Một nền tư pháp có tỷ lệ kết án cao đến mức như thế rõ ràng là một nền tư pháp không lành mạnh. Và còn đâu vai trò thực sự của luật sư?. Giả sử nếu bạn vô tội, nhưng bị người ta kết tội một tội nhỏ và đứng trước hai lựa chọn: nhận tội và nộp một khoản tiền phạt và được thả tự do ngay lập tức hay không nhận tội và chờ ra tòa, với một xác suất gần như chắc chắn là người ta sẽ kết án bạn, thì bạn chọn phương án nào?
Bộ phim I just didn't do it nói về một tình thế như vậy. Nhân vật chính trong phim bị kết tội "groping"- sờ soạng phụ nữ nơi công cộng. Higly recommended, nhất là với những bạn nào học luật.
Hình như sang năm, Nhật Bản sẽ chuyển sang hình thức xử án dùng bồi thẩm đoàn (jury). Nga hình như cũng chuyển sang hình thức bồi thẩm đoàn được vài năm- bộ phim 12 của Nga được đề cử giải Oscar cho phim nước ngoài năm nay kể về việc 12 bồi thẩm phải đưa ra quyết định trong vụ án một thanh niên người Chechnya bị kết tội giết cha dượng người Nga. Phim này dựa ý tưởng trên bộ phim kinh điển của Mỹ (và trước đó là kịch sân khấu) 12 Angry Men (1957).
Không rõ ở Việt Nam, vai trò của Hội thẩm nhân dân là như thế nào nhỉ?
PS: Bài viết sau nói về tình hình tư pháp của Nhật Bản. Có thể coi như tòa án Nhật Bản gần như hoàn toàn dựa vào công tố viên, và quyết định của công tố viên còn quan trọng hơn quyết định của quan tòa. Điều này trái hẳn với tư pháp Anh- Mỹ chẳng hạn, khi công tố viên chỉ có một phần quyền lực, không hơn gì so với luật sư bên bị cáo, ngoài ra còn có quyền lực của bồi thẩm đoàn và quan tòa. Cơ chế đó tạo điều kiện cho tranh luận, cho việc "soi" lỗi của nhau, và hạn chế việc xử án nhầm người vô tội. Trong khi đó thể chế tư pháp của Nhật Bản phó mặc mọi sự cho công tố viên, không khác gì thời xưa, chỉ có một viên quan đứng ra xét xử và buộc tội. Hơn nữa, công tố còn có quyền kháng án trong các trường hợp cực hiếm hoi khi quan tòa xử trắng án cho bị cáo (trong khi ở Mỹ thì công tố không thể mở lại hồ sơ vụ án đã được xử nếu không có những bằng chứng mới có hiệu lực). Thể chế như của Nhật vừa có cái hại là bỏ sót tội phạm (vì công tố viên chỉ đưa ra tòa các vụ họ chắc chắn sẽ convict được tội phạm) vừa dẫn tới việc phiên tòa hoàn toàn chỉ có tính hình thức, vô hiệu hóa vai trò của luật sư và quan tòa (nhưng nhiều luật sư có lẽ cũng lấy làm tiện vì họ không cần thiết phải bảo vệ bị cáo làm gì vì đằng nào chả thua). Tại sao một hệ thống tư pháp có nhiều kẽ hở và khả năng thiên lệch cao như thế lại tồn tại bao nhiêu năm ở một quốc gia phát triển nhiều mặt như Nhật Bản? Một hệ thống như vậy sẽ dẫn tới cách nhìn nhận bị cáo không phải là người vô tội cho tới khi bị kết án mà là người có tội cho tới khi được trắng án. Có phải là do yếu tố tâm lý, có thể một phần do tỷ lệ tội phạm thấp nên người Nhật cho những người phạm tội như một lớp người khác, nên họ không có được quyền lợi như các công dân khác, và phải chấp nhận sự bất lợi về phần mình trong khi xét xử? Thậm chí có thể nhiều người còn cho rằng hệ thống đó sẽ có tác dụng ngăn ngừa người phạm tội? Những yếu tố khác như khan hiếm luật sư (tỷ lệ luật sư/số dân chỉ bằng 1/10 Mỹ, 1/3 châu Âu) cũng đóng vai trò quan trọng.
Tất nhiên không có thể chế tư pháp nào là hoàn hảo cả. Thể chế tư pháp của Anh-Mỹ vẫn có các khả năng kết án sai và nhất là lọt tội phạm. Nhưng có lẽ triết lý tư pháp của Anh- Mỹ là thà bỏ lọt 10 tội phạm còn hơn kết án một người vô tội, trong khi Nhật Bản (và có lẽ cả nhiều nước Á Đông) khác là "giết" nhầm còn hơn bỏ sót.
Trial By Prosecutor- Up against Japan's 99.8 percent conviction rate.
trích:
"
In 1990, a retired high-court judge gave an influential speech that indicted the criminal justice system [of Japan], citing the nation’s 99.8 percent conviction rate as evidence that prosecutors, not courts, decide the fate of criminals. Criminal trials, he declared, are merely “formal ceremonies” en route to conviction. …
Prosecutors are vested with tremendous authority, and courts routinely defer to prosecutorial judgment. The prosecutor, in collaboration with law enforcement, is expected not only to enforce the laws but to decide how to use them to serve the public good. He is given far broader powers of investigation than his American counterpart, including the ability to search, seize, and interrogate without the interference of defense counsel. Justice in Japan is often equated to cooperating with the prosecutor. One of the earliest changes made by legislators to the American legal framework was the addition of a “societal duty” to submit to questioning upon arrest.
Because of their importance in the Japanese system, prosecutors have an overwhelming need to be right. A single loss can end their career. Prosecutors nearly always go to trial with a confession in hand, meaning that criminal courts are rarely asked to decide guilt or innocence. At trial, the counsel for the defendant usually spends his time trying to demonstrate the client’s contrition, his chances of being rehabilitated, and the low risk he poses to society - factors that affect the sentence, not the verdict.
Even in contested cases, the outcome for defendants is bleak. In American federal courts, about one-fifth of all criminal defendants plead innocent - and of those, one-third are subsequently convicted (state numbers indicate a similar trend). Meanwhile, in Japan, despite the fact that only 7 percent of defendants choose to contest their prosecution, the conviction rate in such instances is still about 99 percent. …
But in the aftermath of this unlikely victory, the system turned on Mainali. A higher court stayed his acquittal and ordered him detained while the finding at trial was reconsidered. In the United States, where defendants are protected against double jeopardy, Mainali’s acquittal would have ensured that he went free. Japan has no such standard: The opportunity to appeal a criminal acquittal is just one more weapon in the prosecutorial arsenal. Critics have pointed out that the stigma of losing a case puts prosecutors under great pressure to appeal each and every acquittal. In the notor
ious Kabutoyama case, prosecutors spent 21 years unsuccessfully appealing not-guilty verdicts handed down against a teacher charged with killing one of her students. …Japanese prison terms, for both violent and nonviolent offenses, are shorter than those for comparable crimes in the United States. Murder, for instance, can carry a sentence of as little as three years. What is indisputable, however, is that in failing to emphasize procedural justice - a system based on rights and vigorous advocacy - Japan entrusts the integrity of its system to the good judgment of its prosecutors."
No comments:
Post a Comment