Friday, June 15, 2007

Trần trụi với Văn chương

http://a4.vox.com/6a00b8ea067508dece00cd9707f6ac4cd5-500pi




Trịnh Lữ dịch "New York Trilogy" của Paul Auster là "Trần trụi với văn chương". Nghe thế nào mà mình lại liên tưởng thành "Trần trụi với bầy sói". Cái tên
“New York Trilogy” nghe vừa đơn giản, vừa lạ, vừa gợi tò mò và bí ẩn thế vào tay Trịnh Lữ thì quả là thành “trần trụi”.



Đây là lời người dịch của Trịnh Lữ:

"Lạ thay, đúng lúc ấy thì tôi nhận được email của biên tập, nói liệu có nên dịch cái đầu đề New York TrilogyBộ ba truyện New York hay không? Có thể đại đa số bạn đọc Việt Nam sẽ hiểu Bộ ba truyện New York là ba câu chuyện gì đó về thành phố hoặc tiểu bang New York ở bên Mỹ. Mà hiểu nhầm như vậy thì rất thiệt cho độc giả. Sau khi thảo luận tới 9 phương án khác nhau, chúng tôi mới quyết định đặt tên cho bản dịch tiếng Việt này của New York TrilogyTrần trụi với văn chương. Chúng tôi tin rằng đây là tên gọi gần gụi nhất với tấn kịch bi tráng mà Paul Auster đã mô tả rất lạ lùng trong 3 câu chuyện hoàn toàn độc lập mà lại quan hệ chặt chẽ với nhau."

Sợ bạn đọc hiểu lầm nên dịch tên sách khác hẳn? Thà không dịch như Cao Việt Dũng dịch cuốn gì gần 1000 trang ấy còn hơn. Thời nào mà
cứ thích cầm tay bạn đọc như thế. Chưa kể cái tên “Trần trụi với văn chương” nghe vừa thô, vừa điệu (giỏi thật làm sao kết hợp được giữa thô và điệu), vừa nhét bút vào miệng tác giả thì việc cầm tay bạn đọc, sợ bạn đọc hiểu lầm phí của ấy lại như mâu thuẫn với đoạn dưới:

Trần trụi với văn chương là một văn bản mở. Với một văn bản như thế này, bạn đọc nên coi mình cũng là tác giả, và nếu tác giả đã viết nó ý tứ và thận trọng như thế nào thì ta cũng nên đọc nó ý tứ và thận trọng như vậy, rồi sẽ ngộ được cái khoái cảm đặc biệt mà loại văn chương này mang lại”.

Ở đây, mới chỉ thấy dịch giả tự coi mình cũng là tác giả thôi. Thôi, trời nóng thế này thì cứ “trần trụi” với văn chương hay với gì đi nữa thì có khi cũng ngộ ra khoái cảm.

Trong đoạn giới thiệu trích dẫn này còn một từ rất lố là "bi tráng". Paul Auster là một tác giả quan trọng của văn chương hậu hiện đại mà trong văn chương hậu hiện đại thì "bi kịch đã chết". Bi tráng là sản phẩm của thời người ta tin vào thần Zeus, vào Chúa, vào văn minh, vào con người, vào vô thần, vào CNCS, vào hư vô...- trong thời hậu hiện đại, các niềm tin kiểu đó chết hết rồi.

Nói chung mình không thích bác Trịnh Lữ này được, già rồi mà vẫn hay điệu vãi linh hồn. Nhưng văn của Auster bị “điệu hóa”, "Trịnh Lữ hóa" thì e rằng sẽ khác hơi nhiều với tinh thần tác giả.

"Naked with Literature", nghe cứ như cái cô văn sĩ gì chụp ảnh nude rồi tự xưng là Kafka Trung Quốc ấy nhỉ. Ừ thì cũng hũ nút, cũng tối đen, cũng bí ẩn, cũng đi mãi không tới bến như Kafka còn gì.

No comments: