Thư ngỏ gửi talawas và báo Lao Động
Đọc bài này mà thấy thất vọng cho tính chuyên nghiệp và cả đạo đức báo chí của báo chí Việt Nam khi mà báo Lao Động, một trong vài tờ báo lớn nhất nước (có lẽ là báo miền Bắc lớn nhất trừ báo Nhân dân) lại có thể có việc làm ẩu tả và đáng chán đến thế. Sửa chữa bài, đăng bài mà không hỏi ý kiến tác giả, cũng không ghi nguồn trong khi bài viết trên talawas đã đề rõ bản quyền thuộc về ông Trịnh Lữ và talawas.
Đã thế trên tờ Lao động không hề thấy đăng thư ngỏ của ông Trịnh Lữ trong khi lại đăng cả loạt ý kiến bạn đọc ăn theo, lên án Dương Thu Hương. Không biết việc phê phán Dương Thu Hương này có nằm trong đơn đặt hàng của Ban tư tưởng văn hoá TW? Và khi người ta túm được một bài có cái nhìn tiêu cực (nhưng thuần tuý từ góc độ cá nhân) về Dương Thu Hương của một người có đôi chút tên tuổi là họ sấn sổ vớ lấy, gọt sửa các chỗ nhạy cảm, và tăng mức độ tiêu cực lên để rồi ngang nhiên bất chấp luật bản quyền, cũng như đạo đức nghề báo. Trong vài năm nay, chất lượng báo Lao Động ngày càng đi xuống, có vẻ báo này vẫn chưa xác định được vị trí của mình giữa hai luồng: trở thành báo chí thị trường hay chỉ là một tờ báo quốc doanh, dưới sự quản lý và hướng dẫn chặt chẽ của Nhà nước? Trong khi đó thì các báo xuất phát từ phía Nam mang tư tưởng cấp tiến và cách làm việc chuyên nghiệp như Tuổi trẻ, Thanh niên và kể cả Người Lao Động thì ngày càng thu hút bạn đọc, chưa kể các tờ báo mạng như VNN. Đọc hồi ký của ông Lý Quí Chung- Chánh Trinh được biết là báo Lao động từng rất mạnh và đầy tiềm năng phát triển trong thời gian ông này làm Tổng thư ký nhưng rồi vì vấn đề lý lịch của ông Lý Quí Chung cũng như tính định hướng mà báo này sau đó đã quay trử về trong cái vỏ bọc cũ kỹ của nó, bỏ lỡ cơ hội phát triển và trở thành một tờ báo thực sự chuyên nghiệp.
Về ông Trịnh Lữ và bà Dương Thu Hương thì nói thực tớ chẳng thích cả hai người này trên phương diện cá nhân: Một bác già có phần thích làm cảnh, hay lấy dáng vẻ thâm trầm trưởng lão với cách viết cứ như thể hạ mình với người đọc. Một chị phụ nữ "đanh đá", chua ngoa, và có phần hằn học. Nói chung cả hai bác già này đều mang tư cách Bắc kỳ rõ nét quá, đều quá say mê với cái vai diễn mà mính tự sắm cho mình. Nhưng trên phương diện nghề nghiệp thì phải công nhận Dương Thu Hương cũng có những đóng góp đáng kể. Và tiếng nói phản kháng của bà tuy không hợp thời với giới trẻ bây giờ (phần nào do thái độ chính trị cực đoan và quan điểm hằn học với xã hội đàn ông trị ở Việt Nam của bà) nhưng đọc các bài chửi rủa thậm tệ bà trên các diễn đàn của sinh viên, thanh niên Việt Nam, không thể không thấy chán. Nói là Dương Thu Hương dẫm đạp quá khứ để nổi tiếng thế thì những người chửi rủa bà thậm tế mà thậm chí, nhiều người còn chưa từng đọc văn bà có phải chăng đang tìm cách dẫm đạp lên một người nổi tiếng để chứng tỏ cái moral superiority của mình không ? Còn về Trịnh Lữ với phong cách gentleman Bắc kỳ style của ông cũng tỏ ra có tài châm biếm. Kể ra trong giới văn thỉnh thoảng có các ông thích châm chích như thế cũng có những điều hay, chỉ có điều hình như giờ, việc này không mấy thịnh hành trên văn chương thế giới, mặc dù có lẽ nó vẫn thu hút với người Việt vốn có tật thích châm biếm hay nghe châm biếm người khác, nhất là với những người nổi tiếng (đến đây lại nhớ cuốn best-seller Chân dung và Đối thoại của nhà thơ-chuyển-nghề- thành-nhà châm biếm Trần Đăng Khoa)?
Ngfhe nói bác Trịnh Lữ này là bố của Trịnh Hữu Tuệ, một thành viên trong Ban Biên tập Talawas?.
No comments:
Post a Comment