Monday, April 30, 2007

Entry for April 30, 2007


yfla.wrap("This multimedia content requires Flash version 9 and above.", "Upgrade Now.", "http:\/\/www.adobe.com\/shockwave\/download\/download.cgi?P1_Prod_Version=ShockwaveFlash", "
Hoa tim ngoai san....
\t\t\t

Hoa T\u00edm Ngo\u00e0i S\u00e2n

\t\t\t \t \t\t \t
Thanh T\u00f9ng


M\u1ed9t ng\u00e0y t\u00ecnh c\u1edd
Tr\u00ean \u0111\u01b0\u1eddng ph\u1ed1 t\u00f4i c\u00f3 b\u00e0n ch\u00e2n em
M\u1eb7t tr\u1eddi th\u00ec h\u1ed3ng
M\u00e0 tr\u00ean c\u00e2y kh\u1ebf c\u00f3 nhi\u1ec1u ti\u1ebfng chim
V\u00e0 r\u1ed3i m\u1ed9t ng\u00e0y
M\u1ed9t ng\u00e0y \u0111\u00e3 qua, kh\u00f4ng ng\u00e0y n\u00e0o h\u01a1n
Con \u0111\u01b0\u1eddng v\u1eabn \u0111\u1ee3i
M\u00e0 \u0111\u00e2u th\u1ea5y, \u0111\u00e2u th\u1ea5y d\u1ea5u ch\u00e2n em...

T\u1eeb l\u00e2u l\u1eafm \u0111\u00e3 v\u1eafng em tr\u00ean con \u0111\u01b0\u1eddng n\u00e0y
C\u00e2y b\u00e2y gi\u1edd l\u00e1 r\u1ee5ng, gi\u00f3 heo may
V\u00e0 c\u01a1n gi\u00f3 v\u1eabn cu\u1ed1n theo ch\u00e2n ai m\u1ed7i ng\u00e0y
\u0110\u1ec3 l\u1ea1i m\u00f9a thu theo l\u00e1 bay bay...
\t\t
Em \u0111\u1eebng \u0111i! Xin em \u0111\u1eebng \u0111i!
V\u00ec ai \u0111\u00f3 c\u00f2n ch\u01b0a n\u00f3i v\u1edbi ai \u0111i\u1ec1u g\u00ec
Ng\u00e0y ng\u00e0y m\u1eb7t tr\u1eddi h\u00f4n l\u00ean b\u01b0\u1edbc ch\u00e2n
V\u00e0 hoa t\u00edm v\u1eabn r\u01a1i \u0111\u1ea7y s\u00e2n...

Con \u0111\u01b0\u1eddng ch\u01b0a qu\u00ean t\u00ean b\u00e0n ch\u00e2n
B\u00e0n ch\u00e2n \u0111\u00e3 l\u00e3ng qu\u00ean con \u0111\u01b0\u1eddng nh\u1ecf
Ai v\u1ed9i \u0111i \u0111\u1ec3 ai c\u00f2n \u0111\u1ee9ng \u0111\u00f3
T\u00ecm b\u00e0n ch\u00e2n ai trong ti\u1ebfng l\u00e1 r\u01a1i...

Cu\u1ed9c \u0111\u1eddi l\u1ea1 l\u00f9ng
Cu\u1ed9c \u0111\u1eddi \u01b0\u1edbc m\u01a1 nh\u1eefng \u0111i\u1ec1u vi\u1ec5n v\u00f4ng
L\u00f2ng ng\u01b0\u1eddi l\u1ea1 l\u00f9ng
L\u00f2ng hay th\u01b0\u01a1ng nh\u1edb nh\u1eefng \u0111i\u1ec1u h\u01b0 kh\u00f4ng
\u0110\u1ec3 r\u1ed3i m\u1ed9t ng\u00e0y
M\u1ed9t ng\u00e0y nh\u1edb th\u01b0\u01a1ng
H\u00f3a th\u00e0nh m\u00eanh m\u00f4ng
\u0110\u00f4i b\u00e0n ch\u00e2n n\u00e0o
L\u00e0m hoa t\u00edm \u0111\u1ec3 hoa t\u00edm r\u01a1i \u0111\u1ea7y s\u00e2n...
");To view this multimedia content, please enable Javascript.

Entry for April 30, 2007

  1. Về đi xem phim ở Việt Nam

Copy từ blog của Hisashi, mạn phép Hisashi post lại cả bài, nội dung bài này của Hisashi và bạn Két là quá đủ, không cần bình luận gì thêm. Có điều mỗi người trong phạm vi của mình có lẽ nên có ý thức hơn khi xem phim, hay rộng hơn với các hành vi nơi công cộng.

Khán giả VN nên học cách xem phim:

Kể ra vụ này cũng không mới nhưng chưa bao giờ là cũ. Nếu ai muốn thưởng thức đầy đủ văn hóa xem phim thì mời đi xem phim của MFC. Mình nhớ hồi xưa đã từng có tranh cãi nảy lửa về vụ này khi xem "Shutter" và cuối cùng mình cũng phải chịu thua cái lý lẽ cùn của bên đó. Rồi hồi xem "The Illusionist", có bạn còn ngồi buôn điện thoại tới gần 10 phút trên tầng 2. Hay như đi họp báo phim của Megastar, chuyện các nhà báo nói chuyện điện thoại trong rạp (ngay cả khi đã bị người khác nhắc nhở) cũng thường gặp như cơm bữa. Một vụ khác nữa là dẫn con nhỏ đi xem phim rạp. Xin thề sau này có con nhỏ dưới 10 tuổi đừng hòng tôi cho nó đi xem rạp. Vào chỉ tổ làm trò cười cho rạp và làm mất không khí xem phim của cả rạp. Trải nghiệm phải ngồi cạnh một cháu bé 5 tuổi khi đi xem "Superman Returns" thật kinh hoàng. Lúc đầu nó còn hứng thú, giữa phim nó đòi về rồi bô bô hỏi ba má các tình tiết trong phim! Thật không thể chịu được nổi...

Nhưng akay nhất là nhiều khi đi xem ngoài rạp, mọi người toàn cười những cái mà mình chả hiểu là... cười cái nỗi gì. Thậm chí mình gặp chuyện này nhiều lần quá tới mức đôi lúc tự hỏi "Hay là mình nhạt?" img

Vậy xin các bạn rằng: Giờ đi vào rạp hãy tắt điện thoại, hay cùng lắm là hãy đưa về chế độ rung. Đừng có bô bô nói chuyện như đang ở nhà mình. Bạn bỏ tiền ra mua vé, đồng ý, nhưng không phải với số tiền đó bạn muốn làm gì thì làm hay thậm chí là làm vương làm tướng trong rạp. Đừng nghĩ tiền của bạn là to!

Cuối cùng, trả lời cho câu hỏi "Khán giả Việt
Nam nên học cách xem phim?" - Câu trả lời ở đây chắc chắn là có. img

(Bê cả tít lẫn nội dung từ nhà Két về)


Ngoại trừ những việc hết sức tối thiểu là đi đúng giờ, tắt chuông đt dd, KHÔNG nói chuyện trong khi phim đang chiếu - mà tôi nghĩ là VÔ PHƯƠNG CỨU CHỮA. Đi xem DMAH 2 buổi, thật không có gì bực mình hơn khi ng ngồi cạnh cứ nói chuyện, hỏi han, nhất là đoán trước phim.


Nhưng ít nhất thông qua phim DMAH tôi nghĩ chúng ta nên học cách cười nữa. Phim, nói thật, chẳng có khúc nào mắc cười hết. Có thể những câu nói của Dustin như là "mày ngu quá, cắt lưỡi làm sao nó nói", hoặc là "hết xăng rồi ông ơi", rồi thì lúc Johnny chạy chiếc xe máy lại chở NTV ở mỏ sắt, hay là "mày chơi đòn này ngon quá" khúc cuối khi 2 ng đánh nhau ở xe lửa, cũng có thể là mắc cười với một số ng. [và thật sự đã có rất nhiều ng cười ở những đoạn này]


Nhưng những câu như là "trời ơi má ơi" (tôi k nhớ chính xác) khi Dustin ở trong toilet Sở Mật Thám, bày tỏ thái độ căm phẫn khi tay sếp lên tiếng hạ nhục Mẹ của mình, câu đó mắc cười sao mà cả rạp ồ lên. Cả 2 lần, và tôi dám cá ở bất kì rạp nào suất chiếu nào mọi ng cũng ồ lên cười. Thế nếu bạn là con của một gái điếm và bạn run rẩy hét như muốn khóc để bày tỏ sự tức giận, đau đớn vì nhục, điều đó đáng cười à? Vui chỗ nào khi ng khác hạ nhục Mẹ của bạn vậy??


Đáng nói nhất, là đoạn tên lính Pháp ngồi nhìn một tập thể ng VN đang ăn và thốt ra đại ý "bọn chúng thật là vô dụng, mình làm việc cực khổ, còn chúng chỉ biết ăn là giỏi". Thề với Chúa, câu nói đó KHÔNG HỀ ĐÁNG CƯỜI! Chắc một đứa bé học cấp 1 nó cũng hiểu cái ý nghĩa sơ đẳng câu nói đó là chửi, và điều đó phác họa dân VN trong thời Pháp thuộc đã phải chịu nỗi nhục biết chừng nào, làm như trâu bò còn bị nói "chỉ biết ăn là giỏi". Vậy mà cả rạp Ồ LÊN CƯỜI. Tôi tự hỏi bao nhiêu ng trong rạp lúc đó là người Việt
Nam?


Và một chuyện đơn giản hơn, chúng ta cũng nên học cách vỗ tay khi kết thúc một phim hay. Đi xem kịch tôi thấy cuối vở, diễn viên ra đứng thành hàng cuối đầu chào, khán giả vỗ tay, vỗ là vì vở hay vì vỗ chào lại nghệ sĩ? Hay là vì xem phim nó bình dân hơn xem kịch??

2. Về bình phim ở Việt Nam trên các tờ báo lớn.

Má»™t ví dụ là phim Norbit hiện Ä‘ang chiếu ở rạp Việt Nam, mà bạn Phan Xi Ne gọi là thuá»™c thể loại “phim Ä‘*i són”, má»™t phim rác hiện có Ä‘iểm 3.0 trên IMDB, và chỉ có 9% positive review trên Rotten Tomatoes. Phim này thì bị giá»›i phê bình cÅ©ng nhÆ° người xem chê tháº
­m tệ, ngoại trừ vai diá»…n của Eddie Murphy là còn coi tạm được. NhÆ°ng thá»­ xem báo chí VN nói về nó. Cả hai tờ báo lá»›n nhất VN là Tuổi trẻ và Thanh niên đều có bài riêng về phim này.

Tuổi Trẻ viết “Dí dỏm, hài hước và không thể nhịn được cười- đó là những ấn tượng đầu tiên về phim Norbit (tên phim chiếu ở VN là Norbit và cô nàng bé bự).”

Còn Thanh Niên không bằng lòng trước việc một tác phẩm điện ảnh Holywood mà chỉ có “dí dỏm, hài hước” được. Nhất định là nó phải có cái gì đó sâu sắc, ấn tượng, Holywood mà lị. Thanh Niên viết: “Xem xong rồi cười, cười rồi cũng còn chút gì đọng lại. Nhưng chỉ một chút thôi. Đó là lời nhắn nhủ ân cần và nhẹ nhàng về một hạnh phúc gia đình và sự hoà hợp đích thực.”

Vâng, đấy là bài trên hai tờ báo có số lượng độc giả lớn nhất Việt Nam. Nếu đọc kỹ hơn hai bài này thì tịnh không tìm thấy câu nào chê cả. Nội dung cũng rất chung chung.

Theo tin thêm từ Hisashi thì số khán giả đi xem phim Norbit cũng nhiều gấp 3 lần đi xem phim Dòng máu anh hùng, một phim được đánh giá khá tốt, cũng do đạo diễn và diễn viên ở bển làm, mỗi tội là tiếc thay, dòng máu của các đạo diễn và diễn viên này lại là dòng máu Việt Nam. Mà với nhiều người xem Việt Nam thì nghĩ “phim Việt Nam thì…” hay “có họa điên mới ra rạp xem phim Việt Nam”. Chữ phim Việt Nam đây là chỉ bất kỳ phim nào có yếu tố Việt Nam hay diễn viên nói tiếng Việt trong phim ;).

Viết đến đây lại nhớ tới vài đoạn ở blog em Moony, lại trích tiếp (hôm nay là ngày trích dẫn?):

“Có một chuyện rất buồn cười. Bạn tôi – bằng tuổi tôi – giống như tôi, ngày xưa rất thích mấy nhóm nhạc như The Moffats. Bố cô ấy chê chúng tôi sính Tây, rồi khi nhìn thấy chúng tôi xem video clip của Madonna thì lắc đầu quầy quậy. Nhưng bác ấy thì lại rất mê những bài hát như Đôi bờ, Kachiusa… Làm như Nga là ta không bằng. Và chắc rồi thì ông cô ấy, sẽ chả thích Nga mấy đâu, mà thích Trung Quốc cơ… Bây giờ thì cô ấy (cũng giống tôi luôn) suốt ngày ngồi chê đứa em mình sao lại thích bọn Hàn Nhật phẫu thuật thẩm mỹ, mắt to miệng bé rồi cắm đầu vào mấy cái váy Gothic Lolita. Thế đấy, chả có thế hệ nào thua thế hệ nào đâu. Ai cũng có kỷ lục riêng cả!”

Và đoạn này nữa (trả lời của Kubin, nhà Trung Hoa học người Đức): "The people who despise Chinese culture and Chinese literature are not us foreigners, but the Chinese people themselves. The problem is with China itself. The Chinese people do not assign any important position to their own culture and literature”. Câu trên nếu sửa chữ Trung Hoa thành Việt Nam thì cũng hòan toàn đúng. Chúng ta hay despise văn hóa- nghệ thuật của chúng ta, và despise lẫn nhau (nói cách khác cũng là despise chính bản thân mình luôn).

3. Các báo lớn ở VN nên thay đổi phần tin bài trên các mục Văn hóa, Xã hội. Không nên đưa các tin lá cải xen lẫn các tin nghiêm túc. Ví dụ thay vì đưa vào mục Văn hóa các tin như Paris Hilton quyết định kiêng ngủ với đàn ông hay Britney Spear đi dạ hội không mặc quần lót thì nên tập trung vào các bài phân tích, bình luận, đưa tin về văn học, nghệ thuật, điện ảnh có tính chuyên môn cao hơn. Nếu tiếc rẻ các tin lá cải trên thì có thể hướng tới việc lập các tờ báo riêng để đăng tin lá cải (như Vnexpress khi trước lập Ngôi sao để đưa tin lá cải và Evan để đăng bài nghiêm túc về văn học nghệ thuật). Gần đây thấy Tuổi trẻ cũng có nhiều bài về văn hóa khá hay. Ví dụ như lọat bài Sách như là cuộc đời của Phan Cẩm Thượng, thú vị, sâu sắc và có nhiều điều đáng để học hỏi.

Entry for April 30, 2007


Lại Damien Rice. Mình có cái tật là đã thích nghe bài hát hay album nào là có thể nghe đi nghe lại mãi không biết chán.

Cannonball- Damien Rice.


yfla.wrap("This multimedia content requires Flash version 9 and above.", "Upgrade Now.", "http:\/\/www.adobe.com\/shockwave\/download\/download.cgi?P1_Prod_Version=ShockwaveFlash", "
04 - Cannonball.mp...

\"Cannonball\"

Still a little bit of your taste in my mouth
Still a little bit of you laced with my doubt
Still a little hard to say what's going on

Still a little bit of your ghost your witness
Still a little bit of your face I haven't kissed
You step a little closer each day
Still I can't say what's going on

Stones taught me to fly
Love taught me to lie
Life taught me to die
So it's not hard to fall
When you float like a cannonball

Still a little bit of your song in my ear
Still a little bit of your words I long to hear
You step a little closer to me
So close that I can't see what's going on

Stones taught me to fly
Love taught me to lie
Life taught me to die
So it's not hard to fall
When you float like a cannon

Stones taught me to fly
Love taught me to cry
So come on courage!
Teach me to be shy

'Cause it's not hard to fall
And I don't wanna scare her
It's not hard to fall
And I don't wanna lose
It's not hard to grow
When you know that you just don't know

");To view this multimedia content, please enable Javascript.

Sunday, April 29, 2007

Xuân

Cuối tuần buồn, chẳng biết làm gì, ra sân trường chụp ảnh vậy. Magnolia thì đã tàn cả hết rồi.

img
Tulip 1

img

Tulip 2

img

Tulip 3

img

Không biết hoa gì

img

Cũng không biết hoa gì (anh đào?)

img



img

Nắng nhẹ nhàng, mây trắng nhẹ nhàng, có giấc mơ nào xa thế



img

Thỏ

img

Sóc

img

Saturday, April 28, 2007

Cảnh sát bắt gần 1200 người ở vụ trường New Century- Đúng hay sai?

Hơn 1.160 người tại vũ trường New Century bị tạm giữ

1h sáng nay, hàng chục xe cam-nhong chở khoảng 500 trăm cảnh sát trang bị vũ khí, áo giáp... đã bao vây vũ trường New Century, số 10 Tràng Thi, Hà Nội tạm giữ hơn 1.160 người, trong đó có diễn viên, ca sĩ. . ...

Mọi người nghĩ sao về việc này?. Liệu đó có phải thể hiện một nhà nước dựa vào cảnh sát quá nhiều không khi mà một người bất kỳ đi vũ trường cũng có thể bị cảnh sát bắt, ngồi cả đêm ở đồn công an và bị buộc phải xét nghiệm máu? Đó là chưa kể còn được gắn cho đủ thứ mác là dân chơi nọ kia ở trên mặt báo chí, các nam thanh nữ tú đi vũ trường mà phải che mặt khi bị chụp ảnh không khác gì gái bị bắt ở động mại dâm?

Tin Drum

Về truyện/phim Cái trống thiếc (tớ mới chỉ xem phim, truyện hiện đọc được chừng 1/5).
Copy lại cái này từ entry phim ảnh trước cho khỏi bị phân tán (lại có tác dụng câu bài nữa):


Linh: Phim Tin Drum (Germany): Có thể gọi là masterpiece. Một phim như thế hẳn sẽ rất khó được sản xuất ở Mỹ. Nghe nói bang Utah ở Mỹ từng cấm phim này vì có hình ảnh child pornography. Nếu lúc nào rảnh thì sẽ thử review phim này. Nhưng thấy hơi khó.

Hai: Mình xem The Tin Drum thấy không tâm đắc lắm, có lẽ vì bị ảnh hưởng từ truyện nhiều quá. Một chi tiết nổi bật trong truyện là những nét giai điệu biến thiên vạn trạng của cái trống thì phim không thể tái hiện lại được, chưa kể phim lại cắt đi một đoạn có khá nhiều tình tiết đắt giá trong truyện đó là quãng đời của Oskar sau thế chiến thứ II. Cấm phim này vì có child pornography thì hơi khó hiểu, mình thấy có đến nỗi trắng trợn lắm đâu, hay tại cái bang Utah nó dở hơi thế :D


Moony: Thực ra em cảm thấy phim Tin Drum nó có dụng ý khác với truyện. Chính vì thế mà họ cắt ngắn đi so với truyện. Cái trống thiếc của Oskar trong phim là biểu tượng của Ba Lan đã mất, nên họ để cho anh ta chôn luôn cùng với người cha. Người ta bỏ đi cái phần Oskar bỗng nhiên lớn lên, mà chỉ đưa ra một sự hứa hẹn, em thấy như vậy chất thơ của câu chuyện tăng mạnh hơn.

Nhưng thực ra, ai đọc Cái trống thiếc rồi, thì rất dễ cảm thấy thất vọng đi xem phim, vì phim chỉ còn lại một nửa so với truyện.


Hoaianh: Em cũng thấy hơi hụt hẫng ở đoạn kết Tin Drum vì cứ tưởng chuyện phim vẫn còn dài, nhưng vẫn phải thừa nhận nó thuộc số rất ít các phim làm từ truyện thành công. Dừng ở đó cũng được một câu chuyện hoàn chỉnh rồi.


Linh: @HA: Anh chưa đọc truyện (giờ đang bắt đầu đọc) nhưng xem phim thì không thấy hẫng gì, thấy phim như thế là gọn gàng, hoàn chỉnh.

@Hai: Child Pornography vì có đoạn chú bé kia (khi đóng là 11 tuổi) quay với cô kia naked và hôn hít cô ấy, còn úp cả mặt vào chỗ kín của cô ta. Theo luật của Mỹ thì không cho phép trẻ con đóng các cảnh như thế. Vừa rồi phim The Birth có Nicole Kidman đóng còn bị tẩy chay ở một số nước vì có cảnh nụ hôn giữa Nicole với một cậu bé vị thành niên.

@Moony: Anh nghĩ cái trống thiếc của Oscar có thể chứa nhiều ý nghĩa, mà lại không phải chỉ có 1 ý nghĩa cụ thể nào. Nhưng anh không nghĩ nó là biểu tượng của Ba Lan đã mất mà theo anh, nó là biểu tượng của sự từ chối , của việc đứng ngòai lề xã hội loài người. Khi Oscar quyết định không lớn lên, từ chối trở thành người lớn thì cũng là lúc cậu ta không rời cái trống thiếc. Cái trống thiếc như là dấu ấn riêng của cá thể cậu ta, cậu ta giữ nó khư khư như là một sự phản kháng xu thế của thời đại, khi con người cá nhân bị giết chết, bị hòa tan trong dòng thác của các tư tưởng quốc xã, cộng sản, của thời đại mà radio thay thế cho piano và hình Hitler được treo thay cho hình Beethoven, và khắp nơi vang lên tiếng trống duyệt binh, diễu hành (chính vì thế mà trong phim có một nhân vật phụ Oscar rất đồng cảm, đó là người thổi kèn Trompet ở gác 2, Oscar đồng cảm vì sự cô đơn, một mình của người đó).

Cuộc đời của Oscar trôi đi, qua nhiều biến chuyển của thời đại, cũng là lúc bản thân Oscar thay đổi. Ban đầu, cậu chọn đứng ngoài, nhìn xã hội loài người một cách vừa khinh bỉ, vừa chế nhạo. Sau khi gặp người lùn tên là gì đó, thì cậu gia nhập gánh xiếc của ông ta, vẫn đi dạo thế giới như một kẻ đứng ngoài, vẫn khinh bỉ và giễu cợt. Nhưng dần dần thì cậu càng không thể đứng ngòai được, vì cho dù cậu đã lựa chọn không lớn lên nhưng cậu vẫn cứ là người lớn trong cảm xúc và dục vọng, dù cậu ta chọn đứng ngòai xã hội loài người thì cậu ta vẫn là con người, cũng yêu thương, thèm muốn, căm ghét như những con người khác. Hơn nữa, cậu ta còn có một đứa con (ít ra là cậu tự coi là thế), là sợi dây khiến cậu ta gắn với xã hội loài người.

Và sau cái chết của ông bố Đức phần nào do cậu ta gây ra thì cậu ta thấy mình không thể nào đứng ngòai, và quyết định lớn lên, nói cách khác, quyết định chấp nhận số phận của một con người, với những sự phù phiếm, ngớ ngẩn, tội lội và trách nhiệm của một con người.


Hoaianh: Ah chuyện dài gấp đôi phim, còn cả đoạn Oscar lớn lên, cũng là hình ảnh nước Đức sau thế chiến. Em đồng ý với Moony là dừng ở đấy có nhiều chất thơ và hy vọng hơn.
Chủ đề mà anh Linh nói đến thì có tính phổ quát nhưng cũng chung chung quá.Em được biết analogy phổ biến của Tin Drum chính là mô tả mentality của người Đức từ vết nhơ lớn là 2 cuộc thế chiến cho đến thời kỳ phục hồi (lớn lên) quặt quẹo sau này. Mặc dù Grass từ chối đã áp đặt các tầng ý nghĩa một cách có dụng ý lên tác phẩm của ông (nghệ sĩ nào chả nói thế , hehe) thì Tin Drum vẫn ngồn ngộn các ám chỉ, biểu tượng mang tính lịch sử (thực sự là Tin Drum highly symbolic) và open for interpretation. Ở mức cực đoan Tin Drum còn được nhìn nhận như một nỗ lực bênh vực cho dân tộc "lỡ" (? :)) vướng vào facism, và Grass đôi khi bị phê phán là vì thế.
Trong luồng phân tích này thì cái trống biểu tượng cho nước Ba Lan có lý của nó, lại thêm dữ kiện về nguồn gốc của Grass + nỗi đau ngấm ngầm mất nhiều phần lãnh thổ của bọn Đức :D.
Em thiên về hướng mô tả German mentality. Biết được niềm tự hào của dân Đức mạnh như thế nào và đã bị tổn hại nặng nề qua lịch sử bi thảm của thế kỷ vừa rồi, hiểu được bóng đen của vết nhơ này bao trùm mấy chục năm phát triển sau này của nước Đức sẽ thấy vì sao Tin Drum như một nỗ lực phân trần quá khứ lại quan trọng đối với văn học Đức và văn học thế giới như vậy.
Interpretation ở mức dộ con người chung chung như anh Linh nói luôn possible, nhưng với Tin Drum thì việc gắn nó với các sự kiện lớn của lịch sự thế giới và với lịch sử của một dân tộc quan trọng cho thấy sự sâu sắc vượt hơn hẳn một bậc về nghệ thuật viết, như về planning cấu trúc, planning biểu tượng và control nói chung.


Linh: @hoaianh: Anh nghĩ Tin Drum có thể có nhiều cách lý giải. Ví dụ
1. Cái trống thiếc là biểu hiện cho sự ngây thơ trong một thế giới đã đánh mất sự
ngây thơ. Cũng có thể diễn giải cách khác là cái trống thiếc còn là tính cá nhân và sự tự do tư tưởng, đối lập với cái tập thể ồn ào và các tư tưởng được sản xuất hàng loạt và nhồi nhét cho dân chúng.

2. Giã bỏ cái trống thiếc là từ giã vị trí của kẽ đứng ngòai để chấp nhận cuộc đời và trách nhiệm. Ý này thì hơi giống với các tác giả hiện sinh.

3. Cũng gần như thế, giã từ cái trống thiếc là chấp nhận cái tội lỗi tập thể của dân tộc Đức và những trách nhiệm của dân tộc này trước thảm họa phát xít. Oscar tìm cách chối bỏ (ôm khư khư trống thiếc) tìm cách đứng ngòai nhưng vẫn không thể nào đứng hẳn ngoài được và do đó cuối cùng quyết định chịu trách nhiệm. Chú ý là Oscar vẫn tự nhận là mình gây ra cái chết của người mẹ và người cha Ba Lan Jan nhưng thực ra đó chỉ là việc nhận vu vơ. NHưng chính cậu ta đã ấn cái huy hiệu phát xít vào tay người cha Đức, như là một sự dứt khoát với quá khứ, chấp nhận cái tội lỗi của dân tộc mình và trách nhiệm đi kèm, và chỉ nhờ đó thì cậu ta mới dứt bỏ được cái trống thiếc. Còn cái German mentality có lẽ thể hiện ở cả người cha và Oscar. Người cha là dân tộc Đức trong chiến tranh. Oscar là thế hệ thanh niên lớn lên sau chiến tranh, luôn đứng trước hai lựa chọn: chấp nhận nỗi ủ ê hay bác bỏ, coi nó không liên quan tới mình.

Anh chưa đọc truyện nhưng thấy tất cả các thông điệp này (và còn nhiều ẩn ý khác) đều có thể thấy được khi xem phim. Nói chung một phim chuyển thể như thế là quá thành công rồi. Có một số đoạn trong phim xem rất ấn tượng và thú vị như đoạn Oscar làm cho đám trống kèn định chơi quân hành trở thành chơi điệu Waltz hay đoạn dùng đầu ngựa để bắt lươn.


Hoaianh: "Người cha là dân tộc Đức trong chiến tranh. Oscar là thế hệ thanh niên lớn lên sau chiến tranh, luôn đứng trước hai lựa chọn: chấp nhận nỗi ủ ê hay bác bỏ, coi nó không liên quan tới mình."
-> Theo em, mentality của nước Đức thể hiện rõ nhất qua Oscar, cả trước và sau cái chết của người cha, Oscar vẫn là nước Đức, là đứa trẻ dị biệt, trải qua một thời hỗn loạn như thế nào, phản kháng và chống đối, tham gia và phần nào thỏa hiệp, rồi chấp nhận tội lỗi để lớn lên như thế nào.
Có nhiều phân tích từ nhiều góc nhìn, chắc không có cái nào là complete và tác giả cũng từ chối một analogy cụ thể. Nhiều người thích nhìn từ góc độ phân tích sự trưởng thành của một cá thể (1st angle của anh Linh?), và chắc rằng có rất nhiều theme phụ xoay quanh. Cũng có thể nói ta kết hợp 2 góc nhìn cho chắc nhưng bản thân em không thích kiểu phân tích lập lờ như vậy nên em tách ra ở đây.
Cảm xúc cá nhân của em (cá nhân thôi): câu chuyện của đứa bé học cách lớn lên, hòa nhập xã hội (nói nôm na vậy) tuy ring true nhưng cảm giác đọng lại khá bình thường, như là một câu chuyện của một cá nhân được kể lắt léo và hay ho. Còn câu chuyện nước Đức dưới hình ảnh một đứa trẻ méo mó mới nghe có vẻ đơn giản hóa hình tượng nhưng qua hàng loạt hình ảnh được mô tả (chắc là phải có chủ ý) lại là một biểu tượng thuyết phục, xác thực và mang tính tự trào cao độ. Nước Đức to lớn và hùng mạnh như thế, di sản văn hóa và khoa học rực rỡ như thế (really true) và Oscar ngây ngô, méo mó, dị dạng, tội lỗi sao có thể là một? But think about it :)... Từ câu chuyện đứa trẻ, có thể bình luận về toàn xã hội theo khía cạnh giáo dục nhân cách, bản chất con người trong các bối cảnh, từ câu chuyện nước Đức, cũng có thể mỉa mai cả nhân loại, đối với em cái thứ hai artistic hơn.

Hết phần cảm xúc cá nhân. Tiếp theo, về theme, chuyện Grass đi từ ý tưởng bao quát kiểu như muốn mô tả sự trưởng thành của cá thể trong một vũ trụ hay từ một ý tưởng đơn giản như kể chuyện lịch sử Đức qua biểu tượng (nghe có vẻ không hoành tráng lắm) thì không thể biết được nhưng về mặt process thì em đoán Tin Drum primarily được inspired và constructed từ lịch sử rất kịch tích của thế kỷ vừa rồi và đương nhiên dưới ngòi bút Đức, sẽ là một mối liên hệ rất chặt chẽ với nước Đức.
Kinh nghiệm quan sát là các theme phổ quát thường do các nhà phê bình phóng lên qua trò chơi ngôn ngữ, còn sáng tạo của các nghệ sĩ thường xuất phát từ các điểm nhỏ hơn, gần gũi với cá nhân họ. Không ai khởi đầu từ cái chung chung mà có thể đạt được 1 cấu trúc hiệu quả, đó là lý do em tin rằng Grass bắt đầu từ câu chuyện nước Đức của ông hơn là bắt đầu từ câu chuyện của một đứa bé tình cờ là dân Đức lai Ba Lan. Nhưng bởi vũ trụ bao la vốn có các liên hệ chồng chéo, xoắn xuýt lẫn nhau (intertwined, interwoven?) nên trong một lát cắt bé nhỏ vẫn luôn luôn thấy hình ảnh của cái lớn lao phổ quát hơn


Linh: Anh cũng nghĩ như hoaianh là khi nhà văn viết, họ không nhằm mục đích là viết theo một cái theme nào đó, trừ một số ít trường hợp như Sartre chẳng hạn, có thể đã có sẵn ý đồ sẽ triển khai khi viết văn. Nhưng trong một tác phẩm, tác giả có thể lồng ghép nhiều theme khác nhau. Hơn nữa, những tác phẩm lớn thường có khả năng gợi mở những cảm xúc, và các cách diễn giải khác nhau từ đó. Trường hợp Grass ở đây, anh nghĩ xuất phát điểm của ông là muốn lý giải tại sao người Đức lại như thế, diễn giải tâm lý của họ cả trước, trong và sau chiến tranh. Nhưng ở đây anh nghĩ cái trực tiếp dẫn tới tác phẩm này là tâm lý nước Đức thời hậu chiến, đó là lý giải tại sao chủ nghĩa phát xít lại tồn tại và hoành hành ở nước Đức, nó có liên quan gì tới mentality của dân tộc Đức hay không, và nước Đức nên đối xử thế nào với cái di sản này của nó.

Nhân vật người cha, theo ý anh là tiêu biểu cho cách ứng xử của người Đức trong chiến tranh ở đây, chính là ở cái thái độ hợp tác thụ động, bị mê hoặc tập thể của dân Đức trong thời phát xít nắm quyền nhưng lại nhanh chóng chối bỏ trách nhiệm khi thất bại. Nhưng đó chỉ là một nhân vật thụ động, còn ở Oscar mới là chỗ để tác giả đặt ra câu hỏi và câu trả lời về các vấn đề trên.

Một điểm nữa là cả Grass và Oscar đều sinh ra và lớn lên ở thành phố Danzig, một thành phố bị tranh chấp giữa Đức và Ba Lan. Bản thân Oscar cũng không biết cha mình là ai, là người Đức hay người Ba Lan, và coi cả hai là cha mình (nhưng không gọi ai là cha bao giờ, và về mặt tình cảm nghiêng về anh chàng Ba Lan). Chính xuất thân đặc biệt đó cho phép Oscar nhìn vào lịch sử vừa như kẻ đứng ngo
ài vừa như kẻ ở trong, và chính điều này làm câu chuyện càng sinh động và biến hóa. Nhưng ở đây, còn một ý khác. Liệu tác giả có ẩn ý là nước Đức cũng là một phần của châu Âu, dân tộc Đức dù muốn dù không vẫn kế thừa cái di sản đó, và vì thế thứ chủ nghĩa dân tộc cực đoan chẳng phải là hão huyền sao? Có phải mỉa mai không khi nhân vật được coi là tiêu biểu cho mentality của người Đức lại là cậu bé Đức lai Ba Lan, hay thậm chí có thể là 100% người Ba Lan?

Anyway,với một tác phẩm lớn thì chúng ta diễn giải cách này cách khác cũng chỉ là tán cho vui thôi, chứ thực ra chưa chắc khi viết, tác giả đã nghĩ tới những vấn đề đó một cách có ý thức.

Thursday, April 26, 2007

Entry for April 26, 2007


yfla.wrap("This multimedia content requires Flash version 9 and above.", "Upgrade Now.", "http:\/\/www.adobe.com\/shockwave\/download\/download.cgi?P1_Prod_Version=ShockwaveFlash", "");To view this multimedia content, please enable Javascript.

Wednesday, April 25, 2007

Entry for April 25, 2007


yfla.wrap("This multimedia content requires Flash version 9 and above.", "Upgrade Now.", "http:\/\/www.adobe.com\/shockwave\/download\/download.cgi?P1_Prod_Version=ShockwaveFlash", "
Hoai Cam.mp3

Ho\u00e0i C\u1ea3m

Cung Ti\u1ebfn

\t\t\t\t


Chi\u1ec1u bu\u1ed3n len l\u00e9n t\u00e2m t\u01b0
M\u01a1 h\u1ed3 nghe l\u00e1 thu m\u01b0a
D\u1ea1t d\u00e0o t\u1ef1a nh\u1eefng \u00e2m x\u01b0a
Thi\u1ebft tha ng\u00e2n l\u00ean l\u1eddi x\u01b0a

Qu\u1ea1nh hiu v\u1ec1 th\u1ea5m kh\u00f4ng gian
\u00c2m th\u1ea7m nh\u01b0 l\u1ea5n v\u00e0o h\u1ed3n
Bu\u1ed5i chi\u1ec1u ch\u1ee3t nh\u1edb c\u1ed1 nh\u00e2n
S\u01b0\u01a1ng bu\u1ed3n l\u1eafng qua ho\u00e0ng h\u00f4n

L\u00f2ng cu\u1ed3ng \u0111i\u00ean v\u00ec nh\u1edb
\u00d4i \u0111\u00e2u ng\u01b0\u1eddi, \u0111\u00e2u \u00e2n t\u00ecnh c\u0169?
Ch\u1edd ho\u00e0i nhau trong m\u01a1
Nh\u01b0ng c\u00f3 bao gi\u1edd, th\u1ea5y nhau l\u1ea7n n\u1eefa

M\u1ed9t m\u00f9a thu xa v\u1eafng
Nh\u01b0 m\u01a1 h\u1ed3 v\u1ec1 trong \u0111\u00eam t\u1ed1i
C\u1ed1 nh\u00e2n xa r\u1ed3i, c\u00f3 ai v\u1ec1 l\u1ed1i x\u01b0a?

Ch\u1edd nhau ho\u00e0i c\u1ed1 nh\u00e2n \u01a1i!
S\u01b0\u01a1ng bu\u1ed3n che k\u00edn ngu\u1ed3n \u0111\u1eddi
H\u1eb9n nhau m\u1ed9t ki\u1ebfp xa x\u00f4i,
nh\u1edb nhau mu\u00f4n \u0111\u1eddi m\u00e0 th\u00f4i!

Th\u1eddi gian t\u1ef1a c\u00e1nh chim bay,
Qua d\u1ea7n nh\u1eefng th\u00e1ng c\u00f9ng ng\u00e0y
C\u00f2n \u0111\u00e2u m\u00f9a c\u0169 \u00eam vui?
Nh\u1edb th\u01b0\u01a1ng bi\u1ebft bao gi\u1edd ngu\u00f4i? S\u00e0i g\u00f2n, 1953
");To view this multimedia content, please enable Javascript.

Entry for April 25, 2007

1. Có bài này của Đinh Bá Anh về vở "Bà tỷ phú về quê" đăng trên talawas (thanks bạn Codet vì cái link).

Bài này có một số nhận xét về văn hóa xem kịch hai miền, cũng như tình trạng nói chung về sân khấu ở Việt Nam. Lưu ý, ý kiến của Đinh Bá Anh, người làm ở Viện Goethe là ý kiến của người trong cuộc, nhưng cũng vì thế mà có thể có những bias.

Trích một đoạn:

"

Thành tựu... nửa vời


Rốt cuộc, thật kỳ lạ, khán giả vẫn hiểu vở kịch này "ám chỉ" Việt Nam. Có lẽ vì bản thân câu chuyện đã có gì đó quá giống Việt Nam hôm nay (thì đấy chính là lý do người ta dựng vở kịch này!), thứ nữa là toàn bộ cảnh trí sân khấu và hai bài dân ca Việt Nam, bài "Bèo dạt mây trôi" và "Trống cơm" ở đầu và cuối vở kịch, là những tín hiệu không thể nhầm lẫn rằng vở kịch đang diễn ra ở Việt Nam. Điều này đã khiến cho nhiều khán giả thích thú. Song cũng có nhiều người khó chịu. Một nhà thơ kể với tôi rằng, khi xem vở diễn, vợ ông đã bức xúc: "Tại sao bọn Tây lại sang đây dựng kịch nói xấu Việt Nam mình như thế?" Nhà thơ đã phải an ủi vợ: "Không, kịch của nước nó đấy. Nó nói xấu nước nó chứ không phải nói xấu nước mình!" Xem thế đủ thấy, nếu vở kịch được chuyển tải hẳn vào khung cảnh Việt Nam như bản dịch của Phạm Thị Hoài, trong đó thay vì "Ghi-lần" là "Quy Lầy", thay vì "ông thị trưởng" là "đồng chí chủ tịch huyện", thay vì "cảnh sát trưởng" là "đồng chí trưởng phòng công an huyện"..., nó sẽ gây phản ứng khủng khiếp đến dường nào!


Nếu như các đêm diễn ở Hà Nội nhìn chung có thể coi là thành công và được số đông khán giả cổ vũ nồng nhiệt thì ba đêm diễn ở Sài Gòn tháng 12.2006 lại là một sự thất bại bẽ bàng. Cả ba buổi diễn, giờ giải lao khán giả bỏ về đến non nửa. Ngoài thực tế là âm thanh, ánh sáng ở Nhà hát Lớn Sài Gòn đều tồi hơn ở Nhà hát Lớn Hà Nội, dẫn tới việc khó theo dõi lời thoại, có lẽ vẫn phải đi đến kết luận là gu xem kịch của hai miền khác nhau quá lớn. Có khán giả nói họ khó nghe giọng Bắc, nhất là lại nói nhanh và không dùng micro. Có người nói, họ không hiểu gu hài kiểu Bắc. Với khán giả Sài Gòn, diễn viên phải thể hiện tất cả ra giọng nói, nếu không phải làm điệu bộ cường điệu một chút khiến họ cười ngay lập tức. Cái gì nói xong phải nghĩ đến một giây mới hiểu thì không thể cười được. Thực tế đúng như vậy. Các diễn viên của Nhà hát Kịch Việt Nam đã trải qua ba đêm diễn như bị tra tấn, bởi họ không nhận được phản ứng nào của khán giả. Bên trên diễn viên cứ diễn, bên dưới khán giả ngồi yên lặng, như thể có một bức tường kính ngăn giữa hai bên. Và khi không nhận được phản ứng của khán giả, các diễn viên càng diễn càng tệ. Sau ba đêm ở Sài Gòn, một diễn viên "anh cả" của đoàn đã phải trấn tĩnh các đồng nghiệp: "Thôi quên đi, bọn nhà quê này có biết xem kịch đâu mà!". Dĩ nhiên, đó là một lời tự an ủi, bởi thất bại thì vẫn là thất bại, khán giả chẳng có lỗi gì cả.


Nhìn tổng thể, vở kịch Bà tỉ phú về thăm quê vẫn có thể coi là một sự kiện của sân khấu kịch Việt Nam, ít nhất là ở Hà Nội. Bởi người ta phải nhìn vào thực tế. Hà Nội không thực sự có một đời sống sân khấu. Thành phố chỉ có vài nhà hát có thể diễn kịch (so với 50 nhà hát ở Zürich!), trong đó trừ Nhà hát Lớn còn được coi là "đạt chuẩn", các nhà hát còn lại đều ở tình trạng xuống cấp. Các thanh trượt ở Rạp Công Nhân và Rạp Hồng Hà đều đã hoen rỉ, sân khấu thủng lỗ chỗ. Rạp Tuổi Trẻ nhìn có vẻ khang trang, nhưng cái gu thẩm mĩ trong trang trí nội thất ở đó thì thật khủng khiếp. Từ lâu Hà Nội đã không cho ra một vở kịch nào xem được. Ngự trị sân khấu kịch là các vở hài thô thiển, làm theo kiểu mì ăn liền. Tất cả các diễn viên, kể cả những người nổi tiếng nhất, đều không ai sống được bằng kịch. Mỗi diễn viên được nhận 15.000 - 30.000 đồng cho mỗi buổi tập. Ai nấy đều lo chạy sô truyền hình, đóng phim quảng cáo, lồng tiếng, chụp ảnh, làm PR để kiếm thêm thu nhập. Kịch, dù người ta có đam mê đến đâu, rốt cuộc lại chỉ là việc phụ."


2. Một phản ý kiến của một người xem (?) Sài Gòn, chê vở diện dựng dở, xơ cứng, không hợp với cách người Sài Gòn cảm nhận.

Một độc giả NôNêm
(Nghe lóm được ngoài hành lang của Nhà hát Thành phố trong giờ giải lao xuất diễn Bà tỉ phú về quê tại Sài Gòn).

A: Có ai thấy X. đâu không? Tôi cần xin kịch bản cho các đạo diễn trẻ của tôi dựng lại.

B: Ai đóng?

A: Tôi chứ ai! Tôi đã thích kịch bản này cách đây gần hai mươi năm, đã định làm ở ngay Nhà hát Thành phố này nhưng không được duyệt. Chỉ người Sài Gòn mới thấm được câu này. “Ðời đã biến tôi thành con đĩ, tôi phải biến cái thế giới này thành cái động đĩ.”

C: Chị H. diễn không hay à?

A: Chị ấy rất hay trong những vở khác. Còn ở đây, đạo diễn đã vẽ ra một “cô giáo” cao đạo, lúc nào cũng muốn rao giảng triết lý phục thù sang trọng nhìn xuống dân hèn, viên chức lấp xấp dưới chân. Ông ta quên mất cái chất tinh ranh của bà tỉ phú lúc còn là con mén trong làng, lớp vỏ tỉ phú vẫn không che đậy được gốc gác văn hóa lùn của một quá khứ bị làm điếm rẻ tiền.

B: Tôi đi về đây. Chịu hết nổi rồi. Một kịch bản hot như vậy, sao lại được dựng lạnh lẽo, thiếu những ngọn lửa âm ỉ bên trong chỉ muốn bùng lên lần cuối của một thành phố trong cơn hấp hối.

C: Vài anh chị diễn viên ngoài Hà Nội gọi vào hỏi “Chúng mày đi xem ‘Những tảng nước đá về làng’ chưa? Nhớ mang theo áo ấm!”

D: Có lẽ những người thực hiện đã không cảm được cái chất “đĩ, điếm” của bọn nhà-giàu mới-vô-học đổ vào từ nhiều hướng, mà những người dân, đặc biệt những trí thức thanh bạch, trong đây phải hứng chịu.

A: Rồi mọi người coi! 2006, Sài Gòn sốt vé vì Người vợ ma của sân khấu Phú Nhuận, Con ma trong nhà hát của sân khấu Idecaf, sang năm 2007 sẽ sốt vé vì vở này do chúng tôi dựng lại theo cách cảm nhận của chúng tôi. Giờ thì không lo kiểm duyệt ngăn chặn nữa. Theo thông lệ, Hà Nội dựng trước rồi là mình làm được.

D: Tuỳ! Những con thú thủy tinh của Tennessee Williams do Ðoàn Khoa dựng trong đây bị cấm, trong lúc ở Hà Nội thì đạo diễn Mỹ dựng, rồi đem vô đây diễn, lại chẳng sao.

C: Nghe nói lý lịch người dịch có vấn đề.

E: Chớ không phải vở do đạo diễn nước ngoài thì dựng bằng đô, còn tụi mình thì làm bằng tiền của chính mình à?

B: Bàn những chuyện này, sao thấy ai cũng nhảy chồm chồm, người rừng rực lửa. Nhưng hết giờ giải lao, đành phải về thôi. Kiếp trước có làm ác cũng không nên phạt tôi vào kia ướp lạnh.

D: Chui vô xem lại, tôi chết ngay tại chỗ cho mấy người coi.



Entry for April 25, 2007

Đọc trên blog bạn FR có mấy câu hát về dòng sông, mới nhớ tới bài hát này. Thời tiết hôm nay dễ chịu, trời hơi se lạnh. Thôi, nghe nhạc depressed, buồn thương sầu thảm mãi giờ cũng nên chuyển sang nghe nhạc gì trong sáng tí nhỉ.

Gõ cửa tình yêu

Nhạc: Nguyễn Đức Trung

Nghe tạm ở đây (không có version nào chất lượng cao cả).

Cuộc đời sao như dòng sông
Từng cuộc tình đi qua mùa đông
Dòng sông hỡi! Đừng trăn trối lỡ xuôi theo dòng...
Lòng người, khi yêu chờ mong
Nụ hồng dấu trái tim phập phồng.
Để tình yêu đừng làm băng giá giữa mùa đông...

Giọt buồn rơi rơi mà chi
Làm mặn nồng đôi môi tình si
Người yêu hỡi, chờ em nói tiếng yêu diệu kỳ
Đừng làm tan bao mộng mơ
Vì anh biết nỡ đâu hững hờ
Từng ngày dài để thêm thương nhớ biết đợi chờ...

Gõ cửa tình yêu em nhé
Phố quen theo chân em về
Thầm vờ duyên cớ khiến xuôi anh gặp em
Con tim ngập ngừng muốn nói
Nói yêu em, yêu em, yêu em, yêu em... thật lòng.

Gõ cửa tình yêu em nhé
Dấu môi hôn sao vội vàng
Bàng hoàng tiếc nuối chút thương yêu đầu tiên
Lang thang đường khuya phố vắng
Nhớ em yêu, em yêu, em yêu, em yêu... thật lòng.

Giờ đang nghe Ray Charles, cũng là một thứ nhạc trong sáng.



Tuesday, April 24, 2007

Entry for April 24, 2007

Lâu rồi không viết gì về phim ảnh. Thôi thì cập nhật tình hình xem phim gần đây vậy.

Các phim xem trong vòng chừng 1 tuần (chủ yếu xem vào hôm thứ 7 và chủ nhật vừa rồi):

  1. Tin Drum (Germany): Có thể gọi là masterpiece. Một phim như thế hẳn sẽ rất khó được sản xuất ở Mỹ. Nghe nói bang Utah ở Mỹ từng cấm phim này vì có hình ảnh child pornography. Nếu lúc nào rảnh thì sẽ thử review phim này. Nhưng thấy hơi khó.
  2. Brother (Japan) của Takeshi Kitano. Phim lấy bối cảnh nước Mỹ, kể về việc một tay Yakuza già Nhật Bản sang Mỹ lập nghiệp. Phim vẫn có cái chất rất riêng của Kitano, pha trộn giữa cái không khí u ám, chậm rãi với những pha bạo lực dữ dội bùng phát. Các băng đảng Yakuza trong phim là hiện thân của các Samurai thời hiện đại, những kiếm sĩ từng tung hoành ngang dọc một thời giờ trở thành những kẻ bị ngoài lề, sa sút vào một cuộc sống trong bóng tối, sống bằng bạo lực. Nhưng ở họ vẫn có một tinh thần Samurai không phai: trung thành, xả thân, tự hy sinh và tình bằng hữu. Xem phim của Kitano còn có một điểm riêng: cái tâm trạng chung của phim là u hoài, buồn bã (nhưng đôi lúc lại có những khoảnh khắc rất đẹp, chứa chan màu sắc và cảm xúc vụt lên trong đó ví dụ như trong phim Hanabi). Cuối phim thường là cái chết của nhân vật chính trong phim, như là một điều được biết trước và không thể khác được, nhưng người xem vẫn cảm thấy ấm lòng bởi cái nhìn mang tính nhân văn của tác giả. Phim của Kitano dù có chất nihilist (tự hủy?) nhưng bên trong vẫn chứa đựng một tình yêu với cuộc sống và con người. Cùng với Hayao Miyazaki, có lẽ ông là một trong vài đạo diễn còn sống của Nhật đáng xem nhất hiện nay? Kế hoạch sắp tới sẽ xem tiếp một số phim của ông này.
  3. Ba phim của Johnny To: Election, Election 2Run out of Time. (Từ list phim này có thể thấy là tớ đang hứng thú với các phim bạo lực và băng đảng châu Á). Hay nhất là Election, phim này khiến mình tò mò mới tìm xem tiếp các phim gangster khác của Johnny To. Bộ đôi Election rất thú vị, liên quan tới cuộc bầu cử Chủ tịch của một tổ chức Tam Hoàng (trong phim hình như gọi là Hồng hội- không biết có phải là Hồng Hoa Hội?). Chức Chủ tịch này có nhiệm kỳ 2 năm một lần và nội dung phim liên quan tới các cuộc lobby và thanh toán lẫn nhau xung quanh kỳ bầu cử. Ngày xưa, ở Việt Nam có một truyện khá nổi tiếng là “Âm mưu Hội Tam Hoàng” của một nhà báo Nga viết, đọc rất hấp dẫn. Điều đặc biệt ở các tổ chức Triad này là tính dân chủ của nó (qua việc bầu cử thủ lĩnh) và việc tôn trọng truyền thống lâu đời hàng trăm năm trong các cộng đồng Minh Hương. Buồn cười là đoạn thề bồi trong phim còn lặp y nguyên lời thề của Hội Tam Hoàng khi mới lập là đánh đuổi Mãn Thanh, thề trung thành với Hoàng đế Minh, mặc dù đã là những năm 2000. Xem phim này còn thấy tính khốc liệt, bất chấp thủ đoạn, lừa lọc lẫn nhau, thậm chí có thể cực kỳ man rợ trong các tập đoàn tội ác người Hoa, khác với tính chất gia đình của Mafia Ý hay sự trung thành với thủ lĩnh tương tự samurai với lãnh chúa của Yakuza Nhật Bản. Ngoài hai phim Election (Run Out of Time thì bình thường), Johnny To còn có một phim nữa rất đáng xem là Running of the Karma, một phim vừa bi vừa hài về vòng luân hồi của cuộc đời.
  4. Wedding Crashers: Sau khi xem một số phim giết chóc, máu me thì quyết định xem một phim hài của Mỹ để giải tỏa đầu óc. Wedding Crashers là một phim khá funny, nội dung cũng không có gì đặc biệt, vẫn motif một (ở đây là hai) anh playboy đi chơi bời chán, xong rồi (không) may yêu phải một (hai) cô. Và yêu thì cưới. Nhưng lời thoại và tình tiết trong phim khá funny. Một phim hài khá hay, đôi chỗ hơi thô thô nhưng mà phim hài mà hơi thô thô mới đúng là kiểu hài của Mỹ- hơi giống với 40-year old virgin.

Entry for April 24, 2007

yfla.wrap("This multimedia content requires Flash version 9 and above.", "Upgrade Now.", "http:\/\/www.adobe.com\/shockwave\/download\/download.cgi?P1_Prod_Version=ShockwaveFlash", "
Norah Jones - Don'...
Don't know why- Norah Jones

I waited 'til I saw the sun
I don't know why I didn't come
I left you by the house of fun
I don't know why I didn't come
I don't know why I didn't come

When I saw the break of day
I wished that I could fly away
Instead of kneeling in the sand
Catching teardrops in my hand

My heart is drenched in wine
But you'll be on my mind
Forever

Out across the endless sea
I would die in ecstasy
But I'll be a bag of bones
Driving down the road along

My heart is drenched in wine
But you'll be on my mind
Forever

Something has to make you run
I don't know why I didn't come
I feel as empty as a drum
I don't know why I didn't come
I don't know why I didn't come
I don't know why I didn't come
");To view this multimedia content, please enable Javascript.

Monday, April 23, 2007

Em cô đơn rồ dại của tôi ơi!

Có đoạn này fun fun


Thái độ hậu hiện đại trong thơ Bùi Giáng
...
"Trong phần hậu từ của cuốn tiểu thuyết Danh Tính của Hoa Hồng, Umberto Eco viết:

Tôi nghĩ thái độ hậu hiện đại cũng như thái độ của một người đàn ông yêu một người đàn bà có học thức rất cao, và chàng biết rằng chàng không thể nói với nàng: "Anh yêu em điên dại", bởi vì chàng thừa hiểu rằng nàng biết (và nàng cũng biết rằng chàng biết) những chữ ấy đã được Barbara Cartland viết ra rồi. Tuy nhiên, vẫn còn một giải pháp khác. Chàng có thể nói: "Như Barbara Cartland đã từng nói, anh yêu em điên dại." Làm vậy, đã tránh được sự ngây thơ giả tạo, đã nói được rành mạch những gì không còn có thể nói một cách ngây thơ nữa, chàng lại vừa nói lên được những gì chàng muốn nói với người đàn bà: rằng chàng yêu nàng, nhưng chàng yêu nàng trong một thời đại đã mất sự ngây thơ. Nếu người đàn bà hiểu được điều này, thì nàng cũng đồng thời nhận được một lời tỏ tình trọn vẹn. Cả hai người đều không còn cảm thấy mình ngây thơ nữa, cả hai đều chấp nhận sự thử thách của quá khứ, của cái điều thiên hạ đã nói rồi, mà điều ấy lại không thể xoá bỏ đi được; cả hai người sẽ cùng tỉnh táo và khoái trá chơi trò chơi châm biếm... Nhưng, nhờ đó, cả hai người đều thành công trong việc tỏ tình."

Những lời tỏ tình có khi là những thứ cliché nhất trần đời, nhân loại nói hàng ngàn năm vẫn chỉ có thế, có thế, mà cứ tưởng như là tự mình phát hiện ra, vừa bắt được vì sao trên trời. Thử bắt chước Umberto Eco trong thái độ hậu hiện đại nhé:

Như Lưu Quang Vũ từng nói, em cô đơn rồ dại của tôi ơi….

Entry for April 23, 2007

Đọc báo trong ngày:
1. Hàng chục cô gái thoát y để được lấy chồng ngoại

Trong các chợ nô lệ thời Cổ đại hay Trung cổ (như trong Nghìn lẻ một đêm), các cô gái sẽ không phải thoát y trước người mua, nhất là lại càng không có cảnh hàng chục cô thoát y cho vài khách hàng lựa chọn. Lấy chồng ngoại vì lý do kinh tế là một việc có thể hiểu được nhưng tới mức thế này thì mình cũng cảm thấy xấu hổ khi là người Việt Nam.

2. Chưa tốt nghiệp cấp 2, chủ tịch quận vẫn có 2 bằng ĐH

Well, what can I say?


3. Kinh tế VN sẽ tăng trưởng hơn 8%
Theo báo cáo công bố sáng nay của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương (CIEM), tăng trưởng GDP của VN trong năm nay vào khoảng 8,5%, còn lạm phát trung bình ở mức 7,7%.

4. What's wrong with Megastar?

I just checked what kind of movies they are showing in Vietnam and were surprised. It even imported some very bad movies. It's showing Primeval (2.3/10 in IMDB, one of the worst movies of all time according to that website) and The Hot Chick (flat comedy, crude humor, not so bad but was produced…5 years ago). Ở Việt Nam chắc phải 2 tháng thì mới có một phim đáng xem chiếu ngoài rạp. Nhớ hồi cuối năm ngoái ở Việt Nam gần 2 tháng, xem phim ở rạp cũng 4-5 lần nhưng ngoài 1 phim hay là Casino Royale còn lại các phim khác đều tầm tầm, xem xong là có thể quên ngay, một số còn chán nữa. Lẽ ra đã đầu tư một cái rạp hoành tráng như Megastar thì cũng nên nhập về nhiều phim chất lượng cao hơn chứ. Xem phim ngoài rạp ở Việt Nam ngoại trừ các phim kiểu big hit của Holywood chừng 2-3 tháng mới có thì còn lại toàn là comedy với phim tình cảm Hàn Quốc. Mà hẹn hò ở Việt Nam thì ngoài café (và đôi khi là ăn trưa/tối) thì chắc chỉ còn đi xem phim. Chả nhẽ phải chịu xem phim chán để được hẹn hò?

Entry for April 23, 2007

yfla.wrap("This multimedia content requires Flash version 9 and above.", "Upgrade Now.", "http:\/\/www.adobe.com\/shockwave\/download\/download.cgi?P1_Prod_Version=ShockwaveFlash", "
04-Matchbox_20-Pus...



Push- Matchbox 20

She said I don't know if I've ever been good enough
I'm a little bit rusty, and I think my head is caving in
And I don't know if I've ever been really loved
By hand that's touched me, well I feel like something's gonna give
And I'm a little bit angry, well

This ain't over, no not here, not while I still need you around
You don't owe me, we might change
Yeah we just might feel good

(Chorus)
I wanna push you around, well I will, well I will
I wanna push you down, well I will, well I will
I wanna take you for granted, I wanna take you for granted, yeah I will, I will

Well I will

She said I don't know why you ever would lie to me
Like I'm a little untrusting when I think that the truth is gonna hurt ya
And I don't know why you couldn't just stay with me
You couldn't stand to be near me
When my face don't seem to want to shine
'cuz It's a little bit dirty well

Don't just stand there, say nice things to me
I've been cheated I've been wronged you,
And you don't know me, I can't change
I won't do anything at all

(Chorus)
I wanna push you around, well I will, well I will
I wanna push you down, well I will, well I will
I wanna take you for granted, I wanna take you for granted, yeah I will, I will

Oh but don't bowl me over
Just wait a minute well it kinda fell apart, things get so crazy, crazy
Don't rush this baby, don't rush this Baby, baby

(Chorus)
I wanna push you around, well I will, well I will
I wanna push you down, well I will, well I will
I wanna take you for granted, yeah, yeah, yeah
I wanna take you, take you, yeah, well I will, I will, I will, I will
I will, I will, I will, Yeah, yeah, push you around,
I'll drag you down, I wanna push you around
Well I will ");To view this multimedia content, please enable Javascript.

Sunday, April 22, 2007

Entry for April 22, 2007

Hurt
Original Version by Nine Inch Nail

Version covered by Johnny Cash

Sau khi xem video version của Johnny Cash, tác giả Trent Reznor của Nine Inch Nail phát biểu “this song is not mine anymore”. Bài hát này nguyên được sáng tác trong hoàn cảnh Trent Reznor rơi vào trạng thái cô đơn, trầm cảm sau khi bị người yêu bỏ. Nhưng trong version của Johnny Cash, bài hát có một ý nghĩa khác, gần với cảm xúc tôn giáo hơn, và gần với cái chết hơn. Nhưng cả hai version đều hay.

I hurt myself today,
to see if I still feel,
I focus on the pain,
the only thing thats real,

The needle tears a hole,
the old familiar sting,
try to kill it all away,
but I remember everything,

(Chorus)
what have I become,
my sweetest friend,
everyone I know,
goes away in the end,

and you could have it all,
my empire of dirt,
I will let you down,
I will make you hurt,

I wear this crown of thorns,
upon my liars chair,
full of broken thoughts,
I cannot repair,

beneath the stains of time,
the feelings dissapear,
you are someone else,
I am still right here,

What have I become,
my sweetest friend,
everyone I know,
goes away in the end,

and you could have it all,
my empire of dirt,
I will let you down,
I will make you hurt,

if I could start again,
a million miles away,
I will keep myself,
I would find a way,


Tôi thử tự làm đau mình

Để gắng tìm một cảm giác

Tôi chú tâm vào nỗi đau đó

Thứ duy nhất còn có thực

Lấy chiếc kim rạch ra thành một cái lỗ

Cơn nhói đau cũ kỹ

Tôi cố gắng giết nó đi

Nhưng vẫn nhớ tất cả


Tôi đã thành thế nào

Hỡi người bạn thương quý

Mọi người tôi biết đều đã bỏ tôi

Cuối cùng vẫn là vậy

Và lẽ ra em có thể có hết

Cái vương quốc nhiều bụi bặm của tôi

Tôi sẽ khiến em thất vọng?

Tôi sẽ làm em đau?

Tôi đội chiếc vương miện đầy gai

Ngồi trên chiếc ghế của kẻ lọc lừa

Đầu đầy những ý nghĩ bị bẻ vụn

Tôi không thể hàn gắn được

Dưới vết ố của thời gian

Các cảm giác đang mất đi, mất đi…

Em trở thành một ai khác

Còn tôi sao vẫn ở mãi đây

Tôi đã thành thế nào

Hỡi người bạn thương quý

Mọi người tôi biết đều đã bỏ tôi

Cuối cùng vẫn là vậy

Và lẽ ra em có thể có hết

Cái vương quốc nhiều bụi bặm của tôi

Tôi sẽ khiến em thất vọng?

Tôi sẽ làm em đau?


Nếu như tôi có thể bắt đầu lại

Ở một nơi nào cách đây triệu cây số

Tôi sẽ giữ được mình

Tôi sẽ tìm ra cách.

Friday, April 20, 2007

Entry for April 20, 2007




yfla.wrap("This multimedia content requires Flash version 9 and above.", "Upgrade Now.", "http:\/\/www.adobe.com\/shockwave\/download\/download.cgi?P1_Prod_Version=ShockwaveFlash", "

Destin- Celine Dion

Y'a pas de voiles aux volets de mes fr\u00e8res
Y'a pas d'opale autour de mes doigts
Ni cath\u00e9drale o\u00f9 cacher mes pri\u00e8res
Juste un peu d'or autour de ma voix

Je vais les routes et je vais les fronti\u00e8res
Je sens, j'\u00e9coute, et j'apprends, je vois
Le temps s'\u00e9goutte au long des fuseaux horaires
Je prends, je donne, avais-je le choix?

Tel est mon destin
Je vais mon chemin
Ainsi passent mes heures
Au rythme ent\u00eatant des battements de mon coeur

Des feux d'\u00e9t\u00e9 je vole aux sombres hivers
Des pluies d'automne aux \u00e9t\u00e9s indiens
Terres gel\u00e9es aux plus arides d\u00e9serts
Je vais je viens, ce monde est le mien

Je vis de notes et je vis de lumi\u00e8re
Je virevolte \u00e0 vos cris, vos mains
La vie m'emporte au creux de tous ses myst\u00e8res
Je vois dans vos yeux mes lendemains

Tel est mon destin
Je vais mon chemin
Ainsi passent mes heures
Au rythme ent\u00eatant des battements de mon coeur

Je vais les routes et je vais les fronti\u00e8res
Je sens, j'\u00e9coute, et j'apprends, je vois
Le temps s'\u00e9goutte au long des fuseaux horaires
Je prends, je donne, avais-je le choix?

Je prends le blues aux signaux des r\u00e9pondeurs
Je prends la peine aux a\u00e9roports
Je vis l'amour \u00e0 des kilom\u00e8tres ailleurs
Et le bonheur \u00e0 mon t\u00e9l\u00e9phone

Tel est mon destin
Je vais mon chemin
Ainsi passent mes heures
Au rythme ent\u00eatant des battements de mon coeur
");To view this multimedia content, please enable Javascript.

Entry for April 20, 2007

Not new, but still interesting. Ngày xưa, Hồ Chí Minh cũng từng nói về Tạ Thu Thâu- người lãnh đạo đệ Tứ ở Việt Nam bị Việt Minh xử tử năm 1945- trong cuộc nói chuyện với một nhà báo Pháp: “Ông ta là một nhà yêu nước lớn và chúng tôi rất thương tiếc ông ta”. Rồi cụ trầm ngâm nói thêm “Nhưng những kẻ không đi theo con đường của chúng tôi thì sẽ bị đào thải”. Còn về Ngô Đình Diệm thì một nhà ngoại giao Ba Lan cũng kể là Hồ Chí Minh nói “Ông Diệm là một nhà yêu nước, theo cách của ông ấy”. Nhưng đó là nói với phóng viên nước ngoài (cũng như cụ Kiệt giờ nói với phóng viên BBC, dù là người Việt, nhưng cũng vấn là phóng viên hãng tin nước ngòai), còn ở trong nước thì Tạ Thu Thâu vẫn là tên trùm Troskist cần phải diệt trừ, và Ngô Đình Diệm thì là tay sai đắc lực của đế quốc Mỹ trong việc thực hiện chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ ở Việt Nam.



Phỏng vấn Cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt

Trước hết ông bác bỏ quan điểm rằng người cộng sản không yêu nước. Ông khẳng định ông là một "người quốc gia yêu nước đi theo chủ nghĩa cộng sản".

Ngược lại, ông Võ Văn Kiệt nói: "Tôi đã đặt vấn đề này và cũng viết trong một số bài rằng có một cách nhìn méo mó từ phía một số người cộng sản rằng yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội là đúng, còn những người yêu nước khác mà không yêu chủ nghĩa xã hội thì không yêu nước đủ như mình".


Ông nói "Có hàng trăm con đường yêu nước khác nhau. Tổ quốc Việt Nam không của riêng một đảng, một phe phái, tôn giáo nào".

Entry for April 20, 2007

Tiếp một bản dịch thơ Tagore khác của Nguyệt Ánh. Bài này thì rất nổi tiếng và tớ cũng thấy bản dịch của Đào Xuân Quý hay. Nhưng đọc bản dịch của Nguyệt Ánh lại thấy một Tagore khác, mềm mại, dịu dàng, nữ tính hơn. Bản dịch của Nguyệt Ánh cũng gần gũi nhạc tính, nhịp điệu của bản tiếng Anh hơn.


Bài số 28 trong “Người làm vườn” của Tagore

Your questioning eyes are sad. They seek to know my meaning as the moon would fathom the sea.

I have bared my life before your eyes from end to end, with nothing hidden or held back. That is why you know me not.

If it were only a gem I could break it into a hundred pieces and string them into a chain to put on your neck.

If it were only a flower, round and small and sweet, I could pluck it from its stem to set it in your hair.

But it is a heart, my beloved. Where are its shores and its bottom?

You know not the limits of this kingdom, still you are its queen.

If it were only a moment of pleasure it would flower in an easy smile, and you could see it and read it in a moment.

If it were merely a pain it would melt in limpid tears, reflecting its inmost secret without a word.

But it is love, my beloved. Its pleasure and pain are boundless, and endless its wants and wealth.

It is as near to you as your life, but you can never wholly know it.


Bản dịch của Nguyệt Ánh



Nỗi buồn nào trong mắt em băn khoăn

Đôi mắt muốn thấu lòng anh như trăng kia muốn dò đáy biển.

Không do dự, anh đã để đời mình trần trụi trước mắt em, nào giấu diếm.

Có lẽ thế mà em chẳng hiểu được anh.

Nếu đời anh chỉ là viên ngọc thôi, anh có thể đập tan đời anh thành trăm mảnh nhỏ rồi xâu thành chuỗi để làm đẹp cổ em.

Nếu đời anh chỉ là hoa thôi, một bông hoa ngọt ngào và bé nhỏ, anh có thể hái hoa ấy rồi cài lên mái tóc em.

Nhưng người yêu của anh ơi, đời anh lại là một trái tim. Chẳng biết đâu bến bờ và tận cùng tim ấy?

Và bởi em chính là nữ hoàng ở đấy, nên chẳng thể nào em biết được giới hạn của nó đâu.

Nếu trái tim anh chỉ là phút giây khoái lạc tươi vui, nó sẽ nở một nụ cười dễ dãi, em sẽ thấy và đọc được tim anh trong chốc lát mà thôi.

Nếu tim anh chỉ giản đơn là một niềm đau, nó sẽ tan chảy thành lệ trong veo phản chiếu nỗi niềm thẳm sâu nhất mà không cần đến một ngôn từ nào hết.

Nhưng người yêu của anh ơi, trái tim ấy lại là tình yêu.

Hạnh phúc và đớn đau trong tình yêu là bất tận

cả ham muốn và dâng tặng của tình yêu cũng là vô hạn, em ơi

Cuộc đời anh gần bên em như chính đời em vậy, nhưng chẳng bao giờ em hiểu thấu được nó đâu.



----

Bản này của Đào Xuân Quý


Đôi mắt băn khoăn của em buồn
Đôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng của anh
Như trăng kia muốn vào sâu biển cả
Anh đã để cuộc đời anh trần trụi dưới mắt anh
Anh không giấu em một điều gì
Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh,
Nếu đời anh chỉ là viên ngọc,
Anh sẽ đập nó ra làm trăm mảnh
Và xâu thành một chuỗi
Quàng vào cổ em
Nếu đời anh chỉ là một đoá hoa
Tròn trịa, dịu dàng và bé bỏng
Anh sẽ hái nó ra để đặt lên mái tóc em.
Nhưng em ơi, đời anh là một trái tim
Nào ai biết chiều sâu và bến bờ của nó.
Em là nữ hoàng của vương quốc đó
Ấy thế mà em có biết gì về biên giới của nó đâu.
Nếu trái tim anh chỉ là một phút giây lạc thú
Nó sẽ nở ra thành một nụ cười nhẹ nhõm
Và em thấu suốt rất nhanh.
Nếu trái tim anh chỉ là khổ đau
Nó sẽ tan ra thành lệ trong
Và lặng im phản chiếu nỗi niềm u ẩn.
Nhưng em ơi, trái tim anh lại là tình yêu
Nỗi vui sướng, khổ đau của nó là vô biên
Những đòi hỏi và sự giàu sang của nó là trường cửu
Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy
Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu

Wednesday, April 18, 2007

Entry for April 18, 2007

Trong khi thế giới đang xôn xao với nhiều cảm xúc khác nhau vì vụ thảm sát 32 người ở trường ĐH Công nghệ Virginia và các nhà lãnh đạo thế giới thi nhau bày tỏ cảm xúc và tình chia sẻ tới nhân dân Mỹ thì chắc cũng ít người để ý tới những tin tức như thế này. Giá trị tính mạng con người ở thế giới thứ Nhất và thế giới thứ Ba có vẻ như cũng khác nhau không ít?.

At least 170 killed in Baghdad bombings


BAGHDAD, Iraq (CNN) -- An Iraqi army brigade commander was arrested Wednesday night after a string of bombings that killed nearly 200 people around Baghdad, most of them in a single attack at a central marketplace, Prime Minister Nuri al-Maliki's office announced.

The explosion at the Sadriya market, one of the Iraqi capital's oldest and busiest venues, killed 140 people and wounded about 150, an Iraqi Interior Ministry official told CNN. A statement from al-Maliki's office said the brigade commander was removed because of "the weakness of security measures put in place to protect civilians in Sadriya."
...

Bomb threat

*CAMPUS ALERT-------------------*
There has been a bomb threat on the main campus. UMPD has evacuated the
following buildings:

Kolthoff
Johnston
Morrill
Smith
Walter
Frazer
Science Classroom

Will forward more info from UMPD when it is available.
Lori

--
Lori Engstrom
Chief of Staff
College of Food, Agricultural and Natural Resource Sciences
University of Minnesota

Tuesday, April 17, 2007

Entry for April 17, 2007

Bài 16, tập Người làm vườn

Hai bản dịch

Bản của Đào Xuân Quý


Tay nắm chặt tay, mắt dừng lâu trong mắt;
Câu chuyện của lòng ta bắt đầu như vậy đó.
Ấy là đêm tháng Ba trăng tỏ;
Hương Kêna dịu dàng toả khắp không trung
Chiếc sáo của anh nằm trơ trọi dưới đất
Và vòng hoa của em còn hãy dở dang
Tình yêu của chúng ta thực cũng giản đơn
Như một bài hát vậy.

Tấm mạng màu vàng nghệ của em
Làm cho mắt anh say đắm.
Cái vòng hoa nhài em tết cho anh
Đã lay động lòng anh như một lời khen thưởng.
Đó là một trò chơi có cả hiến dâng và từ chối;
Phát hiện rồi lại giấu che
nụ cười và e lệ,
những cuộc đấu tranh nhẹ nhàng nhưng vô bổ.
Tình yêu của chúng ta thực cũng giản đơn
như một bài hát vậy

Chẳng có sự bí ẩn nào bên ngoài hiện tại;
Không có tham vọng làm cái điều không ai làm nổi;
Không có bóng đen nào phía sau lòng hứng khởi say mê
Không sờ soạng lần mò trong chiều sâu bóng tối.
Tình yêu của chúng ta thực cũng giản đơn
như một bài hát vậy
Chúng ta không tách xa lời nói
Để lạc vào trong cõi im lặng muôn đời
Chúng ta không đưa tay vào chốn hư vô
để tìm những vật không mong gì có được;
Những gì chúng ta cho và nhận
Cũng đủ lắm rồi
Chúng ta không hề ép niềm vui
để từ đó vắt ra chất rượu đau thương
Tình yêu của chúng ta thực cũng giản đơn
như một bài hát vậy



Bản dịch của Nguyệt Ánh

Tay trong tay và mắt vương vấn mắt; ấy lần đầu tiên tim mình nhận được ra nhau.

Đó là đêm trăng sáng tháng ba, hương tóc ngọt ngào thoảng trong không gian; tôi bỏ

quên cây sáo, hoa em kết nào xong.

Tình yêu của hai ta giản dị như bài ca

Mắt tôi say khăn em màu nghệ thắm

Vòng hoa nhài em kết khiến tim tôi run rẩy lời ca

Đó phải chăng là một trò chơi của cho và nhận, của hé lộ rồi lại che dấu, của một vài nụ cười bối rối đôi khi, rồi cả những tranh đấu ngọt ngào nhưng vơ vẩn.

Tình yêu của hai ta giản dị như bài ca

Chẳng có bí ẩn nào ngoài phút giây hiện tại, chẳng phải nỗ lực giành lấy cái không thể có được bao giờ; cũng chẳng hề có bóng đen ẩn dấu sau say mê; ta cũng chẳng hề phải dò đường trong lòng đêm sâu thẳm.

Tình yêu của hai ta giản dị hệt như một bài ca

Không huyễn hoặc ngoài ngôn từ lạc lối vào cùng lặng im vô tận; không giơ tay với lấy hư vô để kiếm tìm vô vọng

Thế là đủ, những gì ta cho và nhận của nhau.

Không nghiền nát nỗi vui để chiết thành rượu khổ

Tình yêu giản dị giống như một bài ca.




Entry for April 17, 2007

Có những lúc bỗng dưng thấy thèm nghe một bài hát, bản nhạc nào đó.
"No woman, no cry" có lẽ là bản reggae nổi tiếng nhất. Tên bài hát là cách nói tiếng Anh kiểu thông tục , đúng ngữ pháp phải là "Woman, don't cry", hay cũng có thể hiểu được theo nghĩa ấy nếu ngắt "No, woman, no cry"- “Đừng, em, đừng khóc”.

img

Nghe

Xem

Bài hát kể về kỷ niệm những chuỗi ngày nghèo khổ của Bob Marley và bạn bè, khi họ ngồi vất vưởng ngoài vỉa hè thành phố Trenchtown, Jamaica, ngắm người đi đường qua lại, những người bạn đến rồi lại đi…

No woman, no cry

Bob Marley

No, woman, no cry;
No, woman, no cry;
No, woman, no cry;
No, woman, no cry.

Said - said - said: I remember when we used to sit
In the government yard in Trenchtown,
Oba - observing the hypocrites
As they would mingle with the good people we meet.
Good friends we have, oh, good friends weve lost
Along the way.
In this great future, you cant forget your past;
So dry your tears, I say.

No, woman, no cry;
No, woman, no cry.
ere, little darlin, dont shed no tears:
No, woman, no cry.

Said - said - said: I remember when-a we used to sit
In the government yard in Trenchtown.
And then Georgie would make the fire lights,
As it was logwood burnin through the nights.
Then we would cook cornmeal porridge,
Of which I’ll share with you;
My feet is my only carriage,
So I’ve got to push on through.
But while I’m gone, I mean:
Everythings gonna be all right!
Everythings gonna be all right!
Everythings gonna be all right!
Everythings gonna be all right!
I said, everythings gonna be all right-a!
Everythings gonna be all right!
Everythings gonna be all right, now!
Everythings gonna be all right!

So, woman, no cry;
No - no, woman - woman, no cry.
Woman, little sister, dont shed no tears;
No, woman, no cry.


Monday, April 16, 2007

Entry for April 16, 2007

Adieu - Petit Prince

Lời bông hồng nói với hoàng tử bé. (Bản dịch của ai đó)
Đi đi (và hạnh phúc)

Đi đi anh
Đi đi và hạnh phúc

Mình đã mất thời gian
Và ngốc nghếch biết mấy
Cố giấu diếm làm gì
Những điều mình cảm thấy

Và đấy, anh ra đi
Em mong anh thứ lỗi
Đáng ra em đã nói
Từ rất lâu rất lâu
Em yêu anh biết mấy

Đi đi đừng chần chừ
Đi đi đừng quay lại
Không anh, em vẫn sẽ
Yêu cơn gió thoảng qua
Yêu khí đêm trong mát
Không anh em vẫn sẽ
Học cách quên nỗi buồn
Với hoa thơm bướm lượn

Đừng chần chừ anh ơi
Đi đi đừng quay lại
Đi đi và hạnh phúc

Lyrics:
Adieu
Et tâche d'être heureux
J'ai perdu du temps
On est tellement bête
A vouloir cacher
Tous nos sentiments

Voilà que tu pars
Je te demande pardon
J'aurais dû te dire
Depuis si longtemps
Que je t'aimais tant

Va
Maintenant va t'en
J'apprendrai sans toi
A aimer le vent
L'air frais de la nuit

J'apprendrai sans toi
Avec les chenilles
Et les papillons
A tromper l'ennui

Ne traîne pas, adieu
Et tâche d'être heureux

Nguồn: blog của today20

Entry for April 16, 2007

John Banville

Nhẹ mà nặng

Võ Tấn Phong dịch

Đọc lại, sau 20 năm, cuốn sách được coi là một tác phẩm cổ điển của thời hiện đại, tôi đã bị sốc bởi tôi còn nhớ lại rất ít. Khi bắt đầu đọc lại Đời nhẹ khôn kham, cuốn tiểu thuyết của Milan Kundera về tình yêu và chính trị ở nước Tiệp Khắc cộng sản giữa năm 1968 và đầu thập kỷ 1980, tôi đã nhận ra rằng, đúng như đầu đề của nó, cuốn sách đã lơ lửng trôi ra khỏi tâm trí tôi như khinh khí cầu lênh đênh trôi khỏi những sợi dây ràng buộc nó. Tôi đã gắng tìm lại một vài mảng nhỏ - người đàn bà khỏa thân đội mũ dạ tròn mà tất cả chúng ta đều nhớ, cái chết của một con chó cưng, một cái bàn cầu được so sánh với một bông huệ trắng vươn lên từ phòng tắm, và sự kiện tên tuổi của Nietzsche xuất hiện ở hàng đầu tiên của trang đầu tiên – nhưng về những nhân vật tôi chẳng lưu giữ lại chút gì, thậm chí cả tên họ.

Tại sao chỉ còn chừng đó lưu lại trong tôi? Có phải đó là kết quả của một trí nhớ đang suy giảm, hay quả thực cuốn sách thực sự phi trọng lượng? Đời nhẹ khôn kham đã thành công khác thường khi nó được xuất bản bằng tiếng Anh vào năm 1984 (mùa thu này sẽ có ấn bản kỷ niệm của NXB Faber). Đây là một cuốn tiểu thuyết được thừa nhận là “hậu hiện đại" trong đó tác giả đã bỏ đi rất nhiều thứ chúng ta chờ đợi ở một cuốn tiểu thuyết, như những nhân vật tròn trĩnh – “Sẽ vô nghĩa nếu tác giả cố thuyết phục độc giả rằng những nhân vật của y đã có lần thực sự sống" – một không gian có thật, một cốt truyện sắp xếp hợp lý, và trong đó có những đoạn dài về suy xét thuần triết học hay chính trị, tuy vậy nó đã trở thành cuốn sách bán chạy khắp thế giới, được cả các nhà phê bình và công chúng yêu thích như nhau.

Như mọi thành công nghệ thuật ngay tức thời và to lớn, cuốn sách của Kundera ắt phải truyền cảm trực tiếp được vào "lỗ tai" đương thời. Vào năm 1984 cái nhìn bi thảm của Orwell về một thế giới bị cai trị bởi những ý thức hệ toàn trị được coi như sự tiên đoán đáng sợ, đặc biệt từ quang cảnh của những quốc gia khối Đông Âu. Cuộc chiến tranh lạnh đang ở vào một trong những giai đoạn nóng hổi nhất, với Reagan ở Nhà Trắng và Andropov ở Kremlin. Tuy nhiên trong những năm đen tối đó, những ai có thính giác đủ nhạy có thể nhận ra tiếng cọt kẹt yếu ớt của chỏm băng khi nó bắt đầu dịch chuyển. Kundera là một trong những cái tai thính nhất nghe được sự tan vỡ của một trật tự quốc tế.

Khi Đời nhẹ khôn kham được xuất bản, tác giả đã sống ở Pháp nhiều năm rồi, và cuốn sách cho thấy ảnh hưởng của Rousseau và Stendhal nhiều hơn là của Kafka hay anh em Capek. Kundera là một đứa con của Khai sáng, và không chút lưỡng lự khi tranh đấu cho lý trí trước tình cảm. Như đã thường làm trong những tiểu luận cũng như trong tiểu thuyết, ông chỉ ra rằng phần lớn những thảm họa kinh khủng nhất mà nhân loại đã trải qua là do những kẻ cuồng nhiệt đi theo sự chỉ dẫn của con tim gây ra.

Kundera bị thôi miên sâu đậm bởi kitsch và ghê tởm kitsch, một khái niệm cứ trở đi trở lại trong tác phẩm của ông. Trong Đời nhẹ khôn kham ông viết về một nhân vật, cô họa sĩ người Séc tên Sabina lúc đó sống ở Mỹ, được đi trên xe của một Thượng nghị sĩ Mỹ khi ông này ngừng lại để những đứa con nhỏ của ông chơi đùa trên bãi cỏ trong nắng. Đối với ông, Thượng nghị sĩ tuyên bố, hình ảnh của những đứa trẻ nô đùa là định nghĩa thuần tuý của hạnh phúc, chính ở lúc đó vụt thoáng qua đầu Sabina hình ảnh của ông Thượng nghị sĩ trên khán đài ở Praha mỉm cười hiền lành hướng xuống cuộc diễu hành trong ngày lễ Lao Động.

“Cách nào ông Thượng nghị sĩ biết trẻ con có nghĩa là hạnh phúc? Ông nhìn thấu suốt tâm hồn chúng được ư? Giả như, lúc không có người lớn xung quanh, ba đứa xúm vào và đánh đập đứa thứ tư thì sao?"

“Ông Thượng nghị sĩ có câu biện giải duy nhất cho ông: cảm quan của ông. Khi trái tim ông phát biểu, đầu óc ông không được sỗ sàng phản đối. Trong thế giới của kitsch, trái tim độc tài thống trị trên đỉnh cao tối thượng".

Những suy xét đó dẫn Kundera đến một công thức: “Tình thương huynh đệ giữa con người trên mặt quả đất này chỉ có thể tồn lưu trên cơ bản kitsch".

Sabina là một trong bốn nhân vật dạo nên những biến tấu phức tạp trong số ít những sự kiện của cuốn sách. Những người khác là Tomas, một bác sĩ giải phẫu tài năng vốn bất đồng với chính quyền Sécvà kết cục phải làm nghề lau chùi cửa kính; vợ anh tên Tereza, một cô hầu bàn chụp ảnh những sự kiện trên đường phố Praha khi Séc bị Nga Xô xâm lược vào năm 1968, chỉ để sau đó nhận ra rằng một cách không ý thức cô đã phục vụ cho cảnh sát mật bằng cách cung cấp cho họ hình ảnh để nhận diện những người chống đối; và giảng sư đại học Franz, người tham gia vào một vụ biểu tình cấp tiến, hợp thời trang chống lại Khmer Đỏ và chết dưới tay những tên cướp ở Bangkok.

Người anh hùng của cuốn sách, nếu có, là Tomas. Giống như tất cả nhân vật nam của Kundera, anh có một tính cách hơi rờn rợn, lý trí đến độ lạnh lùng tuy vậy là một tên trai chơi nhiệt tình và thậm chí, trong những hồi sau của cuốn sách, tận tâm cuồng nhiệt – Tereza nhận thấy anh đã phản bội cô khi cô nhận ra cái mùi lạ lùng cô ngửi được trong tóc anh trên giường mỗi tối là cái mùi háng của những cô nhân tình của anh.

Một ngày Tomas thấy là những người cộng sản già nua thừa nhận rằng sẽ không có thiên đường xã hội chủ nghĩa trên mặt đất, nhưng họ bảo vệ những hành động trước kia bằng cách khăng khăng rằng họ đã thành thật tin tưởng một hình ảnh lý tưởng như thế là có thể xảy ra, thì nên theo gương của Oedipus, dù không biết về tội ác mình đã phạm, vẫn chọc mù đôi mắt khi khám phá những tai họa chàng gây ra một cách không ý thức. Khi bản văn này được in ra trong mục thư từ của một tờ báo chống chính quyền ở Praha, Tomas bị đuổi việc và phải hành nghề ở một thị trấn nhỏ; tuy nhiên, bản chất của chế
độ toàn trị là không bao giờ quên, và cuối cùng anh bị đẩy khỏi ngành y tế hoàn toàn và thay vào đó làm nghề lau chùi cửa kính, mà anh ngạc nhiên thấy rằng nó thích hợp, không chỉ vì sự “khinh phù" đột ngột của đời anh, mà bởi vì công việc cho anh những cơ hội không dứt để tán tỉnh ăn nằm với nhân tình.

Kundera là người ít phán xét nhất trong số những nhà đạo đức. Khi Franz bảo Sabina rằng một nhà triết học có lần kết tội anh là không có gì trong những công trình của anh trừ “những suy xét không được kiểm chứng", ta không thể không nghĩ rằng một lời kết tội như thế có thể đã được chĩa vào Kundera. Giữa mớ lý thuyết mệt mỏi đó, đoạn cảm động nhất trong cuốn sách liên quan đến cái chết của con chó Karenin của Tereza và Tomas, một “nhân vật" tuyệt vời, và được vẽ ra sống động hơn bất kỳ ai trong những nhân vật loài người của ông. Giống như JM Coetzee, một nhà văn mà ông tương đồng ở nhiều điểm, Kundera luôn là người bảo vệ nhiệt thành thú vật, không chỉ vì tình cảm giản đơn, mà ở niềm tin chắc rằng bằng lối đối xử với thú vật chúng ta để lộ ra sự ngạo mạn thuộc bản chất và không thể tha thứ được của chúng ta như một chủng loại.

“Lòng lương hảo thật sự của con người, ở dạng đơn thuần và thanh khiết nhất, chỉ có thể bật ra khi kẻ đón nhận không hề có chút quyền thế nào. Bài trắc nghiệm đạo đức của con người, bài trắc nghiệm cơ bản (nằm sâu dưới bề mặt), bao gồm thái độ con người đối xử kẻ dưới tay: đó là loài vật. Và ở khía cạnh này con người vướng phải thất bại cơ bản, cơ bản đến nỗi tất cả những thất bại khác đều từ đó mà ra."

Những thấu hiểu như vậy tạo cho Đời nhẹ khôn kham tầm lớn lao của nó. Một tiểu thuyết, ngay cả một tiểu thuyết bởi một nhà văn dấn thân như Kundera, phải được phán xét trên bình diện nghệ thuật, chứ không phải vì sức nặng đạo đức, xã hội hay chính trị của nó. Điều khác thường, tuy vậy, là một tác phẩm cắm rễ thật chặt vào thời điểm của nó lại chưa bị lỗi thời. Thế giới, và đặc biệt là phần thế giới mà chúng ta thường gọi, với sự cẩu thả cao ngạo là Đông Âu, đã thay đổi sâu sắc kể từ năm 1984, nhưng cuốn tiểu thuyết của Kundera dường như vẫn còn phù hợp với thời nay như ở lần xuất bản đầu tiên. Sự phù hợp, tuy nhiên, chả là gì so với cảm giác của đời sống được cảm thông mà những nhà tiểu thuyết vĩ đại truyền đạt lại. Và sự khinh phù, trong nghệ thuật, thường giống như là sự mỏng manh.

© 2004 talawas


Chú thích: Tất cả phần dịch Việt của các trích dẫn từ bản tiếng Anh được lấy từ bản dịch Đời nhẹ khôn kham của Trịnh Y Thư.

Nguồn: John Banville, Light but sound, The Guardian