Sunday, September 07, 2008

Đức Nhật Mỹ

Như vậy, đã có ít nhất ba vụ khởi tố các công ty ở nước ngoài ở Đức, Nhật và Mỹ liên quan tới hối lộ các quan chức Việt Nam. Chỉ có điều vẫn chưa có vụ khởi tố quan chức Việt Nam nào nhận hối lộ trong những vụ này. Thậm chí báo chí Việt Nam còn bị cấm đưa tin.

Vụ thứ nhất: Một số người trong tập đoàn Siemens ở Đức bị khởi tố năm 2007 vì bị nghi ngờ có đưa hối lộ ở Việt Nam, Thái Lan và một số nước khác. Tập đoàn này dành một số tiền khổng lồ là 1,3 tỷ Euro (2,1 tỷ USD) để hối lộ quan chức các nước đang phát triển. Liên quan tới Việt Nam, Siemens đã chuyển ít nhất là 250.000 Euro để hối lộ quan chức Việt Nam qua tài khoản ở Singapore của một người có tên là Le Tan Cuong. Câu trả lời của Việt Nam: VNPT (đối tác Việt Nam của Siemens) không có quan chức nào tên là Le Tan Cuong. Bộ Kế hoạch đầu tư (MPI) có một quan chức Lê Tấn Cường là Thanh tra của MPI và sau đó làm vụ trưởng Vụ trưởng Vụ Quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất ở bộ này. Nhưng Bộ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư cho rằng đây chỉ là sự trùng hợp. Và mọi sự dừng lại ở đây nhé. Không có thêm sự điều tra nào để làm rõ Le Tan Cuong là ai, có phải vị quan chức MPI hay chỉ là một tên giả của một người nào đó, hoặc tài khoảng của một người làm công việc trung gian đưa hối lộ…Không có gì hết, không khởi tố điều tra, không ai bị cách chức, bị truy tố. Chỉ có những lời “cam đoan” của các quan chức và người dân chúng ta đành phải tin. Nhưng dù gì trong vụ Siemens, báo chí cũng còn được phép đưa tin, và được đi hỏi các quan chức có liên quan (dù cũng chẳng có được câu trả lời nào cả).

Vụ thứ hai: Một số người ở công ty PCI ở Nhật bị khởi tố trong năm 2008 vì đưa hối lộ ít nhất 820.000 USD (trong lời khai có thể lên đến hơn 2 triệu USD) cho các quan chức liên quan tới công trình Đại lộ Đông Tây của PCI ở Thành phố Hồ Chí Minh. Lần này PCI khai rõ ràng là đưa hối lộ cho Huỳnh Ngọc Sĩ, phó Giám đốc Sở giao thông TP HCM, chứ không phải một tài khoản Le Tan Cuong ở bên Singapore của “ai đó”. Xem ra VNPT và/hoặc MPI vẫn giàu kinh nghiệm và nhiều thận trọng hơn Sở Giao thông TP HCM trong việc nhận hối lộ (có lẽ vì gần trung ương hơn chăng)?. Và lần này vì nêu đích danh một quan chức có thực nên người ta không thể trả lời là không có Huynh Ngoc Si như đã không có Le Tan Cuong. Họ bèn trả lời bằng cách khẳng định chính đương sự- Ban Quản lý dự án có ông Huỳnh Ngọc Sĩ làm trưởng ban- đã phủ nhận việc nhận hối lộ (nghe rõ rồi nhé!), và cấm báo Việt Nam đưa tin liên quan và yêu cầu báo chí Nhật nên hạn chế đưa tin, ảnh hưởng không tốt tới quan hệ hai nước !. Một sự lố lăng không chấp nhận được nhưng lại được phát biểu một cách hồn nhiên bởi một ông Thứ trưởng Ngoại giao. Và tất nhiên, báo chí cũng ngoan ngoãn không đưa tin gì ngoài những mẩu tin đăng lại của Thông tấn xã Việt Nam.

Vụ thứ ba và gần đây nhất: Một số người trong công ty Nexus Technologies Inc., một công ty ở Mỹ do Việt kiều làm chủ, bị khởi tố ngày 4/9 vừa qua vì đưa hối lộ 150.000 USD cho các quan chức ở Việt Nam. Đối tác của công ty này ở Việt Nam là Tổng Công ty Dầu khí, Tổng Công ty Hàng không và Tổng Công ty Điện lực Việt Nam. Một lần nữa, báo chí Việt Nam lại (phải?) im lặng, trong khi tin đó được đăng ở trang Web Bộ Tư Pháp Mỹ và một số báo Mỹ. Chúng ta chờ đợi Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn lên tiếng yêu cầu Bộ Tư pháp Mỹ và báo chí Mỹ "không nên đưa tin, bài về việc này" "khi chưa có kết luận cuối cùng" vì như thế "không có lợi cho hai nước Việt Nam - Mỹ cũng như mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai nước hiện đang phát triển rất thuận lợi".

Tại sao chúng ta chỉ có thể biết được tin các công ty nước ngoài đưa hối lộ qua các hãng tin nước ngoài, nhờ vào các cơ quan công tố nước ngoài và báo chí nước ngoài?. Nếu tôi không nhầm thì chưa có một quan chức Việt Nam nào bị xử lý công khai do liên quan tới việc nhận hối lộ của các công ty nước ngoài. Và trong mọi thể loại nghị quyết của Đảng, của Chính phủ, người ta vẫn đề cao chống tham nhũng, coi tham nhũng là “quốc nạn”! Nhưng chắc chắn rằng họ hài lòng với cái “quốc nạn” đó hơn ai hết. Nếu ví đất nước như một cơ thể, thì tham nhũng như một khối ung nhọt trên cơ thể lở loét ấy. Nhưng giòi bọ (hữu hình và vô hình) vẫn thường khoái những chỗ ung nhọt, lở loét vì đó là nguồn dinh dưỡng cho chúng. Nhưng một cơ thể mất dần khả năng đề kháng trước những giòi bọ đó sẽ yếu dần đi, cho tới khi vết lở loét lan khắp cơ thể.

NhÆ°ng sẽ vẫn có những người nói vá»›i bạn rằng, má»™t cÆ¡ thể yếu á»›t nhiều giòi bọ là “tất yếu” của phát triển. Và những vết lở loét sẽ là những chất bôi trÆ¡n cho sá»± hoạt Ä‘á»™ng trÆ¡n tru của cÆ¡ thể đấy. Và bạn nên gắng chung sống lành mạnh vá»›i nó vì trÆ°á»›c mắt là tÆ°Æ¡ng lai vÄ© đại (trÆ°á»›c đây thì tÆ°Æ¡ng lai đó được hiểu là thiên đường XHCN còn bây giờ thì tÆ°Æ¡ng lai đó là xã há»™i công bằng, dân chủ, văn minh, nÆ°á»›c ta thành nÆ°á»›c công nghiệp tiên tiến vào năm 2020….) và sau lÆ°ng là quá khứ huy hoÃ
 ng (thắng ba đế quốc, truyền thống dân tá»™c cần cù, thông minh, yêu hòa bình…). Và họ nhắc nhở bạn rằng 20 năm trÆ°á»›c cÆ¡ thể bạn không có nhiều khối ung nhọt nhÆ°ng chỉ ngắc ngoải gần chết, héo khô, tái xám, và được nhÆ° ngày nay vẫn là nhờ công Æ¡n của họ, (chỉ có Ä‘iều họ cố tình quên rằng việc cÆ¡ thể đó suy kiệt, chết khô cÅ©ng là nhờ “công Æ¡n” của họ).





No comments: