Monday, February 11, 2008

Sẽ có máu đổ


There will be blood có thể là một phim còn greater hơn No country for old men. Đúng là các phim hay của Holywood thường chỉ được ra vào cuối năm.

There will be blood là một nghiên cứu tính cách của một nhà tư bản cực kỳ thú vị, là lịch sử nước Mỹ trong giai đoạn tích lũy tư bản, nhiều máu và nước mắt, là câu chuyện kể về lòng tham ghen tị, và sự vị kỷ của con người- như là những thứ dẫn tới giàu có và tội ác. Nhân vật chính của phim Daniel là một Citizen Kane không có Rosebud, một người có cái tôi rất lớn, quyết liệt, nhẫn tâm- và khác với Kane- không bao giờ biết hối tiếc. Daniel Day-Lewis đóng phim này cực xuất sắc, nếu như giải Oscar cho diễn viên chính năm nay mà không thuộc về Daniel Day-Lewis thì quả là bất công. Trên thực tế, Paul Thomas Anderson khi viết kịch bản phim đã nghĩ tới Daniel và viết về nhân vật chính như là vai diễn giành riêng cho Daniel (tên của nhân vật chính cũng là Daniel- Daniel Plainview).

Nếu nhà tư bản Daniel Plainview là tượng trưng cho lòng tham, thì đối thủ và cũng là đồng hành của ông ta trong một thời gian, mục sư Eli Sunday, là tượng trưng cho sự ghen tị. Eli Sunday cũng có cái tôi lớn không kém Daniel Plainview- ông ta tự gọi nhà thờ của mình là “Church of the Third Revelation”- Nhà thờ của lần khải thị thứ ba- với ý ngầm so sánh mình với các nhà tiên tri vĩ đại Moses, Jesus trước đây. Tôn giáo và sự cuồng tín của ông ta để che đậy những dục vọng cuống cuồng bên trong và tham vọng quyền lực vô bờ bến. Nhưng nói như trên Daniel là Greed (lòng tham) và Eli là Envy (ghen tị) cũng không chính xác, bởi lẽ lòng tham và ghen tị luôn đi kèm với nhau, kẻ có lòng tham thì luôn có lòng ghen tị. Thế nên với Daniel, bất cứ kẻ nào có thể cạnh tranh với ông ta đều là kẻ thù của ông ta, kể cả đứa con mà ông ta từng có lúc yêu quý ("I hate most people," Daniel nói "I want to earn enough money so I can get away from everyone”). Còn với Eli, sự ghen tị của y cũng xuất phát từ lòng tham vô bờ bến, tham của cải, tham quyền lực, không thỏa mãn với quyền lực của y chỉ được thể hiện với vài chục giáo dân nghèo khổ thất học.

Và khi lòng tham chi phối con người thì phải có máu- đúng như tiêu đề phim- như một lời tiên tri trong Kinh Cựu Ước (cũng như một phim khác của Paul Thomas Anderson là Magnolia, có vẻ như có những cảm hứng của Kinh Thánh trong phim này, bên cạnh cảm hứng trực tiếp của Anderson từ tiểu thuyết Oil của nhà tiểu thuyết theo chủ thuyết xã hội chủ nghĩa Sinclair và bộ phim Viễn Tây tuyệt vời về lòng tham và bản chất con người The Treasure of Siera Madre của John Huston).

Bố cục và âm nhạc trong phim lại gợi nhớ tới 2001- A Space Odyssey, một bộ phim về lịch sử con người. Cảnh đầu phim cực kỳ ấn tượng, một khung cảnh tối tăm, trong một cái lỗ dưới lòng đất, một người đàn ông kiên trì đào sâu trong lòng đất, và trong hơn 10 phút đầu, không hề có lời thoại nào ngoài những tiếng của đất đá, của các dụng cụ rơi, của tai nạn trong hầm mỏ…Đoạn nhạc cuối phim rất giống với đoạn nhạc kết của 2001, hoành tráng như đó mới chính là lời kết thúc.

Một điều nữa đáng chú ý trong bộ phim này còn là mối quan hệ cha-con, một đặc điểm thường có trong phim của Paul Thomas Anderson, và trong mối quan hệ đó thì người cha thường là người có lỗi. Trong There will be blood, đó là quan hệ cha con giữa Daniel và đứa con mà ông ta đặt tên là H.W. Riêng chi tiết đứa con trai không có tên riêng mà chỉ là hai chữ cái cũng cho thấy trong con mắt của Daniel, đứa bé không thực sự được coi như một cá thể độc lập. Và dù ông ta từng yêu thương đứa bé (có lẽ là người duy nhất trong đời ông ta từng yêu và cũng là người duy nhất yêu ông ta) nhưng tình yêu của ông ta gần với tình yêu bản thân mình- đứa bé tồn tại như một phần của ông ta, như một Daniel bé hay cái bóng của Daniel, và khi ông ta cảm thấy nó không còn là một phần của mình nữa thì cũng là lúc tình yêu của ông ta bị thử thách lớn.



http://www.slashfilm.com/wp/wp-content/images/therewillbeblood1.jpg


Ngoài các diễn viên chính là diễn viên chuyên nghiệp, Paul Thomas Anderson sử dụng các diễn viên phụ đều là người dân sống trong vùng được quay phim, một đặc điểm của các nhà làm phim tự nhiên (naturalistic) như Godard, Bresson và Robert Altman (Anderson rất khâm phục Altman và dedicate phim này cho ông, lúc đó đang sắp qua đời).

Những hình tượng về những con người quyết liệt, bị chi phối bởi tham vọng, quyết tâm và sự ám ảnh có lẽ là những hình tượng đặc trưng rất Mỹ, sản phẩm của thời chinh phục miền Tây khi xưa: từ thuyền trưởng Ahab của Melville cho tới Citizen Kane của Orson Willes và giờ đây là Daniel Plainview của Paul Thomas Anderson. Nhìn một khía cạnh khác, “There Will Be Blood” là một bi kịch của “giấc mơ Mỹ”, không phải bi kịch của các loser như trong “American Beauty” mà là bi kịch của những kẻ thành công trên con đường tiến tới sự giàu có, trong những cuộc đọ sức quyết liệt với tự nhiên và với con người.

Phim này còn gợi ra má»™t Ä‘iểm nhìn khác, nhÆ° là má»™t sá»± ngụ ý tá»
›i chinh trị hiện nay. NÆ°á»›c Mỹ thu nhỏ trong phim bị quay cuồng Ä‘iên đảo, bị lạm dụng và chà đạp bởi sá»± ngu dân của nhà thờ và sá»± nhẫn tâm của bọn dầu-phiệt. Sá»± sa lầy của Mỹ ở Iraq hiện nay phải chăng cÅ©ng từ những lý do tÆ°Æ¡ng tá»±, khi nền chính trị Mỹ tiếp tục bị chi phối bởi bọn dầu-phiệt chỉ quan tâm tá»›i làm giàu nhÆ° Daniel Plainview và những cha cố evangelical tham vọng và giả dối nhÆ° Eli Sunday?. Và kết cục tất nhiên là “there will be blood”.

Như vậy hai phim hay nhất năm nay là There Will Be Blood và No Country for Old Men, hai bộ phim đều lấy bối cảnh là miền Tây hoang dã, dữ tợn và đầy bất trắc, nơi ai ai cũng là kẻ thù tiềm tàng của ai ai khác. Hai bộ phim đều chứa đựng những suy nghĩ u ám về số phận con người, về tham sân si và sự cố chấp. Hai phim này hiện nay đã chia nhau giành hầu hết các giải quan trọng của điện ảnh Mỹ năm nay. Chưa biết trong Oscar phim nào sẽ giành phần thắng (chắc hai giải quan trọng nhất là Best Picture và Best Director sẽ được chia đều cho hai phim này). Nói chung, cả hai phim đều xứng đáng và nếu so ra thì hay hơn các phim được đề cử Oscar trong vài năm gần đây khá nhiều.

No comments: