2. Loạt bài về phát hiện chấn động của ông Lê Mạnh Thát có khá nhiều vấn đề nhưng không đọc trực tiếp ông Thát viết gì nên không thể thực sự phê bình được. Nhưng qua những gì Hoàng Hải Vân thì cảm thấy ông Thát suy đoán quá xa mọi thứ, và làm lẫn lộn các khái niệm Việt.
Ví dụ như cam đoan của ông Thát là người Việt có Việt luật, Việt ca chứng tỏ là có “nhà nước” trước thời Hán. Thứ nhất chữ Việt luật ấy có thể chỉ là thứ “tục” của cộng đồng chứ không phải là luật của nhà nước (như luật Hammorabi từ 1800 TCN). Thứ hai, Việt ca là bài ca của người Việt nhưng người Hán gọi người bản xứ sinh ở phía nam sông Dương Tử là Việt tuốt (trừ nhà nước được coi là Hán hóa nhưng vẫn là man mọi như Sở) do đó “Việt ca” hoàn toàn có thể là bài hát của người Việt, chỉ có điều không phải người Việt Hùng Vương mà là Việt Câu Tiễn hay Mân Việt, Nam Việt chẳng hạn. Cũng vì thế mà như bài báo nêu, ông Quách Mạt Nhược cho rằng bài này của người Choang (tiếng Việt gọi là Tráng, cũng tức là người Tày- Nùng) ở Quảng Tây- hay nói cách khác là con cháu của người Việt ở Quảng Tây (rất có thể chính là con em nước Âu Lạc). Việc nhập nhằng các khái niệm Việt, lúc nhập lúc tách tùy xem lúc nào tiện ấy rất hay được một số nhà sử học- bán sử học trường phái “Đại Việt” ưa thích. Việc nghiên cứu cấu trúc từ trong cuốn Lục độ kinh và sách tiếng Hán thì cũng tốt nhưng thực ra công việc nghiên cứu tương tự đối với các sách như Thi-Thư-Dịch đã được nhiều người theo trường phái Kim Định tiến hành từ trước (ví dụ như các phát biểu sách Dịch là của người Việt hay phân tích chữ Thần Nông là cấu trúc từ người Việt dùng, hay cho rằng từ giang (sông) có nguồn gốc Việt). Ở đây cũng cần phân biệt rõ thế nào là VIệt? Rất có thể văn minh Hán đã ảnh hưởng một số từ ngữ và cấu trúc từ từ ngôn ngữ của các dân tộc bản xứ bị người Hán chinh phục, nhưng ngôn ngữ của họ không phải ngôn ngữ của người Việt ở đồng bằng sông Hồng. Đến bây giờ người Hán vẫn gọi tiếng Quảng Đông (Cantonese) là tiếng Việt đấy thôi? Ngoài tiếng Việt Quảng Đông, còn có tiếng Ngô (trên địa bàn nước Ngô Việt cổ), tiếng Tiều (nếu tớ không nhầm thì ở địa bàn nước Mân Việt cổ) cũng là tiếng có từ sự lai tạp của dân bản xứ với tiếng Hán. Liệu có phải chỉ tiếng của người Lạc Việt mới dùng Thần Nông chứ không phải Nông Thần như tiếng Hán không, mới dùng cấu trúc “trung tâm” như tác giả nêu không?
Còn truyện trăm trứng thì chỉ là huyền thoại cổ, có liên quan gì tới nguồn gốc người Việt đâu nhỉ?
Ông Thát uyên bác có tiếng nhưng xem ra cũng không khác mấy so với linh mục Kim Định, cũng là một người uyên bác có tiếng khác. Tất nhiên các nghiên cứu của các ông cũng đều có ích và có thể sẽ mở ra cho người sau những phương hướng tiếp cận hay tư duy nào đó (ví dụ ông Trần Ngọc Thêm vay mượn khá nhiều vốn liếng của Kim Định) nhưng thần thánh hóa các “phát hiện” đó, coi chung là “chấn động”, hay coi các giả thuyết rất đáng ngờ ấy như thể là các “sự thật” như bài báo thì có lẽ đi quá xa. Chúng ta có đang vẽ thêm râu, đội thêm mũ, khoác thêm áo cho các vị tổ tiên không chăm chút râu, không đội mũ và không mặc áo của chúng ta không?
3. Vụ bắt giữ trưởng đại diện báo Công An TP HCM ở Hà Nội Dương Tiến theo điều 258 Bộ Luật Hình sự, vì hành vi “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” xem ra đáng quan tâm. Không rõ nội tình nhưng tôi cảm thấy đây là một vấn đề đáng lo ngại, và có thể ảnh hưởng quyền tự do báo chí và tự do trong khiếu kiện của công dân (thấy từ trước tới nay có một số người bị bắt vì "tổ chức khiếu kiện sai"- thế nếu tổ chức khiếu kiện đúng thì không sao? Và làm thế nào để biết là như thế là sai, ai quyết định cái sai đúng đó hay chỉ phụ thuộc vào chánh án sau đó. Nếu theo logic đó chẳng nhẽ luật sư phải biết chắc bị cáo vô tội thì mới bảo vệ, vì nếu bị cáo bị kết án có tội thì luật sư đã bảo vệ cho bị cáo "sai"? Và tại sao việc giúp đỡ khiếu kiện thì bị tội còn nếu nếu người thưa kiện tự kiện th
ì không bị tội? Có điều luật nào quy định công dân không thể tư vấn hỗ trợ người theo kiện nếu không phải là luật sư đâu nhỉ?
Trong bài VNN có chi tiết sau "Theo nguồn tin riêng của VietNamNet, trong các hành vi xúi giục công dân khiếu kiện trái pháp luật, Đinh Công Sắt còn làm giả đơn khiếu kiện của 2 bà mẹ Việt Nam anh hùng, trong đó có mẹ đã 102 tuổi và hoàn toàn không biết chữ. Sau khi làm đơn, Đinh Công Sắt đã điểm chỉ dấu tay của mẹ vào đơn, và mang ra Hà Nội khiếu kiện." Không biết ở đây đồng chí cựu Thiếu tá công an kiêm chủ xe Sắt có làm giả đơn không, nhưng việc một người già và không biết chữ hoàn toàn có quyền nhờ người khác thảo đơn cho và điểm chỉ dấu tay mình để theo kiện. Mà nếu bà già ấy điểm chỉ tay thì không thể gọi là "làm giả", nếu cựu Thiếu tá Sắt dùng vũ lực hay quyền thế cưỡng ép hay lừa dối bà này điểm chỉ thì chỉ có thể gọi là cưỡng ép hay lừa dối hay lợi dụng kém hiểu biết thôi chứ không thể gọi là "làm giả đơn" được.
Điều luật này cũng rất chung chung , có thể bị lạm dụng khá tùy tiện tùy cách diễn giải của nhà chức trách. Tuy nhiên, thông tin vẫn còn tù mù, chờ vụ này xem thế nào.
Xem thêm trên blog Bùi Thanh, VNN, Đức Hiển, Đông A.
4. Danh sách những người ký thư ngỏ vụ Trần Dần- Thơ hiện đã lên tới gần 90 người. Xem trên blog Nhị Linh.
5. Interesting!
The Differences in Gender -- Sealed With a Kiss
"...
Women place more emphasis on the taste and smell of the person they kiss than men do, the researchers found.
"That clues us in that females may be using it more to make mate assessments than men," she said.
Women were also more likely to refuse to have sex with a partner unless they kissed first. More than half of the men said they would have sex without kissing first, but fewer than 15 percent of the women said the same.
Moreover, kissing is clearly a much bigger potential deal-breaker for women than for men. Women were much more likely to say they would refuse to have sex with a bad kisser.
"Women are definitely using kissing to make an assessment about the male. If he's a bad kisser, then she's not going to want to have sex with him. She's getting a lot of information from that kiss," she said.
Men were also more likely to expect kissing to lead to sex. Men assumed that would be the case about half the time; women only about one-third of the time. And it made no difference to men if they were in a short- or long-term relationship.
"Men tend to think kissing should lead to sex no matter what," Hughes said.
That fits with other research, said Beverly Palmer of California State University, that has found that men and women often interpret nonverbal cues differently.
"When the woman is first kissing the man, she's not necessarily sending the signal, 'Let's go to the next stage' -- but the man is reading it that way," Palmer said. "So both can get themselves into difficulties if they don't verbalize their true intentions."
Men were also much more likely to want to exchange more saliva during a kiss.
"Males like the very moist, wet open-mouth kisses," Hughes said. "We didn't expect that."
Men tend to have less acute senses of taste and smell than women, which could explain that finding, she said.
"Perhaps males need more saliva to make subtle mate assessments," she said, noting that previous research has suggested that a woman's breath changes across the menstrual cycle. "He may be subconsciously detecting whether she's fertile or not."
Fisher was intrigued that men also were more likely than women to think a kiss could end a fight. "I didn't expect that. Maybe it's because they know women find kissing more intimate, so they are doing something not for themselves but to win women over," Fisher said."
No comments:
Post a Comment