Saturday, June 16, 2007

Bá Vương biệt Cơ

http://www.ebeijing.gov.cn/feature/Sino_ltaly_culture_year/Contrast/Opera/Peking_Opera/W020060328381862974154.jpg



Giờ tớ mới xem Bá Vương Biệt Cơ, các bạn thông cảm, tớ luôn đi sau thời đại, tới giờ cũng còn chưa xem "Phải sống" mà cũng không tìm thấy trên Net. Phim này dài quá (3 tiếng) mà đạo diễn cũng không nhân nhượng với người xem, để các trạng thái bi kịch ở mức tối đa. Thôi gạch đầu dòng vài ý (dạo này thích gạch đầu dòng, (còn đóng mở ngoặc thì thích từ lâu rồi)).

1. Hẳn là một trong các phim của Tàu hay nhất, kể cả mọi loại Tàu. Thậm chí có thể là phim Tàu xuất sắc nhất (tất nhiên so sánh cũng khó vì có nhiều thể loại khác nhau, ví dụ so sánh Bá Vương biệt cơ với In the mood for love thì sẽ thành khập khiễng, khó so sánh).

2. Xem phim xong thấy ghét bọn Tàu hơn. Thời nào cũng thế, tính mạng con người với những gì thuộc về cá nhân đều gần như là con số không với người Tàu. Tất nhiên thời Cách mạng văn hóa là tởm nhất, xem tới đoạn đầu tố mà mình thấy kinh tởm, gần như buồn nôn một cách physically. Một chế độ bày ra những trò kinh tởm như thế thì chẳng có lý gì vẫn tồn tại và bất công thay khi ảnh tượng của Mao Trạch Đông vẫn ngạo nghễ nơi các quảng trường, lễ đường. Phim này chuyển thể được cái cảm giác của cá nhân sống trong một đất nước tỷ dân mà chẳng thằng nào coi thằng nào ra cái gì cả, mọi thứ đều đảo lộn, biến động, ngoài sự kiểm soát và nhận thức của cá nhân. Có nhiều cái mà mình từng nghĩ là hiểu về văn minh và lịch sử Trung Quốc nhưng chứng kiến trên phim ảnh vẫn cảm thấy shocked: ví dụ cách dạy trong các trường ca-vũ kịch bằng roi vụt (thảo nào Thành Long lại dẻo thế, chắc một phần cũng nhờ ăn roi khi đi học vũ kịch), hay cảnh đấu tố.

3. Nếu so sánh thì có thể so sánh với Bác sĩ Zhivago của David Lyan về thể loại epic. Nhưng những biến cố của phim này còn mạnh mẽ, khốc liệt và trong khoảng thời gian dài hơn đáng kể so với phim của Lean. Bộ phim là một bức tranh lịch sử Trung Quốc trong thế kỷ 20 từ thời warlord-Cộng hòa- Nhật- Quốc dân đảng- Cách mạng văn hóa- Hậu Cách mạng văn hóa. Và chân dung của mỗi thời đều được khắc họa rất rõ.

4. Diễn xuất hay. Củng Lợi đóng hay nhưng mà Leslie Cheung (Trương Quốc Vinh) mới thực sự là ngôi sao sáng nhất phim này. Anh này khổ đóng phim cũng toàn vai khổ, tự tử trong phim rồi sau này cũng tự tử ngoài đời. Quay phim, phục trang đều rất đẹp. Câu chuyện được phát triển hợp lý
nên tuy dài nhưng vẫn khiến khán giả có thể tập trung theo dõi.

5. Tóm lại là một phim great, có thể coi là một trong các epic- melodrama kinh điển. Nhưng mà với các phim như thế này thì chắc cũng chỉ xem một lần thôi. Nói chung nếu các bạn nào có thể chịu đựng được khi xem/nghe kinh kịch (hay tuồng cũng vậy) và quan tâm tới lịch sử văn hóa Trung Quốc thì chắc sẽ thấy hay, còn nếu quen cách xem phim kiểu Mỹ thì có lẽ sẽ thấy phim này dài và nặng nề.

6. Tuy vẫn thích văn minh-lịch sử Trung Quốc (từ nhỏ)nhưng mình cũng biết ơn các cụ nhà mình là không chịu trở thành Tàu. Thà là người Việt (lùn, bé, hèn- bổ sung thêm là ăn mặc xấu nữa) còn hơn là người Tàu với những thứ như Vạn Lý Trường Thành, Kinh Dịch, Tào Tháo, tục bó chân, Thanh cung 13 triều và Cách mạng văn hóa.

7. Nhân tiện copy từ Thi viện Annonymous bài Cai hạ ca của Hạng Vũ khi Biệt Cơ (không biết bài này có thật của Hạng Vũ không hay do cụ Tư Mã Thiên cảm khái làm giúp). Sử ký chép: nghe xong bài này Ngu Cơ đâm cổ tự vẫn (nghe hết câu
Ngu hề Ngu hề nại nhược hà thì tự vẫn là phải). Tới lúc anh hùng phải vò đầu hỏi mỹ nhân làm sao bây chừ thì còn gì mà nói nữa.

Cai Hạ Ca

Lực bạt sơn hề khí cái thế
Thì bất lợi hề bất thệ
Chuy bất thệ hề khả nại hà
Ngu hề Ngu hề nại nhược hà

Hai bản dịch:

1.
Sức bạt núi chừ, khí trùm đời
Thời chẳng lợi chừ, chuy chẳng ruổi
Chuy chẳng ruổi chừ biết làm sao
Ngu Cơ em ơi, biết làm sao ?

2.
Sức nhổ núi, khí trùm đời,
Ngựa truy chùn lại bởi thời không may.
Ngựa chùn, biết tính sao đây?
Ngu Cơ ơi, tính sao đây hỡi nàng?

No comments: