Tuần vừa qua có hai sự kiện đáng chú ý. Thứ nhất là việc Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Vũ Dũng có khẳng định cứng rắn về ""Vùng khai thác dầu thuộc chủ quyền VN" và : “Tất cả các dự án Việt Nam đang tiến hành đều nằm trong vùng thềm lục địa tối thiểu 200 hải lý của Việt Nam...Quyền của chúng ta thì chúng ta làm”. Nhận định này được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ tuyên bố ủng hộ chủ quyền Việt Nam, Bộ Ngoại giao Mỹ phản đối Trung Quốc ép công ty Exxon của Mỹ phải bỏ dự án khai thác dầu ở vùng biển mà họ cho là đang tranh chấp (và Việt Nam cho là chủ quyền của mình". Sự kiện này đáng chú ý bởi lâu lắm mới thấy một phát ngôn cứng rắn như thế với Trung Quốc ở cấp thứ trưởng trở lên, chứ không phải là những lời niệm buồn tẻ, với nội dung được biết trước của anh Phát ngôn viên Lê Dũng (chỉ tương đương cấp Vụ trưởng). Đáng chú ý nữa là phát biểu này của ông Dũng được đưa ra trước chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được dự định vào cuối năm, nên có lẽ cũng có thể hiểu như một cam kết lập trường của Chính phủ Việt Nam trong hoàn cảnh hiện nay
Thứ trưởng Ngoại giao: Vùng khai thác dầu thuộc chủ quyền VN
Sự kiện đáng chú ý thứ hai là vụ giáo dân đòi đất ở Thái Hà, tôi không theo dõi lắm nên không nhận xét gì nhiều. Chỉ có hai nhận xét nhỏ: Thứ nhất là chính quyền vẫn áp dụng cách xử lý như vụ Thái Bình ngày trước, tức là theo dõi, đánh dấu rồi khởi tố sau này với những người được coi là "nguy hiểm". Thứ hai là rõ ràng vụ đòi đất này có tổ chức của giáo hội, có thể từ phía Tòa giám mục Hà Nội (?), khi nhiều người tham gia đòi đất là bà con giáo dân người Mường sinh sống chủ yếu ở Hòa Bình. Nếu đọc comment của cộng đồng Internet trên BBC hay trên các blog, có thể thấy ý kiến về vụ này rất chia rẽ giữa những người ủng hộ hành động của giáo dân và những người ủng hộ cách xử lý của chính quyền.
Friday, August 29, 2008
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment