Tuesday, March 06, 2007

Entry for March 06, 2007

Vụ bê bối (chính thức) đầu tiên của Thị trường chứng khoán Việt Nam?
Goldman Sachs nói gì về quan hệ với Thiên Việt?

Tới ngày mai chắc cổ phiếu Thiên Việt rớt dài đây, đúng là kẻ khóc người cười. Nhưng từ sự kiện này liệu các công ty chứng khoán và các nhà đầu tư có rút ra được điều gì không hay cuộc chơi lại tiếp tục với những trớ trêu, hỗn loạn và cả sự ngớ ngẩn trong đó.

Ở Việt Nam giờ ai cũng lên cơn sốt chứng khoán, một canh bạc lớn mà hầu như ai ai cũng muốn nhảy vào. Một điều nguy hại không nhỏ của cơn sốt này với nền kinh tế VN là nó rút vốn đầu tư của khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn là khu vực năng động của nền kinh tế. Khi mà chỉ cần một ít may mắn hay thông tin tốt, người ta có thể tăng gấp hai, gấp ba, và thậm chí nhiều hơn số vốn của họ trong vòng vài tuần thì rõ ràng chẳng có hoạt động đầu tư thực chất nào có thể sinh lợi tương tự. Hiện tượng này gần giống như nước Nga thời mới cải cách, khi tài sản của cải của nhà nước được tư nhân hóa chuyển hết vào tay của một số ít người có địa vị và vốn liếng, tạo ra một tầng lớp “người Nga mới”. Nếu nhìn vào danh sách 100 người giàu nhất Việt Nam trên cơ sở vốn cổ phần trên thị trường chứng khoán thì hầu hết họ đều từ các công ty như FPT, REE, ACB….IMF vừa qua đưa khuyến cáo là tỷ lệ P/E ở Việt Nam quá cao nhưng lẽ ra cần so sánh với các nước có nền kinh tế chuyển đổi, vào thời điểm thị trường chứng khoán mới hình thành, hơn là các nước trong khu vực vốn có nền kinh tế thị trường ổn định.


Canh bạc này sẽ đi đến đâu, không ai biết. Cũng như các canh bạc khác, sẽ có người thua, kẻ thắng mặc dù vào thời điểm này thì hầu như những ai chơi chứng khoán đều thắng cả, chỉ thắng ít hay thắng nhiều thôi. Sẽ tới một lúc thị trường này ổn định hơn, có thể khi lượng cung hàng hóa nhiều hơn, hoặc có thể qua một cơn sốc nào đó- sốc nhẹ hay sốc nặng thì còn phụ thuộc nhiều yếu tố bên trong và bên ngòai –không biết được. Nhưng có thể sẽ còn khá lâu. Như sự kiện mấy ngày trước, dù thị trường châu Á sụt giảm nặng nề, giảm mạnh nhất ở Trung Quốc trong vòng mười mấy năm, cũng hầu như không gây ảnh hưởng gì tới thị trường chứng khóan VN ngòai hai phiên giảm giá. Có thể có 2 nguyên nhân dẫn tới việc này: một là do tính liên kết của thị trường Việt Nam với thị trường khu vực còn yếu, hai là do vai trò của nhà đầu tư trong nước là rất đáng kể, và độc lập so với nhà đầu tư nước ngòai. Thực chất vấn đề là gì thì vì thông tin không đầy đủ nên cũng không dám nói. Đến khi nào thị trường sẽ bình ổn, sẽ lên xuống một cách lành mạnh hơn và phản ánh đúng hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty niêm yết? Cái đó thì chẳng ai biết chính xác, và trong khi chờ đợi thì mọi người vẫn cứ đổ xô, vét tiền đi mua chứng khoán, bàn chuyện chứng khoán. Dù sao, đó cũng là một chủ đề tốt. Người Anh khi gặp nhau hay nói chuyện thời tiết. Ở Việt
Nam không biết khi gặp nhau mọi người hay nói chuyện gì, bây giờ ít ra cũng có một chủ đề chung, đó là chứng khoán rồi.


Nói vậy thôi, chứ giờ tớ mà có vốn, tớ cũng nhảy vào đầu tư chứng khoán, vừa kiếm lợi nhanh chóng, vừa nhàn hạ, lại thêm cái thú vui hàng ngày vào Net xem giá chứng khoán lên xuống thế nào. Cũng là một cái gì đó sensation cho đời thêm sinh động.

Quote of the day:

"Là một cổ đông lớn nhất của TVS mà ông lại nói là ông không muốn giá cổ phiếu của TVS tăng. Điều này có vẻ khó tin?

- Tôi không biết giải thích như thế nào, con người tôi nó như vậy" (Nguyễn Trung Hà- Chủ tịch HĐQT TVS)




No comments: