Saturday, June 16, 2007

Bia



The image “http://beer.thetazzone.com/images/drinkBeer9.jpg” cannot be displayed, because it contains errors.


Mùa hè nóng, nói chuyện bia bọt tí nhỉ.

Trông thế mà mình cũng nhớ bia hơi Hà Nội phết, nhớ cái không khí ồn ào của quán bia hơi trong một chiều hè nóng nực, khi người ta bỏ quên các mối lo công việc, cuộc sống để tập trung vào cái sự "dzô". Bia hơi Hà Nội cũng là một thứ văn hóa cho nam giới, có thể rủ con gái uống rượu, uống bia tươi, uống trà nhưng uống bia hơi Hà Nội mà rủ con gái thì hơi vô duyên.

Bia hơi bình dân hồi xưa tớ hay uống ở A2 Nguyễn Chí Thanh cũng rộng rãi, thoáng không quá ồn ào. Uống ở A2 còn có cái tiện vì gần nhà, có say thì cũng bò về nhà được yên tâm. Nhưng A2 giờ chán, đồ ăn tệ. À còn hay uống ở Lan Chín Láng Hạ chỗ này cũng hay, rộng rãi. Những chỗ ở trong nhà như Hải Xồm thì không chịu được vì ồn quá, dù rằng nó có điều hòa.

Uống bia tươi đúng là thích hơn bia hơi, vị đậm hơn. Bia tươi đầu tiên tớ uống là bia tươi Pacific ở ven hồ Ngọc Khánh, cạnh chỗ A2, hình như là bia của Hải Phòng. Bia này giá rẻ, hồi đó là 3000 đồng 1 cốc tương đương bia hơi Hà Nội nhưng ly thì chỉ bằng 2/3 ly bia Hà Nội, uống khá ngon nên hồi đó mình toàn lượn ra đấy chứ gần như không uống bia Hà Nội nữa. Nhớ có lần uống nhiều nhất là chừng 15 ly bia tươi Pacific (tất nhiên là bia này vẫn ko nhiều cồn bằng các bia tươi Tiệp, Đức), say thật sự. Sau này chỗ đó dẹp, chuyển sang chỗ khác.

Sau đó là tới thời bia tươi là bia Tiệp, bia Đức, uống ngon nhưng mà hơi đắt nên cũng chỉ thỉnh thoảng mới uống, chứ như bia hơi Hà Nội thì ngày trước hồi đi làm ở Việt Nam, tuần nào cũng phải làm hai buổi. Uống bia tươi thì cũng phải chỗ nào lịch sự sạch sẽ, được cái có cảm giác phê nhanh, chỉ 1 ly bia tươi là đã thấy phê phê tương đương 3 ly bia hơi rồi.

Sang bên này thì mùa hè cũng hay uống bia, bia Mỹ có nhiều loại nhưng mình cũng không phải là người sành nên cũng chẳng phân biệt được gì nhiều. Mình cũng ít đi quán bar, chỉ thỉnh thoảng uống ở nhà. Trong lúc type này thì đang uống Samuel Adams- Boston Lager, uống cũng thích nhưng cũng hơi nặng.

Bia tươi khác bia hơi, bia đóng chai thế nào? Bia vàng với bia đen khác nhau thế nào?

Tìm hiểu trên Wikipedia thì căn cứ vào công nghệ men có hai loại bia chính là Ale và Lager. Hai loại này sử dụng các loại men khác nhau và ủ ở các nhiệt độ khác nhau. Ale ủ men ở nhiệt độ khoảng 15-23 độ C, còn Lager ở 7-12 độ. Ale có vị hơi giống mùi hoa quả trong khi Lager có vị sắc hơn. Ale có nguồn gốc từ Bỉ trong khi Lager là từ Trung Âu (nổi tiếng nhất là pilsner của của Tiệp) và sau đó là Đức. Ngày nay phổ biến nhất trên thế giới là loại Lager vàng (Pale Lager) trong khi Ale chủ yếu ở Anh, Đức, Mỹ, Bỉ (nhưng vẫn không phổ biến bằng Lager).

Căn cứ vào nguyên liệu thì có hai loại chính là bia vàng (Pale Lager) và bia đen (Dark beer). Bia vàng dùng nguyên liệu mạch nha được sấy bằng coke và là loại bia phổ biến nhất trên thế giới, dựa theo công nghệ của bia lager Pilsner ở Bohemia, Séc. Các nhãn hiệu như Pilsner, Heineken (châu Âu) hay Budweiser, Miller, Coor (ba hãng lớn nhất Mỹ) đều thuộc loại này. Bia đen được trộn thêm một ít mạch nha đen và có thể một số chất pha màu khác như caramen. Một số loại bia đen đặc gọi là porter hay stout sử dụng mạch nha đen đã rang. Một số loại khác như bia đen Guinness sử dụng hòan toàn lúa mạch rang thay vì mạch nha. Bia đen phổ biến ở Ailen, Anh.

Căn cứ vào công nghệ ủ thì có bia tươi (Draught beer), bia hơi (cask beer), bia chai, bia hộp. Bia tươi phổ biến nhất trên thế giới sử dụng một thùng chịu áp suất trong đó quá trình ủ, nấu, bán, uống diễn ra tại chỗ. Ở các quán bar hầu hết người ta đều phục vụ bia tươi. Thường bia tươi có độ cồn cao hơn bia hơi. Đây là lời của một người bạn trên diễn đàn “Bia tươi là bia nấu, bán, uống ngay tại chỗ. Giả dụ như vào hàng bia Tiệp ở chân cầu Chương Dương thấy bia được rót từ 1 trong 2 bồn inox hình trụ sáng loáng, bồn còn lại bốc lên một thứ khói trắng đục mới ngửi tưởng là mùi cám lợn imgBia được nấu dưới tầng hầm, rồi chưng cất, thủy phân .vv.. ở 2 cái bồn đó, xong phục vụ trực tiếp khách hàng luôn. Bia tươi bao giờ cũng có độ cồn cao hơn bia hơi (khoảng 11-12 độ so với 5-6 độ).”.

The image “http://www.smh.com.au/ffximage/2007/01/04/beer_wideweb__430x298,0.jpg” cannot be displayed, because it contains errors.

Bia hơi sử dụng thùng để chứa và vận chuyển. Bia hơi chưa được lọc và khử trùng khác với bia chai. Với bia chai, người ta thường lọc men trước khi đóng chai nhưng vẫn giữ lại một độ men nhất định.

Ngoài ra còn có loại bia đóng chai sử dụng một thiết bị gọi là widget ở bên trong chai bia nhằm tạo ra bọt ở vành chai khi được rót ra ly giống như với ly bia tươi. Loại bia này được gọi là bia tươi đóng chai (draft beer hay draught beer). Phát minh này được hãng bia Guinness đưa ra trong thập kỷ 1980.

Nồng độ cồn của bia thường dao động từ 3% tới 30%. Hầu hết bia chai có độ cồn khoảng 5-6% nhưng các loại bia nặng thường có độ cồn 9-11% (gần tương đương rượu vang). Có những thứ đồ uống giống bia nhưng kh
ông có cồn (tớ có lần cũng mua nhầm hồi mới sang, về uống nhạt thếch). Ở Mỹ còn thấy phổ biến nhiều loại Lite Beer là các thứ bia có độ cồn thấp hơn một chút và hàm lượng calore thì thấp hơn đáng kể so với bia thông thường.

Thứ tự lượng bia tiêu thụ trên đầu người như sau: Đứng đầu là Séc, tiếp theo là Ailen, Đức, Úc, Áo, Anh, Bỉ. Mỹ chỉ đứng thứ 13. Xem ra bọn châu Âu vẫn uống bia khỏe nhất, đặc biệt ở những nước có truyền thống về bia như Séc, Ailen, Đức.

Giờ ở Hà Nội thì mọi người hay uống bia ở đâu nhỉ?.

No comments: