Tuesday, August 19, 2008

Entry for August 19, 2008

Bác này trên talawas phát biểu ngớ ngẩn quá. Hình như cũng là một cây bút khá có tên tuổi ở hải ngoại mà viết rất cảm tính. Bỏ qua đoạn viết về Trương Nghệ Mưu (tôi không theo dõi lễ khai mạc nên cũng không quan tâm và không thể nói gì) nhưng đoạn viết về phim Người Mỹ trầm lặng có quá nhiều lỗi.

Nguyễn Hoàng Văn-Sự sa đọa của Trương Nghệ Mưu

"Nhưng đây không phải là lần đầu tiên tôi thất vọng như thế. Đâu năm năm trước, sau khi thất vọng với Người Mỹ trầm lặng của Phillip Noyce trong rạp chiếu, tôi còn thất vọng nhiều hơn khi đọc những lời lẽ khen ngợi rặt giọng “ủy viên” của những tên tuổi có thẩm quyền ở Việt Nam mà nhà sản xuất mượn lời để quảng cáo trên báo chí tại Úc [5] . Rồi đâu đó, những “ủy viên” không chính thức nữa [6] . Phim thì đầy những sai sót lắt nhắt về lịch sử [7] và truyện phim thì xoay quanh mấy biến cố chính trị ở Việt Nam qua những lần đánh đĩ của một cô gái Việt. Hết phó thác thân xác cho một ký giả Anh thì phó thác cho một nhân viên tình báo Mỹ, và khi nhân viên tình báo Mỹ mất mạng thì quay về với vòng tay người Anh. Một thiếu nữ tượng trưng cho thân phận Việt Nam mà cứ đi đánh đĩ vòng vòng, đánh đĩ đến tưởng là vĩnh cửu. Vậy mà, trong lời lẽ của những “ủy viên văn hóa” chính thức hay không chính thức, Noyce lại là người “rất tôn trọng lịch sử và văn hóa Việt Nam”, người “rất yêu Việt Nam, có tấm lòng với đất nước và con người Việt Nam”. Thậm chí, chỉ một hiệu ứng âm thanh bình thường dựa vào một ca khúc trên đẳng cấp trung bình trong đó thôi, họ còn nhìn ra cả một “bình diện vĩnh cửu” trong cái không gian của những lần đánh đĩ. Như thế, xét cho cùng, thực tâm Noyce đâu có tôn trọng “lịch sử và văn hóa Việt Nam” hay “rất yêu Việt Nam”? Ông ta chỉ yêu và tôn trọng chính ông ta. Ông ta yêu và hết lòng với tác phẩm của ông ta, trong cái thế giới quan của ông ta, như một đạo diễn chuyên nghiệp. Vấn đề là ông ta diễn tả lịch sử Việt Nam đúng theo cái lăng kính lịch sử của lực lượng toàn trị. Mỹ thì phải xấu. Các lực lượng kết thân với Mỹ cũng phải xấu. Và khi nghệ sĩ thiên tả tuân thủ nghiêm nhặt những điều này thì lịch sử Việt Nam, nhìn từ khoảng hở giữa những lần cô gái Việt dạng chân ra cho hai gã da trắng trèo lên, cũng đường đường chính chính là một thứ “lịch sử và văn hóa Việt Nam được tôn trọng”."




[5]Có thể đọc lại lời này trên website của BBC: http://news.bbc.co.uk/2/hi/asia-pacific/2582575.stm
[6]Xem: www.talawas.org
[7]Thí dụ những chi tiết liên quan đến nhân vật Trịnh Minh Thế (Quang Hải). Đó là cảnh Trịnh Minh Thế dẫn quân đi nghênh ngang ở giữa Sài Gòn vào lúc chưa diễn ra trận Điện Biên Phủ, tức trước năm 1953. Hay cảnh ký giả Thomas Fowler (Michael Cain) vào chiến khu phỏng vấn Trịnh Minh Thế và căn vặn về một vụ thảm sát ở một làng quê Bắc Bộ khiến thủ lĩnh này “chạm nọc” và nổi điên. Những chi tiết này hoàn toàn thiếu chính xác về thời gian và không gian."

+ Thứ nhất, Nguyễn Hoàng Văn nhắc tới phim Người Mỹ trầm lặng mà không hề nhắc một dòng tới tác phẩm nổi tiếng là nguyên tác cuốn phim này- tiểu thuyết Người Mỹ trầm lặng của Graham Greene. Chẳng nhẽ một nhà văn từng viết cả cuốn sách phê bình văn học (Văn hoá, giới tính và văn học (California: Văn Mới, 2004)) và là thành viên Ban biên tập tạp chí Tiền Vệ mà lại chưa từng đọc tiểu thuyết được coi là nổi tiếng nhất về chiến tranh Việt Nam, của một trong những nhà văn quan trọng nhất trong thế kỷ 20? Bởi nếu đọc Greene rồi và muốn phê phán Phillip Noyce thì Hoàng Văn cần chỉ ra những chi tiết nào Greene viết đúng và Noyce dựng sai.

+ Thứ hai: tướng Trịnh (hay Trình) Minh Thế đã tách khỏi lực lượng kháng Pháp từ năm 1951 và tiến hành khủng bố ở Sài Gòn từ 1951-1953. Trên Wikipedia còn ghi những dòng sau về Thế: " Thế's forces were implicated in a series of terrorist bombings in Saigon from 1951 to 1953—which were blamed on Communists at the time—and may also have been responsible for the assassination of the French General Chanson at Sadec in 1951."

Hay trên Wiki tiếng Việt: "
Tháng 6 năm 1951, Trình Minh Thế chính thức rời khỏi hàng ngũ giáo phẩm Cao Đài với chừng 2.000 người của mình và thành lập lực lượng riêng, lấy tên là Liên Minh, chủ trương chống cả Việt Minh và Pháp. Cha và anh của ông cũng thành lập lực lượng vũ trang trong Liên Minh, về sau hai người bị giết khi đụng độ
với lực lượng Việt Minh. Tuy nhiên, cũng có tin cho rằng ông Trình Thành Quới chết vì trúng mìn do chính lực lượng Liên Minh đặt phòng vệ quanh doanh trại.

Lực lượng của Trình Minh Thế được cho là đã thực hiện một loạt các vụ đánh bom khủng bố tại Sài Gòn từ năm 1951 tới năm 1953, thời kỳ đó bị đổ cho Việt Minh, và có lẽ cũng phải chịu trách nhiệm cho vụ ám sát tướng Chanson tại Sa Đéc năm 1951."

+ Thứ ba: Người Mỹ trầm lặng là phim/tiểu thuyết chứ không phải sách sử, và không có nhân vật tướng Cao Đài "Trịnh Minh Thế" trong phim/tiểu thuyết này, chỉ có nhân vật hư cấu Tướng Thé (General Thé), được xây dựng trên một nguyên mẫu là Trịnh Minh Thế mà thôi. Không có bất kỳ chỗ nào trong tác phẩm, Greene hay Noyce khẳng định rằng nhân vật hư cấu Tướng Thế chính là nhân vật lịch sử Trịnh Minh Thế. Hầu hết các bạn đọc cuốn này, không chỉ người Mỹ mà cả người Việt, thậm chí còn chẳng biết Trịnh Minh Thế là ai, chỉ biết nhân vật tiểu thuyết General Thé là một viên tướng nhận tiền của Mỹ, tiến hành khủng bố ở Sài Gòn và đổ lỗi cho Việt Minh.

+ Thứ tư: Cách hiểu bộ phim của Nguyễn Hoàng Văn là cách hiểu của cá nhân ông ta, tất nhiên không có gì đáng nói.
Nhưng trong câu này thì Hoàng Văn viết ra thật khó hiểu: lực lượng toàn trị là lực lượng toàn trị nào: Nga cộng, hay Ý phát xít hay Đức Nazi hay Trung cộng?


"Vấn đề là ông ta diễn tả lịch sử Việt Nam đúng theo cái lăng kính lịch sử của lực lượng toàn trị. Mỹ thì phải xấu. Các lực lượng kết thân với Mỹ cũng phải xấu".
Và phải chăng Hoàng Văn cho rằng lăng kính của Noyce (theo tôi, thể hiện rất trung thực cách nhìn của Graham Greene) là đúng với cách nhìn của lực lượng toàn trị?
Bởi Hoàng Văn không nhắc tới Greene nên ông ta cũng hoàn toàn không nói rõ lăng kính của Noyce khác thế nào với lăng kính của Greene, hay Greene cũng là nhà văn có cách nhìn "toàn trị" như thế? Nếu vậy thì thật đáng ngạc nhiên khi Greene vẫn được đánh giá cao như thế ở phương Tây và tiểu thuyết Người Mỹ trầm lặng của ông được nhiều người đánh giá như một tiên đoán chính xác nhất về chiến tranh Việt Nam, một miêu tả sắc sảo hàng đầu về thực trạng một nước đang phát triển trong giai đoạn hậu thuộc địa (cuốn này cùng cuốn Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh được coi là hai cuốn sách không thể thiếu trong những giáo trình tìm hiểu về lịch sử chiến tranh Việt Nam ở nhiều trường Đại học Mỹ). Ở đây, ông Văn lại mắc chính cái lỗi mà ông phê phán, khi ngầm cho rằng ai phê phán "Mỹ xấu" thì cũng là bạn đồng hành của toàn trị.

+ Thứ năm là chú thích số 6 rất ngớ ngẩn, vi phạm mọi nguyên tắc của việc chú thích.

Trương Nghệ Mưu có sa đọa hay không thì tôi không dám bàn (và tại sao lại là sa đọa, theo từ điển tiếng Việt ở đây thì sa đọa là "
Trụy lạc hay ăn chơi đến mức đồi bại nhất", nhưng đọc cả bài không thấy Hoàng Văn chỉ ra Nghệ Mưu ăn chơi đồi bại, trụy lạc thế nào, ở đâu, với bao nhiêu cô gái...?). Nhưng bài của Hoàng Văn thì vừa đao to búa lớn, sử dụng các tính từ một cách bừa bãi, không luận giải, vừa mơ hồ, thiếu chặt chẽ, cẩu thả trong logic. Thử trích đoạn cuối cũng thấy được điều này: chỉ một đoạn ngắn vài câu đã có đủ những từ: nô lệ (3 lần), sa đọa (3 lần), khiếp vía (1 lần), ngu xuẩn (1 lần). Và rất khó hiểu rằng trong khi Hoàng Văn viết về việc chúng ta (ta là ai, ta là was?) "sa đọa và ngu xuẩn" thì ông ta lại tỏ ra rất bực bội trước việc một thằng Tây (là Noyce hay Greene?) mô tả (theo như ông Văn hiểu) "lịch sử Việt Nam, nhìn từ khoảng hở giữa những lần cô gái Việt dạng chân ra cho hai gã da trắng trèo lên". Không hiểu ông có cảm giác tương tự khi đọc câu (của Nguyễn Huy Thiệp rằng) văn hóa Việt bị Trung Hoa cưỡng hiếp hay không? Hay theo ông Văn thì dù sao việc ví von bị da vàng cưỡng hiếp vẫn tốt hơn ví với dạng chân ra cho da trắng xơi?

"Nếu “thao tác” là một từ thời thượng, từng được sử dụng nhiều lần theo kiểu “thao tác văn học” thì, rõ ràng, lối “đánh giá” hay “cảm thụ” trên cũng là một thứ “thao tác”. Như những nô lệ kỹ thuật phải thao tác đúng theo quy luật vẫn hành của cỗ máy, để cảm nhận và để tư duy thì những nô lệ an phận hay những nô lệ đầy tham vọng của hệ thống toàn trị cũng phải máy móc “thao tác” đúng theo lề luật của hệ thống. Và nếu lễ khai mạc Olympic Bắc Kinh của Trương Nghệ Mưu là sự sa đọa của một tài năng lớn thì, khi chúng ta khiếp vía ca ngợi và thán phục cái sự sa đọa ấy, phải chăng chúng ta còn sa đọa và ngu xuẩn hơn thế đến mấy bậc?"

No comments: