1. Tự do ngôn luận và luật hình sự VN
Một bài phân tích và bình luận chặt chẽ, khúc chiết của một nghiên cứu sinh ở Pháp.
2. Một dự án đầu tư 30 tỷ $ để sản xuất lượng thép bằng nửa nước Nga và gấp rưỡi nước Anh. Thế nhưng tập đoàn (được coi là) đầu tư còn không có cả website cũng không có một ngân hàng, quỹ đầu tư nào cam kết đứng đằng sau. Liệu dự án này còn gì để nói và có gì để đáng tin nữa?
Update: Có bài điều tra này của Trang Hạ rất hay, cho thấy tập đoàn Eminence với dự án đầu tư khổng lồ đó thực ra chỉ là một công ty cấp huyện chuyên bán "thần dược" bôi đâu khỏi đấy ở Đài Loan. Vậy mà cũng khiến một ông vụ phó Bộ Thương mại hăng hái đi lobby dự án và làm cho bao nhiêu quan chức tỉnh Thanh thót tim vì hồi hộp. Giờ dự án này lại còn được trình tới cả Thủ tướng nữa chứ!.
3. Nguyễn Ngọc Lan và Trần Bạch Đằng.
Bài trên BBC, bản gốc tiếng Anh.
4. Tôn Nữ Thị Ninh
"Tôi không tán thành quan điểm cho rằng cử tri bao giờ cũng đúng."
"Ở nước nào cũng có những khoảng đất của bảo thủ, hãy nhìn xem những gì đã xảy ra tại Nam Phi với chủ nghĩa apartheid. Lẽ phải không hẳn luôn luôn đi kèm với quyền lực của đa số.""
LOL. Một nhà ngụy biện điển hình. Không hiểu sao giới trẻ có khá nhiều người thần tượng bà Ninh thế, coi bà như một mẫu mực của phụ nữ lãnh đạo?. Bà Ninh có thể là một nhà ngoại giao sắc sảo và ứng biến nhanh, có thể nói tiếng Anh, tiếng Pháp một cách quý xờ tộc và có bằng cấp ở trường “xịn”, lại là dòng dõi hoàng tộc. Nhưng các phát biểu của bà ấy mà tớ thỉnh thoảng đọc thấy trên các phương tiện thông tin đại chúng đầy chất ngụy biện, quanh co, hoàn toàn chỉ là một công cụ tự nguyện để bào chữa cho bất cứ hành động gì của chính quyền? Người như bà ấy cũng đâu có thiếu, ở mọi thời, mọi chế độ. Gọi là thức thời?
Trong cái ví dụ trên, sao bà ấy không thấy là người da đen khi xưa làm gì có quyền bầu cử tự do và khi họ có quyền bầu cử tự do thì chủ nghĩa apartheid cũng chấm dứt. Một ví dụ lố lăng không chỉ vì sự ngụy biện trong lập luận mà còn vì nó thể hiện chính cái sai lầm trong lập luận: chủ nghĩa apartheid hoành hành ở Nam Phi chính vì nước này đã không cho phép đa số người dân được tự do phát biểu suy nghĩ của mình qua lá phiếu. Tức là sự tồi tệ của chủ nghĩa apartheid ở Nam Phi là do minority rule chứ không phải majority rule như bà Ninh lầm lẫn.
Ở đây, lập luận của bà còn có tính ngụy biện. Không phải cử tri bao giờ cũng đúng thì không có nghĩa là để một thiểu số quyết định hay thao túng cử tri thì sẽ đúng hơn. Hơn nữa ý bà phản biện không phải cốt lõi của nền dân chủ. Trong nền dân chủ, cử tri không phải bao giờ cũng luôn đúng nhưng thường đúng nếu có được thông tin đầy đủ và không bị thao túng bởi một nhóm quyền lợi nào đó. Hơn nữa, khả năng sửa chữa những cái “không đúng” trong một nền dân chủ bao giờ cũng dễ dàng hơn nhiều so với một nền cai trị dựa trên thiểu số quyết định luôn thay cho cử tri vì không phải "cử tri bao giờ cũng đúng”.
5. 97% cử tri Việt Nam tham gia bầu cử Quốc hội. Một con số đáng mơ ước (so với con số kỷ lục 85% cử tri ở Pháp chẳng hạn). Ơ, nếu nghĩ là không phải đa số cử tri luôn đúng thì sao phải “phấn đấu” đạt chỉ tiêu cao đến thế? Rồi tới từng nhà yêu cầu bỏ phiếu, cho phép và khuyến khích bỏ phiếu hộ, gây áp lực tinh thần để người dân đi bỏ phiếu… What is it for?
No comments:
Post a Comment