Tuesday, February 26, 2008

Entry for February 26, 2008

1. Lạ thật, giải Oscar năm nay nhiều phim hay, có thể nói là được mùa nhất từ khoảng năm 2000 trở lại, giới phê bình nước ngoài cũng rất phấn khởi, thế mà lướt qua một số blog với diễn đàn thấy nhiều người chê.
Có thể kể một loạt các phim hay năm nay: No Country for Old Men, There Will be Blood, Atonement, Eastern Promise, Gone Baby Gone, Juno, The Diving Bell and the Butterfly, Sweeney Todd, Michael Clayton, 3:10 to Yuma, In the Valley of Elah, Ratatouille, Once...

2. Bài phỏng vấn này khá hay về cuộc bầu cử Mỹ nhìn từ khía cạnh Marketing chính trị
Bầu cử Mỹ và marketing chính trị: Góc nhìn của John Quelch


3. Mục "Tuần này nên đọc sách gì?" trên TuanVietNam giới thiệu Tuyển tập Thơ của Trần Dần là sách nên đọc. Trớ trêu thay, theo thông tin từ blog của Nhị Linh, thì đã có quyết định thu hồi cuốn này. Trần Dần chết rồi vẫn khiến nhiều kẻ phải sợ như thế.



4. Bài này có nhiều ý hay. Trong scandal Trần Quán Hy, Trần Quán Hy giải quyết khủng hoảng bằng cách tổ chức họp báo, xin lỗi khán giả. Trong khi đó, nếu so sánh với vụ Hoàng Thúy Linh thì không hề có một cuộc họp báo chính thức nào, thay vào đó là các bài lên án blog đen, blog bẩn. Đỉnh điểm tồi tệ trong việc xử lý khủng hoảng là bài của ông Phó TGĐ VTV Trần Đăng Tuấn kẻ cả lên giọng với những người khai thác sự kiện này và chương trình trên VTV "xin lỗi" của Hoàng Thùy Linh và ê-kíp Vàng Anh. Cách xử lý rất kém chuyên nghiệp, thiếu thẳng thắn, khách quan và lạm dụng quyền thế ấy đã khiến cho scandal này trở nên tồi tệ hơn và gây phản cảm cho dư luận. Nói chung, giới media của Việt Nam còn quá nhiều điều phải khắc phục, trước hết là cần khắc phục sự kẻ cả, coi mình là người nắm độc quyền phân phối thông tin và quyết định dư luận, mà cần trở nên tôn trọng độc/thính/khán giả hơn.



Từ scandal Trần Quán Hy đến..."xử lý khủng hoảng"

"Những vụ việc tương tự như scandal của Trần Quán Hy, Chung Hân Đông thực tế đã xảy ra tại Việt Nam như scandal clip sex của H.T.L (diễn viên chính trong phim Nhật ký Vàng Anh), phim - ảnh riêng tư của diễn viên Y.V, ca sĩ N.H.N và một số diễn viên, người mẫu, ca sĩ khác...

Nhìn lại để thấy, sau những scandal đó (kể cả những rùm beng, kiện cáo khác nữa), chưa thấy có một cuộc họp báo nào - hay nói cách khác là giải thích công khai với công chúng - diễn ra cả; có thể là lời xin lỗi như Trần Quán Hy, Chung Hân Đông hoặc giải thích nguyên nhân, thắc mắc của dư luận. Vì đó là một - trong - những - giải - pháp tốt để công khai, minh bạch thông tin, kể cả lỗi lầm (có hay không) của mình.

Chẳng vậy mà đã có vụ việc như scandal của H.T.L, cũng là xin lỗi và mong cảm thông thông qua sóng truyền hình - một cách "xử lý khủng khoảng" - nhưng lại diễn ra... một chiều. Vì không đúng lúc, đúng chỗ, không phản ánh sự chân thật - tức PR "thuộc bài" nhưng thiếu sáng tạo - nên đã bị dư luận dán cho cái mác "phản cảm". Từ đó mà trở thành không chỉ vấn đề truyền thông mà còn là vấn đề ứng xử xã hội."



5. Dã man :D

Cấm SV cạo trọc, nhuộm tóc, đi dép lê, giày cao gót...

TT - Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa TP.HCM vừa ban hành nội qui học đường yêu cầu cán bộ, viên chức, SV và khách liên hệ công tác, tham quan trường phải thực hiện. Ngoài những qui định thường thấy ở các công sở, trường học..., nội qui này còn nghiêm cấm mặc áo thun không cổ, áo lót, quần lửng, dép lê... vào trường; không cạo trọc (trừ các SV là nhà sư), không nhuộm tóc thời trang (so với tóc thật của bản thân)...

Nhà trường còn có phụ lục cụ thể về trang phục: nam quần tây, áo sơmi (bỏ áo vào quần), giày da hoặc giày bít có quai hậu và thắt lưng màu tối (không được mặc quần lửng, áo thun không cổ - ngoại trừ đồng phục thể dục), dép lê; hạn chế mặc quần chất liệu jean và nhung. Nữ mặc áo sơmi, quần tây hoặc váy (váy dài quá gối); giày bít chân hoặc có quai hậu (không được mặc quần lửng, quần đáy trễ), áo thun không cổ, áo lót (áo dây, áo ống, áo sát nách, áo lửng...), dép lê, giày cao gót...

Lực lượng bảo vệ, giám thị học đường và các thầy cô giáo được giao nhiệm vụ kiểm tra việc thực hiện. Nội qui này đang tạo nhiều ý kiến khác nhau trong SV. Nhiều SV cho biết việc qui định ăn mặc lịch sự góp phần hạn chế những SV đến trường ăn mặc quá thoải mái. Tuy nhiên một số SV cho rằng: "Nhà trường cấm SV đi học ăn mặc nhố nhăng, hở hang... thì không có gì phải bàn, còn việc buộc SV phải thực hiện theo một số qui định đã làm khó SV và khó kiểm soát hết được..."

No comments: