Saturday, March 22, 2008

Entry for March 22, 2008

BBC 4 nhìn lại vụ Mỹ Lai

img
img

BBC 4 nói rằng không chỉ đại đội Charlie mà còn một đơn vị nữa cùng can dự vụ thảm sát Mỹ Lai
Khoảng 500 thường dân Việt Nam bị binh sĩ Mỹ giết chết trong vụ mang tên 'Thảm sát ở Mỹ Lai' vào đúng dịp giữa tháng Ba này tròn 40 năm về trước.

Đây là vụ giết người tạo ra bước ngoặt trong lịch sử Chiến tranh Việt Nam.

Trong suốt một năm sau vụ việc, những hành động sát nhân và hãm hiếp của quân lính Mỹ đã bị che đậy.

Những gì dư luận thế giới biết chủ yếu đến từ vụ xử trước tòa án binh viên trung uý William Calley trong các năm 1970/71. Ông ta là người duy nhất bị kết án phạm tội ở Mỹ Lai.

Nhưng vụ thảm sát này không chỉ đơn thuần là những hành vi của nhóm lính bất trị gây ra.

Nó là một cuộc bắn giết được lên kế hoạch cẩn thận với mục tiêu giết càng nhiều càng tốt.

Điều tra kín ở Ngũ Giác Đài

Trước vụ xử Calley, quân đội Hoa Kỳ đã có cuộc điều tra riêng về cuộc thảm sát.

img
William Calley bị kết án chung thân nhưng chỉ ba ngày sau đã ra khỏi nhà tù trong khi kháng án, theo lệnh của Tổng thống Nixon. Sau đó Calley bị giam tại gia ba năm ở Fort Benning, bang Georgia và được tha bổng cuối 1974...
Bài trên BBC News 13.03.1998

Cuộc điều tra mang tên “The Peers Inquiry” (theo tên tướng William Peers) nghe nhiều chứng cớ được giữ kín trong lòng Ngũ Giác Đài trong khoảng thời gian từ tháng 12 năm 1969 đến tháng Ba 1970.

Bản ghi âm cuộc điều tra này bị quên lãng gần 40 năm.

Trong chương trình buổi tối 15 tháng Ba 2008 (20:00 GMT), đài BBC Radio 4 ở Anh sẽ cho thính giả nghe những đoạn quan trọng nhất từ các cuốn băng.

Đây là lần đầu tiên, công chúng được nghe lời khai của những người can dự vào vụ Mỹ Lai, và được biết toàn bộ chi tiết các hoạt động của quân đội Hoa Kỳ tại nơi xảy ra vụ việc ngày 16 tháng Ba 1968.

BBC cũng phỏng vấn những người lính từng can dự vào một trong những người trong ban điều tra.

Trong vòng 14 tuần liền, tướng William Peers và ủy ban đã ghi nhận lời khai của 403 nhân chứng: các quân nhân, sĩ quan chỉ huy, tuyên uý, nhà báo Mỹ và của cả người Việt.

Kết quả cuộc điều tra khiến quân đội Hoa Kỳ bối rối tới mức nó đã bị ỉm đi.

img
img
Người sống sót sau vụ thảm sát chỉ vào nơi chừng 170 người bị vùi xác

Gần 400 giờ thu âm vào băng đã bị chuyển sang chế độ bảo mật cho tới bây giờ.

Những lời khai khiến người ta choáng váng.

Một lính Mỹ kể:

"Phát đạn đầu tiên trúng vào đầu một trẻ sơ sinh và tôi phải quay mặt đi để nôn mửa".

Một người khác cho biết:

"Đa số đồng ngũ trong đại đội của tôi không coi người Việt là người...Một gã tóm ngay một cô gái và....Sau đó, họ bắn chết cả nhóm con gái đó khi đã... xong..."

Các cuốn băng trong cuộc điều tra "The Peers Inquiry" chứng minh rằng các quân nhân Hoa Kỳ đã hiếp và giết hàng trăm thường dân không chỉ ở một làng mà trong ba ngôi làng ngày hôm đó.

img
Phát đạn đầu tiên trúng vào đầu một trẻ sơ sinh...
Một quân nhân Mỹ

Băng ghi âm cũng chứng minh rằng hai đại đội, chứ không chỉ đại đội Charlie tai tiếng đó, có liên quan.

Bằng chứng cũng nói rõ rằng nhiều binh sĩ trẻ không được huấn luyện tốt và họ hết sức coi thường pháp luật. Các cuộn băng cũng cho thấy lệnh "Không để ai sống sót" là do các sĩ quan chỉ huy đưa ra.

Cuộc điều tra đề nghị phải huấn luyện quân lính trước khi cử họ đi tiêu diệt những nhóm nổi dậy và nói đến trách nhiệm của cấp chỉ huy trong thời chiến, những vấn đề còn đầy tính thời sự cho Afghanistan và Iraq ngày hôm nay.

Người dẫn chương trình của BBC Radio 4 là nhà báo quân đội Mỹ,
Robert Hodierne, bản thân là một cựu binh trở về từ Việt Nam.

Mời quý vị đón tìm nghe bài trên BBC Radio 4 ngày 15.03 (20:00 GMT) trên đường dẫn bên tay phải. BBC Tiếng Việt sẽ chuyển tải chương trình này thừi gian tới.

No comments: