Kể cả quân số được bọn Tàu dự tính cũng giống thời nhà Minh. Thời nhà Minh: cánh Liễu Thăng từ Quảng Tây đánh sang có 10 vạn quân, 2 vạn ngựa; cánh Mộc Thạnh từ Vân Nam kéo sang gồm 5 vạn quân, 1 vạn ngựa. Đến giờ bọn Tàu đưa ra kế hoạch là cánh Vân Nam 6 vạn, cánh Quảng Tây 10 vạn thì chẳng khác gì 500 năm trước. Trông vào chừng đó quân mà hy vọng tiến thẳng vào Hà Nội thì lạc quan quá. Khi xưa Liễu Thăng bị chém ngay biên giới, còn Mộc Thạnh vừa mới sang biên giới đã phải cuốn gói chạy về. Thời nhà Hồ, vào lúc quân lực Đại Việt yếu do loạn lạc và chiến tranh liên miên với Chiêm Thành mà nhà Minh cũng phải dùng hai cánh quân do Trương Phụ và Mộc Thạnh chỉ huy, mỗi cánh 40 vạn, tức là tổng cộng 80 vạn, mới thôn tính được Việt Nam một cách khá vất vả.
Nay, bọn nó định dùng 52 vạn quân trong đó có 31 vạn quân trực tiếp tham chiến thì quả hơi coi thường quân đội ta (chiến tranh biên giới 1979, quân Tàu đã huy động tới hơn 60 vạn). Tuy nhiên đúng là hướng đổ bổ miền biển khá nguy hiểm, nhất là trong điều kiện hải quân Tàu vượt trội so với hải quân Việt Nam. Việc kế hoạch này khẳng định chiếm được Thanh Hóa là coi như cắt đôi Việt Nam cũng có lý. Trong lịch sử, vào mọi thời, ai chiếm được Thanh Hóa thì người đó chiếm được Đại Việt, từ thời Ngô Quyền đưa binh từ Thanh Hóa ra, cho tới Lê Lợi khởi binh đánh Minh từ Thanh Hóa, Trịnh Kiểm phò Lê Trung Tông từ Thanh Hóa...đều như vậy. Tôn Sĩ Nghị khi xưa không biết dồn sức đánh Ninh Bình, Thanh Hóa nên cũng bị Quang Trung đuổi nhanh chóng.
Tất nhiên đề án này xem cho vui thôi chứ cái kế hoạch chiếm Việt Nam trong 1 tháng với 50 vạn quân Tàu này phiêu lưu và không khả thi chút nào. Trong lịch sử, từ Lưu Cung cho tới Thoát Hoan, từ Quách Quỳ cho tới Tôn Sĩ Nghị, cũng đều tự tin sẽ chiếm được Việt Nam nhanh chóng, thần tốc.
"...Giữ ý kiến một người, gieo vạ cho bao nhiêu kẻ khác,
Tham công danh một lúc, để cười cho tất cả thế gian.
Bởi thế:
Thằng nhãi con Tuyên Đức động binh không ngừng
Đồ nhút nhát Thạnh, Thăng đem dầu chữa cháy
Đinh mùi tháng chín, Liễu Thăng đem binh từ Khâu Ôn kéo lại
Năm ấy tháng mười, Mộc Thạnh chia đường từ Vân Nam tiến sang.
Ta trước đã điều binh thủ hiểm, chặt mũi tiên phong
Sau lại sai tướng chẹn đường, tuyệt nguồn lương thực
Ngày mười tháng tám, trận Chi Lăng Liễu Thăng thất thế
Ngày hai mươi, trận Mã Yên Liễu Thăng cụt đầu
Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh đại bại tử vong
Ngày hăm tám, thượng thư Lý Khánh cùng kế tự vẫn. "
(Bình Ngô Đại Cáo- Nguyễn Trãi)
“Tiến công Việt Nam theo kế hoạch A: đánh một trận, thiên hạ sẽ ổn định”
"Việc tác chiến với Việt Nam quyết định đột kích theo 3 hướng, chiến pháp là “hướng tâm hợp vây” và thực hiện phương châm chiến lược Bắc trước Nam sau. Dựa vào phương châm chiến lược này chia lực lượng tiến công thành 3 tập đoàn chiến dịch Bắc, Đông và Nam.
Hướng Vân Nam: lấy tập đoàn quân 14 thuộc lục quân làm chủ lực đảm nhận nhiệm vụ tiến công của tập đoàn Bắc. Đồng thời để thích ứng với nhu cầu trong giai đoạn đầu khai chiến tiến hành tác chiến ở vùng núi, sẽ rút 1 lữ đoàn sơn cước và 1 đại đội vận tải đường không của tập đoàn quân 13 tăng cường cho tập đoàn quân 14. Hướng Vân Nam tổng cộng có khoảng 60 nghìn quân.
Hướng Quảng Tây: lấy tập đoàn quân 42 làm chính, đảm nhận nhiệm vụ tiến công của tập đoàn Đông; rút 1 lữ đoàn thiết giáp và 1 trung đoàn vận tải đường không của tập đoàn quân 41 tăng cường cho tập đoàn quân 42. Sư đoàn không quân số 2 thuộc lực lượng không quân phụ trách chi viện trên không cho tập đoàn Đông. Hướng Quảng Tây tổng cộng có 100 nghìn quân.
Hướng đổ bộ từ biển của tập đoàn Nam, tập đoàn quân số 1 của lục quân và 2 lữ đoàn thuỷ quân lục chiến đảm nhận nhiệm vụ tiến công chủ yếu. Sư đoàn cơ giới 127 thuộc tập đoàn quân 54 của lục quân là lực lượng thê đội 2, đảm nhận là mũi đột kích bằng xe tăng chủ yếu tiến công Hà Nội. Đồng thời chủ lực hạm đội Nam Hải và lực lượng không quân thuộc hải quân phụ trách chuyên chở quân đổ bộ và chi viện yểm trợ trên không ở khu vực tác chiến này. Sư đoàn không quân số 9 thuộc lực lượng không quân thì phụ trách kiểm soát không phận khu vực miền Trung Việt Nam. Tập đoàn Nam tổng cộng khoảng 150 nghìn quân, trong đó lực lượng đổ bộ khoảng 100 nghìn quân.
Tập đoàn quân 24 và quân đoàn lính dù số 15 thuộc quân khu Tế Nam là lực lượng dự bị.
Cho đến nay, tổng số binh lực tham chiến của quân ta khoảng 520 nghìn quân (không tính lực lượng tên lửa và không quân chiến lược), tác chiến tại tuyến 1 có 310 nghìn quân. Dự tính đưa 1200 xe tăng, 3000 xe thiết giáp, 3200 máy bay chiến đấu các loại vào tham gia tác chiến."
No comments:
Post a Comment