Đọc mấy bài báo liên quan tới xây dựng nhà Quốc hội, lạ cái là hầu hết đều không hề nhắc tới tên của nhóm KTS được lựa chọn.
Quyết định của Thủ tướng về phương án Nhà Quốc hội
KTS Nguyễn Trực Luyện góp ý mẫu Nhà Quốc hội mới
Hình ảnh 17 phương án thiết kế kiến trúc nhà Quốc hội mới
"Nên xây Nhà Quốc hội tại đô thị mới Tây Hồ Tây"
Tìm mãi mới thấy có bài này:
Thứ trưởng Bộ XD nhận xét về thiết kế Nhà Quốc hội
nhắc tới phương án được lựa chọn là "của Công ty GPM international GmbH (Cộng hòa Liên bang Đức)" nhưng cũng không nhắc tới kiến trúc sư chính là ai, trong khi theo thông lệ, vai trò của kiến trúc sư là rất quan trọng khi đề cập tới các công trình kiến trúc.
Xem qua ảnh của các mẫu thiết kế trên báo thấy mẫu được giải cũng chả đẹp lắm, cứ tủn mủn thế nào ấy.
2. Một vấn đề xôn xao dư luận thời gian qua là sát nhập Hà Tây vào Hà Nội. Tớ thì chẳng thấy có vấn đề gì trong việc sát nhập này, càng tốt chứ sao. Nhưng không rõ thế thì phương án xây dựng thành phố hai bên bờ sông Hồng có còn tiếp tục hay không?
Thực ra không hiểu mọi người phản đối vì sao, chứ ngày xưa những huyện như Mê Linh (Vĩnh Phúc) hay Ba Vì (Hà Tây) cũng từng thuộc Hà Nội. Cái chính là phải làm sao để phát triển Hà Nội mới như một metropolitan với trung tâm -phần city- là Hà Nội hiện nay.
Thôi có khi phải lên Hòa Bình hay sang Hà Tây mua đất thôi.
Mở rộng Hà Nội: Đô thị hiện đại ở Châu Á?
"Hà Nội không chỉ bó gọn trong không gian thủ đô, mà được xem xét như là tâm điểm của một vùng thủ đô rộng lớn gồm Hà Nội và 7 tỉnh Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nam và Hoà Bình, với diện tích tự nhiên khoảng 13.436km2, bán kính ảnh hưởng từ 100-150km.
Riêng không gian Hà Nội được mở rộng bao gồm ranh giới TP.Hà Nội hiện tại, toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc), diện tích của 4 xã: Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung thuộc huyện Lương Sơn (Hoà Bình)."
3. Nhà hát Tuổi Trẻ trúng lớn. Thế này thì có đủ công ăn việc làm cho tới năm 2020 rồi. Với quy mô đầu tư này, thì trung bình mỗi năm phải dựng khoảng 8 vở theo đơn đặt hàng của Nhà nước, với kinh phí trung bình 400 triệu cho một vở. Với số lượng các vở kịch như thế thì nhà hát này khỏi cần phải lo tới các sáng tác khác cho công chúng. Nhưng chỉ một nhà hát với dàn diễn viên không đa dạng mấy mà dựng 8 kiệt tác mỗi năm từ những Macbeth, Hamlet cho tới Vườn anh đào, Nhà búp bê, Ruồi, Caligula, Chờ đợi Godot, Tây Sương Ký, Tuyết tháng Tám... thì có phải là quá sức không? Còn đâu cảm hứng với các kiệt tác đối với cả diễn viên lẫn người xem? Và nói chính xác thì khá nhiều vở trong danh sách 100 kiệt tác này cũng không phải nhiều giá trị, còn khá cổ lỗ- đó là nhiều vở thời Nga Xô viết. Nói chung vẫn cơ chế bao cấp với chiếc bánh ngon về tay một số người, còn những người khác thì thòm thèm, tức giận.
100 kiệt tác sân khấu thế giới: Không nên tùy tiện!
"Dự án dàn dựng 100 kiệt tác sân khấu thế giới đã được Bộ trưởng Bộ VH - TT - DL Hoàng Tuấn Anh chính thức giao cho Nhà hát Tuổi trẻ vào chiều 3/3/2008. Dự án sẽ kéo dài đến năm 2020, với tổng kinh phí khoảng 40 tỷ đồng.
Sự kiện này đã gây xôn xao trong giới sân khấu suốt những ngày qua: Đây có phải thời điểm hợp lý để khởi động một dự án quá quy mô? Một dự án lớn như thế mà chỉ giao về cho riêng Nhà hát Tuổi trẻ liệu có hợp lý?"
No comments:
Post a Comment