Liệu sự mâu thuẫn giữa con số 90% đại biểu ấn nút ủng hộ và 100% các đại biểu phát biểu phản đối này là do đâu? Việc các đại biểu Quốc hội bỏ phiếu như thế có chịu sức ép nào không? Chứ chẳng nhẽ ý kiến của tất cả các đại biểu phát biểu (thường là đã được thông qua trong Tổ) lại đi ngược hẳn lại với quan điểm của đại đa số đại biểu?
"Mới đây thôi, khi có gần 90% đại biểu Quốc hội “ấn nút” thông qua chỉ số tăng giá (CPI) của năm 2008 là dưới mức tăng trưởng kinh tế (GDP) thì cách đưa thông tin trên các mặt báo đã khiến nhiều người đọc ngỡ ngàng.
Họ ngỡ ngàng vì tại các phiên thảo luận của Quốc hội, gần như 100% số đại biểu phát biểu về chỉ số CPI đều đề nghị rằng chỉ số này phải cố định (ở mức 7% hoặc 8%), không đồng tình với đề nghị của Chính phủ là CPI dưới mức GDP. Vậy tại sao Quốc hội lại quyết định trái với tất cả các ý kiến đại biểu đã phát biểu?
Bài báo này của bạn Rơm Vàng cũng ngớ ngẩn ở đoạn sau:
"Nói đơn giản, Quốc hội không bao giờ có thể “quyết định” được giá dầu thế giới năm 2008 là 70, 80 hay 100 USD thì Quốc hội không thể buộc CPI của năm 2008 là 7 hay 8%." Nếu theo logic đó thì Quốc hội cũng không thể "buộc" tăng trưởng năm sau là 8% hay 9%. Vấn đề ở đây không phải là Quốc hội buộc cái này, buộc cái kia (nhà báo Rơm Vàng dùng thủ thuật lập lờ câu chữ ở đây) mà là việc đề ra một tỷ lệ tăng trưởng, tỷ lệ lạm phát có tính mục tiêu. Việc đề ra tỷ lệ lạm phát mục tiêu còn có tác động tới tâm lý người dân, tới kỳ vọng của người dân về mức lạm phát và cũng cho phép NHTW có khả năng chủ động đối với chính sách lạm phát nhiều hơn so với việc coi mục tiêu chỉ đơn giản là lạm phát thấp hơn tăng trưởng (một mục tiêu không có cơ sở gì và bị khá nhiều nhà kinh tế phê phán).Nói một cách chính xác thì việc xác định lạm phát thế nào, theo đuổi lạm phát mục tiêu hay không, ở hầu hết các nước không phải là việc của Quốc hội mà là của NHTW (và có thể thêm một ít cơ quan khác nữa) nhưng ở Việt Nam, NHTW có tính độc lập tương đối thấp nên việc này lại được coi thành việc của Quốc hội, mặc dù việc của Quốc hội về thực chất cũng chỉ là biểu quyết những cái được bên hành pháp đưa sang.
2. Bài này có một số thông tin về xuất bản sách.
"Năm 2006, theo báo cáo tổng kết của Cục Xuất bản, toàn ngành đã xuất bản được gần 25.000 đầu sách với 226,9 triệu bản. Trong đó, sách văn học là 3243 cuốn sách văn học với 4,077 triệu bản. Đây là con số mà ngành xuất bản Việt Nam chưa bao giờ đạt tới từ trước đến nay."
"Theo thống kê, ở châu Âu, trong năm 2002, nước Anh có tới 120.000 đầu sách được xuất bản; nước Đức có 80.000 đầu sách mới; Tây Ban Nha, Italia và Pháp có mức xuất bản trung bình từ 60.000 đến 70.000 đầu sách trong năm. Con số này ở thị trường Mỹ là 150.000, với doanh thu lên đến 26 tỉ USD và còn tiếp tục tăng lên đến mức chóng mặt trong những năm sau này."
Như vậy xem ra thị trường sách nước ta cũng khá sôi động, phát triển khá tốt, tính ra số đầu sách cũng đạt chừng 1/3 so với các nước châu Âu trừ Anh. Nếu so sánh về trình độ phát triển và dân trí thì đây là những kết quả không tồi.
3. Bài này của nhà báo Huy Đức nêu ra tình trạng lãng phí công sản ở thành phố Hồ Chí Minh trong khi hiện nay tấc đất tấc vàng. Tác giả nêu ra giải pháp là đấu giá các khu đất công này và sử dụng số tiền thu được vào các dự án phát triển hạ tầng.
No comments:
Post a Comment