinema, between brother and sister, it's like this: there's incest, and that's the main subject of the film. Or, there's no incest, and no one speaks about it. In life, there are things between these two states -- things are a little ambiguous. In the film, I wanted to create an ambiance like this, very light.
iW: The film has very powerful art direction, almost like a moving painting. It almost reminded me of Wong Kar-wai's "In the Mood for Love." Were the movies made at the same time, or were you inspired by that movie at all?
Tran: The film was made before "In the Mood for Love." Mark Lee Ping-Bin, who was the DP of this film, did
"In the Mood for Love" after this film. It's the same DP. In my film, the physical direction was very different from Wong Kar-wai. With Wong Kar-wai, it was more about the design. With my film, it's more something concrete, purely organic, if you like. That's the difference.
What characterizes the images I was looking for, was that an image must be very concrete, very physical, and that one feels the sensuality evident that the image brings. The images aren't there only to tell the story -- to show one image after another and make the story advance. They are there so the viewer physically feels something. The skin of the characters is very important. All the work with color on the walls, all the colors that surround the characters, must be there to exacerbate the physical feeling of their skin.
iW: Were the buildings and the interiors created specifically for the movie?
Tran: Yes, exactly. With my art director [Benoit Barouh], we worked with already-existing structures and re-organized everything. We re-did all the painting. We were inspired by two American painters, Mark Rothko and [Robert] Rauschenberg. Mark Rothko for the work with colors, and Rauschenberg for the organization of objects in the images.
iW: That's really interesting. I remember Rauschenberg has some paintings of tropical locations that resemble your movie a lot, now that I think of it.
Tran: Yes. I really like the disorder in Rauschenberg's paintings. We tried to create an organization of disorder in the images, placing objects in a certain manner, so that they are truly interesting.
iW: You were born in Viet Nam but you were educated in France. Where would you say is the balance between Viet Nam and France in this film?
Tran: I think it is difficult to respond to this question. Clearly, I am formed by the situation of my life. I've spent the longest part of my life in France. But the question of whether the film is more French or Vietnamese, it's not a good question. What interests me when I make films -- what makes the specificity of my films -- is that because I live in France, all the products of the rest of the world are accessible. I love American painting, I love German music, I love Japanese cinema and literature, I love Vietnamese contemporary literature and painting, and I love Italian cuisine. Therefore I'm made up of all of this, and my films reflect this more than the question of whether the film is more Vietnamese or French. Clearly, because the film takes place in Viet Nam, it's important that I think deeply about what is Viet Nam. And I did that, because if you ask, "Do I feel Vietnamese," I'd say, "Yes." I feel deeply Vietnamese.
iW: The film's soundtrack uses Western music, like Lou Reed, and also Asian-sounding music [composed by Trin Cong Son]. What made you decide to do this?
Tran: My film told the story of several couples' problems, their struggles with fidelity. But at the same time I wanted the viewer to feel the ambiance of this culture. Confucian culture -- the idea of harmony and unity -- is very very important for them. At the same time that I wanted to show problems, I wanted the viewer to sense a certain harmony that floats over the entire film. Therefore, there is a contradiction in the project. So I tried to find the equilibrium in the rhythm of the film. Even before writing the script, I already physically felt the rhythm and musicality of the film. And if I chose Lou Reed ["Pale Blue Eyes," "Coney Island Baby"] and Arab Strap ["Soaps"] and The Married Monk ["Tell Her Tell Her"] for the film, it's because these pieces of music have a long, progressive development that go perfectly with the rhythm that I wanted for the film. The use of American music is a way of acknowledging the presence of modernity in Viet Nam today. In Viet Nam, as you can see, especially in Hanoi, it's a very provincial city, where modernity has not yet imprinted its stresses and demands. It has not entered modernity, it's true. However, there are traces of modernity, like the portable telephone -- and American music.
iW: Are you working on a new film?
Tran: Yes, it's an American film, produced in France. It will not be a Hollywood film. It's adapted from a novel by Hans Anderson, and the title is "Night Dog." It takes place in Portland, Oregon. I'm in the process of writing. I would like to film in May, 2002. The film takes place in 1975 at the time Americans were evacuated from Viet Nam.
Saturday, July 15, 2006
Battle Royale & Nevata- tan
Và những nỗi đam mê và ám ảnh ấy cũng được thể hiện ra trong văn học, điện ảnh và truyện tranh. Chẳng có nền văn học ở nước nào nhiều ám ảnh về cái đẹp và cái chết đến thế (các nhà văn nổi tiếng nhất nước Nhật như Kawabata, Mishima, Akutagawa đều chết bằng cách tự sát, Mishima thậm chí còn tự mổ bụng và để cho bằng hữu cắt đầu mình như một samurai thực thụ). Chẳng có nền điện ảnh nào lại có nhiều tác phẩm lạ lùng, nhiều bộ phim bạo lực và pervert đến thế (các bộ phim như Audition, Ichi the Killer, Visitor Q hay Battle Royale là những ví dụ). Cũng chẳng có nước nào mà các hình ảnh khiêu dâm trẻ em hay bạo lực trẻ em lại xuất hiện nhiều và công khai trên các truyện tranh và phim hoạt hình như thế.
Bộ phim Battle Royale là một thí dụ. Phim dựa theo một tiểu thuyết cùng tên kể về một đám học sinh cấp 2 bị chính quyền đưa ra một đảo hoang và bị bắt phải giết lẫn nhau chỉ để sống sót một người duy nhất. Trong phim có khá nhiều cảnh bạo lực khá hãi hùng. Thực ra mà nói thì phim này là một phim hay, ý tưởng sáng tạo, và đặt ra nhiều vấn đề như bản chất của con người, sự lựa chọn trong hoàn cảnh phải đối mặt giữa sống và chết, những hiểm họa và cách khủng bố của một nhà nước cảnh sát...Nhưng nội dung và nhiều liên tưởng ở trong phim rất bạo lực và tôi tin là có ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý của thanh thiếu niên Nhật Bản.
Tháng 6 năm 2004, một vụ giết người xảy ra trong giờ ăn trưa ở một trường tiểu học ở Nhật Bản. Một cô bé 11 tuổi giết bạn cùng lớp 12 tuổi bằng cách cắt cổ bạn mình với một con dao dọc giấy. Cô bé này kể rằng đã bắt chước cách giết người đó trên một show truyền hình. Và bộ phim yêu thích nhất của cô bé đó là phim Battle Royale khi bọn trẻ con phải giết chết nhau, kể cả những bạn bè thân thiết nhất, để được quyền sống. Nguyên nhân trực tiếp của vụ giết người này thì do những cãi cọ, nói xấu nhau trên Internet của hai đứa trẻ học chung một lớp này- như thể giao tiếp trên thế giới ảo của con người ngày càng lấn chìm những tiếp xúc trong thế giới thực.
Điều đáng nói là sau đó, kẻ sát nhân nhỏ tuổi này trở thành một Internet celebrity, dù chỉ được biết đến với cái tên Girl A trong các tài liệu pháp lý (làm liên tưởng tới các nhân vật Girl #1, Boy #2... trong phim Battle Royale) hay Nevada-tan (do một bức ảnh của hung thủ nhí này là hình cô ta mặc chiếc áo phông có chữ Nevada ở trước ngực).
Rất nhiều trang web Nhật Bản với rất nhiều fan đua nhau đưa hình ảnh Nevada-tan lên các đoạn phim shock flash, các tranh vẽ manga, hay các đoạn phim hoạt hình mô tả cách giết chóc này. Còn có nhiều fan club của Nevada-tan xuất hiện trên các cộng đồng Internet mà đối tượng tham dự chủ yếu là các thiếu niên nam nữ. Các áo phông in chữ Nevada của University of Nevada trở thành sản phẩm bán rất chạy trong các cửa hàng ở Nhật Bản. Mặc dù những việc này không có nghĩa là hành động của Nevada-tan được tán đồng nhưng nó cho thấy những ám ảnh bạo lực trong xã hội Nhật Bản, nhất là trong những người trẻ tuổi, ở mức đáng báo động, thậm chí có lẽ là bệnh hoạn.
Và có lẽ trên thế giới này, chẳng ai có thể hiểu được người Nhật, ngoài chính người Nhật (nếu như họ có thể hiểu được chính mình).
Nhưng tôi vẫn thắc mắc: không hiểu những người làm phim Battle Royale, họ có cảm thấy áy náy lương tâm không khi nghe tin tác phẩm của họ là một nguồn cảm hứng, dù chỉ là phần nào đi chăng nữa, cho hành động dẫn tới cái chết của một đứa trẻ và biến một đứa trẻ khác trở thành kẻ sát nhân.
Hình ảnh trên lấy từ một website dành cho rất nhiều tranh vẽ về Nevada-tan của các fan.
Thursday, July 13, 2006
The Rise And Fall Of The Third Reich
The best history book I have read so far.
The book is monumental with over 1100 pages but it seems interesting in every page. Honestly, I haven't finished it, only at page 200th something but I think this is one of the few books that big that I could finish. I hope to finish it during this summer. It's informative, insightful, passionate yet fair, accessible, comprehensive, shocking, interesting, entertaining and almost like a novel. If you want to read one book about World War II or Nazy Germany, this is the definite one. If you want to understand how average decent men and women could be disastrously morally corrupted and how a great nation could commit such terrible crimes, this book should be your choice.
I picked it up by chance from my mostly unread bookself and have been totally absorbed by it.
Link at Amazon
Wednesday, July 12, 2006
Sex
Đặt đầu đề cho câu khách thôi. ;)
Lỗ hổng giáo dục giới tính (BBC)
"Báo trong nước và truyền thông nước ngoài hôm nay trích các số liệu của Bộ Y tế Việt Nam nói rằng có tới một phần năm thiếu nữ Việt Nam đã nạo thai trước hôn nhân.
Dù các chương trình giáo dục tình dục và giới tính mà Việt Nam gọi là ‘sức khoẻ sinh sản’, đã liên tục được mở rộng nhưng phần nhiều vẫn tập trung vào mục tiêu ngăn ngừa HIV/Aids lây lan mà thiếu phần giáo dục về kỹ năng quan hệ nam nữ.
Chính vì thế, vẫn theo truyền thông Việt Nam, chỉ một bệnh viện chuyên ngành tại Hà Nội nhận trung bình một ngày tới 30 ca nạo phá thai.
Cũng các nguồn tin đó nói 20% thanh thiếu niên tuổi từ 15-20 tại Hà Nội có quan hệ tình dục trước hôn nhân.
Bà Lê Thị Minh Châu từ Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc tại Hà Nội nói với đài BBC rằng dự án “Kỹ năng sống” của Unicef tập trung giáo dục giới tính mang tính phòng ngừa.
Theo bà, dự án này đang được thực hiện ở 10 tỉnh thành phố với ước tính hơn 100 nghìn thiếu niên tham gia.
Tuy thế, dự án không có phần hỗ trợ cho các em gái sau khi đã mang thai ngoài ý muốn.
'Có nhận thức nhưng thiếu kỹ năng'
Bà Châu cũng cho biết một thực tế tại Việt Nam hiện nay là có sự thay đổi mạnh trong tâm lý giới trẻ về tình dục, trong khi người lớn vẫn có ý nghĩ gò bó, bưng bít hoặc né tránh khi phải nói chuyện với giới trẻ về đề tài này.
Trích dẫn kết quả “Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên” do Việt Nam và các cơ quan quốc tế hợp tác thực hiện, bà Lê Thị Minh Châu nói rằng có từ 25-35% thanh thiếu niên Việt Nam khi được hỏi đã coi quan hệ tình dục trước hôn nhân là chấp nhận được.
Đây là một thay đổi mạnh trong cách nhìn nhận đề tài vốn bị coi là cấm kỵ với nhiều người thuộc các thế hệ trước.
Vẫn theo bà Lê Thị Minh Châu, dù một phần đông giới trẻ khi được hỏi về các biện pháp an toàn tình dục đều trả lời được câu hỏi nhưng cũng một số đông như vậy không biết cụ thể các cách sử dụng bao cao su, hoặc với nữ là đa số không biết thời điểm thụ thai trong chu kỳ kinh nguyệt là lúc nào.
Nay câu hỏi là ở chỗ cần làm gì để giúp giới trẻ, nhất là các thiếu nữ, có được thông tin, kiến thức và kỹ năng khi họ có quan hệ tình dục."
Một số số liệu khác:
The Piper at the Gates of Dawn
Album The Piper at the Gates of Dawn, album đầu tiên của Pink Floyd trong thời kỳ Syd Barrett đóng vai trò lãnh đạo nhóm. Album này là điển hình của psychedelic rock, nghe rất khác các album sau này của Pink Floyd. Cá nhân thì tớ không thích album này bằng các album về sau của Pink Floyd như Wish you were here, Dark side of the Moon, The Wall, The Division Bell có âm nhạc trầm lắng, hài hòa và lyrics sâu sắc hơn. Nhưng nếu muốn nghe về một Pink Floyd khác, mới mẻ, sáng tạo, trẻ trung đang trong quá trình tìm tòi và đột phá thì nên nghe album này. Tất nhiên, lúc nào phê thuốc thì nghe album này chắc cũng sẽ hợp hơn . Từ cover image cho đến các bài hát đều chứa các ngụ ý về những ảo giác tâm lý, có thể do dùng LSD mang lại. Nhạc trong album này ấm nóng, và nói thế nào nhỉ, rất psychedelic.Và mơ hồ trong tiếng nhạc chát chúa thiếu hòa hợp ở nhiều bài trong album này như báo hiệu một cái gì đó bất ổn, thậm chí cuồng loạn của tâm thần, những thứ sau này thể hiện ra trong đời sống của Syd và kết thúc sớm sự nghiệp mới chớm nở của ông.
So sánh các album của Pink Floyd trong các giai đoạn thì có thể thấy rõ cá tính của ba người để lại dấu ấn trong các album đa dạng và sáng tạo của Pink Floyd: Syd đột phá, hoang tưởng, phá cách. Rogers trầm lắng, suy tư, hoài nghi, dark. David cân bằng, trong sáng, gần như là dịu dàng.
Shine On You Crazy Diamond
Syd Barrett - thành viên sáng lập Pink Floyd qua đời
"TTO - Syd Barrett, đồng sáng lập viên nhóm rock trứ danh Pink-Floyd vừa qua đời ở tuổi 60, sau một thời gian dài cuối đời sống mai danh ẩn tích."
Album Wish you were here cuả Pink Floyd cũng là album để tribute Syd trước đây, và là một trong những album nổi tiếng nhất của nhạc Rock với hai bài hát bất hủ Wish you were here và Shine on you crazy diamond, có thể là hai bài hát hay nhất của Pink Floyd. Bài thứ hai Shine on you crazy diamond, là để dành riêng cho Syd Barret, người được ví như một crazy diamond. Bài thứ nhất Wish you were here thì như niềm nuối tiếc một người bạn, một vị cựu thủ lĩnh đã không còn minh mẫn để chia sẻ vui buồn và vinh quang với các thành viên khác trong ban nhạc.
Remember when you were young, you shone like the sun.
Shine on you crazy diamond.
Now there's a look in your eyes, like black holes in the sky.
Shine on you crazy diamond.
You were caught on the crossfire of childhood and stardom,
blown on the steel breeze.
Come on you target for faraway laughter,
come on you stranger, you legend, you martyr, and shine!
You reached for the secret too soon, you cried for the moon.
Shine on you crazy diamond.
Threatened by shadows at night, and exposed in the light.
Shine on you crazy diamond.
Well you wore out your welcome with random precision,
rode on the steel breeze.
Come on you raver, you seer of visions,
come on you painter, you piper, you prisoner, and shine
Nobody knows where you are, how near or how far.
Shine on you crazy diamond.
Pile on many more layers and I'll be joining you there.
Shine on you crazy diamond.
And we'll bask in the shadow of yesterday's triumph,
sail on the steel breeze.
Come on you boy child, you winner and loser,
come on you miner for truth and delusion, and shine
Monday, July 10, 2006
The Legend of Johnny Cash
Album Legend của Johnny Cash, một trong những giọng ca nhạc Country nổi tiếng nhất.
Nhạc của Johnny Cash khá đa dạng, bên cạnh chất country còn có thể thấy ảnh hưởng của nhạc rock & roll và blues.
Nghe bài Ring of Fire do Johnny Cash và June Carter Cash hát
Ring of Fire- June Carter Cash
Xem video Hurt của Johnny Cash hát về người vợ của mình, June Carter Cash, cũng là một giọng ca country nổi tiếng, sau khi bà qua đời. Video clip này xem rất cảm động, giọng ông già Johnny Cash run rẩy, đôi mắt xa xăm như thuộc về một thế giới nào khác, khi hát về người tình già đầu gối tay ấp mấy chục năm với mình giờ đã đi xa, bỏ lại ông một mình.
"You are someone else
I am still right here
what have I become?
my sweetest friend.
Everyone I know
goes away in the end
and you could have it all
my empire of dirt"
Chưa đầy 4 tháng sau khi June Carter Cash mất, Johnny Cash cũng đi theo bà, như lời ông hát "And you could have it all, my empire of dirt".
I hurt myself today
To see if I still feel
I focus on the pain
The only thing that's real
The needle tears a hole
The old familiar sting
Try to kill it all away
But I remember everything
[Chorus:]
What have I become
My sweetest friend
Everyone I know goes away
In the end
And you could have it all
My empire of dirt
I will let you down
I will make you hurt
I wear this crown of thorns
Upon my liar's chair
Full of broken thoughts
I cannot repair
Beneath the stains of time
The feelings disappear
You are someone else
I am still right here
[Chorus:]
What have I become
My sweetest friend
Everyone I know goes away
In the end
And you could have it all
My empire of dirt
I will let you down
I will make you hurt
If I could start again
A million miles away
I would keep myself
I would find a way
Đôi uyên ương nhạc Country: Johnny- June Carter khi còn trẻ (mới thay lại ảnh cho đúng ;) )
Entry for July 10, 2006
Thế nào là empty?
Empty là khi thấy cần viết cái gì đó vào blog mà chẳng biết viết gì.
Empty là như bây giờ, buồn ngủ mà chẳng muốn ngủ, là thức tới 4-5 h sáng chẳng để làm một cái gì cả, là cứ download nhạc và phim mà chẳng biết để đến bao giờ mới xem và nghe, là nhiều tuần liền không kết thúc được một cuốn sách nào vì cứ đọc dở cuốn này lại nhảy sang đọc cuốn khác.
Empty là khi thấy thời gian đi quá nhanh, đã hết nửa mùa hè mà mình cũng chưa làm được cái gì đáng kể.
Thôi, nói chuyện empty chán chết. Thử xem cuối tuần vừa rồi làm được những gì
Ngoài việc xem World Cup (với trận chung kết ngớ ngẩn và những hành động ngớ ngẩn, may có món bún chả bù lại) thì hình như toàn là xem phim: xem được các phim Apocalypse Now, Serenity, Caché (Pháp), Joint Security Area (Hàn Quốc) và Pirates of the Caribeans II.
Thất vọng với Pirates II, nhất là với hành động cuối phim của nàng Keira Knightley. Thế mới biết phụ nữ một khi đã ra tay là có thể rất nhẫn tâm. Phần II này nói chung không có gì đặc biệt ngoài cốt truyện rối rắm, xa dần một bộ phim Disney cho family để thành một phim fantasy với cốt truyện phức tạp, và tồn tại hầu như chỉ để là khúc đệm cho phần 3 sẽ ra trong năm tới, được hứa hẹn sẽ là một epic hoành tráng. Tóm lại là Pirates đang đi từ một Harry Potter tới một Lord of the Rings (tồi), không còn những cái niceties và humor nhẹ nhàng như phần I mà là một mớ lộn xộn và nhiều thứ được tăng liều lượng đến mức thành lố lăng. Chưa kể nhiều cảnh trong phần này còn kinh kinh, không thích hợp lắm cho trẻ em. Anh Johnny Depp tập này overact, uốn éo kinh quá thành ra có dư luận trên Net đang đồn đại là nhân vật thuyền trưởng Jack Sparrow của anh là gay :D. Đáng ngạc nhiên là trên IMDB, phim này vẫn được 7.8. Mình thì chỉ cho nó 6.3 là cùng (chủ yếu nhờ một số cảnh khá fanciful).
Caché là một bộ phim rất đáng xem, mặc dù nó chậm rãi, có thể làm loãng sự chú ý của người xem. Nhưng nói chung là một bộ phim rất ấn tượng về cả ý tưởng, diễn xuất và hình ảnh, cách quay phim. Cũng nhờ xem phim này mà mình biết thêm chi tiết ngoài lề về cuộc thảm sát Paris năm 1961 khi có từ 50-200 người biểu tình Algeria (số liệu tùy nguồn) bị cảnh sát bắn chết và không có bất kỳ ai chịu trách nhiệm gì trong việc này.
Apocalypse Now thì nổi tiếng rồi, được nhiều người đánh giá là phim hay nhất về chiến tranh Việt Nam (nhưng mình thích Full Metal Jacket hơn). Sự tàn khốc, phi nhân tính hóa con người của chiến tranh được khắc họa rõ nhất trong phim này, tương tự như FMJ nhưng có phần dark, dữ dội và không mỉa mai như trong FMJ. Phim này cũng có nhiều hình ảnh khá sốc, dữ dội hơn những phim chiến tranh khác mình từng xem.
Serenity cũng là một phim Science Fiction hay, theo phong cách Star Wars nhưng kết hợp nhiều yếu tố của phim Western. Nhưng nói chung mình không thích lắm vì nó cũng chẳng có ý tưởng gì mới mẻ, mặc dù khi xem thì cũng khá thích mắt, nói chung là một phim giải trí hay.
Joint Security Area là một phim từng khá nổi của Hàn Quốc nhưng cũng bình thường để có thể để lại một cái gì đó lâu lâu. Nội dung chỉ để bảo là con người Bắc Hàn với con người Nam Hàn giống nhau nhiều hơn là khác nhau. Và trong những hoàn cảnh nhất định, những người vẫn từng xem nhau là bạn có thế giết nhau một cách lạnh lùng nhất (nhưng lại không thể sống trong sự chấp nhận thực tế đó).
Ơ, cuối cùng thì cái post ngớ ngẩn này cũng dài phết.
Wednesday, July 05, 2006
Trịnh Lữ- Chỉ cần là sự thật
Sắp tới đây tiểu thuyết Rừng Na-uy của nhà văn Nhật Haruki Murakami (bản dịch mới của Trịch Lữ) cũng sẽ được ra mắt bạn đọc. Nhà báo Phong Điệp đã có cuộc trò chuyện với dịch giả Trịnh Lữ. của nhà văn Brazil Moacyr Scliar;
Trịnh Lữ: Chị có thể cho một ví dụ cụ thể được không?
Phong Điệp: Vâng, cuốn Chuyện của thiên tài của Nguyễn Thế Hoàng Linh chẳng hạn. Đây là một cuốn - theo ý kiến của nhiều người – được cho là viết khá rắc rối cả về văn phong lẫn ý tưởng. Tác phẩm đã đoạt giải thưởng năm 2005 của Hội Nhà văn Hà Nội, được giới thiệu trên chương trình “Mỗi ngày một cuốn sách” của VTV. Và đến năm nay, cuốn sách đã được tái bản.
Trịnh Lữ: Tôi nghĩ Chuyện của thiên tài không phải là tác phẩm “làm văn làm dáng”. Khác với phần lớn các tác phẩm hiện nay, nó trung thực trong cách nghĩ và diễn ngôn. Nó rắc rối về cả văn phong lẫn ý tưởng, vì nó là chứng nhân khá hùng hồn cho một thế hệ đang chưa có ý tưởng gì rõ rệt và chưa có giọng nói gì khúc chiết về chính bản thân mình trong hoàn cảnh rối ren về giá trị trong xã hội hiện nay. Tôi nghĩ giải thưởng cho cuốn sách là thiên về giá trị chứng nhân tức thời ấy, và đã gây nhiều tranh cãi, và nhiều người tìm đọc nó cũng là vì muốn xem nó ra sao. Cái chiều thời gian trong khái niệm “thịnh hành” cũng ngắn ngủi thôi, nên “thịnh hành” không có nghĩa là giá trị văn chương của một tác phẩm đã được khẳng định. Nhân vật Nagasawa trong Rừng Na-uy chỉ đọc những tác phẩm của các tác giả chết đã được 30 năm, vì anh ta không muốn mất thì giờ đọc những gì chưa được thời gian khẳng định.
Phong Điệp: Ông có nói rằng: Rừng Na-uy không lãng mạn. Song nói như thế liệu có thật sự thoả đáng chưa khi chúng ta đã được chứng kiến câu chuyện tình của Toru Wantanabe và Naoko, và từ lúc nào chúng ta cũng “nhập cuộc” vào sự chờ đợi của anh chàng Toru, cũng thấy phập phồng khi Toru đến viện điều dưỡng Ami để gặp Naoko...
Trịnh Lữ: Tôi nói Rừng Na-uy không phải là tiểu thuyết lãng mạn, vì nó không có những phẩm chất của một “romance”. Tiểu thuyết lôi cuốn được người đọc vào những diễn biến tư tưởng và tình cảm của các nhân vật không có nghĩa là một tiểu thuyết lãng mạn. Chuyện tình không có nghĩa là một chuyện lãng mạn. Chất lãng mạn trong nghệ thuật nói chung và văn chương nói riêng bao giờ cũng bao hàm những yếu tố lí tưởng hoá tình cảm, coi trọng cảm xúc hơn lí tính. Rừng Na-uy không hề có những yếu tố ấy.
Phong Điệp: Ông viết: “Đọc Rừng Na-uy, tôi chợt nhớ ra rằng hình như mình đã chỉ quen lừa mị bản thân mình, lừa mị người khác, để bôi trơn mọi mối quan hệ xã hội vốn chỉ xoay quanh và bị chi phối bởi tiền bạc, quyền lợi, danh vọng”... và không “thực sự dám nhìn nhận những khuyết điểm méo mó của mình, hay có ý thức công nhận chúng và biết vui với chúng, cũng như công nhận và vui với những khiếm khuyết của mọi người”. Những thói quen lừa mị bản thân và mọi người trong mỗi chúng ta ấy, liệu có thể “đổ lỗi” đó là sản phẩm của cuộc sống hiện đại?
Trịnh Lữ: Có thể có, mà cũng có thể không. Trong Rừng Na-uy, Toru và Naoko, lớn lên trong một xã hội hiện đại, đã nhận ra và kinh tởm những thói quen lừa mị để sống còn ấy của xã hội, và họ đều dũng cảm tránh xa chúng để được trung thực với chính mình, thậm chí chọn cái chết để được chung thuỷ với những xác tín của bản thân. Nhưng nhân vật Nagasawa thì lại khác: anh này biết rõ những thói lừa mị ấy của xã hội, hết sức khinh bỉ chúng, nhưng lại cương quyết khai thác chúng để đạt được mục đích chinh phục xã hội bằng quyền lực của mình. Tôi nghĩ rằng con người làm nên xã hội, và không thể đổ lỗi cho xã hội vì những thói tật của chính mình.
Phong Điệp: Ông vừa nhắc đến ý: những nhân vật chính trong Rừng Na-uy đã dũng cảm tránh xa những thói quen lừa mị tồn tại nhan nhản trong xã hội để được trung thực với chính mình, thậm chí
chọn cái chết để được chung thuỷ với những xác tín của bản thân. Tất nhiên, trong Rừng Na-uy, ta còn gặp nhiều nhân vật với những cá tính khác nhau nữa. Điểu chung nổi bật nhất là họ đang trong lứa tuổi thanh niên 18-20, đang ở sự lựa chọn con đường đi cho cuộc đời mình. Tôi muốn dừng lại ở đây một chút. Vâng không cần phải nhấn mạnh thì ai cũng đều biết rằng ý nghĩ thời trẻ tuổi vô cùng quan trọng đối với một đời người. Ông có thể tâm sự một chút về hai chữ Tuổi Trẻ? Tuổi Trẻ dễ cực đoan? Thường hiếu thắng? Tuổi Trẻ hay vấp ngã? Và...
Trịnh Lữ: Chị nói đúng, Tuổi Trẻ có hết những thuộc tính mà chị vừa nói, và tôi muốn thêm nữa là Tuổi Trẻ rất thèm có thần tượng, vớ vẩn cũng được, và nếu không có thì thường tôn thờ luôn chính bản thân mình. Tuổi Trẻ còn rất hay lí tưởng hoá. Cho nên Tuổi Trẻ thường trở thành nạn nhân của chính những thần tượng và lí tưởng của mình. Cái bí nhiệm của cuộc đời là ở chỗ Tuổi Trẻ bắt buộc phải trải nghiệm những đau đớn nạn nhân ấy để tự mình lớn thoát khỏi chính mình và trưởng thành. Tuổi Trẻ có quyền lựa chọn và được bình đẳng về cơ hội bao giờ cũng trưởng thành và đàng hoàng hơn.
Phong Điệp: Ý thức đè nén tất cả những gì gọi là tự nhiên và cao cả của chính mình liệu có phải là một trong những lý do khiến văn học ta lâu nay thường kiêng kị khi đề cập đến yếu tố/ đề tài sex?
Trịnh Lữ: Có cần đưa cái cao cả vào đây không? Có cá nhân nào cao cả tự thân nó được không? Sex có cao cả không? Nhưng chắc chắn sex là tự nhiên, một động lực tự nhiên nhằm duy trì nòi giống. Vậy mình cứ nói chuyện “tự nhiên” xem sao đã.
Tôi nghĩ tâm lí không dám diễn ngôn những cảm xúc và ý nghĩ tự nhiên của chính mình không phải là một ý thức, mà là sản phẩm của sợ hãi. Đó là một thứ phản xạ có điều kiện. Hễ cứ nói ra là bị đòn bị mắng, thì ai dám nói nữa. Lâu dần, cái phản xạ có điều kiện ấy trở thành phản xạ vô điều kiện, nghĩa là dù có không ai đánh mắng gì nữa thì mình cũng chẳng dám nói những chuyện ấy ra làm gì. Vốn thích, mà lại không dám nói ra mãi, thì khó chịu lắm, không thể chịu được, bèn phải quay sang coi những chuyện ấy là vớ vẩn, xấu xa, không đáng nói đến. Tâm lí học gọi đây là cơ chế tự bảo vệ để cá thể có thể lập lại thăng bằng tâm lí và tiếp tục sinh tồn.
Như vậy, tôi nghĩ rằng sợ hãi mới là nguyên nhân của hiện tượng coi sex là cấm kị trong văn chương. Mà thực ra làm gì có ý thức coi sex là cấm kị trong xã hội của ta hiện nay đâu. Nhà nghỉ, karaoke, massage, và các dịch vụ sex trá hình khác nhìn đâu chẳng thấy. MTV chiếu 24 giờ một ngày ngay trên hệ truyền hình của nhà nước, với biết bao nhiêu nội dung và hình ảnh kích dục đến mức man rợ. Ngoại tình là một món trang sức được xã hội mặc nhiên chấp nhận. Nhưng chỉ có sex trong văn chương là bị trừng phạt lập tức mà thôi, tại sao vậy?
Phong Điệp: Liệu có phải sự tác động/ ảnh hưởng của văn chương đến xã hội mạnh mẽ hơn chăng? Và theo như cách gọi của bên lý luận, là bởi những “sứ mạng” của văn chương nên buộc phải có những đòi hỏi/yêu cầu khắt khe hơn đối với loại hình này? Ông nghĩ sao?
Trịnh Lữ: Chị muốn nói rằng sex trong sách đáng sợ hơn là sex ngoài đời sao? Rằng thà để cho con gái mình, em gái mình, vợ mình, nghĩa là đàn bà phải bán mình chứ không thể để ai viết về chuyện tại sao lại có chuyện như vậy hay sao? Ngày đi học, chúng tôi được dạy rằng Vũ Trọng Phụng đã vạch trần được những cái xấu xa suy đồi của chế độ cũ qua những câu chuyện từng bị coi là dâm thư của ông. Vậy văn chương ngày xưa thì có sứ mạng tố cáo và vạch trần sự thật để cảnh tỉnh xã hội, còn ngày nay thì “bên phê bình” không giao cho nó cái sứ mạng ấy nữa phải không? Nói như vậy chẳng khác gì coi văn chương chỉ là món vũ khí tuyên truyền chính trị đơn thuần và nhất thời, chứ không phải là một nghệ thuật nhân văn tự thân, không bao giờ thuộc quyền chỉ đạo của ai hết ngoài lương tri của cá nhân người cầm bút và do vậy mà luôn luôn là chứng nhân của cuộc sống, là tiếng nói của lương tri con người tự do luôn đứng về phía lẽ phải và sự thật. Tôi không thể tin được chuyện có một “bên phê bình” nào như thế ở ta hoặc ở bất kì đâu.
Phong Điệp: Tôi không có ý nói sex trong sách đáng sợ hơn là ngoài đời, mà vấn đề là ở chỗ: văn chương không đơn giản chỉ là việc sao chép cuộc sống, nó phải làm được điều ý nghĩa hơn thế. Bởi vậy người ta đặt vào đó những sự kỳ vọng, cũng như những đòi hỏi/yêu cầu khắt khe. Bởi vậy những tác phẩm như của Vũ Trọng Phụng dù có bị coi là dâm thư bởi những quan niệm ấu trĩ của một thời song như ông đã thấy, nó đã và vẫn sẽ rất cần trong nền văn học của chúng ta. Và thiết nghĩ sẽ chẳng thể tồn tại một “bên phê bình” nào đứng trên, “giao sứ mạng” cho văn học được.
Trịnh Lữ: Vâng, điều chị vừa nói chẳng mâu thuẫn gì với điều tôi đã nói trước đấy.
Phong Điệp: Hiện nay, sự cởi mở lại có vẻ làm cho những tác phẩm có yếu tố/ đề tài sex “bùng nổ”? Bằng chứng là nhiều tác giả của Việt Nam mạnh dạn hơn khi đề cập đến yếu tố/ đề tài này trong tác phẩm của mình. Bên cạnh đó một loạt những tác phẩm văn học thuộc “dòng ling lei” của Trung Quốc xuất bản ồ ạt ở Việt Nam. Quan điểm của ông?
Trịnh Lữ: Tôi chưa thấy có cởi mở gì nhiều, vì mấy nhà văn trẻ vừa mới viết về sex một cái là đã bị mắng ngay, và các biên tập viên xuất bản hiện nay vẫn còn cương quyết thay “cặp vú” bằng “bộ ngực”, luật pháp lại còn đang định cấm tất cả những cảnh khoả thân trong phim ảnh nữa. Mạc Ngôn viết Mông to vú lớn thì sang ta phải thành ra Báu vật của đời, thật là khác nhau hẳn về ý nghĩa và giọng điệu.
Những cây bút trẻ, vì chưa phải trải qua những kinh nghiệm bị đánh mắng của các thế hệ nhà văn già, nên mới chưa bị sợ hãi, và mới dám diễn ngôn những cái tự nhiên của mình, trong đó có sex. Trong khi đó, thế hệ già hơn, vốn đã sống sót qua cái phản-xạ-có-điều-kiện-biến-thành-phản-xạ-không-điều-kiện kia và đã quen với ý nghĩ “không thèm nói đến sex”, hoặc “sex thì cũng ph
ải cho cao thượng, có nghĩa lí một chút”, cũng vẫn chưa thể tự mình thoát khỏi quá khứ để hồ hởi hoan nghênh sự “không sợ hãi” của lớp trẻ. Cũng có thể nói rằng xã hội hiện nay đã mở hơn xưa, nhưng mà không phải là do “cởi”, mà là do cuộc sống tự nó làm bung dần các nút trói mà thôi.
Nhân tiện tôi cũng muốn nói thêm rằng phần lớn các đại văn hào của thế giới đều cho ra đời các kiệt tác của họ khi còn rất trẻ. Tôi thấy cách ta nhìn nhận các nhà văn thành lớp trẻ với lớp già là vẫn còn rơi rớt tinh thần ông Lí ông Bá trong làng xã phong kiến ngày xưa.
Phong Điệp: Có người lý giải rằng: văn chương cũng như cuộc sống. Anh có thể viết/đề cập đến mọi điều. Kể cả sex. Tại sao không? Vấn đề là ở chỗ: anh dùng/nói đến sex để hướng đến điều gì? Đây là thước đo để đánh giá tài và “tầm” của người cầm bút.
Trịnh Lữ: Tôi cũng nghĩ như vậy, nhưng phải nói rõ thêm một tí. Mọi chuyện ở đời này, cái hay của chúng là ở chỗ mình có vỡ lẽ được gì ở chúng không. Cho nên kể lể dông dài đến mấy, người nghe vẫn chỉ muốn hỏi một câu: “OK, so what?”, nghĩa là được rồi, nhưng mà thế thì sao? Cái vỡ lẽ ấy không phải lúc nào cũng phải là “tích cực”. Nó có thể rất “tiêu cực”, theo nghĩa nó lột trần mọi cái xấu xa không thể chấp nhận được của một phương diện nào đó của cuộc sống. Nói “hướng đến điều gì” là hoàn toàn đúng, mà theo tôi, điều ấy chỉ cần là sự thật – sự thật muôn mặt của chính cuộc đời chúng ta. Khi một tác phẩm văn học làm hiển lộ được một sự thật cho mọi người gọi được tên và nhận diện được nó, đấy là thước đo về tài và tầm của người cầm bút. Mà tích cực với tiêu cực thực ra là hai khái niệm không thể tách rời nhau, mà luôn hoán vị được cho nhau. Làm cho người đọc phải kinh tởm một chuyện gì đó, cho dù chẳng cần phải đưa ra hướng giải quyết gì, cũng đã có tác dụng tích cực rồi.
Phong Điệp: Ông cho rằng: Rừng Na-uy là cuốn tiểu thuyết bắt người đọc phải nhận thức được sự ngu xuẩn của mọi thứ dâm tính trong thị trường văn chương, phim ảnh và chính trong ý nghĩ của con người. Vậy theo ông cái gọi là “dâm tính” ấy có thể phân định như thế nào? Sách thế nào thì gọi là “dâm thư”?
Trịnh Lữ: Hãy nói sách nào không phải là “dâm thư” đã nhé: Sách giáo dục giới tính hoặc hướng dẫn những hành vi tình dục nhằm xây đắp hạnh phúc lứa đôi không phải là dâm thư. Sách giúp người đọc hiểu thêm những chiều kích của tính dục và chức năng của chúng trong quá trình phát triển nhân cách không phải là dâm thư. Sách viết về sự thật của những điều vẫn bị thông lệ xã hội coi là cấm kị không phải là dâm thư. Sách viết về những vấn nạn bình đẳng giới trong lĩnh vực tính dục và áp chế phụ nữ không phải là dâm thư. Sách viết về thực trạng mua bán dâm của xã hội không phải là dâm thư. Truyện Kiều không phải là dâm thư. Thơ Hồ Xuân Hương không phải là dâm thư. Sách gọi bầu vú của một người đàn bà là bầu vú không phải là dâm thư.
Vậy “dâm thư” có vẻ chỉ là sách kích dục đơn thuần không có giá trị văn chương và nhân bản nào.
Còn về “dâm tính”, tôi nghĩ bản thân khái niệm này không có giá trị xấu tốt nào. Nhân loại không có “dâm tính” thì sinh sôi nẩy nở làm sao được? Nhưng khi chúng ta biến “dâm tính” thành hàng hoá, thành vũ khí để lợi dụng và áp chế lẫn nhau, lập tức nó có ngay những giá trị xấu tốt này kia, và nơi này thì nó là “đồi truỵ”, nơi khác thì nó thành “cấm kị”, và cái “dâm tính” bản nhiên vô tội của chúng ta sẽ trở thành một thứ thuộc tính tâm lí rất ngu xuẩn. Những nhân vật trong Rừng Na-uy trải qua những đấu tranh nội tâm khốc liệt vì họ không muốn trở thành nạn nhân của tâm lí ngu xuẩn này.
Phong Điệp: Chính Rừng Na-uy cũng đã có lúc bị nghi ngại là dâm thư. Nó đã từng được xuất bản ở Việt Nam, nhưng sau đó lại bị thu hồi. Đến thời điểm này, cuốn sách mới lại được phép in ấn. Ông nghĩ sao về chuyện này?
Trịnh Lữ: Tôi tin rằng bất kì ai có một lương tri lành mạnh và trong đời đã từng đọc hết trọn vẹn và yêu thích một cuốn sách đều sẽ yêu mến trân trọng Rừng Na-uy. Và ai đã từng sa ngã vì các loại “dâm thư” mà chưa đánh mất nhân tính, khi đọc Rừng Na-uy sẽ bừng tỉnh và biết chán tất cả những gì đã từng làm mình sa ngã.
Cấm đoán nào cũng xuất phát từ sợ hãi. Và sợ hãi nào cũng xuất phát từ cái mà nhà Phật gọi là “vô minh”, nôm na nghĩa là chưa biết, chưa hiểu. Xã hội ta đang trên đường hội nhập thế giới, lĩnh vực nào cũng đang biến chuyển rất nhanh, cái chưa biết chưa hiểu của năm ngoái thì năm nay đã thành kiến thức phổ cập, và tôi tin rằng nỗi sợ hãi vì “vô minh” kia đã không còn nữa trong lĩnh vực “kiểm soát nội dung sách” trên cả nước, cho nên Rừng Na-uy mới lại có cơ hội đến với người đọc Việt Nam. Lần này, tôi dịch từ bản tiếng Anh của Jay Rubin, là bản chính thức được Murakami cho phép xuất bản ở ngoài nước Nhật. Bản lần trước là dịch từ bản tiếng Anh của Alfred Birnbaum, vốn chỉ để phát hành phục vụ sinh viên học tiếng Anh trong nước Nhật mà thôi.
Phong Điệp: Chức năng lớn nhất của một tác phẩm văn chương – theo ông – là gì?
Trịnh Lữ: Trong Kinh Thánh, cuốn sách được nhiều người đọc nhất trong lịch sử nhân loại, thế giới đã được tạo nên khi Đức Chúa Trời phân định cõi hỗn mang thành sáng tối rồi đặt tên sáng là ngày và tối là đêm, rồi Ngài tiếp tục phân định và đặt tên trời, đất, biển, và muôn loài sống trên đất, bay trên trời, bơi dưới nước... và đến ngày thứ sáu thì tạo ra người nam và người nữ rồi phán rằng “hãy sinh sản, thêm nhiều, làm cho đầy rẫy đất...” Tức là cho con người tính dục – sex, cái động lực sinh tồn nguyên uỷ của loài người.
Khi bàn về chức năng và sức mạnh của văn chương, Salman Rushdie có viết 4 chữ như sau: “Writing names the world.” Nghĩa là văn chương, cái việc viết văn, đã khiến cho thế giới này có tên gọi. Không biết Rushdie có nghĩ đến đoạn mở đầu trong Sáng thế ký tôi vừa nhắc đến hay không?
Còn việc văn chương có sứ mạng “làm cho sự thật được hiển lộ và công nhận” thì nhiều ng
ười nói lắm rồi.
Chao ôi, cái việc mà cụ Nguyễn Du coi là “mua vui cũng được một vài trống canh” ấy mà to tát quan trọng như vậy sao?
Phong Điệp: Trong khi nhiều người hồ hởi, hào hứng để được tham dự vào việc “mua vui cũng được một vài trống canh” ấy thì cũng không thiếu những người biết kinh sợ...
Trịnh Lữ: Tôi đã có nói đến phản xạ có điều kiện và không có điều kiện. Mà văn chương thì cũng dăm bẩy đường văn chương. Nếu chỉ mua vui đơn thuần thì việc gì mà sợ. Còn nếu muốn làm cho sự thật được hiển lộ, muốn làm cho thế giới có tên gọi, thì hễ đã sợ là khó lắm, vì sự thật bao giờ cũng đáng sợ, và đặt tên là công việc nguy hiểm và nhiều hệ luỵ nhất.
Phong Điệp: Trong công việc dịch thuật, ông làm việc theo “đơn đặt hàng” hay...?
Trịnh Lữ: Cũng có cuốn do đặt hàng, còn phần lớn là do tôi đề nghị, nhưng tôi không làm những gì mình không thấy thích.
Phong Điệp: Điều hấp dẫn ông nhất khi ngồi trước một tác phẩm cần phải chuyển ngữ là gì?
Trịnh Lữ: Là cảm giác giống như sắp được mở một chai rượu ngon và nhâm nhi nó với một người bạn kiệm lời và sành thưởng thức. Dịch là công việc xuất phát từ nhu cầu muốn chia sẻ cái mà mình rất thích.
Phong Điệp: Sau bản dịch Cuộc đời của Pi được nhiều người yêu mến và nhắc nhớ, liệu ông có bị một sức ép nào không khi bắt đầu với Rừng Nauy cũng như những tác phẩm khác?
Trịnh Lữ: Nếu chị muốn nói tôi có lo sợ các bản dịch khác của mình sẽ không được yêu mến như Cuộc đời của Pi nữa hay không, thì không, tôi không bị sức ép tâm lí ấy tí nào. Nhưng càng dịch, tôi càng thấy có nhu cầu làm sao cho mọi người, kể cả các dịch giả, đánh giá đúng giá trị công việc này. Cảm giác dịch là một nghề chưa được đánh giá đúng mức trở thành một áp lực tâm lí đối với tôi. Vừa rồi tôi có dịp dịch một tập tài liệu nho nhỏ gọi là Sổ tay Dịch giả Văn học, vốn là của Chi hội PEN tại Hoa Kỳ soạn ra, và tặng nó cho Hội Nhà văn Hà Nội để làm quà biếu tất cả các dịch giả và những người làm xuất bản ở Việt Nam. Việc này giúp giải toả tâm lí cho tôi khá nhiều, vì tôi tin rằng tài liệu ấy sẽ giúp cho mọi người có những quan niệm đúng đắn hơn về dịch văn học, và có những hướng dẫn cụ thể để thực hiện các quan niệm ấy trong thực tế hợp đồng giữa dịch giả và người làm xuất bản.
Phong Điệp: Có lẽ phải cần một cuộc trò chuyện khác cho cuốn Sổ tay Dịch giả Văn học lần đầu tiên được giới thiệu ở Việt Nam này. Nhưng tôi rất tò mò muốn biết ngay một điều: Tôi được biết ông còn có cả niềm đam mê hội hoạ. Xin hỏi, hội hoạ và dịch thuật có ý nghĩa như thế nào đối với ông?
Trịnh Lữ: Tôi thường mắt nhìn tay vẽ với ý thức quan sát trung thực, nên thấy dịch sách giống vẽ ở chỗ đều là tái tạo một cái gì đã có rồi nhưng lại thông qua nhận thức và cảm xúc của riêng mình. Ý nghĩa của chúng ư? Chúng làm cho tôi không thể ổn định cuộc đời mình, chúng bắt tôi phải tay làm hàm nhai cho đến già, nhưng chúng giúp tôi bớt được cảm giác chuồng trại rất dễ chán của cuộc đời.
Phong Điệp: Ông nghĩ thế nào về xu hướng xếp đặt trong hội hoạ được nhiều tác giả trẻ “ứng dụng” vào văn chương hiện nay, thậm chí đến mức lạm phát?
Trịnh Lữ: Tôi không muốn gọi xếp đặt là hội hoạ. Nhưng ta có thể nói một chút về chuyện “ứng dụng” hội hoạ vào văn chương. Vừa mới nhìn thấy một bức tranh, ta có thể lập tức nhận biết toàn bộ bức tranh ấy, và có thể xúc động đến rơi nước mắt được ngay. Nhưng khi đọc sách, ta phải đọc dần từng chữ, từng câu, nhiều khi mất hàng tháng trời mới có thể thấy cuốn sách ấy ra sao. Đó là cái khác nhau có nguồn gốc sinh học giữa hội hoạ và văn chương, giữa hình ảnh và ngôn ngữ. Ta có thể “dịch” những kí hiệu hình ảnh của hội hoạ ra những kí hiệu ngôn ngữ của văn chương khi viết về một bức tranh nào đó, nhưng không thể dùng chất liệu hình ảnh của hội hoạ để sáng tác văn chương, hoặc chất liệu ngôn ngữ của văn chương để sáng tác hội hoạ. Những thí nghiệm trong ý định này thường được giới phê bình khích lệ vì cái “dám làm” của chúng, nhưng chưa có một đứa con tinh thần nào được lai tạo bởi hai nghệ thuật này thực sự thuyết phục được người đọc hoặc người xem.
Phong Điệp: Trở lại cuốn Rừng Nauy mà chúng ta chọn để trò chuyện hôm nay, quả thật đó là một cuốn sách giúp cho Tuổi Trẻ biết dũng cảm sống trung thực với bản thân, gia đình và bạn bè, biết nhận ra những giả nguỵ của xã hội chạy theo đồng tiền và quyền lực, biết trân trọng bản ngã và tha nhân, ngay cả những khiếm khuyết và méo mó tiên nguyên của nhau, biết phân biệt giữa nhu cầu của nhân tính muốn vượt thoát cô đơn và những đòi hỏi tự nhiên của tính dục. Chúng ta thật sự cần những tác phẩm như vậy. Cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này.
Tuesday, July 04, 2006
Entry for July 04, 2006
118 phút buồn ngủ, may có 2 phút cuối đầy bất ngờ, làm mình tỉnh cả ngủ. Bọn Ý đúng là nguy hiểm, đối phương chỉ hở ra một phát là có thể chộp lấy, biến cơ hội thành chiến th.ắng. Khổ thân đội Đức đã chiến đấu khá hiệu quả và chặt chẽ trong 118 phút và nhiều khả năng sẽ vào được chung kết nếu đá penalty thế mà cuối cùng vẫn ngã ngựa một cách choáng váng. Khổ thân cả mấy chục triệu dân Đức hồi hộp, hy vọng để rồi lại thất vọng với cái dớp chưa bao giờ thắng được Ý tại WC (giống dân Việt Nam mình khi đội Việt Nam đá với Thái Lan ở Sea Games). Nhưng mà thôi, bóng đá là thế.
2. Adaptation
Nhân em N/A nói về 8 1/2, post lại bài viết về phim Adaptation của em (sâu sắc và dễ thương- giống tác giả) :
" Life is like an onion. You peel away the layers. And sometimes you weep."
Em cố nghĩ đến một phim đem lại cho em cảm giác mình đang "bóc củ hành". Hiếm khi em xem lại một bộ phim, lại càng hiếm khi xem lại mà có cảm giác tái khám phá. Ừ thì có xem Amelie mấy lần đấy, rồi No man's land, Amores perros cũng vài lần, nhiều phim khác nữa, nhưng hầu hết lần sau ấn tượng kém hơn lần trước. Hầu như tất cả phim ảnh đều vận hành như nhau theo nguyên tắc nhân bản vô tính, ấy là cho dù bạn có xem đi xem lại bao nhiêu lần thì bạn vẫn chỉ xem đúng một bộ phim ấy, với từng ấy ý tứ, tình tiết, hình ảnh... Một bộ phim dù đã có thể khiến em rất hài lòng ở lần xem đầu tiên thì thường nhạt nhẽo hẳn đi khi xem lần thứ hai, như thể là phim đã đóng chặt cửa, mọi suy tư chấm dứt ngay khi người xem hoàn thành chu trình phân tích lý giải, từ đây người xem phim như bước trên một lối mòn quá quen thuộc, đáng ngạc nhiên là chỉ sau một lần đi qua.
Lại nghĩ, có bộ phim nào mà em xem lại mà thấy thấp thoáng một bộ phim khác trên nền phim cũ, như đi trên một con phố đã chuyển mùa, nhìn cảnh sắc với đôi mắt ngỡ ngàng trước vẻ đẹp bất ngờ của sự đổi thay?
Em nghĩ đến Adaptation.
Còn nhớ lần đầu tiên xem phim này, em ra khỏi rạp với một chút thất vọng, nghĩ rằng mình hiểu ý tưởng của phim, nhưng không hài lòng. Trong mớ cảm giác lẫn lộn, chỉ nhớ phim có một kết cấu lắt léo, nhịp phim chậm rãi, có phần rề rà, đối thoại lầm bầm, và một kết cục kỳ quái điển hình Hollywood bật ra khỏi nhịp điệu chung của phim. Cái tên Charlie Kaufmann - Spike Jonze như thể một trademark không thể coi thường vậy mà lại tương phản với cái kết phim lố bịch thái quá.
Rồi hôm trước xem lại phim này, xem chỉ để mà xem, và cũng chẳng trông đợi gì nhiều, em lại bất ngờ tìm được cảm giác tái khám phá một bộ phim, dịu ngọt và đằm thắm. Bất ngờ hơn cả là thấy rung động không chỉ vì nó thông minh, hài hước một cách duyên dáng, mà vì nó thực sự đẹp đẽ trong những thông điệp giản dị về cuộc sống mà nó truyền tải một cách tự nhiên; nhất là sau nhiều tầng lớp, những thông điệp ấy có lúc chỉ thấp thoáng, có lúc giấu mình sau nụ cười bất ngờ bật ra tiếp nối bằng một chút dư vị ngậm ngùi.
Có thể viết rất nhiều về ý tưởng kết cấu của phim mà nhiều người đã ca ngợi, viết rằng nó thông minh dù nó không độc đáo như em tưởng ban đầu. Đây chẳng phải là lần đầu tiên một tác giả viết chính bản thân vào tác phẩm, dù rằng ý tưởng quen thuộc ấy đã cho phép phim đạt được một kết cấu phức tạp trong đó chính sự lắt léo, chồng chéo của nhiều tuyến nhân vật, tuyến thời gian thực sự đem lại niềm hứng khởi.
Cũng có thể viết về sự hòa trộn thú vị giữa thực và ảo, đến mức xóa nhòa ranh giới. Trí tưởng tượng bay bổng của nhà biên kịch xoay vần người xem trong trò chơi thực ảo. Hiện thực chồng lên hiện thực, lúc tiếp nối, liền lạc, lúc mâu thuẫn, phủ định lẫn nhau. Câu trả lời cho trí óc bắt đầu mệt nhoài vì hoang mang là một kết thúc phóng đại đến mức lố bịch, như một tuyên bố vỗ mặt rằng tất cả là một trò đùa cợt!
Dường như em không cảm thấy vẻ đẹp của bộ phim nằm trong những gì nó được ca ngợi về mặt học thuật. Hay nó đẹp không phải ở học thuật mà ở nội dung?
Vậy có thể viết về sự châm biếm của các nhà điện ảnh với chính mình chăng? Bức tranh biếm họa sắc sảo về Hollywood với guồng máy sản xuất kịch bản công nghiệp khó chống cự tương phản với một vài nỗ lực sáng tạo đơn lẻ. Một tài năng đã được khẳng định trong phút hoang mang nghi ngờ trước năng lực bản thân. Một nghệ sĩ nổi loạn trong nỗ lực đạp đổ tiền lệ húc đầu vào thành trì bảo thủ và các thế lực thương mại. Dũng cảm và chân thực, bộ phim chọn cách tiếp cận trực diện với thế giới của người sáng tạo cùng với mọi sắc độ tươi rói hay xám xịt của nó.
Không, em vẫn cảm thấy phim này đẹp không phải là ở những gì nó được ca ngợi là thông minh, tài tình. Vẻ đẹp của nó phải nằm trong cái gì đó khó nắm bắt hơn, "người" hơn và "đời" hơn, do đó cũng dung dị, nhỏ bé, đượm buồn. Làm sao có thể khác, những gì khiến ta rung động sâu xa mà chẳng đượm buồn cơ chứ?
Phải chăng cái đẹp nằm ở các nhân vật? Lập dị, căng thẳng, cô độc hay đơn giản, hồn nhiên, hòa đồng. Đam mê, b
ất cần, hừng hực và mực thước, chỉn chu, bình lặng. Họ phức tạp và giản dị, nhất quán và mâu thuẫn. Mỗi người như những giếng khơi có lúc khiến ta đắm đuối trong độ sâu hun hút vô chừng lại có lúc thấp thoáng bóng nước trong mát khiến ta phải cúi nhìn mà mỉm cười trìu mến.
Nhiều người thích thú với nhân vật Charlie Kaufmann và Donald - hình ảnh song hành tưởng tượng của anh ta. Nhưng với em, John Laroche là nhân vật đáng yêu nhất. Hài hước, thông minh, bất cần cùng với lối sống ngập trong những đam mê luôn luôn biến đổi, Laroche khiến người ta ngạc nhiên rồi bị hấp dẫn lúc nào không biết. Với Laroche, em cũng như Susan Orlean, tò mò, ngỡ ngàng, thích thú, và bị cuốn hút. Thế mà cứ thấy ngậm ngùi, bởi biết rằng tuy tồn tại một người như thế trong đời thực nhưng không tránh khỏi cảm giác rằng những đam mê như thế trong cuộc sống này ngày càng hiếm hoi, thậm chí chỉ là những hình ảnh đẹp của một giấc mơ chỉ hiện hữu trên màn ảnh.
Phải chăng cái đẹp đã khởi nguồn ngay từ tác phẩm văn học tạo cảm hứng cho nhà biên kịch? Susan Orlean, bắt đầu từ sự tò mò về vụ kiện trong đó John Laroche bị cáo buộc săn hái trộm cây quý của rừng quốc gia, khám phá ra niềm đam mê hoa lan của ông ta. Sự tò mò chen lẫn thích thú trước con người lập dị mê hoa lan hơn mọi thứ được phát triển vượt xa dự định ban đầu từ một loạt bài phóng sự cho The New Yorker thành cuốn sách The Orchid Theft - cuốn sách về hoa lan với những lý giải xung quanh sự hấp dẫn của một loài hoa đan dệt với những suy nghĩ riêng tư. Có thể nhận thấy rõ ràng là sức hấp dẫn của nhân vật Laroche qua những bộc lộ chân chất tưng tửng đã đi vào tác phẩm của Orlean, phủ thêm màu sắc của những suy tư cá nhân rất nhạy cảm của nhà văn, mà từ đó những đoạn văn đầy rung cảm về cuộc sống thành hình.
Qua một vài đoạn trích có thể hiểu tại sao Charlie Kaufmann đã đọc đi đọc lại và muốn chuyển thể cuốn sách này thành phim. Đây là một thử thách gần như không thể vượt qua bởi khó hình dung một cuốn sách thuần túy về hoa lan không có đến cả cốt truyện sẽ cấu thành một bộ phim như thế nào. Charlie muốn làm một bộ phim không có bắn giết rượt đuổi, không tình yêu lãng mạn, không có bạo lực và ma túy, như cuộc sống bình thản và tẻ nhạt, bởi bên ngoài Hollywood, một phần lớn nhân loại sống đơn giản như thế. Trong thế giới mà người ta được ru ngủ bằng những hình ảnh anh hùng, tiểu thư và những chuyện tình diễm lệ hoành tráng, người ta thường thờ ơ trước những cái đẹp nhỏ nhoi bao bọc cuộc sống của mình, và như thế một bộ phim thuần túy về một loài hoa và cái đẹp giản dị của tự nhiên dường như là không thể.
Viết về chuyện côn trùng thụ phấn cho hoa, Susan nhìn thấy được sự đắm đuối trong cuộc giao hoan kỳ diệu của muôn loài, nghe được bản hợp xướng hài hòa về sự sinh tồn ngày ngày rạo rực trong mỗi ngọn lá nhánh hoa và những tiếng đập cánh mỏng manh như gió thoảng.
Về đam mê, Susan viết (*):
"Most people yearn for somethings exceptional, something so inspiring that they'd want to risk everything for that passion but few would act on it."
Thông thường, người đã từng có đam mê chấp nhận thực tế ấy vô điều kiện, do đối với họ đam mê cũng gắn với những ảo tưởng nông nổi không thực tế. Một số người nuối tiếc cho đam mê của mình và tự bào chữa bằng vô số các khó khăn trở ngại họ đang phải đối đầu. Một số ít ỏi còn lại hăm hở bắt đầu thực hiện mơ ước và nhanh chóng thối lui ngay khi nhận được những cú đánh đầu tiên vì không chấp nhận được phiền toái cũng như thất bại. Không có ai đi đến cùng mà không nếm chịu những đắng cay.
Những trang viết xuất phát từ những nhụy hoa nay đã vượt ra khỏi những cánh hoa, như hương hoa lan tỏa trong không gian, như lời hát thì thầm về mạch sống:
" There are too many ideas and things and people. Too many directions to go. I was starting to believe the reason it matters to care about is that it whittles the world down to a more managable size."
Dịu dàng mà chuẩn xác biết bao! Khi mình mê thích một điều gì thì điều ấy thu nhỏ thế giới của mình lại, tinh tế hơn, như cách Orlean dùng từ, nó "chuốt" cho thế giới bé lại. Bằng nỗ lực tìm hiểu để chung sống cùng với những đam mê, thế giới rộng lớn và xa lạ đột nhiên trở nên gần gũi. Ngọt ngào như tình bạn thân quen hay ấm áp như vòng tay âu yếm, sự mê thích tạo nên sự hứng khởi để bước tiếp trong một thế giới quá rộng lớn và đầy bất trắc.
Nhưng tại sao ngay cả trong những câu văn đầy cảm hứng nhường này em vẫn thấy nét buồn bã pha chút xót xa ẩn hiện ? Em nghĩ mãi và nhận ra rằng nỗi buồn ngọt ngào ấy ngân lên từ cái nhìn thấu suốt có phần phũ phàng: rằng đam mê của phần lớn chúng ta chẳng xuất phát từ một thôi thúc cao quý hay vì những giá trị đẹp đẽ là mấy như chúng ta tưởng, rằng tận sâu trong bản chất mỗi người, phần lớn chúng ta đam mê vì nó đem lại cho bản thân cảm giác dễ chịu, vì nó làm cho thế giới của ta dễ xoay trở hơn, và rằng khởi thủy của đam mê không gì khác hơn là khoái lạc cá nhân.
Nhưng nếu cuộc sống của chúng ta dựa trên lạc thú thì đó có phải là một điều đáng buồn hay không? Không hẳn, nhưng có điều gì như một nỗi thất vọng bao trùm, vì chúng ta được dạy dỗ để dè bỉu lạc thú và trân trọng những điều cao quý đầy tính khổ hạnh.
Dần dần em cảm nhận rõ hơn về chủ đề xuyên suốt bộ phim, sợi dây mong manh kết nối tất cả và phảng phất cái đẹp buồn buồn. Ấy là nỗi thất vọng. Chỉ một mình Laroche không biết đến thất vọng với lựa chọn tr
ẻ thơ của ông ta, sống như đu dây giữa những đam mê tiếp nối đam mê từ thưở lên 10. Orlean thất vọng khi lạc lối trong huyền thoại về loài phong lan ma, để đến khi tận mắt nhìn thấy thì với bà ta, bông hoa cho dù có đẹp thế nào đi nữa cũng chỉ là một bông hoa, tốt hơn nó hãy là một huyền thoại. Bà viết:
"Life seemed to be fillef with thing that were just like the ghost orchid.. wonderful to IMAGINE, EASY to fall in love with, but a LITTLE fantastic .. and FLEETING... and OUT OF REACH. "
Charlie Kaufmann, dù đã nỗ lực biết bao, cũng đã thất bại. Ông lâm vào bế tắc trong những dự định sáng tạo của mình, cái kết đầy mỉa mai với đầy đủ các yếu tố câu khách điển hình của một phim Hollywood là một ý tưởng châm biếm thông minh. Nhưng đi ngược lại với toàn bộ ý định ban đầu, bộ phim "không bắn giết, bạo lực, ma túy, đuổi bắt" thì nay có đầy đủ cả bắn giết, bạo lực, ma túy, đuổi bắt trên nền một chuyện tình, là một cách bày tỏ sự thất vọng trước những rào cản không/chưa thể vượt qua của công việc chuyển thể kịch bản. Nó cũng hàm chứa nỗi thất vọng lớn lao vì cái đẹp tinh tế của cuốn sách về một trong những loài hoa đẹp và gợi cảm nhất đã không thể hiện hữu.
Và em thất bại, vì không diễn tả hết những suy nghĩ cộng hưởng từ phim của mình trước nhiều tầng lớp, nhiều góc cạnh mà thật khó tin, một bộ phim, lại là phim Mỹ, có thể chạm tới, và vì thấy ngôn ngữ bịt kín rung cảm của mình nhiều hơn là bày tỏ. Tại cốt lõi của bộ phim, em tìm thấy khoảng trống của sự thất vọng, cũng như cuộc sống. Again, life is like an onion. You peel away the layers. Then you get nothing"
Damien Rice- The Blower's Daughter
And so it is
Just like you said it would be
Life goes easy on me
Most of the time
And so it is
The shorter story
No love, no glory
No hero in her sky
I can't take my eyes off of you
I can't take my eyes off of you
I can't take my eyes off of you
I can't take my eyes off of you
I can't take my eyes off of you
I can't take my eyes...
And so it is
Just like you said it should be
We'll both forget the breeze
Most of the time
And so it is
The colder water
The blower's daughter
The pupil in denial
I can't take my eyes off of you
I can't take my eyes off of you
I can't take my eyes off of you
I can't take my eyes off of you
I can't take my eyes off of you
I can't take my eyes...
Did I say that I loathe you?
Did I say that I want to
Leave it all behind?
I can't take my mind off of you
I can't take my mind off of you...
I can't take my mind off of you
I can't take my mind off of you
I can't take my mind off of you
I can't take my mind...
My mind...my mind...
'Til I find somebody new
Fellini's 8 1/2
Phim của đạo diễn nổi tiếng Italy Federico Fellini. Nội dung phim kể về những bế tắc của một đạo diễn phim trong việc hoàn thành bộ phim của mình và những cách giải quyết của anh ta trong mối quan hệ giữa tác phẩm nghệ thuật và cuộc đời, cũng như quá khứ-hiện tại- thế giới tưởng tưởng của người đạo diễn. Đề tài này về sau được tái hiện trong hai bộ phim cũng rất hay khác là Barton Fink của anh em nhà Coen và Adaptation của Charlie Kauffman. Cả ba bộ phim đều đáng xem, và đều để lại ấn tượng khó quên. Một cách tình cờ, tôi xem cả ba bộ phim ngược theo thứ tự thời gian chúng ra đời: đầu tiên là Adaptation, sau đó là Barton Fink, và hôm nay là 8 1/2 (cám ơn em Ếch). Trong 3 phim đó, phim nào hay hơn, thật là khó nói vì cả ba đều hay và sâu sắc cả, vừa giống mà lại vừa có những đặc điểm riêng không lẫn vào nhau. Nhưng tất nhiên về góc độ tiên phong của ý tưởng thì 8 1/2 là phim đầu tiên, ra đời trước hai phim kia khoảng 30 năm.
