Tuesday, November 27, 2007

Entry for November 27, 2007




Thân cò- bức tranh được bán (ủng hộ?) với giá 3 tỷ đồng của Thiếu tướng, nhà văn, nhà báo, nhà thơ, nhà viết kịch, họa sĩ, nhạc sĩ, Tổng biên tập báo An Ninh Thế Giới Hữu Ước.


Theo nhà báo Lê Anh Hoài trên talawas (với thông tin tìm hiểu từ báo CAND) thì bức tranh này ban đầu dự định được đấu giá với giá khởi điểm 2 tỷ đồng với mục đích từ thiện. Nhưng theo thông tin ở đây, thì sau đó bức tranh này được chuyển sang bán trực tiếp chứ không đấu giá:
"
Thiếu tướng - nhà văn Hữu Ước cho biết: "Bức tranh "Thân cò" của tôi đã được một doanh nghiệp mua với giá 3 tỷ đồng thực sự là một nghĩa cử cao đẹp dành cho bà con dân tộc. "

Ngoài ra, bức tranh này còn được "ủng hộ" thêm 500 triệu đồng từ công ty Gold Long Thành.

Ngoài bức 3 tỷ này của Hữu Ước, còn có bức Mùa xuân của TS. Hoàng Quang Thuận (tìm hiểu trên Google thì là viện trưởng viện Công nghệ thông tin) cũng được “ủng hộ” 2 tỷ đồng.

Trước hết, cần nói các doanh nghiệp mua hay ủng hộ tranh này là vì mục đích từ thiện. Nhưng mặt khác khi họ quyết định bỏ ra 3 tỷ đồng để mua bức tranh của tướng Hữu Ước thay vì tặng trực tiếp 3 tỷ đồng đó cho quỹ từ thiện thì rõ ràng việc này hẳn có những lợi ích cho họ trong việc cầy cấy mối quan hệ cá nhân với tướng Hữu Ước và báo CAND. Về phía tướng Hữu Ước, tuy về mặt lý thuyết ông không có lợi gì trong việc này (mà ông còn phải hiến tặng một bức tranh Thân cò) nhưng trong trường hợp này, sở dĩ tranh của ông bán được với giá đó cũng là nhờ chức vụ và vị trí công việc của ông, và ông cũng có được cái danh (bán tranh với giá 3 tỷ, hay đã góp bức tranh với giá 3 tỷ có lẻ vào quỹ từ thiện). Bức tranh trị giá 3 tỷ đồng như vậy là về mặt giá trị tiền tệ sẽ tương đương với vài bức đỉnh cao nhất của danh họa Nguyễn Gia Trí. Vậy việc đó có phải là một hình thức lợi dụng chức vụ để mua danh không? (Lê Anh Hoài còn nêu ra khả năng lợi nhuận vật chất như sự “lại quả” của Quỹ từ thiện nhưng tạm bỏ việc đó ra vì chưa có cơ sở).

Những sự lố lăng trong các hoạt động nghệ thuật cho từ thiện ở nước ta ngày một nhiều. Trước đã có vụ đấu giá bức tranh đá quý có hình Quốc huy, giờ lại tới tranh của Hữu Ước (và Hoàng Quang Thuận- tiến sĩ, họa sĩ, nhà thơ, viện trưởng….). Báo Vietimes vẫn chửi rủa nghệ thuật đương đại thổi phồng giá trị những tác phẩm tồi tệ, lố lăng, sao không thấy lên tiếng về bức tranh có giá trị được thổi phồng lên tới hơn 3 tỷ này nhỉ?

Đây, tìm được trong bài Vietimes nói về Hữu Ước (giọng điệu ve vuốt, thật khác xa với khi viết về các nhà văn thực sự rất có tài như Nguyễn Huy Thiệp).

“Nhưng việc ông làm thơ và vẽ quả thực là một bất ngờ lớn. Vài năm trước đây, ông chưa bao giờ nghĩ mình làm nổi một câu thơ, một dòng nhạc và càng không nghĩ vẽ một bức tranh. Nhưng tất cả đã đến. Chính ông cũng ngạc nhiên vì điều này...”

(Quả là con người xuất chúng, vừa mới vẽ tranh vài năm đã bán được với giá 3 tỷ! ).

Còn đây là lời trần tình của Hữu Ước “người đàn ông nhiều nước mắt” về sáng tác nghệ thuật của ông:

“Tôi là một vị tướng mà vừa rồi tôi viết một bài hát rất buồn. Tôi có quyền có chức, tôi không thiếu một cái gì hết nhưng trong lòng lắm lúc tôi cô đơn, lắm lúc tôi buồn, lắm lúc tôi nghĩ về cái nọ cái kia. Cho đến giờ người ta có hàng ngàn bài hát, ít ai làm bài hát về nỗi buồn vậy mà tôi làm bài hát về nỗi buồn. Tôi là thế. Tôi có tất cả mọi thứ, có quyền, có tiền, có chức, đang ở hào quang. Tôi làm bài hát về nỗi buồn. Có ai cấm đâu.” (Phải, thường dân sao biết được là quan chức cũng có những nỗi buồn, rất buồn là đằng khác)


Còn đây là bài cũng trên Vietimes với tiêu đề “Nhà văn, nhà báo, nhà thơ… cần “danh”, hehe.

“Nếu anh không có tài, không có vốn sống, không có "tâm" thì dù anh rất cố viết, rất nhờ cậy người này, người nọ, rất cố in sách thật nhiều, cố quảng cáo thật nhiều... ấy vậy vẫn chẳng có "danh", bạn đọc vẫn chẳng biết anh là ai, sách của anh để ngoài quầy không có người để ý, bài viết anh đăng báo không chút tiếng vang, thơ anh in chẳng ai nhớ.

Nên thế, đã mang danh "nhà văn, nhà báo, nhà thơ ..." mà tác phẩm viết ra không ai biết, họ sẽ làm mọi cách để cho thiên hạ thấy cái "Danh lớn" của mình. Mà phải có "danh" như vậy, mới "oai", mới "nổi".”

Về cá nhân ông Hữu Ước, tôi không nhận xét gì. Tôi nghÄ© ông là má»™t người có tài làm báo, có cái nhạy cảm của nhà kinh doanh, nhờ thế đã Ä‘Æ°a tờ An Ninh Thá
º¿ Giá»›i từ má»™t tờ báo má»›i toe thành tờ lá cải số má»™t của Việt Nam. Còn về tài viết văn, thÆ¡, sáng tác kịch, vẽ tranh, viết nhạc của ông thì xin không bàn tá»›i vì chÆ°a từng (và cÅ©ng không có ý định) đọc/nghe/xem tác phẩm của ông.

Duy chỉ có điều cảm thấy là ông quá hám danh, cái hám danh của một người vừa muốn làm quan vừa muốn biết đến như một nghệ sĩ có tài thực thụ. Sự hám danh đó của ông đã ảnh hưởng xấu tới tờ báo của ông cũng như tới những người từng cộng tác với ông ta. Nói như lời nhà văn Nguyễn Ngọc Tư thì tờ An Ninh Thế giới chỉ chăm chăm nghĩ sao cho hàng tuần có bài mới ca ngợi Tổng biên tập. Và phong cách lưu manh báo chí điển hình của tờ Vietimes hiện nay có lẽ được định hình do cách viết báo kết hợp sến+ rao giảng+ giật gân + chụp mũ từ báo An ninh thế giới sang.

No comments: