Friday, August 01, 2008

Entry for August 01, 2008

Các nhận định chung từ nước ngoài về việc thay 5 tướng ở Quân khu Thủ Đô và bổ nhiệm tướng Hùng, Giám đốc Học viên Quốc phòng lên làm Phó Tổng Tham mưu trưởng thiên về xu hướng cho rằng quân đội Việt Nam đang muốn hiện đại hóa quân đội, đưa các sĩ quan trẻ lên thay các sĩ quan thuộc thế hệ cũ.
Tham khảo bài của TS. Nguyễn Văn Huy trên BBC.

Đằng sau việc thay lãnh đạo Quân khu Thủ đô

"Một nguyên do khác, không thể nói ra nhưng mọi người đều hiểu, là sự thay đổi toàn bộ ban lãnh đạo Quân khu Thủ đô nằm trong chiều hướng canh tân hóa và hiện đại hóa quân đội.

Trước sự gia tăng áp lực quân sự của Trung Quốc trong khu vực Biển Đông và dọc vùng biên giới, Bộ Chính trị đảng cộng sản Việt Nam muốn tìm một hướng đi khác thay vì ngoan ngoãn đi theo và làm vừa lòng Trung Quốc.

Sự bãi nhiệm toàn bộ ban lãnh đạo quá khứ này cho thấy quyết tâm của bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam muốn loại bỏ hẳn khuynh hướng thiên Trung Quốc này ngay tại thủ đô Hà Nội. Sự kiện này chỉ có thể làm vừa lòng mọi quân nhân và dân chúng trên toàn quốc và thích ứng với yêu cầu của tình thế quốc tế và khu vực."




Một bài trên RFA được cho là phỏng vấn một sĩ quan giấu tên ở Quân khu Thủ đô. Vì RFA bị firewall nên tớ copy luôn.

Một sĩ quan thuộc Quân khu Thủ đô nói về quyết định cách chức các tướng lãnh

Thanh Trúc, phóng viên đài RFA
2008-07-31

"Việc cả 5 tướng lãnh thuộc Bộ Tư Lệnh Quân Khu Thủ Đô bị hoán chuyển và trả về Bộ Quốc Phòng là một sự kiện mới xảy ra lần đầu tiên trong lịch sử Quân Đội Nhân Dân Việt Nam.

img

AFP PHOTO/Hoang Dinh Nam

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng duyệt hàng quân danh dự của Quân đội Nhân dân Việt Nam nhân dịp đón tiếp Thủ tướng Nam Hàn Kim Young-Il. Hôm 28-7, ông Dũng đã ký quyết định cách chức toàn bộ lãnh đạo của Quân Khu Thủ Đô.


Chắc chắn Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã là người đứng ra thi hành quyết định chung của cả Bộ Chính Trị, Trung Ương Đảng CSVN, nhưng phải chăng đó là dấu hiệu cho thấy quyền lực của Thủ Tướng Dũng vẫn được yểm trợ và củng cố vững mạnh?

Và sự kiện ấy còn mang ý nghĩa gì, báo hịêu những điều gì cho lực lượng quân sự hùng mạnh này? Thanh Trúc phỏng vấn một sĩ quan phục vụ tại Quân Khu Thủ Đô, tỏ ra nắm vững nội tình quân khu này. Vị sĩ quan không muốn nêu tên và cấp bậc.

Đấu tranh giữa phe thân Mỹ và thân Trung Quốc

Thanh Trúc: Ông có cảm nhận gì về sự thuyên chuyển và cách chức bất ngờ này?

Sĩ quan QĐNDVN: Thật ra tôi chưa hiểu sâu sắc việc thay đổi này tại vì quyết định mặc dầu rõ ràng là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã quyết định ký cái việc đó, nhưng mà ai đã ủng hộ cho ông Thủ Tướng Dũng ký một cái quyết định lớn như vậy?

Nhưng mà chắc chắn rõ ràng là nó có một sự đấu tranh nào đó giữa lực lượng thân Mỹ và lực lượng thân Trung Quốc, hai bên đang đấu tranh vớí nhau rất quyết liệt.

Chắc chắn rõ ràng là nó có một sự đấu tranh nào đó giữa lực lượng thân Mỹ và lực lượng thân Trung Quốc, hai bên đang đấu tranh vớí nhau rất quyết liệt.

Một sĩ quan thuộc Quân khu Thủ đô

Cái thứ hai nữa là cái việc Hà Nội là địa bàn có thể nói là một trong những địa bàn trọng điểm và vô cùng quan trọng. Mình chỉ cần nói một cách đơn giản thôi, việc tư lệnh một quân khu đóng tại Hà Nội -mà người ta đồng tình để người ta thay đổi - thực hiện cuộc cách mạng nào đó thì việc đó vô cùng dễ dàng. Khi đã thay đổi rồi thì lập tức tất cả các quân khu, các quân doàn, các đơn vị khác không kịp trở tay.

Trong cái tình hình như hiện nay, về mặt quân đội, do vậy là sự thay đổi này có thể là một sự thay đổi trong sự chuẩn bị nào đó, mà theo nhận định của cá nhân tôi, thay đổi một quân khu lớn như vậy, trọng điểm như vậy, rõ ràng là có một vấn đề gì đó.

Nếu như việc thay đổi này là hoàn toàn từ quyết định của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng có đủ quyền lực để thay đổi một cái việc như thế thì có nghĩa là phe thân Mỹ đã mạnh lên rồi đó. Thực tế phe thân Mỹ đã mạnh lên rất nhiều rồi.

Thanh Trúc: Quân Đội Nhân Dân Việt Nam thời gian gần đây có biểu hiện gì trong quan điểm về sự đối đầu hay thân thiện với Mỹ hay là với Trung Quốc không?

SÄ© quan QĐNDVN: Hiện bây giờ có hai vấn đề, má»™t là Thủ TÆ°á»›ng Nguyá»…n Tấn DÅ©ng ký cái việc này thì phải có má»™t người nào đó trong quân Ä‘á»™i ủng há»™, dứt khoát nhÆ° thế, mà có lẽ mình thấy là Bá»™ Trưởng Quốc Phòng. Bá»™ Trưởng phải ủng há»™, phải ủng há»™ thì má»›i ký được cái việc nhÆ° thế. NhÆ° vậy khi mà Bá»™ TrÆ°á
»Ÿng ủng há»™ thì có nghÄ©a rằng Bá»™ Trưởng cÅ©ng có tÆ° tưởng rất hÆ°á»›ng về phía Mỹ trong việc hợp tác quân sá»± về mặt chiến lược và lâu dài.

Bởi vì về quân trang có sự thay đổi về trang phục thì thời Bộ Trưởng Phạm Văn Trà là muốn mặc lại trang phục thời chiến tranh chống Mỹ mà Trung Quốc đã cấp cho họ. Hiện nay quân phục của những người lính là mặc lại đó chứ, mặc lại những bộ gabardine đấy, còn trước đây thời mình là chiến sĩ thì mình mặc K82, cho đến bây giờ, đến thời gần đây nhất và hiện nay là ăn mặc theo bộ quần áo may theo kiểu của Trung Quốc viện trợ cho Quân Đội Nhân Dân Việt Nam trong giai đoạn chống Mỹ.

img
Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush đón tiếp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam tại Tòa Bạch Ốc hôm thứ Ba 24-6-2008. AFP PHOTO/Jim Watson
Cái ý tưởng này là do ông Phạm Văn Trà làm lại, thì bây giờ ông Phùng Quang Thanh lên, ổng thay đổi cái trang phục đó, ổng không muốn nhìn lại bộ trang phục đó, có nghĩa là ông Phùng Quang Thanh có cái gì đó không thích Trung Quốc thôi. Đấy, theo cách nhìn chủ quan của tôi.

Thanh Trúc: Vị tướng tư lệnh quân khu thì hoán chuyển với ông tướng giám đốc Học Viện Quốc Phòng, tức là không bị cách chức phải không?

Sĩ quan QĐNDVN: Thì bây giờ ổng về làm giám đốc học viên, giám đốc học viện đó. Thật ra trong cái việc thay đổi tại sao không gạt ông Hoạt ra, có lẽ ông Hoạt cũng là một người rất gần gũi với ông Phùng Quang Thanh và rất gần gũi với cả ông Nguyễn Tấn Dũng, vì thế mà không bị gạt đi, còn những vị trí ở bên dưới thì có thể gạt bỏ luôn.

Thế còn ông giám đốc học viện đương nhiệm hiện nay là ông Phạm Xuân Hùng thì lên làm Phó Tổng Tham Mưu Trưởng và ông này có nhiều khả năng trở thành Tổng Tham Mưu Trưởng trong tương lai.

Thanh Trúc: Thế còn 4 người kia bị trả về Bộ Quốc Phòng là thế nào, có phải để chờ thuyên chuyển không?

Sĩ quan QĐNDVN: Thật ra là cho nghỉ luôn chứ không phải thuyên chuyển đâu. Nghỉ luôn, năm ông này nghỉ luôn. Quyết định của Thủ Tướng là cho nghỉ luôn. Chỉ duy nhất là ông Tư Lệnh Quân Khu là ông ấy được điều sang làm giám đốc học viện thôi. Còn thì cho nghỉ luôn mà, cho về hưu luôn.

Số sĩ quan trẻ là rất bức xúc về tất cả vấn đề Trung Quốc, nào là hiệp định biên giới, rồi nào là Hoàng Sa, nào là Trường Sa. Toàn bộ hệ thống lãnh đạo của quân đội, đảng, nhà nước đều là hèn nhát cả, hèn nhát đến vô cùng luôn.

Một sĩ quan thuộc Quân khu Thủ đô

Thay đổi để ứng phó

Thanh Trúc: Tại sao trong tình hình bây giờ mà quân đội lại có chiều hướng thay đổi?

Sĩ quan QĐNDVN: Đã có những bước thay đổi rồi. Bao giờ quân đội cũng đặt ra tình huống Trung Quốc có thể bất ngờ tấn công, thì ai sẽ là người điều động quân đội để đối phó với tình huống như thế ?

Nếu mà còn giữ lại người thật sự thân với Trung Quốc thì chắc chắn họ sẽ không điều động quân, hoặc họ sẽ sử dụng hình thức tác chiến có hại cho phía quân đội Việt Nam hơn. Vì thế mà cuộc thay đổi này mình nghĩ là một cuộc thay đổi rất mạnh mẽ

Thanh Trúc: Tầng lớp sĩ quan trẻ trong Quân Đội Nhân Dân bây giờ có thể có suy nghĩ như thế nào về cuộc chiến gọi là chống Mỹ cứu nước trước đây và vấn đề Trung Quốc ngày nay? Họ có sợ Trung Quốc hay không?

Sĩ quan QĐNDVN: Quân Đội Nhân Dân Việt Nam cũng như Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà trước đây, tuy nhiên có thể đánh nhau trong quá khứ là việc của quá khứ, nhưng để bảo vệ lãnh thổ của tổ quốc thì như nhau, đều sẵn sàng hy sinh như nhau. Những việc đó, tất cả những người lính và sĩ quan đều sẵn sàng, luôn sẵn sàng, luôn sẵn sàng, làm việc đấy bất cứ lúc nào, bất cứ lúc nào luôn.

Nhưng mà tại sao lãnh đạo cứ sợ những việc đó? Quân đội ta không phải là mạnh, ngay cả bây giờ Quân Đội Nhân Dân Việt Nam không phải là mạnh, nhưng không đến mức độ hèn và yếu để mà lùi bước trước Trung Quốc.

Thanh Trúc: Tầng lớp sĩ quan trẻ trong Quân ĐỘi Nhân Dân bây giờ có suy nghĩ như thế nào về vấn đề Trung Quốc hiện nay? Họ có sợ Trung Quốc không?

Sĩ quan QĐNDVN: Số sĩ quan trẻ là rất bức xúc về tất cả vấn đề Trung Quốc, nào là hiệp định biên giới, rồi nào là Hoàng Sa, nào là Trường Sa. Toàn bộ hệ thống lãnh đạo của quân đội, đảng, nhà nước đều là hèn nhát cả, hèn nhát đến vô cùng luôn.

Hèn đến mức mà mình cảm tưởng mình không thể sống được nữa, nếu mình cứ tiếp tục như thế này. Chả biết mình chiến đấu vì ai. Người lính thì dù mặc bộ quần áo nào, mục tiêu đầu tiên là bảo vệ nhân dân và bảo vệ tổ quốc, và bảo vệ lãnh thổ, sau đó bảo vệ cái gì đó thì mình không biết, nhưng hai cái trước phải đặt lên hàng đầu.

Cái thứ hai nữa là trong quá trình xây dựng chiến lược, phát triển các mối quan hệ quân sự thì mối quan hệ đầu tiên, lớn nhất, là hợp tác quân sự với Mỹ. Mặc dù đảng không thích Mỹ một chút nào luôn, có thể nói ghét là khác, nhưng dứt khoát phải dựa vào Mỹ.

Thanh Trúc: Các sĩ quan tương đối trẻ có được biết gì về trận chiến Hoàng Sa năm 1974 không?

Sĩ quan QĐNDVN: Vô cùng bức xúc, mình vô cùng bức xúc. Những thế hệ sĩ quan trẻ như mình và về sau này nữa thì họ càng bức xúc những cái như thế. Nhưng mà phải nói là cái Hoàng Sa, một bài học đau đớn là chính Mỹ đã bán rẻ.

Phải nói thật là Mỹ và Trung Quốc đã bắt tay nhau bán rẻ cái Hoàng Sa đó, sau cái cuộc ngoại giao bóng bàn năm 1972 thì quân đội Trung Cộng tấn công Hoàng Sa mà khi đó Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà còn đang trấn giữ, thì quân đội Trung Cộng đã chiếm Hoàng Sa của mình rồi. 54 người lính có thể nói là những người anh hùng của đất nước đã hy sinh ở đó chính là những người lính Việt Nam Cộng Hoà.

Và sau này đến năm 1974 thì những người lính của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam cũng chết ở Trường Sa một lần nữa. Những bài học vô cùng đau đớn như thế mà mình không hiểu tại sao lãnh đạo không nhìn ra những việc đó. Lãnh đạo đảng - nhà nước, lãnh đạo cao cấp nhất của đất nước này tại sao không nhìn ra những việc như thế!

Thanh Trúc: Những sĩ quan và chiến sĩ Quân Đội Nhân Dân Việt Nam có sự kỳ vọng gì vào thế hệ sĩ quan trẻ hay có e ngại gì trong mối quan hệ với Hoa Kỳ không?

Sĩ quan QĐNDVN: Theo tôi thì cái tôi mong mỏi nhất là Mỹ mở rộng cái chương trình đào tạo quân sự cho Việt Nam, theo cái chương trình mà Bộ Quốc Phòng Mỹ dành cho các nước, thì Mỹ sẽ đào tạo những thế hệ sĩ quan trẻ để từ đó họ có - vì thế hệ trẻ bao giờ họ cũng có tư tưởng khác với những thế hệ già cỗi như hiện nay và hèn nhát như hiện nay.

Thế hệ sĩ quan trẻ bao giờ họ cũng có tư tưởng cởi mở hơn và có thể nói họ sẽ là những người hàn gắn lại nỗi đau chiến tranh mà cả dân tộc phải chịu dựng, chứ không phải bên nào hoặc bên nào cả, cuộc chiến tranh qua đi quá lâu rồi đừng để nó đau đớn nữa.

Tất nhiên cá nhân tôi thì tôi vẫn rất ghét Mỹ vì thật ra Mỹ đã bán cả Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà rồi, bán đi những người gần gũi nhất của người Mỹ rồi. Về phần tôi, tôi vẫn có sự cảnh giác đối với Mỹ, thật sự đối với Trung Quốc và ngay cả đối với Mỹ.

Nhưng mà dứt khoát, chắc chắn rằng trong khu vực Đông Nam Châu Á này và khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, cả cái vùng này người Mỹ không thể tìm được người bạn nào tốt hơn là người Việt Nam cả. Tôi khẳng định là như vậy."





No comments: