Có tình huống này đăng lại trên blog Nhã Thuyên khá hay ho về việc PR sách trên báo chí ở Việt Nam (blog public nên mạn phép để link)
- Người phê bình đồng thời là cộng tác viên của công ty sách viết bài điểm sách và gửi đăng báo.
- Công ty sách sử dụng bài của cộng tác viên và gửi cho các báo dưới dạng Thông cáo báo chí, thực chất là bài PR cho sách.
- Các báo đăng bài này: Với những trường hợp cộng tác viên tên tuổi (như Nhật Chiêu, Phạm Xuân Nguyên?) thì họ có thể để nguyên tên người viết (không rõ trường hợp này thì người viết có được nhuận bút không). Với những trường hợp cộng tác viên ít tên tuổi thì biên tập viên báo (hoặc một ai đó) sẽ lấy tên mình (hoặc tên trời ơi đất hỡi nào đó) để đăng bài và lấy nhuận bút.
- Kết quả là có sự xung khắc khi một bài điểm sách được xào xáo và đăng ở các báo khác nhau với những tên tác giả khác nhau. Các biên tập viên văn hóa của các báo sẽ lấy được nhuận bút cho những bài người khác viết (ngoài ra còn có khoản nào từ các công ty sách chi cho hay không thì không rõ)?. Không có ranh giới để độc giả phân biệt giữa một bài điểm sách/phê bình thực sự và công tâm và một bài PR giới thiệu sách do công ty sách gửi cho các báo.
- Trong trường hợp cụ thể nêu trên blog Nhã Thuyên, vấn đề là ở chỗ sự chưa xác định rành mạch giữa một bài PR và một bài phê bình thực sự, cũng như về quyền sở hữu bài viết của cộng tác viên.
No comments:
Post a Comment