Sunday, September 21, 2008

Entry for September 21, 2008

Vụ việc công giáo Hà Nội đã mở rộng ra tầm Trung ương rồi. Giờ đây, không chỉ báo Hà Nội mới với các bài lên án giáo hội đòi đất mà cả Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) cũng vào cuộc. Hơn nữa, đích thân Tổng Giám mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt đang là đích ngắm của các cơ quan truyền thông, một phần bởi phát biểu của ông "Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều và chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam" (vì bị hải quan soi xét kỹ, và chắc vì đi đâu cũng phải xin visa). Có vẻ như chính quyền đã quyết định không đối thoại với Tòa Tổng giám mục Hà Nội.

Rất có thể chính quyền sẽ gây sức ép với Vatican đòi triệu hồi ông Kiệt và thay Tổng giám mục.
Các bài trên VTV:

Gửi ông không muốn làm người Việt -Trần Chí Hiển (hình như là bút danh của Trần Đăng Tuấn, Phó TGĐ VTV?).

VIDEO: Thông tin về vụ việc 42 Nhà Chung

Ông Kiệt thuộc về đâu trong thế giới này?

VIDEO: UBND thành phố Hà Nội cảnh cáo ông Ngô Quang Kiệt

Mặt thật tự bộc lộ (đăng lại của Hà Nội Mới)

Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu sau VTV, hàng loạt báo chí khác sẽ có bài lên án Tòa Tổng giám mục Hà Nội và cá nhân ông Ngô Quang Kiệt.

+ Nguyên văn câu nói này như sau: "Chúng tôi rất mong muốn xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều và chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam. Đi đâu cũng bị soi xét. Chúng tôi buồn lắm chứ. Chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật, nó cầm hộ chiếu nó đi là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế. Còn người Việt Nam chúng ta?. Tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm, và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp..."

Thực ra cái cảm giác hơi xấu hổ và bực bội (chứ không đến mức "nhục nhã" như ông Kiệt nói) khi cầm hộ chiếu Việt Nam chắc hẳn nhiều người đi nước ngoài cũng biết. Đó là một cảm xúc có tính phản ứng của nhiều người cầm hộ chiếu công dân một nước nghèo khi đến các nước phát triển, khi họ thường bị đối xử một cách nghi kỵ, nhất là trong làn sóng chống di dân bất hợp pháp đang lên cao ở Mỹ và châu Âu.

Chẳng hạn, ở Mỹ, thái độ của các cơ quan ngoại giao và công an cửa khẩu của nước này với những người mang hộ chiếu nước ngoài (nhất là hộ chiếu các nước nghèo lại hay nhập cư trái phép) là nghi kỵ, với giả định là người đó đến với ý đồ nhập cư trái phép, ở lại Mỹ. Chẳng cần đâu xa, chỉ cần bạn đến xin visa ở các sứ quán Mỹ hay châu Âu ở Hà Nội, cũng cảm thấy thái độ lạnh lùng và nhiều khi khó chịu của họ- thái độ đó không chỉ có ở các nhân viên ngoại giao ngoại quốc mà còn ở (và có lẽ còn phần nhiều ở) các nhân viên giúp việc có chung quốc tịch Việt Nam với bạn. Và thái độ phân biệt với hộ chiếu Việt Nam còn có cả ở cơ quan cửa khẩu của chính Việt Nam- các công an, hải quan thường tỏ ra suồng sã, thiếu tôn trọng, bất lịch sự với người mang quốc tịch Việt Nam hơn hẳn so với người có quốc tịch khác. Tôi từng có kinh nghiệm vụ này vài lần, vì khi các anh chị hải quan tưởng tôi là người nước ngoài thì thái độ thường lịch sự, trân trọng hơn hẳn so với lúc nhìn thấy tấm hộ chiếu màu xanh của tôi.

(Ngoài lề: hồi cuối 2003, tôi vào Sài Gòn đi thuê xe máy ở khu Phạm Ngũ Lão. Người cho thuê đòi tôi phải đặt cọc pác-po (passport) thì mới cho thuê, đến khi tôi chìa hộ chiếu của mình ra thì họ nhất định không chịu, bảo rằng không nhận hộ chiếu, chỉ nhận passport, hehe. Lúc đó, tôi ngớ ra không hiểu, chả nhẽ cái hộ chiếu của tôi lại không phải passport. Hóa ra, ý họ passport là passport nước ngoài, còn hộ chiếu Việt Nam thì họ không nhận đặt cọc vì với họ chẳng có giá trị gì. Với họ: hộ chiếu là hộ chiếu, không phải passport. Lúc đó, tôi thấy rất nghịch lý, mình mang hộ chiếu Việt Nam mà không thể thuê xe máy được ở trên đất Sài Gòn bằng hộ chiếu đấy, trong khi hộ chiếu nước ngoài lại được dễ dàng chấp nhận.)

Ông Kiệt dùng từ "nhục nhã" quả là có nặng nề, nhưng nên đặt trong bối cảnh câu nói của ông- hơn nữa ở đây, rất có thể ông hàm ý khác, không chỉ là việc ông mang quốc tịch một nước nghèo mà còn ở việc ông là linh mục ở một nước có chế độ nhiều thành kiến, khắt khe và phân biệt đối xử với Công giáo. Nếu đặt ở trường hợp ông Kiệt, vừa là người Việt Nam vừa là linh mục, khi đi nước ngoài chắc hẳn sẽ nhận được thái độ, ban đầu là nghi kỵ, sau đó có thể là những ánh mắt thương hại và tò mò, thì trong trường hợp đó, ông Kiệt có cảm thấy "nhục nhã" hơn so với những người Việt Nam bình thường khác cũng có nguyên nhân của nó.

Tuy nhiên vấn đề ở đây là thái Ä‘á»™ của giá»›i truyền thông Việt Nam, cụ thể ở đây là VTV, khi tóm được câu nói này của ông Kiệt, chẻ nó ra khỏi văn cảnh, và dùng nó để tấn công ông Kiệt. NhÆ°ng rá»™ng hÆ¡n, đó là sá»± khuấy Ä‘á»™ng mối nghi kỵ lâu đời trong xã há»™i vá»›i người Công giáo: đến Tổng giám mục còn xấu hổ là người Việt Nam thì làm sao tin được người Công giáo; nÆ°á»›c của họ là đâu: là nÆ°á»›c Chúa (Christendom) hay nÆ°á»›c Việt? Có thể thấy ngay Ä‘iều đó qua nhan đề (hehe) bài của ông Trần Đăng Tuáº
¥n (
Gửi ông không muốn làm người Việt ) và bài ý kiến của người xem (Ông Kiệt thuộc về đâu trong thế giới này?).

Lời gửi cho ông Kiệt hay câu hỏi của người xem thực ra không chỉ nhằm vào ông Kiệt. Nó có hai dụng ý: một là cho rằng giới lãnh đạo Thiên chúa giáo ở Hà Nội là "người" Vatican chứ không phải người Việt, và lợi ích của họ theo đuổi đi ngược lại với lợi ích dân tộc; hai là khiến cho mâu thuẫn lương-giáo ngày càng gay gắt hơn vì qua "tấn công" cá nhân ông Kiệt, cũng sẽ khơi dậy quá khứ việc nhiều người Thiên chúa giáo từng quyết liệt chống Cộng, và ủng hộ Pháp xâm lược Việt Nam trước đây. Hiệu quả việc này không phải nhỏ, lướt qua các blog cũng có thể thấy tâm lý chống Thiên chúa giáo Việt Nam rất sôi sục kể cả những blog khá nổi tiếng của một số trí thức. Có vị cứ năm ba lần lên tiếng tại sao Chính phủ không chịu khó vào blog để sớm áp dụng chính sách được chủ blog đưa ra. Thực ra cái này cũng không phải mới gì, khi xưa các chính sách bỏ đạo, giết cha cố đều do các trí thức Nho học thời Nguyễn đưa ra. Phong trào Văn thân do các sĩ phu (thường là cựu quan chức hay lớp đỗ đạt Nho học) lãnh đạo cũng là phong trào nêu ra khẩu hiệu "bình Tây sát tả" (đánh giặc Tây, giết tà đạo"). Thời đó, đã diễn ra nhiều cuộc thảm sát các làng theo đạo do Văn thân thực hiện, và tất nhiên, cũng diễn ra hiện tượng nhiều làng theo đạo, cả làng theo Pháp đánh Văn thân.

(nhân đây tớ cũng muốn hỏi về nguồn gốc chữ Lương trong mối quan hệ Lương- Giáo, tại sao lại có chữ Lương này đối ngược, có-hoặc-không với chữ Giáo? Có phải tình cờ hay là có ý chửi ngầm "giáo dân" không (vì lương dân- cũng có nghĩa là dân lành- sẽ đối ngược với giáo dân, và giáo dân thì không phải lương dân)?. Nếu quả thực chữ lương trong cặp chữ lương-giáo có nguồn gốc như thế thì ngày nay cũng không nên dùng, giống như những từ "Thổ" "Mèo" "Mán" "Mọi" từng được dùng để chỉ các dân tộc thiểu số trước đây nhưng ngày nay không còn được dùng nữa.)

+ Sự thay đổi thái độ của Chính phủ với Tòa TGM Hà Nội
chỉ trong một ngày có thể thấy rõ qua hai bài này

Báo QĐND, đăng lại bản tin TTXVN ngày 20/9 có bài về buổi làm việc giữa ông Kiệt và ông Thảo, chủ tịch UBND Hà Nội về vụ việc này. Nội dung bài khá tích cực, nói rằng buổi làm việc diễn ra trên tinh thần cởi mở.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội tiếp Tổng Giám mục Giáo phận Hà Nội Ngô Quang Kiệt trên tinh thần cởi mở

Về thái độ của ông Kiệt, bản tin TTXVN ghi

"
TGM Ngô Quang Kiệt đã cảm ơn Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội có buổi tiếp cởi mở, chân tình, mong muốn có sự hài hòa trong khối đoàn kết thống nhất, hy vọng qua đây hai bên sẽ hiểu nhau hơn cùng góp phần xây dựng Thủ đô xứng đáng là một thành phố hòa bình, tiến tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, làm cho đất nước ngày càng phát triển."

Nhưng một ngày sau đó, ngày 21/9, thái độ giới truyền thông thay đổi 180 độ, với hàng loạt bài lên án ông Kiệt với những lời ông nói tại buổi gặp mặt với "tinh thần cởi mở" nói trên. Bản tin TTXVN đưa tin ông Thảo cảnh cáo ông Kiệt.

Cảnh cáo ông Ngô Quang Kiệt, Tổng giám mục giáo phận Hà Nội

trong bài có đoạn "Hơn thế, ông còn phát ngôn miệt thị chính dân tộc, đất nước mình gây bức xúc, phẫn nộ trong nhân dân Thủ đô."
tức là nội dung câu nói trong bài phát biểu của ông Kiệt, mà trước đó TTXVN cho biết trong bài phát biểu đó, "[ông Kiệt muốn] cùng góp phần xây dựng Thủ đô xứng đáng là một thành phố hòa bình, tiến tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, làm cho đất nước ngày càng phát triển."

Vậy là trong cùng một bài phát biểu, hôm trước TTXVN cho rằng nội dung của bài phát biểu của ông Kiệt là mong muốn đoàn kết thống nhất để góp phần xây dựng Thủ đô, làm cho đất nước ngày càng phát triển. Hôm sau, cũng theo chính TTXVN thì bài phát biểu đó trở thành "phát ngôn miệt thị chính dân tộc, đất nước mình"
! và là một cơ sở để ông Chủ tịch TP cảnh cáo ông TGM Thành phố (đoạn này thì hơi lạ, phải chăng Tòa TGM cũng là cơ quan trực thuộc UBND Thành phố nên ông Thảo mới cảnh cáo ông Kiệt?).

Và tất nhiên, công chúng rất phẫn nộ khi được TTXVN và VTV cho biết! Có thể tham khảo ý kiến bạn đọc trên Tuổi Trẻ ở đây.

Không ai được phép phỉ báng dân tộc mình

(Chú ý là ở đây tôi không bàn tới tính đúng sai, chính đáng hay không chính đáng trong việc làm của Công giáo hay của chính quyền Hà Nội, mà chỉ nói tới cách truyền thông sử dụng câu nói bị tách ra khỏi bối cảnh của ông Kiệt).

No comments: