Friday, March 07, 2008

Entry for March 07, 2008

Đọc bài này thấy chán cho điện ảnh Việt Nam quá


Cánh diều vàng 2008: Ngập ngừng trông đợi... những mùa sau

"
Được chờ đợi nhiều nhất ở dòng phim "chính thống" là
Trái tim bé bỏng của Nguyễn Thanh Vân. Nhưng màn hình vừa sáng là người xem đã thấy đồi cát, rừng dương, giọng Quảng Bình và... Hồng Ánh. Đề tài dẫu đã nhức nhối với bi kịch gái quê lên thành phố thì vẫn là những người đàn bà dắt con sấp ngửa chạy gằn qua trảng cát. Những góc quay thơ mộng như tranh của nhà quay phim Nguyễn Hữu Tuấn. Âm nhạc rất quyện mà không hề phải dùng đến một nét dân ca nào của Quốc Trung. Diễn xuất duyên dáng và đằm thắm của Đỗ Nguyễn Lan Hà... Tất cả vẫn nguyên một Thanh Vân của Đời cát. "Xem hai phút đã biết phim của Vân" - giám khảo Khải Hưng cười.

"Sau Sinh mệnh, đạo diễn trẻ Đào Duy Phúc tiếp tục đề tài chiến tranh và anh đã chọn kịch bản chuyển thể từ một cuốn tiểu thuyết của nhà văn Lê Minh Khuê (Em đã không quên - cuốn tiểu thuyết mà có lần được hỏi vì sao viết truyện ngắn hay thế mà viết tiểu thuyết lại thế, chị đã ngượng ngùng trả lời rất thật: "Quên hộ cái gọi là tiểu thuyết ấy đi được không?"). Đổi tên thành Hoài vũ trắng, bộ phim rất chỉn chu, sạch sẽ. Bối cảnh đẹp và âm nhạc cũng rất ăn nhập với phim- khác với hầu hết các phim "mậu dịch" eo hẹp về kinh phí, chỉ đặt nhạc sĩ viết nhạc để "điền vào chỗ trống". Nhưng chừng đó cũng không đủ để Hoài vũ trắng hấp dẫn, nó cũ từ đề tài, tình huống đến thoại, và cũ nhất là cái kết khiên cưỡng.

Cũ hơn nữa là Chớp mắt cùng số phận. Lại người yêu đi lính, cô gái ở nhà bị cậu bạn thân lừa. Câu chuyện hậu chiến lặp lại phim truyền hình những năm đầu 1990, nhưng không thể hấp dẫn bằng vì kết cục đã được biết trước từ lâu.

Vị chủ tịch ban giám khảo - NSND Huy Thành lắc đầu lẩm bẩm: "Những phim chiến tranh như hai phim này... 20 năm trước xem thì được (!?)".

Cũ và... buồn tẻ nhất là Chuyện tình Sài Gòn. Sáo mòn trong cốt truyện, vô lý trong tình tiết, chuyện tình đã khiến cả người kín đáo và trầm tĩnh như giám khảo Bùi Thạc Chuyên cũng phải bật cười khá nhiều lần trong những tình huống mà hình như đạo diễn muốn người xem khóc vì cảm động."

Một nhận định khác của bạn Lê Minh Light

No comments: