Trong một post trước, tớ có nêu thống kê về việc họ Nguyễn chiếm 40% dân số Việt. Tại sao họ này lại đông đến thế. Thử lý giải xem sao.
Họ Nguyễn chiếm gần 40% dân số VN (tức là khoảng một nửa dân số Kinh tộc). Tiếp theo là các họ Trần, Lê. Ba dòng họ này chiếm hơn 60% dân số Việt (tức khoảng 75% Kinh tộc). Trong sử Trung Quốc, tôi nhớ họ Nguyễn đầu tiên được nhắc tới là danh sĩ Nguyễn Tịch là một trong nhóm Trúc Lâm thất hiền đời Tấn (tức là ngay sau thời Tam Quốc). Truyện Kiều có câu "Mắt xanh chẳng để ai vào có không?" là theo điển tích về Nguyễn Tịch, ông này mỗi khi thấy ai hợp nhãn thì mắt có màu xanh, nếu không hợp nhãn thì mắt chuyển thành màu gì đó, hình như màu trắng. Đến nay, người ta vẫn dùng câu đấy để chỉ sự hợp nhãn giữa giai và gái (nguyên thuỷ thì ông Nguyễn Tịch chỉ hợp nhãn hay không hợp nhãn với giai thôi, tức là khi tiếp khách. Nếu khách thấy mắt ông chuyển sang màu trắng thì nên đi về là vừa)
Sau này, có một vị thứ sử Giao Châu hình như tên Nguyễn Phụ thấy bảo là con cháu ông Nguyễn Tịch này (ngoài lề: họ Vũ cũng được coi khởi thủy từ một ông thứ sử đời Đường, sau này ở lại Giao Châu). Có lẽ chính từ đây mà họ Nguyễn bắt đầu có mặt hoặc bắt đầu phổ biến ở Việt Nam. Đời Đinh Tiên Hoàng đã có khá nhiều người mang họ Nguyễn như hai sứ quân Nguyễn Thủ Tiệp, Nguyễn Khoan trong thập nhị sứ quân và danh tướng Nguyễn Bặc. Hai ông sứ quân này được cho rằng có nguồn gốc khách thương Trung Hoa, bố Tàu, mẹ Việt, tương tự sứ quân-thương nhân Trần Lãm nhưng hình như Trần Lãm thì hoàn toàn là ngưòi Tàu.
Sau này, có một vị thứ sử Giao Châu hình như tên Nguyễn Phụ thấy bảo là con cháu ông Nguyễn Tịch này (ngoài lề: họ Vũ cũng được coi khởi thủy từ một ông thứ sử đời Đường, sau này ở lại Giao Châu). Có lẽ chính từ đây mà họ Nguyễn bắt đầu có mặt hoặc bắt đầu phổ biến ở Việt Nam. Đời Đinh Tiên Hoàng đã có khá nhiều người mang họ Nguyễn như hai sứ quân Nguyễn Thủ Tiệp, Nguyễn Khoan trong thập nhị sứ quân và danh tướng Nguyễn Bặc. Hai ông sứ quân này được cho rằng có nguồn gốc khách thương Trung Hoa, bố Tàu, mẹ Việt, tương tự sứ quân-thương nhân Trần Lãm nhưng hình như Trần Lãm thì hoàn toàn là ngưòi Tàu.
Như vậy họ Nguyễn là một họ đã cư trú ở địa bàn Việt Nam và nam Trung Quốc lâu đời (cả Nguyễn Tịch thời Tấn cũng như các anh em họ Nguyễn trong Thuỷ Hử đều là dân miền Nam Trung Quốc).
Nguyên nhân họ Nguyễn ở Việt Nam nhiều thì có nhiều: chẳng hạn con cháu nhà Lý đổi sang họ Nguyễn sau khi bị nhà Trần thanh toán, họ Nguyễn mở nghiệp ở phương Nam nên nhiều lưu dân cũng đổi sang họ Nguyễn cho nó quý sờ tộc theo phong cách à la đờ Bangiắc (ông này vốn đúng ra không có chữ Đờ), ví dụ anh em nhà Nguyễn Nhạc- Nguyễn Huệ vốn họ Hồ. Con cháu họ Mạc cũng có nhiều người đổi sang họ Nguyễn vì họ này lúc đó đã rất phổ biến nên có thể dễ trà trộn vào dân chúng. Họ Nguyễn lại là triều đại trị vì cuối cùng ở Việt Nam nên cũng nhiều con cháu hơn. Chú ý là ba họ lớn nhất Việt Nam đều là của ba triều đại cai trị Việt Nam: Nguyễn, Trần, Lê. Trừ họ Nguyễn, hai triều đại trên đều có lệ ban quốc tính cho người có công nên dòng họ ngày càng đông đảo.
Nguyên nhân họ Nguyễn ở Việt Nam nhiều thì có nhiều: chẳng hạn con cháu nhà Lý đổi sang họ Nguyễn sau khi bị nhà Trần thanh toán, họ Nguyễn mở nghiệp ở phương Nam nên nhiều lưu dân cũng đổi sang họ Nguyễn cho nó quý sờ tộc theo phong cách à la đờ Bangiắc (ông này vốn đúng ra không có chữ Đờ), ví dụ anh em nhà Nguyễn Nhạc- Nguyễn Huệ vốn họ Hồ. Con cháu họ Mạc cũng có nhiều người đổi sang họ Nguyễn vì họ này lúc đó đã rất phổ biến nên có thể dễ trà trộn vào dân chúng. Họ Nguyễn lại là triều đại trị vì cuối cùng ở Việt Nam nên cũng nhiều con cháu hơn. Chú ý là ba họ lớn nhất Việt Nam đều là của ba triều đại cai trị Việt Nam: Nguyễn, Trần, Lê. Trừ họ Nguyễn, hai triều đại trên đều có lệ ban quốc tính cho người có công nên dòng họ ngày càng đông đảo.
(Ngoài họ Nguyễn thì họ Trần là họ rất rất phổ biến ở Nam Trung Quốc (là một trong vài ba họ lớn nhất ở Nam Trung Quốc) nhưng lại tương đối ít ở miền Bắc. Họ Lê hình như không phổ biến ở Trung Quốc nhưng lại rất rất phổ biến ở đảo Hải Nam).
Hơn nữa theo thuyết di truyền thì các dòng họ cai trị cũng có khả năng nhân giống nhiều hơn (như Minh Mạng có hơn trăm con, chứ một ông phó thường dân vớ vỉn nào đó chung thuỷ với chế độ một vợ một bồ nhí thì cũng chỉ có được 10 đứa con là cùng thôi).
Ngoài các lý do nêu trên, có thể còn lý do nào nữa không nhỉ?
No comments:
Post a Comment