eSnips.com
Nghe nh\u1ea1c t\u1eeb m\u1ed9t folder trong m\u00e1y c\u00f3 t\u00ean Hanoi songs g\u1ed3m c\u00e1c b\u00e0i h\u00e1t v\u1ec1 H\u00e0 N\u1ed9i. M\u1edbi th\u1ea5y l\u00e0 h\u1ea7u h\u1ebft c\u00e1c b\u00e0i h\u00e1t v\u1ec1 H\u00e0 N\u1ed9i \u0111\u1ec1u l\u00e0 v\u1ec1 m\u00f9a thu H\u00e0 N\u1ed9i (qu\u00e1 nhi\u1ec1u \u0111\u1ec3 k\u1ec3 t\u00ean), m\u1ed9t s\u1ed1 \u00edt h\u01a1n v\u1ec1 m\u00f9a \u0111\u00f4ng (L\u00e3ng \u0111\u00e3ng chi\u1ec1u \u0111\u00f4ng H\u00e0 N\u1ed9i, \u0110\u00eam m\u00f9a \u0111\u00f4ng H\u00e0 N\u1ed9i, Em \u01a1i H\u00e0 N\u1ed9i ph\u1ed1, H\u00e0 N\u1ed9i m\u00f9a n\u00e0y v\u1eafng nh\u1eefng c\u01a1n m\u01b0a\u2026), hi\u1ebfm hoi l\u1eafm m\u1edbi c\u00f3 b\u00e0i v\u1ec1 m\u00f9a xu\u00e2n (H\u00e0 N\u1ed9i em v\u00e0 m\u00f9a xu\u00e2n, L\u00e0ng l\u00faa l\u00e0ng hoa) v\u00e0 kh\u00f4ng c\u00f3 b\u00e0i n\u00e0o v\u1ec1 m\u00f9a h\u00e8. Ch\u1ee9ng t\u1ecf m\u00f9a h\u00e8 \u1edf H\u00e0 N\u1ed9i r\u1ea5t ch\u00e1n, v\u1eeba n\u00f3ng v\u1eeba b\u1ee5i. Th\u1ebf n\u00ean c\u00e1c b\u00e0i h\u00e1t hay v\u1ec1 m\u00f9a h\u00e8 l\u1ea1i \u0111\u1ec1u l\u00e0 m\u00f9a h\u00e8 \u1edf n\u01a1i n\u00e0o \u0111\u00f3 ch\u1ee9 kh\u00f4ng ph\u1ea3i \u1edf H\u00e0 N\u1ed9i (V\u00e0o h\u1ea1, T\u00ecnh kh\u00fac th\u00e1ng s\u00e1u, Ph\u01b0\u1ee3ng h\u1ed3ng)\u2026 Ch\u1ec9 nh\u1edb c\u00f3 v\u00e0i c\u00e2u h\u00e1t c\u00f3 H\u00e0 N\u1ed9i m\u00f9a h\u00e8 \u201cN\u01a1i t\u00f4i sinh H\u00e0 N\u1ed9i. Ng\u00e0y t\u00f4i sinh, m\u1ed9t ng\u00e0y b\u1ecfng ch\u00e1y\u201d (t\u1ea1m hi\u1ec3u l\u00e0 n\u00f3ng qu\u00e1 n\u00ean b\u1ecfng ch\u00e1y), \u201cNh\u1eefng con \u0111\u01b0\u1eddng ngo\u1ea1i \u00f4 n\u1eafng ch\u00f3i. Nh\u1eefng con \u0111\u01b0\u1eddng \u0111\u1ea7y hoa th\u00e1ng s\u00e1u h\u00e8 r\u01a1i\u201d. \u00c0 c\u00f2n c\u00e2u n\u00e0y n\u1eefa \u201c Nh\u1edb ph\u1ed1 th\u00e2m nghi\u00eam r\u1ee3p b\u00f3ng c\u00e2y, ti\u1ebfng ve ru nh\u1eefng tr\u01b0a h\u00e8.\u201d Th\u1ebf l\u00e0 h\u1ebft. Nh\u00e2n d\u1ecbp ch\u1ecb H\u1ed3ng Nhung s\u1eafp \u0111i l\u1ea5y ch\u1ed3ng m\u1edbi, v\u1edbi m\u1ed9t ch\u00fa r\u1ec3 \u201ctr\u1ebb trung, g\u01b0\u01a1ng m\u1eb7t c\u00f3 n\u00e9t d\u00f2ng d\u00f5i qu\u00fd t\u1ed9c, d\u00e1ng ng\u01b0\u1eddi dong d\u1ecfng cao v\u00e0 thanh nh\u00e3\u201d trong m\u1ed9t l\u1ec5 \u0111\u00ednh h\u00f4n \u201c\u0111\u01b0\u1ee3c ti\u1ebfn h\u00e0nh theo phong c\u00e1ch c\u1ee7a c\u00e1c ng\u00f4i sao Hollywood: ch\u1edbp nho\u00e1ng, g\u1ecdn nh\u1eb9, c\u1ef1c k\u1ef3 sang tr\u1ecdng\u201d (theo ng\u00f4n ng\u1eef c\u1ee7a c\u00e1c b\u1ea1n Thanh Ni\u00ean tu\u1ea7n san), post m\u1ea5y b\u00e0i v\u1ec1 H\u00e0 N\u1ed9i m\u00e0 c\u00f4 n\u00e0y h\u00e1t. PS: 1. C\u00e1i esnips b\u1ecb h\u00e2m ki\u1ec3u g\u00ec, post nh\u1ea1c cu\u1ed1i b\u00e0i r\u1ea5t hay b\u1ecb l\u1ed7i.
2. \u0110ang \u0111\u1ecdc HP 7, c\u0169ng c\u00f3 v\u1ebb \u0111\u01b0\u1ee3c ph\u1ebft. Nh\u01b0ng h\u00ecnh nh\u01b0 m\u00ecnh c\u0169ng \u0111\u00e3 qua tu\u1ed5i h\u00e1o h\u1ee9c v\u1edbi c\u00e1c cu\u1ed9c phi\u00eau l\u01b0u c\u1ee7a Potter v\u00e0 c\u00e1c b\u1ea1n r\u1ed3i, hichic.
");To view this multimedia content, please enable Javascript.
Đọc bài này thấy rất đểu. Không biết bác Lương Xuân Hà (bác này hay viết cho Tia Sáng thì phải) và tạp chí Tia Sáng nghĩ thế thật hay cố tình nêu vấn đề để giễu cợt báo Nhân dân với “tính minh bạch và chuẩn mực đạo đức mới”. Hẳn ai chịu khó theo dõi tin tức cũng biết chuyện báo Nhân dân “biên tập” lại nội dung buổi trả lời phỏng vấn của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trên CNN. Nếu chưa biết thì có thể vào BBC Vietnamese để đọc thêm. Trích: “Báo Nhân dân, cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Việt Nam, ngày 4.7.2007 đã đăng lược thuật bản ghi cuộc phỏng vấn Chủ tịch Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Minh Triết do kênh truyền hình CNN tiến hành hôm 24.6.2007 nhân chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch Nguyễn Minh Triết. Đây có thể coi là một trong những mốc son của chuyến viếng thăm…. Từ sự việc này có thể suy ra hai điều. Trước hết, tính minh bạch, công khai, đặc biệt, minh bạch hóa, công khai hóa những khía cạnh còn hạn chế của chính mình là một biểu hiện cụ thể và thuyết phục nhất của nội lực Việt Nam, của sự ổn định chính trị và sức mạnh thể chế của chúng ta. Chỉ có người mạnh, người đủ tự tin vào chính mình mới dám công khai, nhìn thẳng vào những hạn chế của chính mình. Thứ hai, hành xử của vị nguyên thủ quốc gia và cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản cần phải trở thành một chuẩn mực hành xử chung của toàn bộ hệ thống chính quyền và hệ thống Đảng.” Báo Tia Sáng số này còn một bài khác của Lương Xuân Hà về cuốn tiểu thuyết Người đua diều, có nhiều ý sai (xem thêm blog Nhị Linh) và võ đoán, gán cho cuốn tiểu thuyết những thông điệp không thực sự có trong đó. Bác này kinh phết, làm ba bài thập cẩm đủ cả từ chính trị tới kinh tế xã hội tới văn học trong một số của tạp chí Tia Sáng. Mỗi tội viết thì….
Phê bình văn học đứng ngoài “văn hóa đọc”? Ảnh: phóng viên Thanh Xuân trên blog của Thanh Xuân. Bài phỏng vấn các nhà phê bình văn học của Thanh Xuân trên VTC. Tham khảo thêm trên blog của BooBoo. Có đoạn này đáng chú ý khi phóng viên Thanh Xuân hỏi về việc một số NXB mua trang báo để giới thiệu sách do NXB đó phát hành. Hóa ra ở Việt Nam có hiện tượng này, giờ mình mới biết. Trả lời phỏng vấn, tất cả các nhà phê bình đều ủng hộ việc này (dễ hiểu thôi). Phạm Xuân Nguyên còn khẳng định “Chuyện này ở nước ngoài đã có từ lâu, một tờ báo nào đó, một cây bút phê bình nào đó chỉ chuyên điểm sách cho một NXB nào đó.” Tớ không rành về tình hình xuất bản và báo chí ở nước ngoài nên không biết ông Nguyên nói thế có đúng không. Nhưng tớ nghĩ việc đó không đúng với các tờ báo uy tín như NYTimes hay The Guardian chẳng hạn. Và ngay cả trong trường hợp nhà xuất bản bỏ tiền để tờ báo đăng bài giới thiệu sách của mình thì phải hiểu việc đó như một hình thức quảng cáo, và tránh để người đọc hiểu lầm giữa việc giới thiệu sách do nhà xuất bản tài trợ với các bài điểm sách công tâm, khách quan. Ví dụ có thể để một dòng chữ: Chuyên mục giới thiệu sách do NXB ABC hay Công ty XYZ tài trợ chứ không để lập lờ được. Mà ở Việt Nam tớ cho rằng không phải các nhà xuất bản mà là các công ty sách như Nhã Nam, Đông A… mới là những người đứng ra mua như thế, có đúng không nhỉ?. Trích: “Tình trạng một số NXB mua hẳn một (phần) trang báo, và theo từng kỳ, báo giới thiệu vài quyển sách của NXB đó phát hành, anh (chị) nghĩ sao về điều này? - Inrasara: Có chi to chuyện đâu. Đáng nói là bài giới thiệu được viết ra sao? Tụng ca tác phẩm nào? Rồi sau khi dụ người mua sản phẩm được quảng cáo đó, độc giả sẽ đọc và phản ứng thế nào? Chính điều đó mới thành chuyện. - Nguyễn Chí Hoan: Tôi ủng hộ tán thành nhiệt liệt việc một NXB mua một trang báo cũng như việc một tờ báo bán một trang cho giới thiệu sách. Ít nhất việc ấy cũng còn nhắc người ta nhớ đến sách và việc đọc sách. - Ngô Thị Kim Cúc: Về phía NXB, tôi thấy họ không có gì sai: ai làm ra sản phẩm cũng muốn quảng bá để sản phẩm đến được với người mua. Vấn đề ở chỗ các tòa soạn báo. Tòa soạn (hay nhà báo) có công tâm, có thực sự chịu trách nhiệm khi chọn sách để giới thiệu không? Tuy nhiên, người giới thiệu sách sẽ không giữ được uy tín với bạn đọc sau một số đầu sách không đạt chất lượng mà họ đã giới thiệu. - Phạm Xuân Nguyên: Chuyện này ở nước ngoài đã có từ lâu, một tờ báo nào đó, một cây bút phê bình nào đó chỉ chuyên điểm sách cho một NXB nào đó. Cho nên ở ta nếu có hiện tượng một nhà xuất bản hay một nhà sách nào đó mua hẳn một trang báo để đăng các bài viết về sách của họ in ra thì tôi cho cũng là được vì như thế chứng tỏ cả bản báo, cả người làm sách đều có sự tin tưởng ở chính mình. Còn có tin họ hay không thì đó lại là sự thử thách dành cho người đọc. Nếu qua một vài bài giới thiệu người đọc đi mua sách mà đọc thấy hay, thấy đúng như giới thiệu thì họ sẽ tin tờ báo đó, nhà sách đó. Nếu thấy bị lừa, bị hớ, họ sẽ “cạch mặt”, bỏ chơi luôn. “ Nhưng vấn đề quan trọng còn là cây bút nào viết giới thiệu sách, tức là NXB mời được, chọn được nhà phê bình nào viết cho mình. Khi đó nhà phê bình cũng sẽ phải chịu sự thử thách, nếu giới thiệu ẩu, tạp, thì uy tín, danh tiếng của họ sẽ đi tong.”
Một câu hỏi khác cũng đáng chú ý “Theo anh (chị) phê bình một chiều có phải là “bệnh” hiện nay?”. Nghe hơi buồn cười vì phê bình là phê bình chứ có phải hình học đâu mà cần 2 chiều, 3 chiều hay n chiều. Nhưng có lẽ ý của phóng viên ở đây là nêu tình trạng khen quá đà hay "đánh" một cuốn sách nào đó, bất kể giá trị của nó với người phê bình thế nào. Các câu trả lời nói chung không đi thẳng vào câu hỏi này trừ trả lời của Kim Cúc rằng đúng là bệnh.
Buổi tối, nhìn màu trời bên ngoài, thấy muốn một cái gì đó. Nghĩ ra là muốn một cơn giông hay bão và sau đó là các cơn mưa rào. Muốn nghe thấy tiếng sấm và tiếng mưa. Trời thì cứ nhàn nhạt suốt cả tuần. Ảnh: Paris một hôm nhiều mây.
Up thêm ảnh không có lancan để so sánh
Nikon D80
and Canon Digital Rebel XTI
Lựa chọn nào là tốt hơn?
Có bài thơ này của Vân Nguyệt rất dễ thương, mình mượn tạm.
- she misses the sea
nơi những con sóng không chạy ngầm nơi những cơn gió tự do không ngần ngại và bình yên đổ về trong nỗi cồn cào hãy tìm em ở biển nơi lần đầu gặp anh những đôi mắt trong đêm lấp lánh và em biết say trong ly rượu trong câu chuyện nơi một người đã hát để đuổi một nỗi buồn em không nhớ những lời gì chỉ sự dịu dàng của anh nơi ta gặp lại thao thức trong thinh lặng của biển hãy gặp nhau ở biển ở những nơi gọi là biển khi không chỗ nào của đất liền có thể tìm được anh sẽ không hiểu em viết gì em sẽ không nhớ những câu chuyện anh kể just know she misses the sea
Trong “Zarathustra đã nói như thế” có nhiều đoạn văn rất thơ. Thậm chí có thể coi cả cuốn sách vừa như một tiểu luận triết học, vừa như một tập thơ. Sau này, Khalil Gibran có tập thơ “The Prophet” cũng có cấu trúc tương tự “Zarathustra” (tập “The Prophet” này từng có ảnh hưởng sâu đậm trong phong trào phản văn hóa (counter-culture) những năm 60). Trích một đoạn văn (thơ) trong Zarathustra. Đoạn này trong lúc Zarathustra buồn bã và cô đơn trong cuộc đeo đuổi Trí Huệ (tạm dùng chữ này) của mình. “Zarathustra đã hát như thế. Nhưng khi cuộc khiêu vũ chấm dứt và các thiếu nữ đã bỏ đi xa, hắn trở nên buồn bã. Sau cùng hắn bảo: “Mặt trời đã lặn từ lâu; cánh đồng ẩm ướt, một cơn gió mát thổi đến từ rừng cao. Có một cái gì xa lạ bí ẩn chung quanh đang đăm đăm nhìn ta với đôi mắt tư lự. Thế nào, Mi vẫn còn sống à, Zarathustra? Tại sao? Vì mục đích nào? Vì phương tiện nào? Đi về đâu? Ở đâu? Thế nào? Hãy còn sống, còn thở: đấy chẳng phải là điên rồ hay sao? Than ôi, hỡi các bạn, chính đêm tối đang lên tiếng cật vấn trong ta. Xin tha thứ cho ta về nỗi buồn. Đêm tối đã đến: xin tha thứ cho ta vì đêm tối đã đến!” Zarathustra đã nói như thế.” (Vũ khúc- Zarathustra đã nói như thế, Nietzsche, bản dịch của Trần Xuân Kiêm).
“Ta gọi con người đích thực là kẻ bỏ đi vào trong những vùng sa mạc không Thượng Đế, là kẻ đập vỡ tan quả tim tín mộ của mình. Bước đi trên cát vàng nóng bỏng, bị ánh mặt trời thiêu đốt, hắn thèm khát liếc nhìn những hòn đảo với những suối nước tràn trề, nơi mà đời sống an nghỉ dưới những chiếc cây đầy bóng mát. Nhưng cơn khát của hắn không thuyết phục hắn trở thành giống kẻ an nhàn tự mãn đó; bởi vì nơi nào có ốc đảo xanh tươi thì nơi đó cũng có những thần tượng. Đói khát, tàn bạo, cô đơn, vô tín ngưỡng, không Thượng Đế: đấy chính là ước muốn của ý chí con mãnh sư. Giải thoát khỏi hạnh phúc của hạng nô lệ giải phóng khỏi những thần linh, khỏi những sùng bái ngưỡng mộ, không sợ hãi và kinh hoàng, cao cả và cô đơn: đấy là ý chí của kẻ chân thực.” (Về những nhà hiền triết nổi danh- Zarathustra đã nói như thế, Nietzsche). Đoạn văn này khiến tôi nhớ tới ai? Tới Jesus khi ông bỏ vào sa mạc, lòng đầy đau khổ và nghi ngờ. Đau khổ vì loài người và nghi ngờ về bản thân mình, và nghi ngờ cả về việc loài người có đáng được cứu vớt không. Khi Jesus trở lại thành phố từ sa mạc, ông tin là có Thượng đế và ông là con của Người, ông tin vào việc có thể cứu vớt loài người và họ đáng để cứu giúp và ông rao giảng một thứ tôn giáo dựa trên tình yêu và điều Thiện. Nietzsche hẳn không thể tha thứ cho Jesus về điều này. Theo Nietzsche, Jesus đã rất gần với con người Siêu Nhân- vượt lên trên cả Thiện và Ác, nhưng rồi ông lại chịu thỏa hiệp với đám dân chúng thấp hèn, đem rao giảng cho họ một thứ tình yêu và điều thiện một cách tầm thường. Có lẽ Nietzsche cũng nghĩ như Marx, tôn giáo là một thứ thuốc phiện cho nhân dân. Nietzsche căm ghét nó vì nó khiến đám quần chúng ngu muội càng thỏa mãn với việc làm nô lệ cho các thần tượng và khiến những kẻ trí tuệ nhất cũng nhụt chí, cam phận “kéo chiếc xe của dân chúng đi, như một bầy lừa”. Đoạn văn này còn khiến tôi nhớ tới ai? Tới nhân vật Grenouille trong tiểu thuyết Mùi Hương của Patrick Sueskind. Cũng như Jesus, y đã từng bỏ đi rất xa, lang thang trong núi mấy năm trời để tìm cho ra mình là ai, và đâu là mục đích sự sống của mình. Nếu như Jesus có một Thượng đế và một sứ mệnh thì Grenouille là một kẻ đúng như Nietzsche mơ ước “đói khát, tàn bạo, cô đơn, vô tín ngưỡng, không Thượng Đế”. Nhưng cũng có thể coi là y cũng có một Thượng đế và một sứ mệnh. Có điều Thượng đế của Grenouille là Mùi Hương – là một thứ hương thơm tuyệt đích, khiến tất cả nhân loại phải quỳ gối cúi đầu tôn thờ nó. Và sứ mệnh của y là tìm được Mùi Hương đó, là chế ra nó- không phải là để cho nhân loại quỳ mọp dưới chân y (dù y cũng cảm thấy kích thích bởi ý nghĩ đó) mà vì đó là sứ mệnh của sự tồn tại của y. Một cái gì không khác được giống như khi Jesus tự nhận sứ mệnh con Chúa của mình trên thế gian. Và cũng như Jesus, y bị đám dân chúng mà y khinh bỉ bắt bớ, tra tấn rồi kết tội chết. Để rồi chính đám dân chúng đó lại quỳ mọp dưới chân y và tôn thờ y (có điều may mắn- hay không may mắn- cho y là việc đó diễn ra khi y chưa chết, khác với Jesus chỉ được tôn thờ sau khi đã bị đóng đinh). Nhưng khác với Jesus, Grenouille thờ ơ tuyệt đối với Thiện và Ác. Đối với y, các khái niệm đó không tồn tại. Thật là một sinh vật hiếm có, thoát khỏi vòng cương tỏa của các khái niệm Thiện Ác ngay từ khi nó mới ra đời- Nietzsche liệu có vui mừng khi có những Siêu Nhân trở thành Siêu Nhân mà không phải đau đớn, dằn vặt chối bỏ, vượt lên trên Thiện và Ác?. Cuộc sống và cả cái chết của y là một sự nhạo báng kinh người đối với loài người, với việc làm nô lệ cho các thần tượng của loài người, với tôn giáo nhân danh tình yêu mà loài người bấu víu vào như là chỗ ẩn của lương tri và Cái Thiện. Grenouille không phải Jesus, người vẫn tin vào Cái Thiện và dùng nó để cứu rỗi loài người. Grenouille cũng không phải Faust, kẻ sẵn sàng bán linh hồn cho Satan- Cái Ác- để có bằng được những gì hắn muốn có. Grenouille đứng trên Thiện và Ác. Jesus là con người (trước khi bị đóng đinh). Faust cũng là con người. Grenouille không phải là người theo nghĩa đúng của từ này. Có thể gọi y là Siêu Nhân hay là quái vật, có điều chắc chắn y là một kẻ phi-người. Với bề ngoài của một tác phẩm thriller về một tên giết người hàng loạt, tác phẩm Mùi hương là một sự cười cợt, nhạo báng mang tinh thần Nietzsche đối với tôn giáo, với chính trị, với bản chất con người, với cả một điều mà loài người vẫn tôn thờ và coi là thiêng liêng nhất- Tình yêu. Grenouille có cái gì đó của Jesus, của Faust, thậm chí của cả Napoleon, Hitler hay Stalin…sự có mặt của y trong cuộc đời hẳn là một sự nhạo báng đối với bản chất con người, nhất là ở cái nhu cầu của loài người được đi tìm thần tượng ở những kẻ ít có điểm chung với con người bình thường nhất. Mang tinh thần Nietzsche nhưng có thể nhân vật Grenouille còn là một sự giễu cợt đối với chính Nietzsche với mơ tưởng của ông về những vị anh hùng đứng trên Thiện và Ác. Các bài điểm sách đầy đủ về cuốn này: có thể đọc bài này của nhà phê bình Nguyễn Chí Hoan và bài này của bác 5xu. Bài trên chỉ là tản mạn khi đang đọc Zarathustra đã nói như thế của Nietzsche thôi. Có thể là hiểu rất sai (cả Nietzsche và Sueskind).
Ấn tượng Stockholm đối với tôi có lẽ là cái vẻ đẹp vừa duyên dáng vừa phóng khoáng ở đấy. Cái vẻ phóng khoáng ở đây khác với nét phóng khoáng ở Amsterdam hay Rome chẳng hạn- những nét phóng khoáng có từ lối sống tự do và rất trẻ của cư dân. Vẻ phóng khoáng của Stockholm gắn liền với biển. Khác với nhiều thủ đô châu Âu khác với những con sông chạy ngang qua thành phố, Stockholm là một thành phố biển. Đứng trên bờ ở bến cảng nhìn xuống có rất nhiều con tàu chạy ngang qua: tàu thủy chở khách, thuyền buồm, cano…Có gì đó khiến tôi nhớ tới cảnh tàu bè chạy ngang dọc trên bến cảng ở Venice trước khi đi vào các con kênh xinh xinh. Có lẽ chính tính gần biển đó làm thành phố phương Bắc này trở nên trẻ trung và phóng khoáng hơn. Stockholm cũng là thành phố lớn nhất, đông dân nhất và theo như người ở Stockholm nói là đẹp nhất ở Scandania. Chính vì thế, thành phố này thường tự nhận là thủ đô của Scandinavia, một danh hiệu hẳn hẳn sẽ khiến cho Oslo, Copenhaghen hay Helsingki không hài lòng (nghe nói Copenhaghen cũng đẹp?). Cũng không nên quên rằng Thụy Điển từng là một đế quốc hùng mạnh, làm bá chủ phương Bắc trong suốt thế kỷ 16-17 trước khi bị kiệt quệ bởi chiến tranh với Đức, Ba Lan và cuối cùng bị Nga lật đổ vai trò bá chủ biển Bắc dưới thời Pie Đại đế. (Sang năm nếu có dịp đi Nam Âu- Ý, Hy Lạp, Tây Ban Nha và Đông Âu (Séc, Hungary) thì hay quá). Đến Stockholm không thể không đến khu Old Quarter (Gamla Stan), gọi nôm na là khu phố cổ. Trong khu có cung vua, các nhà thờ cổ và những con phố cho người đi bộ, có cả những con phố nhỏ xíu mà hình như tôi chưa thấy ở thủ đô châu Âu nào có những con phố nhỏ thế. Gamla Stan nhìn từ trên một ngọn đồi xuống Một view khác Nhìn từ dưới lên Nhìn từ biển vào Stockholm Phía sau cung vua. Những con phố ở khu phố cổ. Gọi là phố chứ không phải ngách hay hẻm vì phố nào cũng có tên. 1. 2. 3. Một phố shopping Bảo tàng Nordic về đời sống Bắc Âu. Gần đó là bảo tàng Vasa chứa nguyên một con tàu đắm từ thế kỷ 17 được trục vớt lên. Tiếc là máy ảnh và tay nghề kém nên ảnh chụp trong bảo tàng Vasa toàn bị hỏng do ánh sáng yếu. Cổ điển và hiện đại (trước bảo tàng Nordic). Các nhà thờ ở Thụy Điển đều giản dị như hầu hết các nhà thờ Tin lành khác, không cầu kỳ như nhà thờ của Công giáo. Trước cửa một nhà thờ. Chân một tượng đài Mái ngói trong trường KTH- Học viện Công nghệ Hoàng gia Thụy Điển. Cũng trong trường KTH. Ao ở Skansen- bảo tàng ngòai trời đầu tiên trên thế giới, lưu giữ các nhà ở dân cư và lối sống của người dân Thụy Điển các thế kỷ trước. Có thể coi là một cái làng bị đóng băng với thời gian. Thư viện Quốc gia- có cách xếp sách rất độc đáo- thành một vòng tròn nhìn rất bắt mắt.
Quần đảo Stockholm có tới 24000 đảo lớn nhỏ, đi thuyền trên quần đảo này rất thú vị. Công viên giải trí ở sát ngay bờ biển, Các nhà nghỉ ven biển (nhà nghỉ hiểu theo nghĩa khác nhà nghĩ Nguyễn Văn Cừ). Nhà nghỉ khác Và du thuyền trên vịnh. Bến tàu ở đảo Vaxholm, một hòn đảo xinh xắn ở ngoài khơi Stockholm.
Lâu đài Vaxholm ở trên đảo. Phố trên đảo Một nhà thờ nhỏ trên đảo.
|