07 Mua hong.mp3
\"Ng\u01b0\u1eddi n\u1eb1m xu\u1ed1ng nghe ti\u1ebfng ru. Cu\u1ed9c \u0111\u1eddi \u0111\u00f3 c\u00f3 bao l\u00e2u m\u00e0 h\u1eefng h\u1edd\" ");To view this multimedia content, please enable Javascript.
Banana Pancakes- Jack Johnson Well can't you see that it's just raining there ain't no need to go outside... But baby, you hardly even notice when I try to show you this song is meant to keep ya from doing what you're supposed to waking up too early Maybe we can sleep in make you banana pancakes pretend like it's the weekend now And we can pretend it all the time, yeah Can't you see that it's just raining there ain't no need to go outside...
yfla.wrap("This multimedia content requires Flash version 9 and above.", "Upgrade Now.", "http:\/\/www.adobe.com\/shockwave\/download\/download.cgi?P1_Prod_Version=ShockwaveFlash", " ");To view this multimedia content, please enable Javascript.
Theme from Schindler's List- Music by John Williams
yfla.wrap("This multimedia content requires Flash version 9 and above.", "Upgrade Now.", "http:\/\/www.adobe.com\/shockwave\/download\/download.cgi?P1_Prod_Version=ShockwaveFlash", " | 01.Theme from Schi...");To view this multimedia content, please enable Javascript.
Theo lời khuyên của em Ex, ngày 14/2 này sẽ đánh dấu bước chuyển mình dần dần của blog tớ từ những thứ lãng mạn nửa với, trí thức nửa vời, sến nửa vời, làm hàng nửa vời sang các tâm sự có tính lành mạnh hơn. Vâng, bắt đầu là với truyện "Nỗi sợ của đàn ông tuổi 30" do bạn Trang Hạ dịch. Blog bạn Trang Hạ hình như hiện là blog hot nhất Việt Nam với hơn 600.000 views (có blog nào nhiều views hơn không hả các bạn?). Vào blog của bạn là có thể thấy ngay nhu cầu người đọc đô thị trong lứa tuổi 1x and 2x ở Việt Nam. Gần đây thấy các báo cứ đăng tải mấy bài phê bình gì về văn học mạng với văn học mạng ở Việt Nam, chỉ cần vào blog của Trang Hạ và Thiếu iốt là có thể phần nào hình dung ra hướng đi cho một nền văn học mạng mà đối tượng là các bạn đọc trẻ. ------- Nỗi sợ của đàn ông ba mươi- Nữ Vương (1979 - Đài Loan). Trang Hạ dịch
Hôm đó, người bạn gái rã rượi nói với tôi. - Anh người yêu cũ của tớ chia tay tớ chưa đầy nửa năm đã cưới người khác! - Anh ta làm cô kia có bầu à? - Không, chính tớ cũng thấy lạ. Vì hồi trước bọn tớ chia tay nhau vì anh ấy chưa muốn kết hôn, ngờ đâu nửa năm sau cô dâu không phải là tớ! - Sao anh ấy không chịu kết hôn với cậu? - Anh ấy bảo, sự nghiệp còn dở dang, tiền chưa có là bao, anh ấy không dám lấy vợ. - Thế giờ thì anh ấy trúng xổ số à, hay lương tăng 50%? - Đều không, tớ có cảm giác tớ đã bị lừa dối!
Câu chuyện này làm tôi nhớ đến một case khác, một cô gần 30 sau khi ép bạn trai cưới mình không thành, đã đòi chia tay và nửa năm sau cưới một người mà ngay cả bạn bè cũng thấy xa lạ. Khi được hỏi, cô đã rất thẳng thắn đáp: - Người yêu cũ vẫn bảo vì sự nghiệp chưa thành, tiền ít nên trì hoãn đám cưới, nhưng tuổi thanh xuân của "bà đây" thì chờ được đâu! Tôi nghĩ tiền nhiều hay ít không quan trọng bằng, cuối cùng thì anh có thật lòng hay không.
Có cô đã nói: - Tôi không tin rằng cứ để hai năm nữa thì anh ấy sẽ kiếm thêm được gấp vài lần tiền, nếu anh ấy thật sự đủ yêu, đủ trách nhiệm, cho dù anh ấy không thể cưới tôi ngay lập tức, anh ấy cũng sẽ cho tôi biết kế hoạch và thời gian của anh, nếu không, làm sao có thể cảm nhận được anh ấy có trách nhiệm với đời tôi.
Tôi nhớ lại những người đàn ông ba mươi tôi quen, cái họ sợ hãi nhất là hai chữ "kết hôn". Họ sợ nhất đi với bạn gái ra đường, bị người quen gặng hỏi: "Khi nào đôi này cưới?". Họ sợ nhất đi ăn tiệc cưới bị người khác quan tâm: "Lần sau là tiệc cưới các cậu chứ?". Họ sợ nhất mỗi lần về nhà, người yêu thút thít khóc: "Thế chúng mình bao giờ mới cưới?". Và bố mẹ họ giục: "Cứ thế này thì lúc nào bố mẹ mới có cháu bế?'
Rồi, câu trả lời kiểu mẫu của họ là: "Con vẫn còn lo sự nghiệp, anh vẫn còn phải kiếm thêm đủ tiền làm đám cưới".
Như thế hợp lý, nhưng cô bạn đau khổ của tôi đã nói: - Với đàn ông, sự nghiệp có lên cao bao nhiêu họ cũng chả bao giờ coi đã thành đạt, tiền thì kiếm bao nhiêu cũng thấy chưa đủ, đây thực ra chỉ là cái cớ thôi. Như người yêu cũ của tớ, nhà có rồi, xe đẹp có rồi, quần áo hàng hiệu, không phải nuôi bố mẹ, nhưng vẫn không chịu cưới. Thảnh thơi như anh ta mà không cưới, thì thời buổi này còn ai dám cưới?
Tôi nhìn những người đàn ông không dám kết hôn, đều đâu phải là bố mẹ bị vỡ hụi hay nhà bị nợ thẻ tín dụng ngân hàng, lương của họ cũng không phải thấp, thậm chí có người riêng tiền nộp thuế thu nhập một năm có thể mua được một chiếc BMW, cổ phiếu của họ mang đi bán ít ra cũng cả năm nằm nhà ăn tiêu, danh thiếp đều in chức manager.
Hay bởi những người đàn bà như chúng ta thì không thể hiểu?
Phải họ lo sợ những khoản tiền tiết kiệm trở về số 0 sau đám cưới, hay họ sợ phải đi mời người dự tiệc cưới, chụp xong album ảnh cưới thì ăn bánh mì trừ bữa? Cưới một người con gái họ yêu, có nhất thiết cần phải chờ họ thành Bill Gate, mới gọi được là thành đạt, giàu có?
Người bạn gái đau khổ "cô dâu không phải là tớ" nói: - Đó chỉ là cái cớ, vì trong lòng họ còn đang bất an, thấy những đứa con trai cũng ba mươi như mình mà tiêu pha thoải mái, ăn chơi vui vẻ, đi đó đây, thì họ sợ rằng đám cưới sẽ kéo họ xuống địa ngục?
Còn người bạn tôi "nửa năm cưới người khác" thì bảo:- Nếu nói thẳng thì chỉ có lý do rằng anh ấy không đủ yêu tớ. Tớ đã mất vài năm, và sau vài năm đòi cưới, cuối cùng mới hiểu ra rằng, nếu một người đàn ông đủ yêu tớ, đủ trách nhiệm với đời tớ, họ sẽ không cần viện tới bất kỳ lý do nào hết. Còn nếu thật sự hiện tại anh ấy không đủ tiền, tớ sẽ cưới anh ấy, bởi tớ nhìn thấy sự chân thành ở đâu. Và tớ đã bỏ anh kia, vì tớ không nhìn thấy sự chân thành của anh ấy. Một người đàn ông có thể càng già càng đáng giá, nhưng tớ là phụ nữ, tớ làm sao chắc rằng tớ có thể đợi anh ấy đến ngày hôn lễ? Tớ có thể đợi thêm 3 năm, hay 5 năm nữa chăng? - Nhưng tớ thì đã chờ anh ấy thêm 3 năm, 5 năm, và cuối cùng? Anh ấy đã cưới cô gái quen chưa đến nửa năm, và đó là lỗi của tớ sao? - Không phải lỗi của cậu, nói thật, thì bởi anh ta yêu cô ấy hơn. Tình yêu, không phải là bạn cứ chờ đợi thì rồi sẽ gặp, hoặc chờ bao lâu thì nó sẽ là của bạn.
Tôi nghe xong đoạn đối thoại của hai cô bạn gái, tôi ngơ ngẩn rất lâu, và tôi chạy đi hỏi bọn con trai. - 30 đúng là tuổi hoàng kim của đàn ông. Chúng tôi không sợ hò hẹn mà trong túi chẳng đủ tiền, thuê nhà sợ giá đắt, cũng chẳng còn ở tuổi thanh niên tỏ tình lần nào cũng thất bại, tán gái đã đến mức độ lão luyện như phản xạ tự nhiên, chúng tôi bắt đầu tự tin vào chính mình, trước cưa gái cực quá, giờ cưa gái dễ như trở bàn tay, nếu chúng tôi không tranh thủ tận hưởng cuộc sống của chính chúng tôi, thì ai nào?
Nỗi sợ hãi của đàn ông ba mươi, phụ nữ mãi mãi không thể hiểu.
Đàn ông sợ mình ĐƯỢC còn ít, NHẬN chưa đủ? Nên họ sẽ bảo rằng: "Tôi chưa thành đạt, tôi chưa giàu!"
Thực ra cái mà họ muốn nói chỉ là: "Tôi chưa Ready!". Tôi, chưa sẵn sàng!
Nếu tuổi họ còn trẻ, họ sẽ nói: "Tôi chưa Ready!". Nhưng nếu không còn trẻ, vì sao họ không dám tiếp tục nói ra câu thành thật đó?
Vì sao có những người yêu mãi mà không cưới, nhưng có thể cưới ngay tắp lự một cô mới yêu chưa bao lâu? Vì sao có những người vẫn bảo ghét hôn nhân, không tin vào tình yêu, thì một hôm cưới nhanh như chớp giật? Vì sao có những người mãi chỉ yêu bạn thôi, nhưng không thề thốt gì với bạn, không nghĩ hộ bạn? Vì sao có người nói yêu bạn say đắm, có thể vì bạn làm tất cả, nhưng hôn nhân thì anh ta bỏ ra ngoài phạm vi năng lực những gì anh ta có thể làm?
Hay bởi đàn ông ba mươi không hề sợ hãi, mà họ chỉ hơn bạn ở chỗ, họ biết họ cần gì!
Nếu họ thật lòng yêu, họ sẽ vội vàng đòi buộc bạn lại.
--- // ---
Thực ra, họ thật sự rất muốn rất muốn trở thành người chồng.
Nhưng không phải với bạn, mà thôi!
(Trang Hạ dịch)
Are you lonesome tonight- Elvis Presley
Are you lonesome tonight? Do you miss me tonight? Are you sorry We drifted apart? Does your memory stray To a bright summer day? When I kissed you And called you sweetheart? Do the chairs in your parlor Seem empty and bare? Do you gaze at your doorstep And picture me there? Is your heart filled with pain, Shall I come back again? Tell me dear, Are you lonesome tonight?
Vài bài khác của Elvis: Love is Sweet: Love me tender (Love me tender, Love me sweet, Never let me go. You have made my life complete, And I love you so.)
Irresistible: Can't help falling in love (Shall I stay. Would it be a sin. If I cant help falling in love with you).
and with frustration and jealousy: (You're The) Devil in Disguise.mp3 (You look like an angel. Walk like an angel. Talk like an angel. But I got wise. You're the devil in disguise).
1. Hình như là tên một tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương. 2. Trong thời gian gần đây, là căn bệnh của tớ :( 3. I'm sorry.
Gửi Một Tình Yêu, Gửi Đôi Mắt
Nhạc: Phú Quang Lời: Từ Kế Tường
Nghe: Ngọc Anh Có điều gì nhói lòng anh sau đôi mắt ấy Ðôi mắt em thăm thẳm nỗi buồn xưa Chiều chơi vơi ta ngồi bên quán vắng Nghe hoàng hôn chết lặng trên phố buồn
Từ bao giờ dạt trôi đời con sóng Những cuộc tình năm tháng đã tàn phai Ngỡ chỉ còn cơn say bồng bềnh men đắng Sao chiều nay tình chợt dâng đầy
Anh chỉ có một chiều mưa thôi để nhớ Một bờ vai một quán nhỏ bình yên Anh chỉ có một mùa thu thôi để nhớ Mùa thu tan trong mắt em
Anh chỉ có một tình yêu thôi để nhớ Tình yêu mang khát vọng tuổi thơ Anh chỉ có một chiều tóc em lộng gió Ru đêm vào cơn mơ
Sẽ còn lại với ta một hoàng hôn ấy Dù mai đây tình như chiếc lá cuối trời Có điều gì giống như hư ảo Khi mắt em ấm áp một niềm yêu
 1. Giăng lưới bắt chim- Tập tiểu luận của Nguyễn Huy Thiệp. Ban đầu, tôi không kỳ vọng gì nhiều vè cuốn sách này vì thấy có một số bạn chê nó. Hơn nữa, tôi hay có cảm giác là các nhà văn ở Việt Nam ít khi có thể làm được nhiều hơn một việc, do một cái dớp hay cái mặc cảm nào đó. Bảo Ninh cuối cùng cũng chỉ có Nỗi buồn chiến tranh. Chu Lai, Lê Lựu... đều lặp lại mình trong các trang viết. Nhưng có lẽ chính vì không có kỳ vọng gì nhều vào cuốn sách này, mặc dù nó mới được giải thưởng về lý luận văn học gần đây, nên nó lại là một sự ngạc nhiên khá thú vị. Tôi đã đọc hết cuốn này trên chặng hành trình 26 giờ từ Hà Nội tới Minnesota (cùng với vở kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng và 100 trang cuốn O Zahir). Các nhận định về văn chương của Nguyễn Huy Thiệp trong "Trò chuyện với hoa thủy tiên" (hình như cũng gây ầm ĩ một thời gian?) và vài bài khác khá thú vị, và đa phần, theo tôi, là chính xác. Mặc dù, có thể nói Nguyễn Huy Thiệp hơi ẩu về mặt tư liệu, (ví dụ trích dẫn nhận định của Khổng tử về tiểu thuyết nhưng mà lạy trời, thời Xuân Thu- Chiến quốc đâu có tiểu thuyết theo nghĩa như từ tiểu thuyết hiện nay, thêm nữa các trích dẫn của ông trong sách đều rất đại khái, rất khó kiểm tra là ông thực sự trích dẫn hay là bịa ra, đó là chưa kể một số sai sót về mặt tư liệu) và cảm tính trong các bài viết của mình. Các bài viết của ông, có lẽ nên xem là các mạn đàm trà dư tửu hậu về văn chương và về bạn văn, chứ không phải là các tiểu luận-phê bình văn học theo đúng nghĩa của nó. Nhưng các mạn đàm của ông nói chung đều thú vị và sâu sắc. Đọc tập sách này cũng hiểu thêm chút ít về Nguyễn Huy Thiệp, ông có vẻ chịu ảnh hưởng nhiều của văn hóa dân gian, đôi chút của Nho học và Thiền học, và rất hâm mộ Nietzsche. Các chân dung văn học được ông đề cập tới đều là các nhà thơ dân gian như Đồng Đức Bốn (được ông coi là người làm hồi sinh thơ lục bát Việt Nam, kế tục sự nghiệp của Tản Đà, Nguyễn Bính và Bùi Giáng) và Nguyễn Bảo Sinh. Có hai câu thơ của Đồng Đức Bốn mà ông hay trích dẫn trong cuốn sách này : "Xong rồi chả biết đi đâu Xích lô Bà Triệu ra cầu Chương Dương" Hai câu thơ phảng phất sự cô quạnh và bế tắc trong sáng tác, trong đời sống văn học ở Thủ đô, và có lẽ còn là sự cô quạnh và bế tắc của cả chính Nguyễn Huy Thiệp nữa. 2. Ngồi của Nguyễn Bình Phương là tiểu thuyết Việt Nam mới đọc gần nhất. Hôm trước vừa nói Thuận là tiếng nói lạ của văn học Việt Nam (dù không lạ lắm trên thế giới) nhưng đọc Ngồi thì mới thấy Nguyễn Bình Phương mới thực sự là tiếng nói lạ. Có thể nói Nguyễn Bình Phương là một trong số ít nhà văn Việt Nam để tâm và khá thành công trong việc cách tân hình thức của tiểu thuyết (trước đó có thể kể Bảo Ninh với Nỗi buồn chiến tranh và Nguyễn Xuân Khánh với Hồ Quý Ly). Tiểu thuyết của Phương pha trộn giữa hiện thực với tưởng tượng, không chú trọng nội dung của chuyện mà là cảm giác do nó mang lại tới người đọc. Đọc Ngồi còn thấy Nguyễn Bình Phương hình như muốn đưa ảnh hưởng của hội họa siêu thực, và âm nhạc với các tiết tấu, giai điệu khác nhau của câu chữ vào trong tiểu thuyết, nhằm tạo nên một ấn tượng về sự lùng bùng, bí ẩn, vừa pha trộn vào vừa tách bạch ra giữa thực và tưởng tượng/quá khứ/huyền ảo. Có gì đó hơi giống với bức tranh "Sự dai dẳng của trí nhớ" của Dali, trong đó có những chiếc đồng hồ bị kéo dài ra, dẹt lại, treo lủng lẳng trên cây, trong sự tĩnh tại của không gian xung quanh. Thời gian trong "Ngồi" đối với nhân vật Khẩn cũng là một thứ lùng nhùng như vậy. Người đọc khó phân biệt được trong các đoạn về chuyện của anh ta với một cô gái tên là Kim, đâu là tưởng tượng, đâu là giấc mơ khi ngủ, đâu là giấc mơ khi thức, đâu là quá khứ, đâu là huyễn hoặc... Đọc xong Ngồi, nếu bảo review về nội dung của nó thì sẽ thấy rất khó, vì đây không phải là một tiểu thuyết theo nghĩa truyền thống, nó hơi giống với môt mảng cắt trong cuộc đời tẻ nhạt của một số viên chức bị lost in time, pha trộn thêm vào là những yếu tố huyền ảo. Những người đọc trẻ ở độ tuổi 8x có thể khó đồng cảm với nó, như Nguyễn Bình Phương tự nói, anh ta viết không cho những người trẻ tuổi, cách anh ta 10 tuổi hay hơn vì anh cũng không hiểu gì về họ cả. Trước Nguyễn Bình Phương, Phạm Thị Hoài đã đề cập tới sự bế tắc, ngột ngạt và vô dụng của cuộc sống viên chức Việt Nam trong Marie Sến. Có điều Hoài viết về thời mới mở cửa còn Phương viết về những năm 2000, tức là chừng 15 năm sau. Thực ra cũng có thể tách Ngồi ra thành hai tiểu thuyết/truyện ngắn: một về đời sống viên chức/Đảng viên trong các cơ quan Nhà nước và hai về các ảo ảnh/tưởng tượng/hồi tưởng của nhân vật chính trong truyện.Và cả hai phần này, theo tôi, đều là những trang viết hay (và đẹp nữa, nhiều đoạn phiêu diêu có thể so với những đoạn văn đẹp nhất trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh)- nó vừa gợi lên một cuộc sống thô tục, tầm thường và đầy dục vọng trong đời sống thực (vô số các từ chửi bậy, các đoạn mô tả sex khá trần trùi), vừa gợi lên một thế giới huyền ảo, bí ẩn tồn tại song song. Nếu như Khẩn ừ ào ba phải, sống bừa bãi trong thế giới thực bao nhiêu thì trong thế giới huyền ảo của anh, anh lại là người thông minh và dịu dàng. Nếu ở ngòai đời, anh sống không hôn thú với Minh, quan hệ tình dục với đồng nghiệp Nhung, với cả người đàn bà bán khoai nướng, chưa kể vô số lần đi chơi gái, thì trong giấc mơ/hồi ức của mình với Kim, anh nhớ ra mình chưa bao giờ làm tình với Kim. Và cả hai phần đó trộn lẫn với nhau hình thành nên cuộc sống của Khẩn- một viên chức/ Đảng viên/quyền trưởng ban... có lẽ ở tuổi cuối 30 và đầu 40. Trong thế giới thực anh không biết mình cần gì, tìm gì. Trong thế giới ảo, anh biết mình có Kim. Ấn tượng chung sau khi đọc cuốn này là Nguyễn Bình Phương là một tác giả đáng đọc, mặc dù có thể không phải cho mọi người, nhất là n hững người chờ đợi ở tiểu thuyết một câu chuyện có tính truyền thống, hay những kết luận đã có từ trước. Có vẻ như Nguyễn Bình Phương và Thuận hiện đang là hai cái tên đáng kể nhất trong văn học Việt Nam vài năm qua, là những người đủ công lực và tự tin để tạo ra một hướng đi mới và riêng cho mình, khai thông dòng chảy văn học Việt Nam vốn tù đọng trong chừng 15 năm gần đây. Họ cũng là những người viết cần mẫn, với 4-5 tiểu thuyết trong một khoảng thời gian tương đối ngắn.
