Saturday, July 05, 2008

Entry for July 05, 2008

Orwell nói dưới chế độ toàn trị "người viết văn xuôi thì chỉ có một lựa chọn: ngậm miệng hay là chết". Nhưng trên thực tế, Nguyễn Minh Châu chỉ ra rằng các nhà văn ở Việt Nam còn chọn cách lập lờ nước đôi, bên cạnh một số người thuần túy viết theo đơn đặt hàng. Di cảo thơ Chế Lan Viên hay Tùy bút chính trị của Nguyễn Khải chắc hẳn cũng là tâm sự thực, nhưng cũng đồng thời là một cách "che chắn", "tự bảo vệ mình" với hậu thế của hai nhà văn, nhà thơ tài hoa nổi tiếng này. Orwell gọi đó là "hệ thống tư duy theo kiểu tâm thần phân liệt" nhưng ông còn có cách gọi chính xác hơn trong cuốn 1984: Doublethink (nghĩ nước đôi). Doublethink là hành động chấp nhận đồng thời cả hai niềm tin mâu thuẫn nhau. Ông miêu tả cụ thể doublethink như sau:

"Biết mà làm như không biết; hiu rõ s tht nhưng li nói nhng điu di trá tinh vi; gi cùng mt lúc hai quan đim đi lp, dù biết rõ rng cái n ph nhn cái kia mà vn tin tưởng c hai; dùng logic giết logic; vi phm đo đc trong khi hô hào đ cao đc dc; cho rng không th có dân ch nhưng Đng li là người bo v dân ch; quên nhng vic phi quên nhưng s nh khi cn, ri li có th quên ngay và quan trng nht là phi áp dng quá trình này vào chính tiến trình tư duy. Đy chính là s tinh tế ti hu: c tình quên và sau đó quên ngay hành đng thôi miên va mi làm. Ngay c mun hiu t “nước đôi” cũng phi s dng nước đôi." (trích 1984, bn dch ca Phm Minh Ngc).



Nguyễn Minh Châu- HÃY ĐỌC LỜI AI ĐIẾU CHO MỘT GIAI ĐOẠN VĂN NGHỆ MINH HỌA, 1987


"Có vẻ tuồng như mỗi nhà văn mỗi khi ngồi trước trang giấy là cùng một lúc phải cầm hai cây bút: một cây bút để viết cho người đọc bình thường, cho đời, một cây bút khác viết cho đạo, lo việc che chắn, viết cho lãnh đạo văn nghệ đọc. Mà cái ngòi bút thứ hai này – buồn thay – các nhà văn cầm lâu ngày để tự bảo vệ mình cho nên cũng lắm kinh nghiệm, mà cũng tài hoa lắm!
...
mấy chục năm qua, tự do sáng tác chỉ có đối với lối viết minh họa, văn học minh họa, với những cây bút chỉ quen với công việc cài hoa, kết lá, vờn mây cho những khuôn khổ đã có sẵn mà chúng ta quy cho đấy đã là tất cả hiện thực đời sống đa dạng và rộng lớn.
...
Thất thiệt to lớn nhất của văn nghệ minh họa của ta là từ đấy những nhà văn đánh mất cái đầu và những tác phẩm văn học đánh mất tính tư tưởng, – nghĩa là những tư tưởng mới và độc đáo mang tính khái quát cuộc đời của riêng từng nhà văn. Như một người đánh mất phần hồn chỉ còn phần xác, hoặc chỉ còn cái phần hồn do nhà nước bao cấp.
...
Văn chương gì mà muốn viết một câu trung thì phải viết một câu nịnh? Hèn, hèn chứ? Nhà văn nước mình tận trong tâm can ai mà chẳng thấy mình hèn? Cái sợ nó làm mình hèn. Vì thế mà từ xưa tới nay có bao nhiêu nhà văn nhà thơ đã đi ở ẩn ngay trong tác phẩm? Chúng ta vắng thiếu những cây thông đứng sừng sững. Có một nhà văn đàn anh nâng chén rượu lên giữa đám đàn em: "Tao còn sống, còn cầm bút được đến bây giờ là nhờ biết sợ!", nói rồi ngửa mặt lên trời cười rung giường, nước mắt tuôn lã chã, giọt đổ xuống đất, giọt đổ vào lòng. Có người cầm bút đến lúc sắp bước sang thế giới bên kia vẫn chưa dám thốt lên một lời nói thật tự đáy lòng, không dám viết hồi ký thực, vì sợ để liên lụy đến đời con cái. Có người lại biến cái sợ cái hèn thành một thứ vật trang sức và thách thức, vật biểu hiện của sức sống dai dẳng..."

No comments: