Thursday, January 31, 2008
Entry for January 31, 2008
1 năm văn chương và mấy bước đi hụt hẫng
"Nếu định tính văn chương năm 2007 từ góc nhìn của các giải thưởng vốn được công bố khá sớm thì tôi có thể nói ngay rằng năm qua văn chương nước Việt như đang bị... “mất mùa”, cho dù Hội Nhà văn Việt Nam vẫn trao giải thưởng cho “Hạt mưa rơi bao lâu” (tiểu thuyết - Đoàn Minh Phượng) và “Khúc hát trái tim” (thơ của Mattie - Hữu Việt dịch);..."
+ Một bài tổng kết na ná như bài trên của Nguyễn Hòa trên Văn nghệ quân đội
2007 VÀ CUỘC "BỂ DÂU" CỦA MỘT NĂM VĂN HỌC
Wednesday, January 30, 2008
Entry for January 30, 2008
Giáo sư, Luật sư Nguyễn Mạnh Tường: Chữ tài liền với chữ tâm
2. Tường thuật về buổi hội thảo cuốn sách "Những kẻ thiện tâm" của Jonathan Littel.
'Những kẻ thiện tâm' - cuốn sách 'bất thường và kỳ dị'
Cuốn này thường được báo chí so sánh (có lẽ bởi tương đồng về quy mô đồ sộ và chủ đề chiến tranh) với Chiến tranh và hòa bình của Lev Tolstoy và Cuộc sống và số phận (tiếng Anh là Life and Fate) của Vasily Grossman. Cuốn Cuộc sống và số phận lấy bối cảnh trận Stalingrad và phê phán chủ nghĩa Stalin. Cuốn này được một số người cho là tiểu thuyết Nga vĩ đại nhất trong thế kỷ 20 (một cuốn khác cũng thường được xưng tụng tương tự là Nghệ nhân và Margarita của Bulgakov).
Các dịch giả tiếng Nga ở Việt Nam mà chọn dịch cuốn này có phải là hay không (dù dịch và in cuốn này có thể sẽ lỗ)?
3. Người Việt mua sách online nhiều thứ tư thế giới
Cái khảo sát này thật khó tin, theo đó thì 54% những người tham gia khảo sát ở Việt Nam từng mua sách online.
Trong những người quen của mình, hình như rất ít người từng mua sách từ các dịch vụ trực tuyến. Dù gì thì con số 54% cũng là quá cao, ngay cả đối với giới educated.
Tuesday, January 29, 2008
Entry for January 29, 2008
Em muốn sống bên anh
Marina Tsvetaeva
Em muốn sống bên anh
Trong một.thị trấn nhỏ
Nơi có những hoàng hôn vĩnh cửu
Và những hồi chuông vĩnh cửu
Một quán trọ nhỏ xinh
Chuông đồng hồ cổ ngân nga xa vắng
Như những giọt của thời gian chậm rớt
Có đôi khi, vào buổi tối
Từ gác xép căn nhà nào đó
Tiếng sáo xa xôi,
Thấp thoáng người thổi sáo
Cùng những bông tuylip lớn đậu bên khung cửa sổ.
Em chỉ cần có thế,
Dù có thể anh sẽ chẳng yêu em...
Giữa phòng chúng mình- một lò nướng thật to
Mỗi bên lò là một bức tranh nhỏ:
Là bông hồng, trái tim, hay con tàu ở đó
Còn ở kia, bên ngoài cửa sổ-
Là tuyết, tuyết, tuyết.
Anh cứ nằm yên, em sẽ yêu anh:
Thong thả, điềm nhiên, vô tư lự
Thỉnh thoảng tiếng quẹt sắc nhọn của một que diêm.
Điếu thuốc bừng lên và lăn tăn cháy,
Run rẩy rất lâu, rất lâu nơi đầu mẩu
Trong dáng cột ngắn ngủi xám xịt của tro tàn.
Anh lười biếng, anh không thèm rụi tắt
Và cả điếu thuốc bay, đến với lửa trong lò.
I'd like to live with You
In a small town,
Where there are eternal twilights
And eternal bells.
And in a small village inn—
The faint chime
Of ancient clocks—like droplets of time.
And sometimes, in the evenings, from some garret—
A flute,
And the flautist himself in the window.
And big tulips in the window-sills.
And maybe, You would not even love me . .
In the middle of the room—a huge tiled oven,
On each tile—a small picture:
A rose—a heart—a ship.—
And in the one window—
Snow, snow, snow.
You would lie—thus I love You: idle,
Indifferent, carefree.
Now and then the sharp strike
Of a match.
The cigarette glows and burns down,
And trembles for a long, long time on its edge
In a grey brief pillar—of ash.
You're too lazy even to flick it—
And the whole cigarette flies into the fire
Gửi người yêu dấu
Em thích anh bị quyến rũ, nhưng không phải bởi em
Và em bị đau lòng, nhưng không phải bởi anh.
Trái đất nặng nề này sẽ chẳng thể chuyển xoay
Bởi bước chân của đôi mình, anh ạ
Em thích mình có thể vui tươi
Và thả mình, không đắn đo khi nói
Sẽ chẳng đỏ bừng mặt khi mình lướt qua
Đôi tay áo chạm nhẹ vào nhau, anh ạ.
Em vui thích là anh có thể
Ôm ai đó, thản nhiên, khi có mặt em
Anh sẽ không rủa em chết cháy dưới âm ti
Khi em hôn đôi môi một người nào khác
Và cái tên dịu ngọt của em
Anh sẽ không nhắc đến ngày đêm- trong vô vọng
Chẳng bao giờ giữa nhà thờ, trong lúc lặng im
Sẽ ngân lên bản thánh ca chúc phúc đôi mình.
Cảm ơn anh, từ tận trái tim em
Anh đã yêu em, thật nhiều, dù chưa bao giờ anh biết
Cảm ơn anh vì sự bình yên em có trong đêm
Vì hiếm khi em được ngắm anh khi hoàng hôn đến
Vì mình không cùng nhau đi dạo dưới ánh trăng
Vì mặt trời không ở trên đầu hai ta sưởi ấm
Vì anh buồn thương, tiếc thay, chẳng phải bởi em
Vì em đau đớn, tiếc thay, chẳng phải bởi anh.
I like that you are obsessed, but not by me.
I like that I am sick, but not by you.
That never ever the heavy round Earth
Would sail itself away under our feet.
I like, it is permitted to be funny
And loose - and is not to play with words,
Is not to blush with stifling wave slightly
Have touched sleeves each other's, you and me.
And I like still that you can calmly
Embrace the others in my dear presence,
You don't predict me burning in the hell
Because I kiss not you, but someone else.
Again and again my tender name, my tender,
You haven't mentioned day or night - in vain...
That never in the church silence for forever
Would sing above us: halli -halleluya!
Thank you for that, from very heart and hand,
You do love me - and never knowing it! - so much,
For peace and rest allowed me at nights,
For rarity of seeing you at sunsets,
For walking not together under the moon
And for the sun is not above us all along,
For you are sick - alas! -but not by me,
For I am sick - alas! - but not by you.
Monday, January 28, 2008
Entry for January 28, 2008
1. Lust, Caution.
Phim này thì đúng như Roger Ebert nhận xét: Less sense, more sensibility (chơi chữ vì Ang Lee đạo diễn phim Sense and sensibility). Đạo diễn vẫn rất tinh tế và chi tiết nhưng nội dung phim khá là vớ vẩn. Lý An có vẻ hợp với các phim hơi có nữ tính, nhìn từ quan điểm phụ nữ mà thực ra cả Sắc Giới và Brokeback Mountain đều là chuyển thể kịch bản từ các nhà văn nữ.
Vậy phim này có gì hay. Thứ nhất là khẳng định chân lý sex+ money= love (tất nhiên là trong một số điều kiện nhất định). Thực ra một số nghiên cứu cũng cho rằng nếu hai người hòa hợp tình dục thì cũng dễ phát sinh tình cảm tương tự yêu đương (tức là gia tăng một số hoócmon giống như khi yêu đương say đắm). Hơn thế, ngay cả cái người ta gọi là chất hóa học (chemistry) hấp dẫn hai người với nhau khi mới gặp mặt thực chất chỉ là một dự đoán về sự hấp dẫn tình dục. Vai trò của money thì không rõ ràng bằng, nhưng trong phim đã thể hiện một cách tuyệt vời trong đoạn khi em diễn viên chính (hình như tên là Duy?) thì thầm vào tai anh Lương: "anh, chạy đi anh" sau khi đeo trên tay chiếc nhẫn kim cương nặng trĩu, cho dù sau đó nàng phải trả giá bằng tính mạng của bản thân nàng và các chiến hữu (tất nhiên lúc đó nàng không nghĩ và biết trước mà chỉ là phản ứng hơi có tính bản năng). Một chiếc nhẫn kim cương có thể chỉ là một chiếc nhẫn kim cương nhưng với nhiều phụ nữ, có thể đó chính là bằng chứng tình yêu (thế nên các anh giai Beatles mới phải gào lên rằng "anh có thể cho em nhẫn kim cương nếu em muốn nhưng... money can't buy love). Cái "bằng chứng tình yêu" ấy có thể là chỗ bám duy nhất với những người chưa thực sự hiểu tình yêu là gì (và có lẽ đa số nhân loại là như vậy).
Phim còn vài chi tiết hay (và hơi buồn cười) nữa. Ví dụ chi tiết cô Duy phải ân ái với một đồng chí để có kinh nghiệm tình dục và cho hết trinh trước khi hiến mình cho anh Lương. Nhưng sau đó thì anh Lương mất hút khiến kinh nghiệm mới học được của cô Duy thành uổng công (nhưng có lẽ chính sự so sánh giữa việc làm tình vô cảm trong quá khứ với người đồng chí và làm tình cuồng nhiệt với anh Lương sau này lại càng là tác nhân khiến cô Duy không dứt khỏi anh Lương được, và bị phụ thuộc vào anh không chỉ về thể xác mà cả về tinh thần- đó cũng là một chi tiết tinh tế không được nói rõ ra). Chi tiết "chuẩn bị" uổng công này làm tớ nhớ tới phim Black Book (một phim có chủ đề khá giống) khi cô Do Thái rất công phu đi nhuộm lông ở dưới thành blonde để rồi bị anh sĩ quan Đức phát hiện ra là Do Thái nhờ màu của chân tóc trên đầu. Cả hai sự việc đó đều là những sự trớ trêu có tính gợi tình.
Một chi tiết rất hay nữa là đoạn nhóm sinh viên giết chết gã tống tiền, khán giả như được sống trong cảnh đó, và đứng trước các lựa chọn và cảm giác của người trong cuộc.
Phần kết của phim thì tớ cũng không chắc là đã hay, cảm thấy nó hơi feminist quá. Nếu lựa chọn giữa cái kết như trong phim và 2 cái kết sau đây thì mọi người (những ai đã xem) nghĩ kết nào hay hơn.
1. Em Duy bị các đồng chí giết vì phản bội.
2. Anh Lương giết các đồng chí của em Duy nhưng em Duy vẫn sống cho tới hết chiến tranh, sau này lấy chồng đẻ con bình thường như mọi người.
Nói tóm lại, phim này xem khá hay, tinh tế, hợp với tư duy người châu Á nhưng hơi buồn ngủ. Các cảnh sex mà mọi người khen ngợi tớ thấy quay đẹp và chân thực nhưng cũng không quá gợi tình.
À mà cảnh quay Thượng Hải trong phim cũng rất đẹp. Hóa ra hồi 1942 dân Thượng Hải đã đi xích lô trong khi ở Việt Nam hồi đó vẫn là xe kéo tay. Không biết xích lô bắt đầu có ở Việt Nam từ bao giờ?
2. No Country for old men.
Một phim vừa dữ dội căng thẳng, khốc liệt và đẹp như tranh, lại vừa ám ảnh. Anh em nhà Coen có lẽ là những người làm phim có tính triết lý nhất ở Holywood hiện nay, trong khi phim của họ vẫn có tính giải trí rất cao.
Một chủ đề của các phim nhà Coen hình như là số phận. Con người dù có cố thế nào đi nữa, có chủ động, anh hùng, dũng cảm, thông minh... thì cũng chỉ là một con ốc trong bánh xe số phận và những gì sẽ đến sẽ đến. Liên quan tới số phận còn là sự hiện diện của cái ác, cái ác tồn tại độc lập, khách quan, không lý do, không giải thích, hay đúng hơn nó còn là lý do, là sự giải thích. Thế giới trong phim nhà Coen có vẻ như là một thế giới theo mô hình của tôn giáo Manichean, thế giới lưỡng phân trong đó cái ác tồn tại song song với cái thiện, bình thản và thản nhiên như là số phận.
3. Beowulf.
Phim này hóa ra hay hơn mình tưởng. Kỹ xảo tốt, nhất là đoạn đánh nhau với rồng. Cốt truyện chặt chẽ, logic, có ý nghĩa. Xem có tính giải trí tốt, nhất là không bị một số thứ bực mình như một số phim nhiều kỹ xảo khác (chẳng hạn Transformers).
4. Mongols
Phim của Kazacstan về cuộc đời Thành Cát Tư Hãn. Phim không có gì đặc biệt, nhân vật Thiết Mộc Chân (THành Cát Tư Hãn) trong phim có phần quá "hiền", thiếu đi sự quỷ quyệt, quyết đoán và tàn nhẫn của ông vua này trong lịch sử. Xem phim xong vẫn không hiểu tại sao ông này thống nhất được Mông Cổ và chinh phục nửa thế giới. Xem ra bí quyết chinh phục thế giới của ông chỉ dừng lại ở việc chọn vợ cho tốt. Thiết Mộc Chân trong phim xuất sắc và quyết đoán nhất là ở việc chọn được cô vợ tốt từ năm 9 tuổi, đúng như lời bố ông nói "Đàn ông là phải tự chọn vợ cho mình". Có lẽ đó là tài năng lớn nhất của Thiết Mộc Chân như ở trong phim (bên cạnh việc chọn vợ có đôi chân thật khỏe vì cô vợ như thế sẽ "give the man more pleasure" như lời ông bố).
Entry for January 28, 2008
Nhưng giờ mà lạnh thì chắc tới Tết sẽ nóng thôi.
Lâu không ở Tết Hà Nội, không rõ nếu ở sẽ thấy Tết thế nào?
Nhưng Tết thì cũng chỉ mấy ngày giáp Tết là vui, có không khí Tết. Thêm ngày mùng 1 nữa. Mấy ngày gần Tết thì đường phố nhộn nhịp, tới chiều 30, từ khoảng 4h chiều thì đường phố lại vắng vẻ, quạnh quẽ, tạo cảm giác bùi ngùi như một nửa của nỗi buồn.
Lâu rồi cũng chẳng có cảm giác gì với Tết, cả Tết Tây lẫn Tết ta. Mọi thứ đều tĩnh lẵng, phẳng phiu (hoặc tưởng là như thế).
À mà còn bao nhiêu ngày nữa là Tết nhỉ?
PS: Dã man, nhiệt độ ở Hà Nội xuống tới 5 độ C!
Entry for January 28, 2008
Trích lại từ blog Osin, lượt thuật tọa đàm với nhà văn Nguyên Ngọc, nhà sử học Dương Trung Quốc, nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên, tiến sỹ Phạm Duy Nghĩa.
…
Sự Im Lặng Của Trí Thức
Trí thức luôn là lực lượng được chờ đợi trước những thời điểm quan trọng. Kinh tế đang tiệm cận với những chuẩn mực của thị trường. Cấu trúc xã hội cũng muôn phần thay đổi. Các lực lượng khác của xã hội, bằng mọi cách, đã thể hiện mình. Trong khi, theo nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên, “trí thức thì im lặng”. Nhà văn Nguyên Ngọc cũng quan sát và có cùng nhận xét, nhưng vấn đề theo ông, bởi vì: “Chúng ta có một số nhà trí thức có tư cách nhưng không có một tầng lớp trí thức”.
Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng lý do để Việt Nam chưa có được một “tầng lớp trí thức” là vì “tập tính dân tộc”. Mặt khác, theo ông Quốc, “không có tư hữu, không có tầng lớp sở hữu chủ làm sao có được một tầng lớp trí thức đúng nghĩa”.
Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên nói, trong lịch sử, Việt Nam chỉ có các nhà nho chứ chưa có các trí thức. Ông Nguyên dẫn nghiên cứu của giáo sư Trần Đình Hượu: Từ nhà nho truyền thống, đến thế kỷ 18-19, khi các đô thị như “kinh Kỳ, phố Hiến” xuất hiện, ta có những “nhà nho tài tử”; khi Pháp vào, ta có những “nhà nho cần vương”; đến thời du nhập tư tưởng phương Tây, ta có những “nhà nho cải cách” như Phan Chu Trinh, rồi “nhà nho cách mạng” như cụ Hồ.
Nhà nho bao giờ cũng đi trước nhưng với tính cách của “kẻ sĩ” chứ không phải trí thức. Trí thức (mà ta đang gọi hiện nay) chỉ có nhân cách với lõi là “kẻ sĩ” chứ tư cách trí thức với nghĩa có thái độ dấn thân, dám bảo vệ chính kiến thì rất yếu. Chính vì vậy, mà theo nhà sử học Dương Trung Quốc, có những bậc “đại trượng phu”, trước thời cuộc, khi dân chúng chờ đợi họ lên tiếng cho Dân tộc thì họ chỉ có thể “giữ lấy lề” cho chính mình.
…
Một Không Gian
Nhưng, trí thức khó có thể giữ được thái độ độc lập khi không có một không gian đủ rộng để họ bày tỏ chính kiến. “Không gian” đó gần như đã bị triệt tiêu khi, theo ông Nguyên Ngọc, văn nghệ, học thuật đã bị phân tuyến “hoặc đúng, hoặc sai; hoặc ta, hoặc địch” và diễn đàn chỉ có chỗ cho những người nhiệt tình, a dua chứ không còn chỗ cho những người tỉnh táo tranh biện và muốn đóng góp một cách thực sự có ích cho Cách mạng.
…
Theo nhà văn Nguyên Ngọc, “trí thức bắt đầu bị hạ nhục liên tục” trong các đợt “chỉnh huấn” sau khi các cố vấn Trung Quốc xuất hiện ở Việt Nam (từ năm 1950, một năm sau khi Đảng Cộng sản nắm quyền ở Trung Quốc), đỉnh cao là thời kỳ “Nhân Văn Giai Phẩm”. Ông Ngọc nói: “Vợ tôi cho đến giờ vẫn còn giận nhiều người, nhưng tôi thì tôi hiểu họ. Có những người “đánh” chỉ để tự vệ cho mình, có những người muốn tránh đấu tố bạn bè, đồng nghiệp thì đành phải cáo ốm vô nằm viện. Ngay như Nguyễn Tuân, vốn tự coi là người ngang ngạnh nhất cũng phải than, ‘Tao sống được tới giờ này là nhờ biết sợ’. Muốn làm kẻ sỹ lúc đó cũng khó. Nguyễn Huy Tưởng đã phải viết rằng, nhiều khi rất muốn từ chức nhưng từ chức thì vợ con biết lấy gì mà ăn”.
Nhưng, nếu so sánh với Nga thì theo ông Nguyên Ngọc: “Số phận các trí thức Nga còn bị đối xử tàn khốc hơn nhiều, nhưng có lẽ nhờ đứng trên một nền tảng văn hóa lớn và một nền độc lập lâu dài mà trí thức Liên Xô, thay vì chỉ là những “trí thức thuộc địa” như ta, vẫn có nhiều nhân vật đáng kính trọng. Nếu như có khá nhiều trí thức của ta chỉ là ‘cương trực vặt’ thì trí thức Liên Xô vẫn có những người như Bulgakov, thà xin Stalin “ban” cho một chân kéo màn ở nhà hát để kiếm sống nhưng tác phẩm thì không khuất phục. Hàng ngày Bulgakov vẫn lặng lẽ viết, cho dù phải 40 năm sau, tác phẩm của ông mới được công bố”.
Nhưng, không chỉ là số phận cụ thể của những con người. Trong một thời gian dài, những sản phẩm cổ động, tuyên truyền đã bị “định chuẩn” là nghệ thuật. Mặc dù, ông Dương Trung Quốc lưu ý, phải đặt tất cả những điều đó trong bối cảnh lịch sử đương thời. Nhưng, ông Nguyên Ngọc vẫn cho rằng, vụ “Nhân Văn Giai Phẩm” cùng với chiến dịch đấu tố trong hệ thống đại học mà đối tượng là những nhà trí thức lớn như Trương Tửu, Trần Đức Thảo… khiến cho những người như Hoàng Tụy mà cũng bị đấu tới 130 cuộc, hàng loạt những trí thức tên tuổi phải cởi áo giáo sư, đã để lại những hậu quả về mặt dân trí lâu dài và không thể nào khắc phục. Nhà văn Nguyên Ngọc nói: “Lúc đó chúng ta đã từng có một nền giáo dục đại học đàng hoàng. Những trí thức khá nhất của chúng ta đều là học trò của những người thầy bị đấu tố đó”.
Hình Thành “Tầng Lớp”
Hầu hết những trí thức Việt Nam tham gia kháng chiến đều vì “độc lập dân tộc”. Tuy nhiên, theo ông Nguyên Ngọc, khát vọng lớn nhất của trí thức là tự do. Đó là lý do vì sao khi hòa bình lập lại thì nhu cầu dân chủ và tự do xuất hiện. Trong tình huống ấy, theo nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên, nếu không có một không gian tự do đủ để tiếp cận với sự thật thì không thể nào tạo ra và tồn tại một tầng lớp trí thức thực sự.
…
Với những tiến bộ công nghệ hiện nay, theo nhà văn Nguyên Ngọc, “càng siết thì sẽ càng rạn nứt”. Nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên cho rằng cần phải có “một nền chính trị tham dự thay vì tuân phục” thì mới nâng cao dân trí được. Bao cấp, đặc biệt là bao cấp về chính trị, nhiều khi sẽ dẫn đến sự trói tay cả một dân tộc. Không chỉ hình thành một tầng lớp trí thức dủ mạnh và có tư cách, theo tiến sỹ Phạm Duy Nghĩa, “Giữ quốc gia thời nay không thể chỉ duy nhất trông cậy vào nhà nước, (phải có) một xã hội dân sự phát triển như trăm nghìn thành lũy mới mong gìn giữ được những gì đã thuộc về người Việt Nam”
Huy Đức- Mỹ Lệ lược thuật
Bình loạn Mao Tôn Cương, như thường lệ:
- mấy bác Phạm Xuân Nguyên, Dương Trung Quốc ở hội thảo nói kinh phết nhỉ nhưng lúc khác có vẻ không được thế
- thực ra bác Nguyên Ngọc em thấy mới là kinh nhất, và cũng nhất quán với những gì bác ý nói và viết
- bác Nguyên Ngọc thì nhất quán, có phẩm tính trí thức nhất
- chứ mấy bác kia thì cũng trích đông trích tây chứ có thấy nói gì kinh lắm đâu. nói ko có trí thức thì ai chả nói được. rồi Nhân Văn thì bảo là phải đặt vào thời điểm đó. bác Nguyên thì cũng chỉ đến "nền chính trị tham dự thay vì tuân phục"
- bác DTQ dù sao cũng là đương kim chính trị gia nên chắc phải lo giữ thân
- bác Dương Trung Quốc, và nhất là bác Phạm Xuân Nguyên, có vẻ đã đi theo hướng "giữ lấy lề" cho chính mình. một số bác khác kiểu Nguyễn Đình Thi và Chế Lan Viên, các "trí thức quan chức" thì đã đi theo con đường sám hối 1 số người khác, như Phùng Quán thì theo ý kiến cá nhân em không đủ tầm tư tưởng. bác ý suffer vì thời đại nó thế
- trong nhóm Nhân văn giai phẩm xe ra cũng chẳng có ai thực sự là có tầm tư tưởng. Có Nguyễn Mạnh Tường.
- ý em là cả về tư tưởng nghệ thuật
- à, về nghệ thuật thì có Văn Cao, Hoàng Cầm, Trần Dần
- đấy, cũng có Văn Cao, Hoàng Cầm, Trần Dần, Nguyên Ngọc, Trần Quốc Thảo, Trương Tửu. Chế Lan Viên có thể coi là có tư tưởng, nhưng không dấn thân. có tư tưởng nhưng đã đầu hàng quan trường
- Chế Lan Viên hình như được coi là người thông minh nhất trong lứa nhà văn đó. Nhưng có ai đó đã bảo là những người thông minh nhất thường khó mà đứng về phe nước mắt
- bác ý cũng chọn easiest way. ừ em cũng đang định bảo thế. rất có thể mình cũng sẽ chọn con đường đó
- hi hi
- để chọn phe nước mắt cần phải có sự gàn dở và dũng cảm nhất định. những người tỉnh táo và thông minh ít khi chọn con đường ấy
- gàn dở kiểu Trần Dần và Phùng Quán, hai người có vẻ can đảm và bướng bỉnh nhất
- Trần Dần là gàn dở, nhưng em hơi có cảm giác (có thể biased bởi bài viết của Phạm Thị Hoài) là đã chọn phe nước mắt vì gàn dở thôi, chứ về tư tưởng thì vẫn có tư tưởng đầu hàng
- à nghe nói là Nguyễn Hữu Đang mới là linh hồn hướng dẫn hoạt động nhóm đó ông này vì thế bị tù nặng nhất dù gần như ko trực tiếp viết gì. Còn “trí thức phò chính thống” như Phạm Thị Hoài nói thì trong bài này gọi là nhà nho, chứ ko phải trí thức. Nhà nho thì có hai tư thế: hoặc tham gia giúp vua hoặc lui về ở ẩn, mặc việc nước.
- ừ, nhà nho chưa biết đến cái “vị thế thứ 3”. Thực ra khi nhắc đến "nhà nho tài tử" thì cũng đã có dáng dấp
- kiểu Cao Bá Quát. nhưng như Cao Bá Quát thì hành động vì tự do cá nhân mình, vì tính cách mình theo kiểu Trần Dần
- ừ, không phải vì sống chết cho lý tưởng. có lẽ 80 năm chưa đủ để tạo nên tinh thần tr
í thức tự do phương Tây
- thực ra tiếp xúc với lý tưởng trí thức Tây thì cũng đã có. Trong hàng ngũ trí thức thời Pháp thì có Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo nữa. Nhưng ông Thảo thì hơi ngộ chữ, ông Tường tỉnh táo hơn có điều thế hệ đó vẫn bị lóa mắt bởi cách mạng và bởi tư tưởng Nho giáo là trung quân, là đặt độc lập lên trên những thứ khác, tức là họ có cái để bấu víu vào cho việc thỏa hiệp
- nhưng sau Nhân văn thì em nghĩ đã là sụp đổ hàng lọat về niềm tin. sau đó với giới trí thức, chỉ còn là sợ hãi, nhất là khi ko còn niềm tin cả vào anh em bạn bè
- ừ, chính sách chia để trị. với lại trong chế độ toàn trị thì nhà nước là nguồn duy nhất cung cấp dinh dưỡng, trí thức còn ít tự do hơn cả nho sĩ dưới thời phong kiến
- có thể trị được, nhưng niềm tin ko có nữa. Vấn đề lúc đó ko còn là tự do, vấn đề lúc đó là phải sống.
- có thể phải bây giờ, đến thế hệ những người như Nguyễn Tiến Trung mới ra được một lớp mới
- Nguyễn Tiến Trung là chính trị gia. Thực ra con đường của NTT là con đường làm chính trị. Trí thức thì không làm cách mạng, họ đưa ra tư tưởng
- các trí thức cỡ 40-50 tuổi hầu như chả có tiếng nói gì trong xã hội mình
- nhưng có thể cũng bắt đầu có ở lớp 30-40. bạn Phan Việt dịch Suối Nguồn, anh Bình với NXB Tri Thức. Có thể đấy là những người xung quanh chúng ta, chúng ta không lùi đủ xa để nhìn thấy rõ ràng đấy là 1 trào lưu trí thức và sẽ có ảnh hưởng trong xã hội
- trong giới nhà báo thì có lẽ bác Huy Đức cũng đóng góp đáng kể, ví dụ như cuộc hội thảo đó
- ừ, và bác Xuân Bình cũng là 1 tiếng nói tự do, mặc dù bác ý thiên về chủ nghĩa yêu nước hơn là đưa ra tư tưởng mới.
Saturday, January 26, 2008
Entry for January 26, 2008
List Top 10 phim của AFI và của Roger Ebert.
AFI Movies Of The Year-Official Selections (không thứ tự)
Before The Devil Knows You're Dead
The Diving Bell And The Butterfly
Into The Wild
Juno
Knocked Up
Michael Clayton
No Country For Old Men
Ratatouille
The Savages
There Will Be Blood
List của Roger Ebert
1. Juno
2. No Country for Old Men
3. Before the Devil Knows You're Dead
4. Atonement
5. The Kite Runner
6. Away From Her
7. Across the Universe
8. La Vie en Rose
9. The Great Debaters
10. Into the Wild
Entry for January 26, 2008
A challenge from within for the World Bank
Bài về kinh tế gia trưởng mới của World Bank Justin Lin Yifu. Có lẽ là lần đầu tiên công dân của một nước đang phát triển đảm nhiệm vai trò nhà kinh tế trưởng của World Bank?Nhân vật Justin Lin Yifu này có vẻ khá nhiều mâu thuẫn. Sinh trưởng ở Đài Loan nhưng lại đào tẩu sang Trung Quốc năm 1979 bằng cách bơi vượt biển, bỏ lại cả vợ con ở Đài Loan trong khi đang là sĩ quan quân đội Đài Loan. Có bằng tiến sĩ kinh tế ở Đại học Chicago, pháo đài của chủ nghĩa tự do mới-theo đó cần giảm thiểu vai trò của nhà nước- nhưng lại cho rằng nhà nước là thể chế quan trọng nhất và chất lương nhà nước quyết định thành công hay thất bại của phát triển. Việc bổ nhiệm Lin làm nhà kinh tế gia của World Bank có phải là nhát đinh đóng lên chiếc quan tài cho lý thuyết Đồng thuận Washington (Washington Consensus) vẫn là kim chỉ nam cho hoạt động của các thể chế tài chính quốc tế trong 20 năm qua (dù 10 năm gần đây có sự thay đổi và xét lại từ sau khủng hoảng châu Á). Định hướng chính sách của WB có thay đổi nhiều sau sự bổ nhiệm này không?
Đoạn này trong bài báo cũng thú vị:
"Lin has written about the famine during the Great Leap Forward, managing to take on the theories of the great Indian economist Amartya Sen, without ever using the word democracy. That's quite a feat, since one of Sen's most famous ideas is that famines occur only in the absence of democracy.
Lin has mentioned "luck, geography and culture" to explain the different economic trajectories of Africa and East Asia. Africa's bad "luck," though, and China's, too, during Mao's long rule were dictatorships that abused and personalized power."
Entry for January 26, 2008
1. Con đường dẫn tới nền kinh tế tự do của Kornai Janos, do Nguyễn Quang A dịch, nhà xuất bản Tri Thức phát hành. Kornai là kinh tế gia hàng đầu về kinh tế xã hội chủ nghĩa và là một trong những người đóng vai trò quan trọng nhất tới sự thay đổi tư duy kinh tế ở các nước Đông Âu thời kỳ chuyển đổi. Cuốn này viết vào giai đoạn 1989 về kinh tế Hungary nhưng có rất nhiều điều vẫn có giá trị ứng dụng với kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
2. Thế sự- một góc nhìn của TS Nguyễn Sĩ Dũng. Cuốn này tập hợp các bài báo từ năm 2000 trở lại đây của TS Nguyễn Sĩ Dũng, một gương mặt trí thức cấp tiến về các vấn đề của đời sống xã hội như luật pháp, kinh tế, giáo dục...Chưa đọc cuốn này nhưng đọc một số bài báo của ông Dũng trước đây thì thấy ông là một người viết có tư duy tiến bộ, mạch lạc, phong cách điềm đạm và văn phong sáng sủa, rõ ràng.
3. Chiến lược xung đột, dịch từ cuốn The Strategy of Conflict của Schelling, nhà kinh tế được giải Nobel nhờ các công trình về lý thuyết trò chơi (game theory). Cuốn này là tác phẩm kinh điển của Schelling giúp ông đoạt giải Nobel. Sách được hiệu đính bởi hai bạn tốt nghiệp TS Kinh tế ở ĐH Texas là Trần Vinh Dự (tức Dự Trần trên minhbien.org) và Nguyễn Quang Thắng. Tuy nhiên, theo tôi, hình như sách hơi đắt so với mặt bằng giá sách ở Việt Nam- có thể do tiền phí bản quyền cao?.
4. Kinh tế học hài hước- dịch từ cuốn best-selling nổi tiếng Freakonomics của Stephen Dubner và Steven Levitt. Cái tên này gợi nhớ tới chùm sách Vật lý vui (hay Vật lý hài hước, tùy phiên bản phát hành), Toán học vui (hay Toán học hài hước) - các sách phổ biến khoa học thường thức dịch của Liên Xô trước kia và từng được ưa chuộng bởi nhiều độc giả trẻ Việt Nam. Tuy nhiên theo tôi cái tên này có phần hơi hạ thấp giá trị cuốn sách tạo cảm giác sách-cuốn này thực ra rất hay và rất đáng đọc.
5. Bản dịch tiếng Việt của Commanding Heights: The battle for the world economy mà tôi không nhớ tên chính xác. Cuốn này khá dày và nặng, tôi chưa kịp đọc nhưng lướt qua thấy có vẻ hay, có lẽ đáng đọc hơn cuốn về "thế giới phẳng" của Thomas Friedman.
6. Hai quyển về lý thuyết trò chơi trong kinh doanh hình như có tên là Lý thuyết trò chơi trong kinh doanh và Tư duy chiến lược. Nếu căn cứ vào thống kê từ các dịch vụ bán sách trực tuyến thì hai cuốn này đều bán khá chạy.
Về tư duy kinh tế có hai cuốn rất hay mà hiện nay chưa được chính thức dịch và phát hành ở Việt Nam là The Road to Serfdom của Hayek (Nguyễn Quang A đã dịch ra tiếng Việt, đăng tải trên talawas) và Capitalism and Freedom của Milton Friedman (hình như chưa dịch ra tiếng Việt). Hai cuốn này được coi là kinh điển cho tư duy kinh tế của chủ nghĩa tự do mới (neo-liberal). Không phải luận điểm nào của hai cuốn này cũng đều thuyết phục và có thể ứng dụng được nhưng tôi nghĩ rằng tư duy cốt lõi của chúng- nhấn mạnh quyền tự do kinh tế của cá nhân- là đúng đắn. Hy vọng một ngày gần đây, hai cuốn này sẽ được dịch và chính thức phát hành ở Việt Nam. Liên quan tới chủ nghĩa tự do mới có một cuốn sách mỏng nghiên cứu có tên là Nhận diện chủ nghĩa tự do mới của Nguyễn Văn Thanh do NXB Chính trị- Quốc gia phát hành, có bà Nguyễn Thị Bình viết Lời giới thiệu. Cuốn sách giới thiệu về chủ nghĩa tự do mới và cho rằng phải "Nói không với chủ nghĩa tự do mới".
Friday, January 25, 2008
Entry for January 25, 2008
M\u1ed9t s\u1ed1 b\u1ea1n h\u00ecnh nh\u01b0 th\u1eafc m\u1eafc l\u00e0 t\u1edb bi\u1ebfn \u0111i \u0111\u00e2u \u0111\u1ee3t n\u00e0y. Xin m\u1eddi \u0111\u1ecdc b\u00e0i tr\u00ean b\u00e1o Tu\u1ed5i tr\u1ebb. Th\u00f4ng c\u1ea3m, \u0111ang n\u00e1t tim! Ti\u1ebfc c\u00e1i Camry \u0111\u1ecf
N\u00e1t tim v\u00ec y\u00eau tr\u00ean blog!