Thử so sánh nhé:
8 1/2: một vị đạo diễn phim gặp phải "director block", anh ta không thể kết thúc được bộ phim. Trong khi đó anh ta cũng gặp phải rất nhiều vấn đề về cuộc sống gia đình, cảm giác không thể chia sẻ với những người xung quanh, anh ta ngoại tình như một cách trốn chạy thực tế trong hoàn cảnh của một mid-life crisis. Có thể anh vẫn yêu vợ nhưng có những việc mà anh cảm thấy không thể khác được, và anh còn trốn chạy vào trong phim, trông chờ ở bộ phim như là một cái gì đó để thú nhận, đổ lỗi và được cứu rỗi. Xen lẫn vào đó là sự pha trộn theo kiểu phi tuyến tích giữa ký ức êm đềm của tuổi thơ, niềm vui, ham muốn và mặc cảm tội lỗi xác thịt ở tuổi thiếu niên cùng với các fantasy của một người đạt tới thành công nhất định nhưng vẫn bế tắc, không thỏa mãn với chính mình. Cách làm phim xen kẽ giữa quá khứ với hiện tại và tưởng tượng một cách phi tuyếtn tính đó khiến phim này hay được ví như tác phẩm Remembrance of Things Past của Proust.
Kết cục là sự tự tử về mặt tinh thần của người đạo diễn do ông ta thấy không thể làm bộ phim đó theo kiểu những người khác mong muốn cũng như không thể trông đợi vào việc làm nó như là sự lẩn trốn cho những bế tắc thực sự trong cuộc sống và trong sáng tác của ông ta. Nhưng có lẽ chính sự tự tử đó lại là sự giải thoát, trở về với chính mình và hy vọng hàn gắn (như là một sự phục sinh).
Bối cảnh: Phim này được Fellini làm ra khi bản thân ông cũng gặp bế tắc tương tự và đột nhiên ông nảy ra ý định, tại sao mình lại không làm một bộ phim về sự bế tắc của chính mình nhỉ.
Barton Fink: Bế tắc của một nhà biên kịch ấp ủ ước mong ước tạo ra tác phẩm lớn, có thể làm cảm động tới đông đảo khán giả. Nhưng bế tắc ở đây có lẽ là chính ở bản thân nhà biên kịch, khi thực sự anh ta không làm gì cả và có lẽ là thiếu tài năng, khi mà không thể biến được những chất liệu phong phú xung quanh vào trong tác phẩm.
Kết cục: Dù mong muốn nhưng anh ta vẫn không thoát được cái nhạt nhẽo và thông tục trong tác phẩm của mình. Bộ phim này phức tạp, có nhiều cách diễn giải kể cả ẩn ý tôn giáo, và pha vào nhiều chi tiết giễu cợt, dark humor đúng kiểu anh em nhà Coen. Cũng có sự pha trộn giữa đời thực và fantasy nhưng không có sự pha trộn với quá khứ.
Bối cảnh: Bộ phim này cũng ra đời từ "director block" của anh em nhà Coen khi họ đang dựng một bộ phim rất tuyệt khác là Miller's Crossing.
Adaptation: Bế tắc của nhà biên kịch khi muốn dựng một bộ phim ra ngoài thông lệ của Holywood. Ở đây, cũng giống như 8 1/2 và hơi khác Barton Fink, cuộc sống tình cảm của nhân vật chính có vai trò quan trọng ảnh hưởng tới cách anh ta sáng tạo. Nhưng khác với hai bộ phim trên, trong Adaptation còn có một bản sao của nhà biên kịch, với cách giải quyết vấn đề mang tính thông thường. Chính sự xen kẽ giữa hai tuyến song song, giao nhau và nối đuôi nhau, đã tạo nên những nét mới và kịch tính của bộ phim này. Thay vì xen kẽ, lồng ghép giữa quá khứ-hiện tại- tưởng tượng thì là sự xen kẽ giữa các scenario có thể xảy ra và cho phép chúng tương tác với nhau. Sự khác biệt giữa phim và đời mờ hơn nhiều so với hai phim trên, (tên của nhân vật biên kịch Charlie Kauffman và Donald Kauffman vừa là tên nhân vật trong phim vừa là tên các nhà biên kịch của bộ phim nói về quá trình làm phim đó).
Kết cục: Kịch bản phim chính là cuộc sống của nhân vật chính. Cách kết thúc không như nhân vật chính mong muốn nhưng dường như anh ta lại tìm ra được từ đó một sự giải thoát (mặc dù có thể sự giải thoát đó có khi cũng là không thật và tồn tại chỉ để nhạo báng những mainstream values hay được nhắc tới trong phim Holywood).
Bối cảnh: Phim này cũng được Charlie Kauffman viết ra khi anh gặp bế tắc trong việc chuyển thể kịch bản một cuốn sách của Susan Orlean (cũng là nhân vật trong phim).
Về tính giải trí thì hai bộ phim sau có tính giải trí cao hơn 8 1/2. Mặc dù về mặt nội dung thì cả Barton Fink và Adaptation đều có tính hoài nghi và giễu cợt, khác với tinh thần lạc quan và tính humor trong sáng trong 8 1/2 (nhất là ở đoạn cuối phim). Nguyên nhân thì có lẽ do đặc điểm về thời gian và địa bàn. Fellini viết phim 8 1/2 hồi những năm 60 và ở Italy, vào thời điểm và trong bối cảnh nền điện ảnh đang phát triển mạnh mẽ với nhiều xu hướng, thuận lợi cho khả năng sáng tạo và những thử nghiệm của người nghệ sĩ. Còn hai phim sau ra đời sau đó hơn 30 năm và ở Mỹ nơi nền điện ảnh khổng lồ Holywood ngày càng thu hẹp phạm vi của các phim có tính nghệ thuật và đánh giá các phim chủ yếu trên khía cạnh box office. Thế nên ngay cả các phim giễu cợt Holywood thì cũng phải có những chất Holywood trong đó, tuy việc đó có thể được bào chữa bằng lý do tăng hiệu quả giễu cợt nhưng vẫn có cái gì đó phảng phất giống một tiếng thở dài miễn cưỡng cho sự chấp nhận. Trong khi đó đoạn cuối 8 1/2 dù vẫn chưa có câu trả lời (và chắc sẽ chẳng thế nào có được) nhưng vẫn có gì đó ấm lòng hơn.
Nói thêm về yếu tố khác thì 8 1/2 cũng là phim có cinematography đẹp, độ tương phản đen trắng nhìn rất thích, và có một vẻ đẹp poetic and dreamlike. Nhược điểm có lẽ là nhiều đoạn quá dài dòng, nhưng có thể là vì mình quen với cách xem phim của những năm 2000 rồi.
Nhưng nói chung, cả ba phim này đều là những phim nên xem lại thì mới đánh giá chính xác hơn được. Chắc lúc nào đó sẽ xem lại (lúc nào thì chưa biết).
Monday, July 03, 2006
Lou Reed
Các bài tớ thích nhất là các bài " A Perfect Day","Walk on the Wild Side", "Caroline Says I", "Men of Good Fortune", "My Friend, George"
Lou Reed, cựu ca sĩ và cây guitar của ban nhạc The Velvet Underground trước khi đi hát riêng, được coi là một trong những người sáng tạo, tiên phong nhất trong lĩnh vực nhạc Rock. Mặc dù thành công cá nhân của Lou Reed không thực sự nổi bật so với những tên tuổi lớn của làng nhạc Rock nhưng Lou Reed và ban nhạc The Velvet Underground được coi là hạt giống để từ đó rẽ ra các nhánh của dòng nhạc Alternative Rock, nhất là với Psychedelic rock và Art Rock. Chất giọng của Reed cũng có gì đó rất đặc biệt, lạnh lùng mà nghe vẫn rất quyến rũ.
Là một người Do Thái sinh ra và lớn lên ở Brooklyn, Lou Reed được coi là nhà sáng tác của New York, với hầu hết các bài hát của ông đều viết về thành phố này. Một số người ví ông viết về New York như William Faulner viết về Yoknapatawpha County (tưởng tượng) ở Deep South hay James Joyce viết về Dublin. Lou Reed rất thích sự so sánh này. Bản thân Lou Reed cũng có bằng cử nhân văn chương và từng nói mục tiêu của anh là "đưa tiểu thuyết vào trong nhạc rock" "viết ra một Great American Novel trong một album nhạc" (album Berlin của Lou Reed là concept album và được coi là album dark nhất trong lịch sử nhạc Rock).
Perfect Day là bản tình ca nhẹ nhàng về một "perfect day", một ngày cuối tuần tuyệt vời "drink sangria in a park and then later when it gets dark, we go home". Đơn giản thế thôi nhưng trong cuộc đời, có lẽ chính những ngày cuối tuần dễ chịu như vậy mới thực sự có thể khiến người ta "just keep me hangin on" . Đây cũng là bài hát trong phim Trainspotting trong cảnh nhân vật chính đang phê thuốc.
"My Friend, George" là dòng hồi tưởng khi tác giả nghe tin một ai đó bị giết và chợt nghĩ phải chăng đó là George, một người bạn thời ấu thơ nhưng giờ đã rẽ sang một con đường khác ""Avenge yourself for humanity, Avenge yourself for the weak and the poor". (Nói thêm, khu Brooklyn nơi Lou Reed sinh ra là khu khá nổi tiếng về các băng đảng)
"Walk on the Wild Side" là bài hát về những kẻ lang thang, pê-đê ở New York và là một trong những bài nổi tiếng nhất của Lou Reed.
Perfect Day
Just a perfect day
drink sangria in a park
and then later
when it gets dark we go home
Just a perfect day
feed animals in the zoo
and then later a movie, too
and then home
refrain:
Oh it's such a perfect day
I'm glad I spend it with you
oh such a perfect day, you just keep me hangin on
you just keep me hangin on
just a perfect day
problems are left to know
Weekenders all night long
it's such fun
just a perfect day
you make me forget myself
I thought I was someone else
someone good