Ngoài trời tuyết trắng xóa, lất phất bay. Tuyết mùa này ở MN mỗi khi rơi thường rất dầy, nhưng không mang máy ảnh sang để chụp. Tự nhiên muốn nghe Lê Dung hay Ngọc Lan hát "Ngoài qua tuyết đang rơi, sao anh không đến bên em chiều nay" nhưng tìm thì lại lười. Tuần này ở MN vẫn lạnh, đợt lạnh giá nhất của mùa đông, nhiệt độ xuống tới -27 độ C, chưa kể gió. Nhưng những hôm có tuyết rơi, như hôm nay thì thời tiết lại ấm hơn chút ít. Ở Hà Nội, không biết đã có dấu hiệu của mùa xuân chưa?. Vẫn bị jet lag, buổi tối buồn ngủ không chịu được, tòan đi ngủ từ chập tối đến đêm thì dậy, thức tới gần sáng lại đi ngủ tiếp. Mỗi ngày như thế là làm hai giấc ngắn, mỗi giấc khoảng 3-4 tiếng. Hôm qua đỡ hơn một chút, chỉ ngủ từ 10h tới 12h cho giấc tối. Nhưng không hiểu sao, tôi thường rất thích ngủ vào những giờ không phải đẻ ngủ, ví dụ một hôm nào đó làm một giấc trưa cho tới chiều hay ngủ vào lúc chập tối, có thể là do một cảm giác tự nuông chiều mình chăng? Anyway, this should finish now. Muốn viết về một cái gì đó nhưng chẳng biết viết gì mà cũng lười. Hôm kia xem Babel, là phim đầu tiên mình xem sau 2 tháng (không kể vài ba bộ phim không có gì đặc sắc mấy xem ở rạp ở Việt Nam). Một phim nhiều cảm xúc, đáng xem nhưng cũng sử dụng một motif tương tự như Love's a bitch (không nhớ được tên tiếng Tây Ban Nha) hay 21 grams của cùng đạo diễn. Những thân phận trong tấm mosaic cuộc đời, xem ra cũng là vậy thôi. Trong khi loay hoay với những vấn đề của riêng mình, người ta thường bàng quan hoặc gây ra những bi kịch của người khác. Ai là người đáng trách? Nhưng loài người vẫn vậy mà. Đang đọc "Zarathustra đã nói như thế" của Nietzsche- ông ta rao giảng "Con người là cái gì cần phải vượt qua. Các ngươi đã làm gì để vượt qua con người?". Nói tới Nietzsche lại nhớ tới phim "Little Miss Sunshine" với cậu chàng mù màu hâm mộ ông ta, cùng với quyết tâm không nói lời nào trong 9 (?) tháng để "vượt qua con người". Chẳng nhẽ để có được cái ước vọng "vượt qua con người" đó, người ta lại phải điên khùng (Nietzsche), mù màu (cậu bé kia) hay lãnh cảm với tình dục (Michel trong Hạt cơ bản)? Dự định sẽ xem nốt các phim được nominate Oscar đợt này, cùng với một số đĩa khác mang sang. Nhân bạn Phước nhắc tới cuốn cuốn "Mùi hương" của Patrick Suskind, cũng định review nó nhưng lười. Cuốn sách về số phận của một kẻ bị kết án từ khi sinh ra là phi-con-người và hành trình để hòa giải và chinh phục loài người của y. Đó là bi kịch của một anh chàng Faust mang dấu ấn của quỷ, trong hành trình để tìm hiểu và chinh phục con người. Truyện có nhiều tầng ý nghĩa khá độc đáo, và lại có tính giải trí cao, và không phải không có lý trên phương diện khoa học. Ví dụ, một số nghiên cứu khoa học cho thấy các cô gái thường hay lựa chọn người yêu có mùi gần giống mùi của người cha mình mà không tự ý thức được việc đó. Suy rộng hơn, có thể có những kênh gì đó mà con người không tự ý thức được ảnh hưởng tới các mối quan hệ giữa con người và con người, có những thứ người ta tưởng vậy mà lại không phải là vậy . Con người vẫn còn bí ẩn lắm. Trên một tầng nấc khác, truyện còn có các ẩn dụ về tôn giáo và chính trị. Phải chăng cũng như nhân vật chính không tên trong truyện, các phong trào chính trị cực đoan, các nhà độc tài... chính là những người đã tìm ra được thứ "mùi hương" khiến cả đám đông dân chúng phải phấn khích, phải say cuồng trong các chứng cuồng loạn tập thể. Đoạn này thì từng post ở một chỗ khác, nhân tiện post lại đây: "...cái chi tiết anh ta bẩm sinh tuyệt nhiên không có mùi ấy là quan trọng nhất, là then chốt trong toàn bộ câu chuyện để có thể hiểu được động cơ của anh ta (được con người chấp nhận và chinh phục con người). Cũng cần nói thêm là anh ta không thực sự là người, không hề có tình cảm yêu thương, căm ghét, dục vọng...nên việc anh ta khóc kia hoàn toàn không phải vì anh ta nhận ra rằng có yêu thương là có tất cả (vì đơn giản anh ta không biết tới khả năng yêu thương). Cái ham muốn của anh ta là tái tạo mình như mình muốn, là chinh phục loài người và chế áp quyền lực của mình lên họ. Việc anh ta giết các cô gái để chiếm đoạt mùi hương của họ không phải vì anh ta muốn được ngửi hít cái mùi hương này mãi mà đó là công cụ để anh ta đạt được mục tiêu của mình: chế tạo ra mùi hương "thiên thần" có thể chinh phục lòai người, khiến loài người quỳ rạp dưới chân anh ta, một kẻ bị kết án là phi-người từ lúc mới sinh ra và bị loài người chà đạp, phỉ nhổ từ đó. Ở đây, anh ta gần với một AntiChrist, một Faust hay một nhà khoa học hy vọng thay thế được quyền lực của Chúa bằng một phát minh vĩ đại nào đó (Dr Jenkyl or smt?).
Việc anh ta bị ăn thịt cuối cùng cũng là nêu lên cách đối xử của con người với tình yêu. Người ta có thể quỳ rạp dưới chân tình yêu để cung phụng nó (như cách bố cô gái thực hiện) nhưng người ta cũng có thể cào cấu, cắn xé để chiếm hữu lấy nó. Tình yêu cũng gắn liền với sự phá hủy và hủy diệt và con người chẳng phải cũng hay phá hủy nhân danh tình yêu đó sao. Thế nên nhân danh tình yêu, các công dân đáng kính của thành phố truy hoan và hành lạc tập thể trong khi những tên vô lại thì ăn thịt anh ta cũng nhân danh tình yêu. Câu kết của truyện này kể về thái độ của những kẻ ăn thịt anh ta sau khi xong cũng hay "Họ vô cùng tự hào. Lần đầu tiên họ đã hành động vì tình yêu"" Đã đọc xong tập truyện ngắn "Thượng đế và đất sét" của Nguyễn Nguyên Phước. Tập truyện có nhiều ý tưởng khá thú vị chứng tỏ người viết có óc tưởng tượng và liên tưởng khá đặc biệt. Tác giả thành công trong việc dựng nên một không khí riêng và khá nhất quán cho các truyện ngắn của mình. Có vẻ như bạn Phước chịu ảnh hưởng của Kafka và một số nhà văn hiện thực huyền ảo (Borges, Italo Calvino, Marquez...) Tuy nhiên việc xử lý ngôn từ và kết cấu của tác giả nhiều chỗ còn hơi lúng túng. Riêng về văn phong, lại cảm thấy như tác giả bị ảnh hưởng bởi Nguyễn Huy Thiệp, không biết có đúng không. Tóm lại là chúc mừng tác giả đã ra sách. Các bạn đọc muốn đọc một tiếng nói mới, khá lạ và thú vị trong văn học Việt Nam thì nên tìm mua cuốn này, giá trên Nguyễn Xí khoảng 12.000 gì đó (giá bìa hình như là 15000). Kết thúc một entry lan man của một trưa thứ ba nhiều tuyết, sau khi uống 2 cốc cafe mà vẫn thấy buồn ngủ. Quyết định sẽ pha một ấm trà vậy.
|
|