\"C\u00f3 nh\u1eefng chuy\u1ec7n t\u00ecnh tr\u00ean blog c\u00f2n tr\u1edb tr\u00eau h\u01a1n chuy\u1ec7n bu\u1ed3n c\u1ee7a Hin. Blogger H.L., 31 tu\u1ed5i, m\u1ed9t anh ch\u00e0ng h\u00e0o hoa c\u1ee7a gi\u1edbi tr\u1ebb H\u00e0 th\u00e0nh, \u0111\u01b0\u1ee3c c\u01b0ng chi\u1ec1u t\u1eeb b\u00e9. Ch\u00e0ng t\u1eebng b\u00e1n chi\u1ebfc Camry m\u00e0u \u0111\u1ecf ch\u00f3t 2.4 \u0111\u1ec3 qua M\u1ef9 h\u1ecdc mong qu\u00ean \u0111\u01b0\u1ee3c m\u1ed1i t\u00ecnh c\u0169. Sang M\u1ef9 \u0111\u01b0\u1ee3c hai n\u0103m, ng\u1ee1 t\u01b0\u1edfng v\u00e0i th\u00e1ng n\u1eefa th\u00f4i ch\u00e0ng s\u1ebd mang t\u1ea5m b\u1eb1ng th\u1ea1c s\u0129 kinh t\u1ebf v\u1ec1 n\u01b0\u1edbc cho b\u1ed1 m\u1eb9 an l\u00f2ng. \u0110\u00f9ng m\u1ed9t c\u00e1i, ch\u00e0ng x\u00e1ch vali v\u1ec1 n\u01b0\u1edbc v\u00e0 tuy\u00ean b\u1ed1 b\u1ecf h\u1ecdc.
\u0110\u00e1m b\u1ea1n th\u00e2n bi\u1ebft chuy\u1ec7n H.L. b\u1ecf v\u1ec1 n\u01b0\u1edbc v\u00ec m\u1ed9t c\u00f4 g\u00e1i t\u00ean H\u01b0\u01a1ng. Hai ng\u01b0\u1eddi g\u1eb7p nhau qua blog, \u0111\u1ec1u c\u00f3 \u0111am m\u00ea ch\u1ee5p \u1ea3nh, nh\u1eefng b\u1ee9c \u1ea3nh trao qua \u0111\u1ed5i l\u1ea1i c\u00e0ng l\u00e0m m\u1eb7n n\u1ed3ng t\u00ecnh c\u1ea3m c\u1ee7a c\u1ea3 hai. Qua webcam, t\u00ecnh c\u1ea3m hai ng\u01b0\u1eddi c\u00e0ng s\u00e2u \u0111\u1eadm, h\u1ea7u nh\u01b0 h\u1ecd kh\u00f4ng gi\u1ea5u nhau b\u1ea5t c\u1ee9 \u0111i\u1ec1u g\u00ec\u2026 Th\u1ebf r\u1ed3i l\u1ea7n g\u1eb7p \u0111\u1ea7u ti\u00ean \u1edf ngo\u00e0i \u0111\u1eddi th\u1ef1c c\u0169ng l\u00e0 l\u1ea7n h\u1ecd n\u00f3i c\u00e2u... chia tay. H.L. r\u1ea7u r\u0129: \"Ch\u00fang t\u00f4i qu\u00e1 th\u1ea7n t\u01b0\u1ee3ng nhau qua blog, n\u00ean khi g\u1eb7p con ng\u01b0\u1eddi th\u1eadt \u1edf ngo\u00e0i \u0111\u1eddi kh\u00e1c v\u1edbi nh\u1eefng g\u00ec \u0111\u00e3 t\u01b0\u1edfng t\u01b0\u1ee3ng, v\u00ec th\u1ebf tan v\u1ee1 l\u00e0 chuy\u1ec7n b\u00ecnh th\u01b0\u1eddng\". ");To view this multimedia content, please enable Javascript.
Monday, January 21, 2008
Entry for January 21, 2008
yfla.wrap("This multimedia content requires Flash version 9 and above.", "Upgrade Now.", "http:\/\/www.adobe.com\/shockwave\/download\/download.cgi?P1_Prod_Version=ShockwaveFlash", "");To view this multimedia content, please enable Javascript. | |||||
|
Trong một ngày Hà Nội mưa phùn, sương mù trắng phố.
Vội vã trở về cùng tháng năm xưa
Sau những con đường dầu dãi nắng mưa
Bên quán nhỏ em buồn nghe lá trút
Chiều mưa xa giăng kín phố dài
Sunday, January 20, 2008
Entry for January 20, 2008
Words
The Bee Gees
Smile an everlasting smile, a smile can bring you near to me.
Don’t ever let me find you gone, ‘cause that would bring a tear to me.
This world has lost its glory, let’s start a brand new story now, my love.
Right now, there’ll be no other time and I can show you how, my love.
Talk in everlasting words, and dedicate them all to me.
And I will give you all my life,
I’m here if you should call to me.
You think that I don’t even mean a single word I say.
It’s only words, and words are all I have, to take your heart away
The Bee Gees