Wednesday, December 03, 2008

Entry for December 03, 2008

1. Không hiểu sao thái độ của Việt Nam trước việc chính phủ Séc ngừng cấp visa cho người Việt lại mềm mỏng đến thế? Đây là một động thái cực kỳ hiếm có giữa các quốc gia có quan hệ ngoại giao bình thường với nhau. Bộ Ngoại giao Việt Nam lẽ ra nên phản đối mạnh mẽ, chẳng hạn như triệu tập đại sứ Séc bày tỏ sự phản đối, trả đũa bằng cách tạm ngừng cấp visa cho người Séc cho tới khi Séc bỏ lệnh cấm này...Thế nhưng, Bộ Ngoại giao VN đã quá mềm mỏng khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao chỉ cho rằng việc này "không phù hợp với tinh thần thỏa thuận cấp cao hai nước và quan hệ hữu nghị, hợp tác truyền thống" và "mong rằng vì lợi ích quan hệ hai nước, Chính phủ Czech xem xét lại quyết định trên."

2. Như vậy Việt Nam quyết định thực hiện chính sách kích cầu mạnh mẽ với chương trình chi tiêu 1 tỷ USD. Đồng thời, giảm 30% thuế doanh nghiệp trong quý 4 năm 2008. Thuế thu nhập từ chứng khoán cũng được hoãn.


3. Cái chuyện quản lý blog là một chuyện ngu xuẩn mà vẫn cứ được Bộ 4T bàn đi bàn lại không biết bao nhiêu lần, tốn bao nhiêu tiền nộp thuế của nhân dân.


Và tất nhiên đây đỉnh điểm của sự ngu xuẩn (và vòng vo) vẫn là ông Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn:

"Yếu tố cá nhân trong blog là yếu tố cơ bản. Yếu tố này quy định blog không đại diện cho một tổ chức hay thông tin chính thống nào. Những blog vượt quá thông tin cá nhân là sai quy định", ông Doãn nói.

Thứ trưởng Bộ TT - TT cũng chỉ rõ: "Blog, về mặt ngữ nghĩa, từ ngữ của mình khó xác định. Nếu là tiếng nước ngoài thì nói blog là đã giới hạn khuôn khổ ngay trong khái niệm đó. Nếu đã đưa thông tin báo chí thì phải tuân thủ và chịu sự điều chỉnh của Luật Báo chí . Người nào vượt quá phạm vi blog, biến thông tin trên blog thành thông tin báo chí là vi phạm Luật Báo chí".

Nhấn mạnh việc trao đổi, tham gia, đóng góp ý kiến về chính sách, chính trị trong xã hội "là quyền của mỗi người", song Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn cho hay: "Đã là nhật ký cá nhân thì chỉ viết cho mình, cùng lắm là người thân của mình đọc. Nếu đưa ra đại chúng thì không thể là nhật ký mà vô tình biến nó thành trang thông tin điện tử, như vậy phải chịu sự quy định như đối với trang thông tin điện tử"."

Thế nào là thông tin báo chí? Ông Thứ trưởng không hề làm rõ khái niệm trước khi phát biểu. Ví dụ tôi nói đội tuyển Việt Nam đá như dở hơi thì đó là thông tin cá nhân hay thông tin báo chí? Hay nếu tôi nói ông Thứ trưởng Doãn nói năng ấm ớ dớ dẩn thì đó có phải là thông tin báo chí không? Hay chỉ là nhận định cá nhân? Và tại sao lại cứ phải là "thông tin"? Ví dụ tôi nói ông Doãn dốt như heo thì đó đâu phải là thông tin (haycũng có thể với người nào chưa hiểu ông Doãn thì đó lại là thông tin chăng?). Vậy khi tôi nói ông Doãn dốt như heo thì liệu tôi có phạm quy định về việc đưa thông tin ra công cộng không?

Có ai bảo blog là nhật ký đâu mà ông lấy nó để cho rằng blog "đã là nhật ký cá nhân thì chỉ viết cho mình, cùng lắm là người thân của mình đọc". Mà cứ cho rằng blog là nhật ký cá nhân thì có những nhật ký cá nhân vẫn được đưa ra cho cả triệu người đọc, thậm chí còn phát động đủ thứ phong trào ăn theo nhật ký từ phong trào mua sách cho tới phong trào học tập tấm gương người viết nhật ký...Lúc đó sao chẳng thấy các vị thắc mắc là nhật ký này người viết chỉ viết cho mình, hay cùng lắm là cho người thân của mình đọc.

Tờ Tuần Việt Nam nêu ra ý kiến thay vì quản lý blog bằng quy định hãy yêu cầu blogger công khai danh tính. Theo tôi, ý kiến này cũng dớ dẩn chẳng kém. Đến các nhà báo còn chẳng chịu công khai danh tính, khi viết bài trên báo chí Đảng và Nhà nước còn dùng tá lả các bút danh lại còn yêu cầu công dân khi viết blog phải công khai danh tính.

Cả cái hội thảo này nói đủ thứ chuyện, quản lý hay không quản lý, nhưng chả thấy đề cập gì tới quyền cơ bản của công dân Việt Nam được nêu trong Hiến pháp 1992 (cho dù Hiến pháp này đã là một bước thụt lớn so với Hiến pháp của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1946) là quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, và quyền được thông tin.

+ Về vấn đề này, ông Lê Mạnh Hà (có phải là "cháu Hà" của nhà báo Ánh Hồng), giám đốc Sở 4T Thành phố HCM, có ý kiến khá xác đáng:

"Những thông tin trên mạng có tính ảo và không biên giới, người sử dụng có thể dùng tên giả, địa chỉ giả, hoặc đăng ký ở nước ngoài… nên rất khó để quản lý blog nói riêng và những thông tin trên mạng nói chung. Theo tôi, nên quản lý tốt những cái đã được cấp phép và rõ ràng như website có đăng ký, trò chơi trực tuyến… sau đó mới có thể nói đến quản lý cái chưa rõ ràng như blog. Nhiều nước tiên tiến trên thế giới vẫn chưa đặt vấn đề quản lý blog. Hơn nữa, luật của chúng ta chưa thể xác định hết mối quan hệ giữa thế giới ảo như trong blog và con người thực.

...Thông tÆ° má»›i thu hẹp phạm vi quản lý chỉ gói gọn xung quanh blog. Nếu người ta không gọi là blog nữa hoặc blog có thể đổi tên hoặc chuyển biến thành má»™t dạng khác, khi đó thông tÆ° quản lý ná»™i dung gì? Còn nếu là hÆ°á
»›ng dẫn, định hÆ°á»›ng thì cần xây dá»±ng má»™t kế hoạch tuyên truyền cụ thể để tác Ä‘á»™ng lên nhận thức của blogger mà không cần phải ra má»™t thông tÆ°.
"

Xem ra anh Hà Ha Vợt có tư tưởng tiến bộ và thực tế hơn anh Doãn Lô mô nô xốp. Mà dạo này VN nhiều Ha Vợt ghê: Hà Ha Vợt, Tuấn Ha Vợt, Phát Ha Vợt, Khương Ha Vợt... À mà còn bạn Tề Phi Ha Vợt nữa, mà còn là Ha Vợt xịn (ref: Anh Tú xịn, Ông Già xịn).


No comments: