Wednesday, June 27, 2007

Entry for June 27, 2007

Em còn nhớ hay em đã quên ?
Nhớ Sài gòn mưa rồi chợt nắng
Nhớ phố xưa quen biết tên bàn chân
Nhớ đèn đường từng đêm thao thức
Sáng che em vòm lá me xanh

Em còn nhớ hay em đã quên ?
Nhớ Sài gòn những chiều ngợp gió
Lá hát như mưa suốt con đường đi
Có mặt đường vàng hoa như gấm
Có không gian màu áo bay lên

Em còn nhớ hay em đã quên ?
Nhớ Sài gòn những chiều gặp gỡ
Nhớ món ăn quen nhớ ly chè thơm
Nhớ bạn bè chào nhau quen tiếng
Phố em qua gạch ngói quen tên

yfla.wrap("This multimedia content requires Flash version 9 and above.", "Upgrade Now.", "http:\/\/www.adobe.com\/shockwave\/download\/download.cgi?P1_Prod_Version=ShockwaveFlash", "
Em_con_nho_hay_em_... ");To view this multimedia content, please enable Javascript.

Sweden and the visa problem

Tớ đang gặp vấn đề về visa Thụy Điển. Không biết là bọn Thụy Điển nó chuối thế nếu không đã apply visa của nước khác. Bọn Thụy Điển cấp visa căn cứ strictly vào ngày giờ mình book vé máy bay khi apply visa.

Ban đầu tớ book vé từ 18/6 tới 8/7 để làm thủ tục xin visa. Nhưng sau đó tớ hủy vé đó và mua vé khác từ ngày 21/6 tới 10/7, lý do là tìm được deal tốt hơn.

Nhưng bọn Thụy Điển củ chuối chỉ cấp visa cho tớ từ 18/6 tới 8/7. Như vậy tức là nếu tớ đi theo vé thì tớ sẽ ở lại bất hợp pháp từ ngày 8/7 tới 10/7.
Thế là hiện nay tớ có một số lựa chọn sau.

1. Apply xin residence permit thêm một số ngày nữa. Nhưng chi phí để apply là 1000 đồng krona tương đương $145. Chưa kể mất tối thiểu 1 buổi, mà tớ cũng chỉ quay lại Thụy Điển vào ngày 8/7- ơ, mà lại là ngày chủ nhật nên kiểu gì cũng phải 9/7 mới apply được. Tất cả những chi phí ấy chỉ để ở thêm 2 ngày, trong hoàn cảnh sinh viên nghèo không chịu vượt khó thì quả là một nỗi buồn lớn.

2. Đổi vé máy bay từ ngày 10 sang 8/7. Phiền phức, có thể không được vì không có chuyến chưa kể số tiền phạt. Chưa biết số tiền phạt bao nhiêu nhưng trên vé cũ ghi là không kể tiền phạt, thì số tiền làm thủ tục đã là $100.

3. Mặc kệ bọn Thụy Điển XHCN dở hơi ăn cám hấp. Ông mày cứ đi ngày 10/7. Nhưng như thế sẽ là overstay 2 ngày và bọn nó dọa là sau này xin visa có thể sẽ bị deny.

4. Vào sân bay ngày 8/7. Ăn ngủ tại sân bay 2 đêm cho tới sáng 10/7 thì đi. Theo tớ hiểu thì sau khi vào sân bay, khu vực quốc tế, thì mình đã làm thủ tục xuất cảnh và như thế sẽ không bị vi phạm quy định về overstay nữa, đúng không nhỉ? Nhưng như thế sẽ phải ăn ngủ 2 ngày đêm ở đó, giống như trong phim The Terminal. Ngủ 1 đêm vạ vật ở sân bay thì tớ cũng khá thường xuyên nhưng 2 đêm thì kể ra cũng hơi ngại thật.
Chắc là tớ sẽ lựa chọn phương án 4 ngủ 2 đêm ở sân bay vậy, có khi mang 1 cái chăn mỏng.

Ngoài sự stupidity về visa (hic, khổ thân là người Việt Nam đi đâu cũng phải xin visa), bọn Thụy Điển còn có một số cái suck nữa như: giá cả đắt đỏ dã man- một bữa tối vớ vẩn cũng 20$ trở lên. Trong khi đó ở (Đông) Đức chỗ tớ đang ở, đi taxi trong thành phố hết 7.5 Euro; ăn 1 cái Kebab cộng 1 chai bia hết 3.5 Euro.

Pros: Người Thụy Điển có vẻ thân thiện, ai cũng nói tiếng Anh được. Khác với ở Đức nhất là ở thành phố nhỏ như chỗ tớ đang ở, ít người nói tiếng Anh, người (Đông) Đức có vẻ cũng hơi impolite hơn các nước Tây Âu khác, mặc dù nếu nhờ gì thì họ cũng khá nhiệt tình. Một điểm xấu nữa là khách sạn ở Đức quá tệ, chỗ tớ ở quảng cáo là 4 sao mà có khi còn tệ hơn một khách sạn 200.000 ở Việt Nam. Nhà cũ, phòng thì bé và cũng chẳng có gì. Internet thì phải tự trả tiền.

Chặng tiếp: Tối 28/6 tới Berlin.

Bonus: Một ưu điểm của travelling: Ít blog và nghiện Net hơn. Mặc dù vẫn nghiện Net điên cuồng, vắng Internet 2 ngày là không chịu được, cảm thấy bị cắt đứt khỏi network nhưng không cảm thấy nghiện blog (cả đọc và viết) như trước.

Nhược điểm của travelling: Ăn ngủ không điều độ, mất ngủ 2-3 đêm ở Stockholm, những ngày còn lại thì cũng chỉ ngủ nhiều nhất là 6 tiếng (trong khi dose của mình phải 8 tiếng). Thôi an ủi là ăn ít, ngủ ít như thế sẽ giúp mình giảm đi vài ký-lô vậy.

Sunday, June 24, 2007

Stockholm 24/6

Ở nơi này, mùa hè 10h tối vẫn chưa tắt nắng, buổi sáng thì 3h đã sáng như 6h sáng.

Vịnh Stockholm lúc sunset.



img


img


img


img


img


img


img

Does he look Chinese?

img


Friday, June 22, 2007

Stockholm 22/6

img

My brother

img

One bar (typical Europe)

img

One street corner (typical Europe too)

img

Cheer!

img

That's how I look when I'm drunk :(

img

Đêm trắng Bắc Âu (chụp lúc 3h sáng) của ngày dài nhất trong năm (Mid-summer holiday)


Wednesday, June 20, 2007

Entry for June 20, 2007

ANH SẼ ĐẾN

Nhạc: Lương Hải

Thơ: Nguyễn Lam Điền


Ngọc Tân hát


Anh sẽ không đến bên em lúc em buồn
Nỗi buồn nào rồi cũng qua đi
Lời an ủi sẽ trở thành vô nghĩa

Anh không đến đâu nếu em lạnh giá
Bởi trái tim dẫu có bừng lên như lửa
Rồi cũng có ngày lửa tàn

Anh không thể theo bước chân lang thang
Khi em cô đơn một mình trên phố vắng
Bởi tình yêu không giản đơn là những nụ cười

Nên anh không đến đâu nếu em đang hạnh phúc
Chỉ khi nào. Chỉ khi nào. Chỉ khi nào
Người đàn bà trong em bật khóc
Anh sẽ đến
Để thấm những giọt tâm hồn trên đôi mắt của em

Chỉ khi nào. Chỉ khi nào. Chỉ khi nào.
Người đàn bà trong em bật khóc
Anh sẽ đến, để thấm những giọt tâm hồn trên đôi mắt của em

-----

Bản thơ

Em Sẽ Đến
Nguyễn Lam Điền


Em không đến bên anh lúc buồn
Nỗi buồn nào rồi cũng qua đi
Lời an ủi sẽ trở thành vô nghĩa

Em sẽ không đến đâu nếu anh lạnh giá
Bởi trái tim dẫu có cháy bùng như lửa
Rồi cũng có ngày lửa tàn

Em không thể theo bước chân lang thang
Khi anh cô đơn một mình trên phố vắng
Lỡ đâu phố có thêm người

Bởi tình yêu không giản đơn là những nụ cười
Nên em không đến đâu nếu anh hạnh phúc

Chỉ khi nào người đàn ông trong anh bật khóc
Em sẽ đến
Để thấm những giọt tâm hồn trên đôi mắt của anh


yfla.wrap("This multimedia content requires Flash version 9 and above.", "Upgrade Now.", "http:\/\/www.adobe.com\/shockwave\/download\/download.cgi?P1_Prod_Version=ShockwaveFlash", "
Get this widget | Share | Track details ");To view this multimedia content, please enable Javascript.

Entry for June 20, 2007

Chúc mừng những người bạn tớ đã và đang là nhà báo (cũng nhiều phết!). img img img.
Chúc mừng các bạn đang làm báo có đọc blog tớ mà tớ chưa có dịp quen biết.
Mong các bạn thành công trong công việc của mình.
Lời chúc có thể hơi nhạt nhẽo, nhưng biết làm sao, bản thân mình cũng vẫn nhạt nhẽo mà.
Mà dạo này mình tự nhiên cũng thích viết báo chứ (không nhớ từ "mà" dùng trường hợp nào mới đúng ngữ pháp).

Tuesday, June 19, 2007

Entry for June 19, 2007

Nhân ngày Nhà báo Việt Nam, có bài viết hay của anh Nguyễn Vạn Phú về người làm báo. Bài viết sâu sắc, có nhiều ý tưởng và dẫn chứng thuyết phục, đáng đọc.

Nhật ký phóng viên nhân Ngày Báo chí

Nguyễn Vạn Phú

Copy vài đoạn:

“Mức độ cạnh tranh quyết liệt giữa các báo đã tạo nên một sự sôi động chưa từng thấy trong làng báo Việt Nam. Tuy nhiên, thông thường, khi một sự kiện nổ ra, hầu như tất cả các tin, bài đều đi theo cùng một hướng – đôi lúc khá phiến diện, nhiều chủ quan. Lúc đó, chỉ những tin bài vượt lên chiều hướng chung này để nhìn sự kiện dưới một góc độ khác biệt mới tạo ra dấu ấn mạnh trong lòng độc giả…..

Nền kinh tế nước ta hiện đang trải qua những chuyển biến sâu sắc sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Những chuyển biến này phần lớn thể hiện qua các chi tiết mới nhìn khó đặt chúng vào một tổng thể để hiểu được xu hướng chung của nền kinh tế. Vì thế, trong thời gian tới báo chí sẽ còn sôi động hơn nữa và người viết báo sẽ càng thấy khó hơn nữa khi đi tìm cho mình một góc nhìn độc đáo, mới lạ và sâu sắc để bài viết của mình nổi lên trong hàng loạt bài báo về cùng một đề tài. Nhưng chính trong môi trường này, những phóng viên nào có lòng yêu nghề, say mê với cái mới, tò mò về cái lạ, sẽ có nhiều cơ hội thi thố tài năng của mình.

….

Chưa thấy làng báo nào thoải mái đăng bài của nhau trên các website thông tin điện tử như ở Việt Nam. Một báo vừa tổ chức được một bài báo xuất sắc, thực hiện công phu, ngay lập tức hàng loạt website khác cứ thế “cắt” và “dán” nguyên văn vào trang web của mình. Trước đây tình hình còn tệ hại hơn khi nhiều tờ báo điện tử thoải mái biên tập, cắt xén, sửa đổi, rút tít cho bài báo vừa “mượn tạm” của báo khác. Đã từng có nhiều lời than phiền về cách làm ẩu tả của các tờ báo điện tử này khi cố ý rút tít giật gân, biên tập sai hay thêm vào nhiều đoạn không có trong bản gốc….



Vì thế, dù tình hình không như ở các nước, báo in ở Việt Nam cũng đang phải tự đổi mới chính mình trước sự cạnh tranh của thông tin trên Internet. Báo in sẽ quay trở lại loại tin bài truyền thống, tức loại tin sâu, có phân tích, có bình luận, có giải thích. Nếu độc giả báo mạng được thỏa mãn ngay bằng tin thô thì độc giả báo in đòi hỏi tin bài phải cung cấp cho họ những chi tiết đắt giá, những con người đằng sau tin, phải có phóng sự, điều tra, tổng hợp.
Quan trọng hơn là xu hướng kết hợp báo in với báo mạng để phát huy lợi thế của cả hai. Khi đó, tờ báo sẽ khai thác tin nhanh để đưa ngay lên mạng và viết sâu hơn để đăng trên báo in.”

Entry for June 19, 2007

Vừa xem Match Point, thấy hay đấy chứ, sao nhiều người chê phim này nhỉ. Không phải phim Woody Allen theo nghĩa thông thường (tức là có một ông vừa già vừa bé vừa xấu ra nói năng ba lăng nhăng hết nửa phim) nhưng mà vẫn thấy có chất của Woody Allen trong đó: witty, thoại tốt, tâm lý tốt, có gì đó hơi misanthrope nữa. Phim này làm mình liên tưởng tới một phim khác cũng kiểu crime của Woody Allen là Bullets over Broadway. Phim đó mình cũng thích. Ngoài ra còn thích Husbands and Wives. Cái phim Annie Hall nhiều người ca ngợi mà sao mình lại chẳng thấy hay gì. Hannah and Her Sisters thì cũng được.

À nói thêm là trong khi xem phim này mình liên tưởng tới topic "Yêu người có vợ" đang được copy ở một số blog các em gái khi thấy cảnh anh kia khốn khổ khi ngoại tình còn cô tình nhân thì cũng khốn khổ một kiểu khác.

Entry for June 19, 2007


Evan bữa trước đã đăng bài viết ngớ ngẩn của Ngô Tự Lập về Aristotle- sự ngớ ngẩn được nhân lên nhiều lần vì người viết được coi là một trí thức nhỡ nhỡ với khá nhiều danh hiệu có chữ nhà đằng trước: nhà văn, nhà thơ, nhà dịch giả, nhà phê bình văn học, nhà viết tiểu luận. Nghe nói Mr. Ngô am hiểu triết học, dịch giả các tiếng Anh, Pháp, Nga, lại từng làm luận án thạc sĩ Văn chương ở Pháp và đang làm luận án Tiến sĩ Văn chương ở Mỹ (hình như là nghiên cứu sinh văn học người Việt Nam -không kể Việt kiều- ở Mỹ duy nhất hiện nay?).

Hôm nay đọc lướt lướt bài này dịch và tổng hợp từ báo nước ngoài cũng thấy có vấn đề:
Anh và Iran chia rẽ vì Salman Rushdie.


"Tước hiệu hiệp sĩ dành cho Salman Rushdie được coi là một dấu hiệu thể hiện sự ghi nhận muộn màng của người Anh sau 18 năm để mặc nhà văn trốn chui trốn nhủi án tử hình do giáo chủ Hồi giáo ban ra. Lần này, Anh đã phá vỡ mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước."

Là sao? Anh phá vỡ quan hệ ngoại giao với Iran mới đây do việc Anh trao tước hiệu hiệp sĩ cho Rushdie? Nếu quả vậy thì đây đã là một tin cực kỳ nóng hổi rồi.

"Bạn bè và giới trí thức phương Tây phần lớn nhìn nhận tước hiệu hiệp sĩ là sự bù đắp xứng đáng cho Salman. Nhưng cộng đồng Hồi giáo và đặc biệt là các nhà lãnh đạo phương Tây đã quyết liệt phản ứng quyết định này của Nữ hoàng Anh."

Đọc đoạn dưới trong bài đó và vào một số link thì không thấy nhà lãnh đạo phương Tây nào phản ứng quyết định này cả. Không hiểu evan lấy tin từ đâu?

Chán các bạn biên tập viên của evan bây giờ quá. Trang này ngày xưa từng rất tiến bộ, nghiêm túc mà giờ ngày càng tệ, chỉ toàn dịch các tin
vớ vẩn của báo nước ngoài mà dịch cũng không nên hồn và cũng không biết chọn lựa tin để dịch.

Mid-life crisis

Cũng trong bài phỏng vấn của Quốc Bảo ngoài chi tiết về metrosexual còn có một chi tiết mà tôi thấy đáng chú ý (bỏ qua hết các thứ tâm sự về đời tư vợ bỏ, Ngô Thanh Vân, Mai Khôi etc.).

Đó là câu này: "
- Mới đây tôi có đọc một bài phỏng vấn Quốc Trung thì Trung có nói một điều mà tôi thấy nó rất đúng với tôi. Đó là: Khi tôi 20 tuổi thì điều mơ ước nhất của tôi là làm sao thu hút được sự chú ý của các cô gái, nhưng khi tôi 40 tuổi thì điều khó nhất là làm thế nào để yêu được họ chứ không phải là để được họ chú ý."

Đó có phải là mid-life crisis không nhỉ?. Câu này làm tôi nhớ tới phim Lost in translation, tới American Beauty, tới những người đàn ông muốn yêu nhưng không thể yêu, chính xác là không thể yêu một cá nhân cụ thể. Có thể họ vẫn muốn yêu hoặc vẫn yêu một khái niệm, một tưởng tượng nào đó về phụ nữ (hay đàn ông nếu người đó là phụ nữ) nhưng không thể với một con người cụ thể.

Chừng nào bạn cảm thấy rằng bạn không thể hay không dám yêu nữa thì có lẽ đó là lúc bạn bước vào mid-life crisis rồi.

Nhưng tuổi 40 có phải là sớm không? Chắc cũng tùy người, có lẽ nó nằm trong khoảng từ 35-45.
Mid-life crisis của đàn ông với của phụ nữ chắc cũng không giống nhau. Của đàn ông nó dễ gắn liền với sự chai sạn và thất vọng. Ở phụ nữ cũng có thể như thế, nhất là ở sự thất vọng, nhưng có thể còn một lý do khác: đó là sự mặc cảm của tuổi tác và nhan sắc phai nhạt? Với đàn ông, khi bước vào mid-life crisis, có khi vẫn có một sự thích thú ngấm ngầm nào đó (kiểu rung đùi pha trà uống rượu ngắm hoa- nhớ tới profile của một bạn của bạn "I'm enjoying my mid-life crisis). Với phụ nữ, trong mid-life crisis thì như có một nỗi buồn dai dẳng, hoặc cuống quýt tìm lại mình, hoặc thở dài để trôi theo dòng nước.

Có bộ phim nào nói về mid-life crisis của phụ nữ không nhỉ? Không nghĩ ra phim gì? Tại sao thế nhỉ?

(Just some random thoughts).

Monday, June 18, 2007

Metrosexual


Nhạc sĩ Quốc Bảo- Ảnh trên Vietimes


Trong bài phỏng vấn Quốc Bảo trên Vietimes có từ metrosexual làm mình tò mò

"Và có thể gọi Quốc Bảo là một "metrosexual" (theo nghĩa "người đàn ông hiện đại, độc thân, sống ở đô thị" - NV)?

- Ok, ok, đó là từ rất đẹp. Tôi coi như một lời khen. Và tôi nghĩ ai cũng thấy điều đó ở tôi"

Trên Wikipedia định nghĩa từ này như sau:

1. Định nghĩa

Metrosexual is a word describing men who have a strong concern for their aesthetic appearance, and spend a substantial amount of time and money on their images and lifestyles. Though the term has undergone a transformation from its original meaning (a heterosexual man who appeared or acted as if he were homosexual or bisexual), current trends have seen the metrosexual label placed upon male embracing of practices usually perceived to be feminine, rather than those specifically associated with stereotypically effeminate homosexuals. Debate surrounds the term's use as a theoretical signifier of gender deconstruction and its associations with consumerism. Current gender scholars view metrosexuality as representative of the embracing of relational understanding in addition to its lifestyle and aesthetic implications

Như vậy trong khái niệm Metrosexual đề cập tới một lifestyle của đàn ông đô thị. Đàn ông metrosexual là những người chú trong nhiều tới hình thức bên ngoài của họ và dành nhiều thời gian và tiền bạc cho việc này, quan tâm tới nhiều thứ trước kia chỉ chủ yếu dành cho phụ nữ: ví dụ làm đầu tóc, mua sắm hàng hiệu, chăm sóc thẩm mỹ…

Khái niệm này bắt đầu từ chỉ những người không phải gay nhưng có cách sống hay ăn mặc giống như các bạn gay sau đó được dùng rộng rãi hơn.

2. Các celebrity được coi là minh họa cho khái niệm.




Media explaining the term often rely on citing a few individuals as prime illustrations. Simpson's 2002 Salon.com article 'Meet the metrosexual' used Beckham as its prime exemplar - and most journalists and marketers followed suit. David Beckham or Tom Egger have been called a "metrosexual icon"[3] and is often coupled with the term. Amply referred-to individuals include personalities such as Brad Pitt, Arnold Schwarzenegger[4], Ian Thorpe[5]George Clooney, though even Donald Rumsfeld has been mentioned as a metrosexual in "an antediluvian way."[6]

Hmm, có lẽ điển hình hơn là David Beckham, Brad Pitt và George Clooney chứ Arnold masculin quá làm sao metrosexual được img



3. Sự liên quan tới khái niệm Naricissism.

Narcissism according to an authoritative Simpson, plays a crucial role in the metrosexual concept. As Simpson writes in 'Narcissus goes shopping' ('Male Impersonators', 1994), consumerism and narcissism are closely related. Citing Freud's On Narcissism, Sigmund Freudlove as follows: which analyzes the psychological aspect of narcissism and explains narcissistic

"A person may love: (1) According to the narcissistic type: (a) What he is himself, (b) What he once was, (c) What he would like to be, (d) Someone who once was part of himself."[10]

The metrosexual, in its original coinage, is a person who, under the spell of consumerism, is or desires to be what he sees in magazines and advertising. Simpson’s metrosexual would be a type A or type C narcissist, as he loves himself or an idealized image of what he would like to be.

The image “http://i75.photobucket.com/albums/i304/winsol2000/beckha66ms.jpg” cannot be displayed, because it contains errors.

(một quảng cáo của Metrosexual icon David Beckham)

Metrosexual khá gần với narcissist và quan tâm tới hình ảnh của bản thân hay các celebrity mà họ muốn học tập (ví dụ hình ảnh trên các tạp chí Esquire, quảng cáo của các ngôi sao như David Beckham, Brad Pitt…)

Tóm lại là đàn ông chải chuốt, chú ý nhiều tới ăn mặc, hình thức, chăm sóc sắc đẹp và hình ảnh của mình. Khái niệm này ra đời từ việc lấy lifestyle của các bạn gay là quy chuẩn và ngày càng trở nên phổ biến do sự chấp thuận ngày càng tăng của văn hóa gay (các show như Will & Grace chẳng hạn) đồng thời với chủ nghĩa tiêu dùng (sự khuyến khích và tạo hình ảnh đàn ông hiện đại trong media). Giải nghĩa về metrosexual của Vietimes có vẻ chưa chuẩn lắm, đơn giản quá. Giải nghĩa đó chỉ thể hiện chữ metro thôi chứ chưa giải thích chữ sexual.

Image:Brad Pitt at Incirlik2.jpg



Brad Pitt- được coi là một icon khác cho metrosexual

4. Một nghĩa khác của metrosexual

Metrosexual is also a term joked upon people in Mexico City, as the subway system for the area is called Metro; this led to a non-related association that the word means person who has sex in the subway. :D

Entry for June 18, 2007

Copy từ blog bác Hao-Nhien Vu.

Pearl Harbor Sucked And I Miss You

Written and performed by Trey Parker

(From "Team America: World Police")

I miss you more than Michael Bay missed the mark
When he made Pearl Harbor
I miss you more than that movie missed the point
And that's an awful lot girl
And now, now you've gone away
And all I'm trying to say is
Pearl Harbor sucked, and I miss you

I need you like Ben Affleck needs acting school
He was terrible in that film
I need you like Cuba Gooding needed a bigger part
He's way better than Ben Affleck
And now all I can think about is your smile
and that shitty movie too
Pearl Harbor sucked and I miss you

Why does Michael Bay get to keep on making movies?
I guess Pearl Harbor sucked
Just a little bit more than I miss you


yfla.wrap("This multimedia content requires Flash version 9 and above.", "Upgrade Now.", "http:\/\/www.adobe.com\/shockwave\/download\/download.cgi?P1_Prod_Version=ShockwaveFlash", "");To view this multimedia content, please enable Javascript.
Team America - Pea...

Entry for June 18, 2007

1. Bài trên báo Người Lao động về ý kiến một số nhà giáo dục Việt Nam trước kiến nghị của VEF.


"Như Báo NLĐ đã đưa tin, Quỹ Giáo dục VEF (Hoa Kỳ) vừa thực hiện dự án “Những quan sát về giáo dục ĐH” tại 4 trường của Việt Nam (ở các ngành công nghệ thông tin, kỹ thuật điện – điện tử – viễn thông và vật lý). Đề án đưa ra 5 nhóm vấn đề then chốt mà giáo dục ĐH ở VN cần được thay đổi nếu muốn bắt kịp các nước trong khu vực và thế giới....

VEF: Có 5 vấn đề cần được thay đổi

Việc khảo sát kết thúc vào tháng 5-2006, các chuyên gia đã đưa ra 5 nhóm vấn đề then chốt mà giáo dục ĐH ở Việt Nam cần được thay đổi.

Theo các chuyên gia, phương pháp giảng dạy trong trường ĐH Việt Nam nặng thuyết trình, ghi nhớ máy móc; chương trình có quá nhiều môn học (trên 200 tín chỉ), chương trình cũng có quá nhiều yêu cầu mà ít sự lựa chọn, nội dung môn học và chương trình đào tạo đã lỗi thời, thiếu tính linh hoạt trong việc chuyển tiếp giữa các ngành học...; thiếu giảng viên có đủ trình độ, sự chuẩn bị học thuật cho giảng viên còn ở trình độ thấp, thiếu các kỹ năng trong nghiên cứu và thực hành giảng dạy hiện đại; thiếu các kiến thức cập nhật về chuyên ngành... Giảng viên làm việc quá nhiều mà lương lại thấp dẫn đến việc thiếu thời gian cần thiết để chuẩn bị giáo án, tiếp xúc với sinh viên và nghiên cứu.

Việc tuyển giảng viên từ những sinh viên tốt nghiệp của chính trường mình, theo các chuyên gia, làm cản trở môi trường nghiên cứu năng động. Một vấn đề đáng chú ý trong các nhận xét của chuyên gia là ít có cơ hội cho các tiến sĩ đã được học tập ở nước ngoài tiếp tục nghiên cứu hoặc ứng dụng các phương pháp giảng dạy khi trở về Việt Nam.

Các chuyên gia đề xuất các giải pháp: Cho các trường có quyền chủ động nhiều hơn trong nội dung chương trình đào tạo; phát triển các trường ĐH nghiên cứu, các trường ĐH hàng đầu đào tạo giảng viên cho các trường ĐH khác; tuyển dụng các tiến sĩ sau khi tốt nghiệp từ nước ngoài về tham gia lãnh đạo, phổ biến việc áp dụng các kiến thức chuyên ngành, phương pháp giảng dạy và kỹ năng nghiên cứu.

Các chuyên gia kiến nghị Bộ GD-ĐT xem xét: Mở rộng hệ thống giáo dục ĐH ở Việt Nam, phân bố đều khắp cả nước để học sinh trung học có nhiều cơ hội hơn theo học ĐH. Hiện nay, số lượng 255 trường ĐH, CĐ là không đủ để đáp ứng nhu cầu...; chuẩn bị đội ngũ giảng viên tương lai được đào tạo ở trình độ cao bằng cách giao quyền cho các trường ĐH điểm đào tạo các giảng viên giỏi trong các ngành khoa học và công nghệ; cho phép các trường chủ động và linh hoạt trong việc cập nhật chương trình đào tạo..."


-----
Một trong các khuyến nghị của các chuyên gia này là không tuyển sinh viên ở lại trường làm giáo viên. Khuyến nghị này hẳn sẽ gây ra một số tranh cãi. Đây là hình thức phổ biến ở phương Tây nhưng lại trái ngược với cách tuyển giáo viên ở Việt Nam.
Các khuyến nghị khác như mở rộng hệ thống giáo dục Đại học, tăng quyền chủ động cho các trường, tăng thu nhập cho giáo viên... hẳn sẽ dễ được đón nhận hơn, nhất là từ phía các trường Đại học.
Một kiến nghị khác là giảm số môn yêu cầu bắt buộc và tăng các môn tự chọn. Kiến nghị này rất hợp lý nhưng đối với các giáo viên ở các trường ĐH hiện nay thì việc này sẽ khó được họ hoan nghênh. Việc này cũng đòi hỏi phải có sự cơ cấu lại một cách toàn diện các môn học trong nhà trường, một việc không phải dễ dàng.
Tuy nhiên, tính khả thi của các kiến nghị này thế nào và VEF có đề xuất các cải tiến cụ thể không thì không rõ.

2. Cũng chuyện về giáo dục. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp PTTH đỗ chỉ 2/3 là một hiện tượng mới. Hẳn là tỷ lệ này mới phản ánh chính xác tình hình giáo dục Việt Nam chứ không phải các tỷ lệ hơn 90% như trước đây (lại liên hệ với tình hình bầu cử, tỷ lệ thực cử tri sẵn sàng đi bầu và trực tiếp đi bầu tự nguyện ở Việt Nam là bao nhiêu, tớ nghĩ là còn thấp hơn tỷ lệ 2/3 này nhiều. Một chuyện khác có liên quan là tin này:

Chấm lại 895 bài làm cả hai phần đề của TS phân ban.

Bá»™ Giáo dục ban đầu định hủy bài của thí sinh làm cả hai phần tá»± chọn, sau đó lại nhân nhượng quyết định “tha” chỉ bỏ phần tá»± chọn. Thá»±c ra tá»› thấy quyết định đó là hợp lý, dù nó cÅ©ng thể hiện sá»± lúng túng trong việc ra đề và cách xá»­ lý trÆ°á»›c các vấn đề xảy ra (không tha rồi lại tha…). NhÆ°ng ở đây tá»› thấy có vấn đề ngay cả từ nguyên tắc ban đầu khi Bá»™ Giáo dục tuyên bố hủy các bài thi làm cả hai phần tá»± chọn. Nguyên tắc này cứng nhắc, bất cận nhân tình và vô lý- tại sao lại hủy cả bài thi chỉ vì thí sinh không để ý và làm nhầm cả hai phần tá»± chọn thay vì chỉ má»™t phần. Đó là chÆ°a kể nguyên tắc này thế nào cÅ©ng sẽ gặp vấn đề trong thừa hành- Vá»›i má»™t cuá»™c thi lá»›n nhÆ° thế trên toàn quốc, chắc chắn sẽ có má»™t số lượng không nhỏ mắc phải vấn đề này má»™t cách vô tình. Và khi đó nếu Bá»™ Giáo dục quyết định “xuống tay” đúng nhÆ° quy định ban đầu thì sẽ gặp phải những phản ứng bất lợi từ dÆ° luận khiến cho việc thá»±c hiện trở nên khó khăn. Vậy, vấn đề ở đây thá»±c ra nằm ở chính việc Ä‘Æ°a ra các Ä‘iều luật, nguyên tắc không sát thá»±c, hòan toàn dá»±a vào ý chủ quan cá
»§a người làm ra quy định. Việc này khá phổ biến ở Việt Nam vá»›i rất nhiều quy định bất hợp lý khi Ä‘Æ°a ra không có khả năng thá»±c hiện và lại phải rút lại.


3. Một bài viết khác về giáo dục ở Singapore để tham khảo. Chính phủ Singapore muốn các sinh viên đại học năng động, sáng tạo hơn nhưng liệu việc này có mâu thuẫn với một nền văn hóa và thể chế chính trị khuyến khích các cá nhân tự kiểm duyệt và hạn chế tự do dân chủ? Đọc bài này nhớ tới cuộc tranh luận về nội dung môn học trong Trường Đại học Quốc tế dự kiến sẽ xây dựng ở Việt Nam. Các quan chức Bộ giáo dục yêu cầu nhất quyết phải có các môn như Lịch sử Đảng, Kinh tế chính trị… vì là các môn bắt buộc trong hệ thống Đại học Việt Nam. Nhưng việc để các môn đó là bắt buộc thì liệu có thể khiến trường ĐH Quốc tế trở thành một trường ĐH có tầm cỡ khu vực, thu hút sinh viên từ các nước chứ không chỉ Việt Nam không?

Hay gần đây cũng có một chuyện xung quanh việc một trường tiểu học quốc tế có học sinh là công dân nhiều nước không áp dụng việc chào cờ buổi sáng và một số quan chức giáo dục phàn nàn là như thế tước mất quyền của học sinh quốc tịch Việt Nam được chào cờ Việt Nam. Trong một nền kinh tế mở cửa, giáo dục cũng có tính quốc tế hóa cao hơn và không tránh khỏi những mâu thuẫn giữa tính quốc tế hóa và tính dân tộc hay với hệ tư tưởng thống trị xã hội.

Entry for June 17, 2007


Image:Diana Krall - Live in Paris.jpg

Xem DVD Diana Krall- Live in Paris trong đêm. Giọng Diana trầm buồn, hát tự nhiên như hơi thở. Tắt đèn, châm nến, nằm dài trên đi-văng xem Diana Krall hát “The Look of Love” “Let’s Fall in Love” “Autumn Leaves” “A Case of You”…Gió từ hai khung cửa để mở thổi ngọn nến run run. Nhớ tới một entry của em Obladi về bản Appassionata- Tiếng thở dài trong đêm. Thực ra lúc đó chỉ nhớ tới câu “Tiếng thở dài trong đêm” thôi.

Trong nhạc vocal jazz, vẫn ưa thích Diana Krall và Norah Jones- dù hình như dân nghe Jazz sành sỏi thì không thích nghe vocal jazz và cho các chị này là pop hóa nhạc jazz thì phải. Nhưng có lẽ chính vì có sự pha jazz với pop như thế lại khiến nhiều người nghe nhạc pop cảm thấy dễ tiếp cận hơn. Các jazz vocalist cổ điển như Elle Fitgerald hay Billie Holiday nghe cũng hay nhưng mà họ vẫn thuộc về một thời khác, các bài hát của họ cũng không chạm vào nỗi cô đơn của con người thời hiện đại-tưởng có đủ tất cả mà thật ra có khi lại chẳng có gì.

Anyway, mình thích nghe Diana Krall, thích cách hát thong thả của cô, hát và thả chữ một cách rất bình thản như không- có gì đó làm mình liên hệ tới cách hát của Khánh Ly cũng thả chữ tự nhiên như thế. Thích cả cách trình diễn và khuôn mặt của cô này- không phải quá xinh đẹp, trông hơi lạnh nhưng có cá tính. Cô cũng có một vẻ đẹp mà tớ thấy là khá sensual.

The look of love is in your eyes
A look your smile can´t disguise
The look of love is saying so much more than just words could ever say
And what my heart has heard, well it takes my breath away

I can hardly wait to hold you, feel my arms around you
How long I have waited
Waited just to love you, now that I have found you

Don´t ever go
Don´t ever go

(The Look of Love).

“Cái nhìn của tình yêu ở trong mắt anh
Nụ cười anh không thể che dấu nó
Cái nhìn của tình yêu nói nhiều hơn những gì có thể nói bằng lời
Và điều tim em nghe được khiến em nghẹt thở.

Em nóng lòng được ôm chặt anh,
Được cảm thấy đôi tay mình cuốn chặt lấy người anh
Em đã phải chờ biết bao lâu
Chỉ để được yêu anh,
Và giờ đây em đã tìm được anh
Đừng bao giờ ra đi.
Đừng bao giờ ra đi.”

Thôi đến giờ đi ngủ. Ngày mai là một tuần mới.


yfla.wrap("This multimedia content requires Flash version 9 and above.", "Upgrade Now.", "http:\/\/www.adobe.com\/shockwave\/download\/download.cgi?P1_Prod_Version=ShockwaveFlash", "
Get this widget | Share | Track details ");To view this multimedia content, please enable Javascript.

Sunday, June 17, 2007

Belly dance in Ho Chi Minh City

Entry này nhằm mục đích PR img

img

Sáu thành viên Bastet Douat

Nhóm belly dance có tên là Bastet Douat dự kiến sẽ vào thành phố Hồ Chí Minh để biểu diễn và tổ chức workshop vào đầu tháng 7. Các bạn làm PR và event hay những bạn khác có quan tâm xin liên hệ với nhóm.

Giới thiệu về nhóm Bastet Douat: Nhóm Bastet Douat gồm 6 thành viên là bellydancer và bellydance instructors. Trưởng nhóm là chị Ara Hwang dancer người Hàn Quốc. Nhóm đã có một số buổi biểu diễn ở Hà Nội như buổi trình diễn ở khách sạn Sheraton vào tháng Ba 2007. Các thành viên của nhóm hiện cũng tham gia dạy các lớp học bellydance tại Hà Nội nhằm giới thiệu loại hình dance này tới Việt Nam. Sắp tới nhóm cũng sẽ tham gia Salsa and Swing Festival ở Thượng Hải và Salsa International Competition ở Hà Nội trong cuối tháng bảy và tổ chức Belly Dance Festival ở Hà Nội vào cuối tháng Tám.

Ngoài Bellydance, nhóm Bastet Douat cũng biểu diễn Salsa Flamenco. Nhóm còn có sáng kiến trong việc kết hợp Salsa và Flamenco trong các điệu nhảy belly dance.

Các bạn có nhu cầu về tổ chức sự kiện hay muốn học hỏi thêm về bellydance xin tham khảo trang web của nhóm Bastet Douat ở đây. Hoặc các bạn có thể liên hệ qua blog với Obladi.

Một vài hình ảnh về nhóm Bastet Douat:

img

Trong khi trình diễn


img

Đen và xanh

Giới thiệu thêm về Belly dance: Belly dance còn được gọi là oriental dance có xuất xứ từ Trung Đông là điệu múa của người Arập. Điệu belly dance được du nhập vào châu Âu từ khoảng thế kỷ 18-19 và nhanh chóng phổ biến trên thế giới. Một trong các belly dancer nổi tiếng nhất là Mata Hari- nữ gián điệp thời thế chiến thứ Nhất. Belly dance có vẻ đẹp vừa sensual, vừa quyến rũ và bí ẩn. Hơn nữa, tớ nghĩ nó còn tốt cho vẻ đẹp cơ thể nữa, các bạn tập belly dance yên tâm không phải lo lắc vòng làm gì ;).

Dancer và spy nổi tiếng người Hà Lan Mata Hari:


Image:Matahari.jpg

Entry for June 17, 2007

Trên blog của Trang Hạ có bài về việc mua bao cao su ở Việt Nam. Hình như ở Việt Nam bao cao su chỉ mua được ở hiệu thuốc chứ không có trong siêu thị? Mua ở hiệu thuốc ở Việt Nam thì có cái bất tiện là sẽ phải hỏi người bán hàng chứ không tự chọn rồi mang ra quầy tính tiền được. Kể ra bác nào giờ mở hiệu thuốc bán một số thứ thuốc và dụng cụ y học (như bao cao su) tự chọn có thể cũng là một ý tưởng kinh doanh tốt.

Lan man sang chuyện phá thai, thử Google về số liệu phá thai trên thế giới nhưng không tìm được số liệu nào đáng tin cậy từ các cơ quan chuyên trách y tế. Không biết trên WHO hay UNICEF có thông tin không. Cũng có thể là kỹ năng google của mình kém, bạn nào có số liệu tốt hơn thì chỉ cho tớ nhé.

Trên trang này, thì cứ 100 ca mang thai ở Việt Nam thì có 37 ca kết thúc bằng nạo phá thai. Tỷ lệ này được gọi là abortion ratio (còn một tỷ lệ khác gọi là abortion rate sẽ nói sau). Với tỷ lệ này thì Việt Nam đứng thứ 12 trên thế giới về tỷ lệ nạo phá thai và đứng đầu châu Á. Theo một số liệu năm 1996 thì tỷ lệ này ở Việt Nam là 43%. Tỷ lệ này trên toàn thế giới vào năm 1995 là 25%.

Đáng chú ý là những nước đầu bảng trong danh sách này hầu hết là các nước thuộc khối XHCN cũ (transition countries). Có thể có ba nguyên nhân chính: thứ nhất là do sự tồn tại của nhà nước secular XHCN bài trừ tôn giáo khiến sức chống đối tôn giáo với việc nạo phá thai yếu ớt. Do sức ép nhân mãn thời đó, nhiều nhà nước rất khuyến khích việc hạn chế sinh đẻ (ví dụ Việt Nam, Trung Quốc giới hạn số con mỗi gia đình được phép sinh) nhưng lại không tạo ra khả năng tiếp cận đầy đủ các biện pháp tránh thai. Kết quả là hiện tượng nạo phá thai trở nên phổ biến. Thứ hai là do khả năng tiếp cận các phương tiện phòng tránh thai ở các nước này cho tới nay vẫn rất hạn chế. Thứ ba là do nền kinh tế mở cửa, sự tiếp thu các giá trị phương Tây như sự thoáng hơn trong quan hệ tình dục và sự nới lỏng triệt để các quy định về nạo phá thai. Trong cuốn Freakonomics, tác giả Steven Lewitt cũng nêu ra trường hợp tăng vọt tỷ lệ nạo phá thai sau thời cộng sản của Romania dù ông quan tâm tới khía cạnh khác của phá thai là khả năng giảm tỷ lệ tội phạm. Kết quả là trong 20 nước đứng đầu về tỷ lệ phá thai thì 15 nước là thuộc khối XHCN trước đây, 5 nước còn lại đều là các lãnh thổ nhỏ, các hòn đảo mà dân cư đa phần là thổ dân.

Theo một nguồn số liệu khác cũ hơn cập nhật khoảng 1996 và căn cứ vào tỷ lệ phá thai trên 1000 phụ nữ thì tỷ lệ ở Việt Nam là 83/1000 (tỷ lệ này gọi là abortion rate), cao nhất thế giới. Như vậy ở Việt Nam thì cứ 100 người phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 15-44 thì sẽ có 8 người đã từng nạo phá thai.

Theo Vnexpress thì “Mỗi năm Việt Nam có khoảng 1,4 triệu ca nạo phá thai, trong đó 500 ngàn ca ở tuổi vị thành niên, 25% số ca chưa lập gia đình và 20% ca nạo phá thai khi còn ở tuổi vị thành niên.”. Nếu so với khoảng 46 triệu ca nạo phá thai trên tòan thế giới thì chúng ta chiếm 3%.

Giá mà GDP Việt Nam chiếm 3% GDP thế giới hay nếu GDP trên đầu người của Việt Nam cũng có vị trí tương tự số ca nạo phá thai trên mỗi phụ nữ? Đáng ngạc nhiên là ở Việt Nam hầu như không có các tranh luận về nạo phá thai trên nhiều khía cạnh đạo đức, tôn giáo, an toàn, sức khỏe sinh sản, quyền của người phụ nữ… trong khi đó ở một số nước như Mỹ chẳng hạn, các tranh luận về nạo phá thai là một vấn đề cực kỳ quan trọng đối với các cử tri.

country

year

%

Russia

2005

52.5

Greenland

2004

50.2

Bosnia and Herzegovina

1988

48.9

Estonia

2004

47.4

Romania

2004

46.9

Belarus

2004

44.6

Hungary

2004

42

Guadeloupe

2005

41.4

Ukraine

2004

40.4

Bulgaria

2004

40.3

Latvia

2004

40.3

Vietnam

2001

37.1

Cuba

2004

34.6

Kazakhstan

2004

32.2

Martinique

2005

32

Moldova

2004

31.9

Serbia and Montenegro

1998

31.4

Georgia

2005

30

Cocos Islands

1978

28.6

Belize

1996

28

Slovakia

2004

27.2

PR China

2001

26.9



Saturday, June 16, 2007

Entry for June 16, 2007

yfla.wrap("This multimedia content requires Flash version 9 and above.", "Upgrade Now.", "http:\/\/www.adobe.com\/shockwave\/download\/download.cgi?P1_Prod_Version=ShockwaveFlash", "
Tam biet chim en.m...
Copy t\u1eeb blog m\u1ed9t ng\u01b0\u1eddi b\u1ea1n

TH\u01a0 RU EM NG\u1ee6
L\u01b0u Quang V\u0169

Ng\u1ee7 \u0111i em \u01a1i, tr\u1eddi xanh sau l\u00e1 th\u01b0a
Tr\u01b0a \u0111\u00e3 s\u1eabm r\u1ed3i, c\u1eeda ng\u1ecf s\u01b0\u01a1ng sa
Em n\u1eb1m nghi\u00eang, t\u00f3c c\u1ee5p xu\u1ed1ng nh\u01b0 l\u00f4ng th\u1ecf
Nh\u01b0 con s\u00f3c hi\u1ec1n, nh\u01b0 ch\u00f9m d\u1ebb m\u00f9a \u0111\u00f4ng.

Ng\u1ee7 \u0111i em \u01a1i gian ph\u00f2ng nh\u1ecf nh\u01b0 thuy\u1ec1n
Gi\u1ea5c ng\u1ee7 tr\u00f4i v\u1ec1 nh\u01b0 d\u1ea3i s\u00f4ng \u0111en
C\u00f3 rong d\u1ea1i v\u00e0 ng\u00fat ng\u00e0n lau tr\u1eafng
M\u1ed9t th\u00e0nh ph\u1ed1 xa x\u00f4i c\u00f3 nh\u1ecbp c\u1ea7u \u0111\u00e1 x\u00e1m
Con quay n\u00e2u quay tr\u00ean h\u00e8 ph\u1ed1 v\u1eafng
Con s\u1ebb g\u1ea7y tr\u00ean gi\u00f3 h\u00e1t ngu ng\u01a1.

Ng\u1ee7 \u0111i em \u01a1i, s\u00e2n th\u01b0\u1ee3ng \u00e1o ph\u01a1i
Nh\u1eefng t\u1ea5m ch\u0103n hoa nh\u1eefng th\u1ea3m m\u1ea7u s\u1eb7c s\u1ee1
R\u00e3nh n\u01b0\u1edbc chung quanh khu nh\u00e0 nh\u1ecf
Kh\u00f3i m\u1ecbt m\u00f9 m\u1eaft tr\u1ebb con cay.

Ng\u1ee7 \u0111i em \u01a1i, tr\u00ean t\u01b0\u1eddng m\u1ea3nh chai
Kh\u00f4ng ng\u0103n n\u1ed5i nh\u1eefng \u0111\u00e1m m\u00e2y x\u00f4 d\u1ea1t
Nh\u1eefng qu\u1ea3 \u0111\u1ed3i cao nh\u1eefng thung l\u0169ng h\u1eb9p
Ti\u1ebfng t\u00f9 v\u00e0 vang d\u1ed9i c\u1ea3 l\u00f2ng khe

Ng\u1ee7 \u0111i em \u01a1i, nh\u1eefng ng\u01b0\u1eddi g\u1eb7t l\u00faa v\u1ec1
\u0111ang m\u00faa tr\u00ean b\u1edd ru\u1ed9ng
Ti\u1ebfng tay v\u1ed7 nh\u1ecbp nh\u00e0ng nh\u01b0 s\u00f3ng
Ti\u1ebfng h\u00e1t ch\u1eadp ch\u1eddn l\u00fac hi\u1ec7n l\u00fac tan

Ng\u1ee7 \u0111i em \u01a1i, l\u00e0ng bi\u1ec3n n\u1eafng chang chang
Kh\u00f4ng c\u00f3 chi\u1ebfc thuy\u1ec1n n\u00e0o b\u00e3o l\u1eadt
Trong r\u1eebng th\u1eb3m kh\u00f4ng ai l\u00ean c\u01a1n s\u1ed1t
Ng\u01b0\u1eddi l\u00ednh b\u1ecb th\u01b0\u01a1ng v\u1ebft b\u1ecfng \u0111\u1ee1 \u0111au r\u1ed3i

Em h\u00e3y y\u00ean l\u00f2ng m\u1ed9t l\u00e1t th\u1ea3nh th\u01a1i
\u01af\u1edbc chi lo m\u1ecdi n\u1ed7i em lo, bu\u1ed3n m\u1ecdi n\u1ed7i em bu\u1ed3n
Cho ph\u00fat n\u00e0y em \u0111\u01b0\u1ee3c ng\u1ee7 ngon
Ta s\u1ebd c\u00f9ng qua bao l\u00e0ng m\u1ea1c ru\u1ed9ng v\u01b0\u1eddn
Bao gi\u1ebfng n\u01b0\u1edbc ng\u00e0y vui, bao m\u00f9a c\u1ea5y g\u1eb7t
Ng\u01b0\u1eddi \u0111i \u0111\u01b0\u1eddng m\u1ec7t m\u1ecfi \u01a1i, ng\u1ee7 \u0111i cho l\u1ea1i s\u1ee9c
Nh\u01b0 ch\u01b0a h\u1ec1 kh\u1ed5 nh\u1ecdc
Nh\u01b0 ch\u01b0a h\u1ec1 \u0111\u1eafng cay

Anh \u1edf c\u1ea1nh em \u0111\u00e2y
\u0110\u1eebng s\u1ee3 xa nhau n\u1eefa
N\u1eafng chi\u1ec1u tr\u00ean ng\u1ecdn l\u00e1
Gi\u00f3 c\u1ed3n b\u1ee5i tr\u1eafng bay
N\u1ebbo d\u00e0i c\u00f2n \u0111\u1ee3i \u0111\u1ea5y
Ng\u1ee7 \u0111i, b\u1ea1n \u0111\u01b0\u1eddng \u01a1i!

");To view this multimedia content, please enable Javascript.

Bia



The image “http://beer.thetazzone.com/images/drinkBeer9.jpg” cannot be displayed, because it contains errors.


Mùa hè nóng, nói chuyện bia bọt tí nhỉ.

Trông thế mà mình cũng nhớ bia hơi Hà Nội phết, nhớ cái không khí ồn ào của quán bia hơi trong một chiều hè nóng nực, khi người ta bỏ quên các mối lo công việc, cuộc sống để tập trung vào cái sự "dzô". Bia hơi Hà Nội cũng là một thứ văn hóa cho nam giới, có thể rủ con gái uống rượu, uống bia tươi, uống trà nhưng uống bia hơi Hà Nội mà rủ con gái thì hơi vô duyên.

Bia hơi bình dân hồi xưa tớ hay uống ở A2 Nguyễn Chí Thanh cũng rộng rãi, thoáng không quá ồn ào. Uống ở A2 còn có cái tiện vì gần nhà, có say thì cũng bò về nhà được yên tâm. Nhưng A2 giờ chán, đồ ăn tệ. À còn hay uống ở Lan Chín Láng Hạ chỗ này cũng hay, rộng rãi. Những chỗ ở trong nhà như Hải Xồm thì không chịu được vì ồn quá, dù rằng nó có điều hòa.

Uống bia tươi đúng là thích hơn bia hơi, vị đậm hơn. Bia tươi đầu tiên tớ uống là bia tươi Pacific ở ven hồ Ngọc Khánh, cạnh chỗ A2, hình như là bia của Hải Phòng. Bia này giá rẻ, hồi đó là 3000 đồng 1 cốc tương đương bia hơi Hà Nội nhưng ly thì chỉ bằng 2/3 ly bia Hà Nội, uống khá ngon nên hồi đó mình toàn lượn ra đấy chứ gần như không uống bia Hà Nội nữa. Nhớ có lần uống nhiều nhất là chừng 15 ly bia tươi Pacific (tất nhiên là bia này vẫn ko nhiều cồn bằng các bia tươi Tiệp, Đức), say thật sự. Sau này chỗ đó dẹp, chuyển sang chỗ khác.

Sau đó là tới thời bia tươi là bia Tiệp, bia Đức, uống ngon nhưng mà hơi đắt nên cũng chỉ thỉnh thoảng mới uống, chứ như bia hơi Hà Nội thì ngày trước hồi đi làm ở Việt Nam, tuần nào cũng phải làm hai buổi. Uống bia tươi thì cũng phải chỗ nào lịch sự sạch sẽ, được cái có cảm giác phê nhanh, chỉ 1 ly bia tươi là đã thấy phê phê tương đương 3 ly bia hơi rồi.

Sang bên này thì mùa hè cũng hay uống bia, bia Mỹ có nhiều loại nhưng mình cũng không phải là người sành nên cũng chẳng phân biệt được gì nhiều. Mình cũng ít đi quán bar, chỉ thỉnh thoảng uống ở nhà. Trong lúc type này thì đang uống Samuel Adams- Boston Lager, uống cũng thích nhưng cũng hơi nặng.

Bia tươi khác bia hơi, bia đóng chai thế nào? Bia vàng với bia đen khác nhau thế nào?

Tìm hiểu trên Wikipedia thì căn cứ vào công nghệ men có hai loại bia chính là Ale và Lager. Hai loại này sử dụng các loại men khác nhau và ủ ở các nhiệt độ khác nhau. Ale ủ men ở nhiệt độ khoảng 15-23 độ C, còn Lager ở 7-12 độ. Ale có vị hơi giống mùi hoa quả trong khi Lager có vị sắc hơn. Ale có nguồn gốc từ Bỉ trong khi Lager là từ Trung Âu (nổi tiếng nhất là pilsner của của Tiệp) và sau đó là Đức. Ngày nay phổ biến nhất trên thế giới là loại Lager vàng (Pale Lager) trong khi Ale chủ yếu ở Anh, Đức, Mỹ, Bỉ (nhưng vẫn không phổ biến bằng Lager).

Căn cứ vào nguyên liệu thì có hai loại chính là bia vàng (Pale Lager) và bia đen (Dark beer). Bia vàng dùng nguyên liệu mạch nha được sấy bằng coke và là loại bia phổ biến nhất trên thế giới, dựa theo công nghệ của bia lager Pilsner ở Bohemia, Séc. Các nhãn hiệu như Pilsner, Heineken (châu Âu) hay Budweiser, Miller, Coor (ba hãng lớn nhất Mỹ) đều thuộc loại này. Bia đen được trộn thêm một ít mạch nha đen và có thể một số chất pha màu khác như caramen. Một số loại bia đen đặc gọi là porter hay stout sử dụng mạch nha đen đã rang. Một số loại khác như bia đen Guinness sử dụng hòan toàn lúa mạch rang thay vì mạch nha. Bia đen phổ biến ở Ailen, Anh.

Căn cứ vào công nghệ ủ thì có bia tươi (Draught beer), bia hơi (cask beer), bia chai, bia hộp. Bia tươi phổ biến nhất trên thế giới sử dụng một thùng chịu áp suất trong đó quá trình ủ, nấu, bán, uống diễn ra tại chỗ. Ở các quán bar hầu hết người ta đều phục vụ bia tươi. Thường bia tươi có độ cồn cao hơn bia hơi. Đây là lời của một người bạn trên diễn đàn “Bia tươi là bia nấu, bán, uống ngay tại chỗ. Giả dụ như vào hàng bia Tiệp ở chân cầu Chương Dương thấy bia được rót từ 1 trong 2 bồn inox hình trụ sáng loáng, bồn còn lại bốc lên một thứ khói trắng đục mới ngửi tưởng là mùi cám lợn imgBia được nấu dưới tầng hầm, rồi chưng cất, thủy phân .vv.. ở 2 cái bồn đó, xong phục vụ trực tiếp khách hàng luôn. Bia tươi bao giờ cũng có độ cồn cao hơn bia hơi (khoảng 11-12 độ so với 5-6 độ).”.

The image “http://www.smh.com.au/ffximage/2007/01/04/beer_wideweb__430x298,0.jpg” cannot be displayed, because it contains errors.

Bia hơi sử dụng thùng để chứa và vận chuyển. Bia hơi chưa được lọc và khử trùng khác với bia chai. Với bia chai, người ta thường lọc men trước khi đóng chai nhưng vẫn giữ lại một độ men nhất định.

Ngoài ra còn có loại bia đóng chai sử dụng một thiết bị gọi là widget ở bên trong chai bia nhằm tạo ra bọt ở vành chai khi được rót ra ly giống như với ly bia tươi. Loại bia này được gọi là bia tươi đóng chai (draft beer hay draught beer). Phát minh này được hãng bia Guinness đưa ra trong thập kỷ 1980.

Nồng độ cồn của bia thường dao động từ 3% tới 30%. Hầu hết bia chai có độ cồn khoảng 5-6% nhưng các loại bia nặng thường có độ cồn 9-11% (gần tương đương rượu vang). Có những thứ đồ uống giống bia nhưng kh
ông có cồn (tớ có lần cũng mua nhầm hồi mới sang, về uống nhạt thếch). Ở Mỹ còn thấy phổ biến nhiều loại Lite Beer là các thứ bia có độ cồn thấp hơn một chút và hàm lượng calore thì thấp hơn đáng kể so với bia thông thường.

Thứ tự lượng bia tiêu thụ trên đầu người như sau: Đứng đầu là Séc, tiếp theo là Ailen, Đức, Úc, Áo, Anh, Bỉ. Mỹ chỉ đứng thứ 13. Xem ra bọn châu Âu vẫn uống bia khỏe nhất, đặc biệt ở những nước có truyền thống về bia như Séc, Ailen, Đức.

Giờ ở Hà Nội thì mọi người hay uống bia ở đâu nhỉ?.

Bá Vương biệt Cơ

http://www.ebeijing.gov.cn/feature/Sino_ltaly_culture_year/Contrast/Opera/Peking_Opera/W020060328381862974154.jpg



Giờ tớ mới xem Bá Vương Biệt Cơ, các bạn thông cảm, tớ luôn đi sau thời đại, tới giờ cũng còn chưa xem "Phải sống" mà cũng không tìm thấy trên Net. Phim này dài quá (3 tiếng) mà đạo diễn cũng không nhân nhượng với người xem, để các trạng thái bi kịch ở mức tối đa. Thôi gạch đầu dòng vài ý (dạo này thích gạch đầu dòng, (còn đóng mở ngoặc thì thích từ lâu rồi)).

1. Hẳn là một trong các phim của Tàu hay nhất, kể cả mọi loại Tàu. Thậm chí có thể là phim Tàu xuất sắc nhất (tất nhiên so sánh cũng khó vì có nhiều thể loại khác nhau, ví dụ so sánh Bá Vương biệt cơ với In the mood for love thì sẽ thành khập khiễng, khó so sánh).

2. Xem phim xong thấy ghét bọn Tàu hơn. Thời nào cũng thế, tính mạng con người với những gì thuộc về cá nhân đều gần như là con số không với người Tàu. Tất nhiên thời Cách mạng văn hóa là tởm nhất, xem tới đoạn đầu tố mà mình thấy kinh tởm, gần như buồn nôn một cách physically. Một chế độ bày ra những trò kinh tởm như thế thì chẳng có lý gì vẫn tồn tại và bất công thay khi ảnh tượng của Mao Trạch Đông vẫn ngạo nghễ nơi các quảng trường, lễ đường. Phim này chuyển thể được cái cảm giác của cá nhân sống trong một đất nước tỷ dân mà chẳng thằng nào coi thằng nào ra cái gì cả, mọi thứ đều đảo lộn, biến động, ngoài sự kiểm soát và nhận thức của cá nhân. Có nhiều cái mà mình từng nghĩ là hiểu về văn minh và lịch sử Trung Quốc nhưng chứng kiến trên phim ảnh vẫn cảm thấy shocked: ví dụ cách dạy trong các trường ca-vũ kịch bằng roi vụt (thảo nào Thành Long lại dẻo thế, chắc một phần cũng nhờ ăn roi khi đi học vũ kịch), hay cảnh đấu tố.

3. Nếu so sánh thì có thể so sánh với Bác sĩ Zhivago của David Lyan về thể loại epic. Nhưng những biến cố của phim này còn mạnh mẽ, khốc liệt và trong khoảng thời gian dài hơn đáng kể so với phim của Lean. Bộ phim là một bức tranh lịch sử Trung Quốc trong thế kỷ 20 từ thời warlord-Cộng hòa- Nhật- Quốc dân đảng- Cách mạng văn hóa- Hậu Cách mạng văn hóa. Và chân dung của mỗi thời đều được khắc họa rất rõ.

4. Diễn xuất hay. Củng Lợi đóng hay nhưng mà Leslie Cheung (Trương Quốc Vinh) mới thực sự là ngôi sao sáng nhất phim này. Anh này khổ đóng phim cũng toàn vai khổ, tự tử trong phim rồi sau này cũng tự tử ngoài đời. Quay phim, phục trang đều rất đẹp. Câu chuyện được phát triển hợp lý
nên tuy dài nhưng vẫn khiến khán giả có thể tập trung theo dõi.

5. Tóm lại là một phim great, có thể coi là một trong các epic- melodrama kinh điển. Nhưng mà với các phim như thế này thì chắc cũng chỉ xem một lần thôi. Nói chung nếu các bạn nào có thể chịu đựng được khi xem/nghe kinh kịch (hay tuồng cũng vậy) và quan tâm tới lịch sử văn hóa Trung Quốc thì chắc sẽ thấy hay, còn nếu quen cách xem phim kiểu Mỹ thì có lẽ sẽ thấy phim này dài và nặng nề.

6. Tuy vẫn thích văn minh-lịch sử Trung Quốc (từ nhỏ)nhưng mình cũng biết ơn các cụ nhà mình là không chịu trở thành Tàu. Thà là người Việt (lùn, bé, hèn- bổ sung thêm là ăn mặc xấu nữa) còn hơn là người Tàu với những thứ như Vạn Lý Trường Thành, Kinh Dịch, Tào Tháo, tục bó chân, Thanh cung 13 triều và Cách mạng văn hóa.

7. Nhân tiện copy từ Thi viện Annonymous bài Cai hạ ca của Hạng Vũ khi Biệt Cơ (không biết bài này có thật của Hạng Vũ không hay do cụ Tư Mã Thiên cảm khái làm giúp). Sử ký chép: nghe xong bài này Ngu Cơ đâm cổ tự vẫn (nghe hết câu
Ngu hề Ngu hề nại nhược hà thì tự vẫn là phải). Tới lúc anh hùng phải vò đầu hỏi mỹ nhân làm sao bây chừ thì còn gì mà nói nữa.

Cai Hạ Ca

Lực bạt sơn hề khí cái thế
Thì bất lợi hề bất thệ
Chuy bất thệ hề khả nại hà
Ngu hề Ngu hề nại nhược hà

Hai bản dịch:

1.
Sức bạt núi chừ, khí trùm đời
Thời chẳng lợi chừ, chuy chẳng ruổi
Chuy chẳng ruổi chừ biết làm sao
Ngu Cơ em ơi, biết làm sao ?

2.
Sức nhổ núi, khí trùm đời,
Ngựa truy chùn lại bởi thời không may.
Ngựa chùn, biết tính sao đây?
Ngu Cơ ơi, tính sao đây hỡi nàng?

Friday, June 15, 2007

Trần trụi với Văn chương

http://a4.vox.com/6a00b8ea067508dece00cd9707f6ac4cd5-500pi




Trịnh Lữ dịch "New York Trilogy" của Paul Auster là "Trần trụi với văn chương". Nghe thế nào mà mình lại liên tưởng thành "Trần trụi với bầy sói". Cái tên
“New York Trilogy” nghe vừa đơn giản, vừa lạ, vừa gợi tò mò và bí ẩn thế vào tay Trịnh Lữ thì quả là thành “trần trụi”.



Đây là lời người dịch của Trịnh Lữ:

"Lạ thay, đúng lúc ấy thì tôi nhận được email của biên tập, nói liệu có nên dịch cái đầu đề New York TrilogyBộ ba truyện New York hay không? Có thể đại đa số bạn đọc Việt Nam sẽ hiểu Bộ ba truyện New York là ba câu chuyện gì đó về thành phố hoặc tiểu bang New York ở bên Mỹ. Mà hiểu nhầm như vậy thì rất thiệt cho độc giả. Sau khi thảo luận tới 9 phương án khác nhau, chúng tôi mới quyết định đặt tên cho bản dịch tiếng Việt này của New York TrilogyTrần trụi với văn chương. Chúng tôi tin rằng đây là tên gọi gần gụi nhất với tấn kịch bi tráng mà Paul Auster đã mô tả rất lạ lùng trong 3 câu chuyện hoàn toàn độc lập mà lại quan hệ chặt chẽ với nhau."

Sợ bạn đọc hiểu lầm nên dịch tên sách khác hẳn? Thà không dịch như Cao Việt Dũng dịch cuốn gì gần 1000 trang ấy còn hơn. Thời nào mà
cứ thích cầm tay bạn đọc như thế. Chưa kể cái tên “Trần trụi với văn chương” nghe vừa thô, vừa điệu (giỏi thật làm sao kết hợp được giữa thô và điệu), vừa nhét bút vào miệng tác giả thì việc cầm tay bạn đọc, sợ bạn đọc hiểu lầm phí của ấy lại như mâu thuẫn với đoạn dưới:

Trần trụi với văn chương là một văn bản mở. Với một văn bản như thế này, bạn đọc nên coi mình cũng là tác giả, và nếu tác giả đã viết nó ý tứ và thận trọng như thế nào thì ta cũng nên đọc nó ý tứ và thận trọng như vậy, rồi sẽ ngộ được cái khoái cảm đặc biệt mà loại văn chương này mang lại”.

Ở đây, mới chỉ thấy dịch giả tự coi mình cũng là tác giả thôi. Thôi, trời nóng thế này thì cứ “trần trụi” với văn chương hay với gì đi nữa thì có khi cũng ngộ ra khoái cảm.

Trong đoạn giới thiệu trích dẫn này còn một từ rất lố là "bi tráng". Paul Auster là một tác giả quan trọng của văn chương hậu hiện đại mà trong văn chương hậu hiện đại thì "bi kịch đã chết". Bi tráng là sản phẩm của thời người ta tin vào thần Zeus, vào Chúa, vào văn minh, vào con người, vào vô thần, vào CNCS, vào hư vô...- trong thời hậu hiện đại, các niềm tin kiểu đó chết hết rồi.

Nói chung mình không thích bác Trịnh Lữ này được, già rồi mà vẫn hay điệu vãi linh hồn. Nhưng văn của Auster bị “điệu hóa”, "Trịnh Lữ hóa" thì e rằng sẽ khác hơi nhiều với tinh thần tác giả.

"Naked with Literature", nghe cứ như cái cô văn sĩ gì chụp ảnh nude rồi tự xưng là Kafka Trung Quốc ấy nhỉ. Ừ thì cũng hũ nút, cũng tối đen, cũng bí ẩn, cũng đi mãi không tới bến như Kafka còn gì.

Quote of the day

"Việc tăng số người ứng cử nhiều hơn ít nhất là 2 người so với số đại biểu được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử là điểm mới so với các cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội trước đây. Mặt tốt là tạo điều kiện cho cử tri có nhiều khả năng lựa chọn hơn. Tuy nhiên, lại xuất hiện tình huống số phiếu không tập trung, nhất là trong điều kiện các ứng cử viên đều ngang tài, ngang sức. Đây là vấn đề cần được nghiên cứu kỹ khi sửa đổi, bổ sung Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội trong nhiệm kỳ tới."

Bùi Ngọc Thanh, Tổng Thư ký Hội đồng Bầu cử Quốc hội Việt Nam.
Tạp chí Cộng sản.

Thanks bạn Felix vì thông tin này.

Entry for June 15, 2007

1. Mình mới nhận ra rằng các post nghiêm túc thì hầu như chẳng ai comment. Ví dụ cái bài về "Sự tầm thường của cái Ác" dài 6 trang A4, viết mất 3 tiếng đồng hồ thì chả có mấy ai comment trong khi các bài ngẫu hứng viết linh tinh trong 20-30 phút thì lại hay được comment. Chả trách các báo giờ càng ngày càng lá cải, giống chuyện chị U60 Chủ tịch HĐQT một công ty lớn vẫn say mê chuyện tình đôi Brad-Angie như là niềm vui lớn nhất ngoài công việc và gia đình và đánh giá báo Lao động càng ngày càng hay vì càng ngày càng có nhiều tin về Brad-Angie (theo lời kể của bác VMC, phó TBT báo Lao động)

2. Làm sao càng ngày mình càng dễ bị hiểu lầm như thế. Có phải người Việt Nam, nhất là phụ nữ quá cảm tính trong cách đánh giá và rất dễ take things personally cho dù tất cả những criticism ấy là criticism tới những cái không phải là họ?

3. Bọn Thụy Điển keo kiệt, đểu cáng, cho visa của mình thời hạn còn ngắn hơn vé máy bay. Anyway, I'll be travelling soon.

4. Thỉnh thoảng nghe nhạc của các bạn gần đây cho khỏi xa lạ với thời cuộc.

Home

Daughtry

I'm staring out into the night,
Trying to hide the pain.
I'm going to the place where love
And feeling good don't ever cost a thing.
And the pain you feel's a different kind of pain.

Well I'm going home,
Back to the place where I belong,
And where your love has always been enough for me.
I'm not running from.
No, I think you got me all wrong.
I don't regret this life I chose for me.
But these places and these faces are getting old,
So I'm going home.
Well I'm going home.
....

yfla.wrap("This multimedia content requires Flash version 9 and above.", "Upgrade Now.", "http:\/\/www.adobe.com\/shockwave\/download\/download.cgi?P1_Prod_Version=ShockwaveFlash", "
Daughtry - 03 - Ho...");To view this multimedia content, please enable Javascript.

Thursday, June 14, 2007

Sự tầm thường của cái Ác (phần cuối).

Bài đăng trên Vietimes


Cuốn sách của Hannah Arendt khi ra đời gây một cú sốc lớn trong dư luận thời đó. Một số học giả lên tiếng phản đối Arendt, cho là bà bào chữa cho những tên tội phạm Quốc xã (làm sao cái bọn ghê tởm đó lại có thể giống người bình thường được!), thậm chí còn kết tội bà kỳ thị người Do Thái ở Đông Âu- những nạn nhân chính của Eichmann. Nhưng ngày nay, hầu hết các nhà nghiên cứu đều đồng ý với quan điểm của Hannah Arendt. Một khi đánh mất ý thức trách nhiệm cá nhân, những người bình thường nhất cũng có thể trở thành đồng lõa với cái ác. Đã có nhiều bằng chứng trong lịch sử về điều này

.

Adolf Eichmann- Viên chức mẫn cán hay tên đồ tể Quốc xã



Dưới thời Đức phát xít đã không chỉ có một Eichmann mà hẳn còn rất nhiều Eichmann khác mà chúng ta không biết tên. Ở một phạm vi rộng hơn, những tội ác thời Quốc xã còn có sự tán đồng hay bàng quan của rất nhiều người dân bình thường trong xã hội. Trong cuốn “Những đao phủ tự nguyện của Hitler” (Hitler’s Willing Executioners) xuất bản năm 1996, nhà chính trị học Daniel Jonah Goldhagen cho rằng người dân Đức bình thường không những biết mà còn ủng hộ việc thanh toán người Do Thái. Luận điểm này nhận được những phản ứng khác nhau từ dư luận nhưng không phải không có lý khi chúng ta biết rằng trong thời Hitler nắm quyền và khủng bố người Do Thái, hầu như không có một hoạt động kháng cự hay bảo vệ người Do Thái một cách có tổ chức nào ở nước Đức. Trong một cuốn sách khác có tên là “Những người bình thường: Tiểu đoàn cảnh sát trù bị 101 và Giải pháp cuối cùng ở Ba Lan”, nhà sử học Christopher Browning nghiên cứu một đơn vị cảnh sát đóng ở các trại tập trung Ba Lan vào năm 1941. Những người lính trong đơn vị này hoàn toàn không phải là các tín đồ Quốc xã mà hầu hết đều là những người dân bình thường ở độ tuổi trung niên bị bắt lính nhưng không đủ sức khỏe nên được chuyển sang công việc coi trại tập trung. Thế nhưng chính những người bình thường này, chứ không phải lực lượng cảnh sát SS nổi tiếng tàn bạo, đã bắt, nhốt và thủ tiêu người Do Thái. Điều đáng nói là khi viên sĩ quan chỉ huy đơn vị này cho phép những người lính có thể chọn không làm nhiệm vụ nếu họ cảm thấy việc giết chóc là quá nặng nề thì hầu hết vẫn chọn lựa tiếp tục công việc này. Tác giả Christopher Browning cho rằng những người lính trong đơn vị 101 phạm tội ác không phải vì hằn thù hay ý thức hệ mà chỉ đơn giản là thi hành mệnh lệnh cấp trên và để không bị gạt ra ngoài rìa.

Khi quân Đồng minh chiếm được nước Đức năm 1945, họ ngạc nhiên trước việc có rất nhiều người Đức tự nhận mình là không ủng hộ chế độ, nhưng đều không làm gì cả và bỏ mặc cho những tội ác diễn ra. Những người Đức đó được người Mỹ gọi một cách mỉa mai là “Những người Đức tốt” (Good Germans). Một bài báo trên tờ New York Times tháng 5/1945 viết về họ như sau: “Trong quân đội của chúng ta, binh lính bảo nhau là chẳng có một tên Quốc xã thực thụ nào ở Đức cả. Chỉ có “những người Đức tốt” thôi. Tất cả những tội ác chống lại loài người mà nước Đức phạm phải đều do một ai khác làm”.

Đó là trong thời Quốc xã, dưới một chế độ phân biệt chủng tộc, khủng bố, chà đạp quyền con người và đòi hỏi người dân phải tuân thủ những luật lệ khắc nghiệt của nó. Trong các điều kiện ít khốc liệt hơn, liệu những luận điểm của Hannah Arendt về “sự tầm thường của cái ác” có còn thuyết phục? Tiếc thay, một số thí nghiệm của các nhà khoa học dường như lại khẳng định điều này. Tháng Bảy năm 1961, ba tháng sau phiên tòa xử Eichmann ở Jerusalem và loạt bài chấn động dư luận của Hannah Arendt trên tờ New Yorker, nhà tâm lý học Stanley Milgram ở trường Đại học Yale bắt đầu thực hiện một loạt thí nghiệm được gọi tên là “Thí nghiệm Milgram” nhằm đo lường mức độ cá nhân sẵn sàng tuân thủ những mệnh lệnh trái với lương tâm mình.

Thí nghiệm Milgram gồm một người đóng vai giáo viên và một người đóng vai học sinh. Người ta nói với người tình nguyện tham gia thí nghiệm và một người khác (cũng đóng vai tình nguyện tham gia thí nghiệm nhưng thật ra là người của Milgram) là họ sẽ tham gia thí nghiểm kiểm tra tác động của hình phạt tới việc tiếp thu kiến thức. Người tình nguyện thực sự sẽ đóng vai giáo viên. Hai người sẽ được cách ly để không thể nhìn thấy nhau. “Giáo viên” được trao một dụng cụ có thể tạo ra sốc điện cho nạn nhân. “Giáo viên” sẽ đưa ra lần lượt một bảng câu hỏi (đã được chuẩn bị) cho “học sinh”. Nếu “học sinh” trả lời sai, “giáo viên” sẽ tăng điện áp như là một hình phạt với học sinh. Trong suốt cuộc thí nghiệm, các nhà khoa học làm cho “giáo viên” tin rằng “học sinh” thực sự đang bị trừng phạt bằng điện giật nhưng thực ra họ sẽ gắn một băng ghi âm ghi các lời rên la của “học sinh” khi điện áp đạt tới mức nào đó. Trong băng ghi âm, tới một mức điện áp nào đó, “học sinh” sẽ kêu lên rằng mình có bệnh tim và xin được ngừng thí nghiệm. Lúc này các “giáo viên” đều hỏi người tổ chức thí nghiệm có nên dừng không. Nhưng khi được trấn an là họ sẽ không phải chịu trách nhiệm gì nếu có bất trắc xảy ra thì hầu hết trong số họ đều lựa chọn tiếp tục tăng điện áp. Trong quá trình làm thí nghiệm, khi các “giáo viên” muốn dừng thí nghiệm, người phụ trách sẽ yêu cầu họ tiếp tục. Chỉ sau 5 lần được yêu cầu liên tục thì người phụ trách mới cho dừng (tất nhiên, các “giáo viên”
không được biết điều này). Bằng không, thí nghiệm sẽ được tiếp tục tới tận cùng, khi mức điện áp đạt mức tối đa 450 Volt.

The experimenter (V) orders the subject (L) to give what the subject believes are painful electric shocks to another subject (S), who is actually an actor. The subjects believed that for each wrong answer, the learner was receiving actual shocks, but in reality there were no shocks. After the confederate (S) was separated from the subject, the confederate set up a tape recorder integrated with the electro-shock generator, which played pre-recorded sounds for each shock level.

Thí nghiệm Milgram: (V) người tổ chức thí nghiệm, (L) đối tượng được thí nghiệm, đóng vai “giáo viên”; (S) đối tượng khác đóng vai “học sinh” nhưng thực ra là người của các nhà tổ chức thí nghiệm.




Kết quả thí nghiệm của Milgram là có tới 65% số người tình nguyện tham dự tiếp tục tăng điện áp cho tới mức tối đa 450 Volt, dù đa số đều cảm thấy khó chịu và một số sẵn sàng trả lại tiền để ngừng thí nghiệm. Một loạt các thí nghiệm sau đó của Milgram và của các tác giả khác cũng cho kết quả tương tự- khoảng 2/3 số người tình nguyện “tuân thủ” mệnh lệnh tăng điện áp tới mức tối đa, bất chấp các bứt dứt hay e ngại có thể. Thí nghiệm Milgram cho thấy dưới áp lực của mệnh lệnh và khi không phải chịu trách nhiệm cá nhân, rất nhiều người bình thường sẽ thực hiện những việc làm có thể đưa lại hậu quả tai hại tới sức khỏe và tính mạng người khác.

Một thí nghiệm tâm lý nổi tiếng khác là thí nghiệm “Nhà tù Stanford” (Stanford prison experiment) của Philip Zimbardo và các đồng sự ở trường Đại học Standford. Thí nghiệm này chia các sinh viên tham gia thành 2 nhóm một cách ngẫu nhiên, trong đó một nhóm đóng vai tù nhân và nhóm kia đóng vai cai ngục. Các điều kiện của thí nghiệm được tạo ra mô phỏng với nhà tù thực. Các cai ngục mặc đồng phục, có gậy gỗ, đeo kính đen và làm việc theo ca. Trong khi đó, tù nhân mặc đồng phục tù bằng vải sơ không có đồ lót, được gọi bằng số thay vì tên (nhằm làm mất tính cá nhân của đối tượng). Tù nhân mặc áo có gắn số hiệu và phải đeo một cái xích nhỏ quanh cổ chân để khiến họ luôn nhớ rằng họ đang ở trong tù. Ngoại trừ việc không được xâm phạm về thân thể với tù nhân, các cai ngục được phép làm bất cứ những gì cần thiết để duy trì trật tự của nhà tù.

Kết quả thí nghiệm Stanford cho thấy diễn biến tâm lý phức tạp của hai nhóm và sự xuống cấp về đạo đức. Trong quá trình thí nghiệm, xảy ra đụng độ giữa tù nhân và cai ngục, cai ngục tấn công tù nhân bằng bình chữa cháy, trừng phạt những người cứng đầu bằng cách giam cách ly…. Khoảng 1/3 số người đóng vai “cai ngục” có dấu hiệu trở nên khoái trá với việc làm hại người khác (sadistic) trong khi rất nhiều “tù nhân” bị khủng hoảng tinh thần. Tình trạng khủng hoảng và biến đổi về nhân cách này khiến thí nghiệm phải dừng lại sớm hơn dự định, chỉ sau 6 ngày so với thời gian dự tính là 2 tuần.

Hai thí nghiệm của Milgram và Zimbardo gợi ra những điểm đáng sợ về khả năng một người bình thường có thể trở nên tàn nhẫn và phạm điều ác trong nhiều trường hợp: khi họ không phải chịu trách nhiệm cá nhân, khi cái tôi của họ và của nạn nhân bị mờ đi, khi họ không phải trực tiếp chứng kiến sự chịu đựng của nạn nhân, và khi một thứ quyền lực nào đó ở trên họ ra lệnh hay dung túng cho họ làm điều đó…Đã có một số bộ phim được xây dựng trên các thí nghiệm này, ví dụ như phim Thí nghiệm (Das Experiment) của Đức năm 2001 mô phỏng thí nghiêm Nhà tù Stanford.

Nhưng đáng sợ hơn cả là những gì xảy ra trên thực tế. Khi vụ scandal ở nhà tù Abu Ghraib xảy ra tháng Ba năm 2004, nhiều người đã sốc khi chứng kiến sự tương đồng kỳ lạ giữa thí nghiệm Stanford và những gì thực tế xảy ra ở nhà tù Abu Ghraib ở Iraq. Dù một số người cho rằng sự kiện này chỉ là hiện tượng “con sâu làm rầu nồi canh” nhưng các nghiên cứu kỹ lưỡng về tâm lý các cai tù Abu Ghraib và về điều kiện ở nhà tù này cho thấy hoàn toàn không phải vậy. Những cai ngục như Charles Graner, như Lynndie England trước đó đều không có vấn đề gì về tâm lý và đều được gia đình, bạn bè, hàng xóm đánh giá như những công dân tốt, thân thiện. Để bào chữa cho mình, cả Lynndie England lẫn Charles Graner đều cho rằng họ chỉ là những người lính và họ chỉ biết tuân thủ lệnh trên. Không những thế, cả gia đình, bạn bè họ cũng bào chữa cho họ. Mẹ của England, nữ cai ngục tai tiếng với bức ảnh thòng dây vào cổ một tù nhân để kéo như với súc vật, phát biểu “Bọn chúng chỉ làm những trò trẻ con ngốc nghếch thôi. Chỉ là mấy trò nghịch ngợm”. Sự kiện nhà tù Abu Ghraib là hiện thực hóa những gì từng xảy ra trong thí nghiệm Stanford và cho thấy sự tha hóa tiềm ẩn của con người[1].

Image:Abu-ghraib-leash.jpg

"Trò nghịch ngợm" của Lyndie England




Trái với Mạnh Tử khi cho rằng con người mang thiện tính từ lúc mới lọt lòng mẹ, Tuân Tử nói: con người sinh ra, tính vốn ác. Từ xưa tới nay, cả các nhà triết học lẫn các nhà khoa học vẫn loay hoay tìm hiểu đâu là bản chất con người nhưng đều không có một câu trả lời nào thỏa đáng. Hannah Arendt không tìm cách trả lời đâu là bản chất con người. Cái mà bà muốn tìm hiểu là bản chất của cái ác? Theo bà, cái ác thật tầm thường- vì lẽ nó ở trong mỗi con người bình thường và bất cứ khi nào nó cũng có thể quẫy đầu đứng dậy.

Như thế có phải Arendt bi quan, mất lòng tin vào con người không? Liệu có phải hầu hết mọi người bình thường đều có thể trở thành một Eichmann, đều có thể phạm những tội ác kinh tởm nếu có động cơ phù hợp? Không phải vậy. Arendt vẫn tin vào khả năng lựa chọn đạo đức của con người trong mọi hoàn cảnh, ngay cả khi người lựa chọn hoàn toàn bất lực về chính trị. Bà viết: “Dưới những điều kiện kinh khủng, hầu hết mọi người sẽ chọn tuân thủ nhưng vẫn có một số sẽ bất tuân thủ”. Bà lấy ví dụ trường hợp Đan Mạch, khi người dân nước này từ chối không giao người Do Thái cho Hitler dù rằng Đan Mạch lúc đó đang bị quân Đức chiếm đóng. Khi Hitler định trực tiếp bắt người Do Thái ở Đan Mạch, y nhận ra rằng ngay cả các viên chức Quốc xã ở Đan Mạch cũng đã nhiễm tinh thần nhân đạo ở nơi này và không thể xuống tay với mức độ nhẫn tâm như những kẻ đồng sự ở nhiều nơi khác tại châu Âu.

Người ta vẫn luôn có thể chọn cách nói không với cái Ác, thay vì việc chấp nhận biến mình thành một công cụ của nó, hoặc trở thành một kẻ ngoài cuộc “mũ ni che tai” mặc cho nó hoành hành. Và những câu chuyện về những anh hùng như doanh nhân Oskar Shindler (nguyên mẫu phim Bản danh sách Schildler), như nhà quản lý khách sạn Paul Rusesabagina (nguyên mẫu phim Khách sạn Rwanda) sẽ luôn là những khích lệ đối với chúng ta. Nếu những kẻ như Eichmann trước khi thành hung thần cũng là những người bình thường thì những Shindler, Rusesabagina cũng không khác gì với đa số những người quanh họ trước khi có những hành động anh hùng cứu sống hàng trăm, hàng ngàn người. Con người luôn có thể lựa chọn giữa Thiện và Ác dù hoàn cảnh thế nào. Và Hannah Arendt vẫn luôn tin như vậy.






[1] Tác giả của thí nghiệm Stanford là Zimbardo đã viết một cuốn sách có tên “Hiệu ứng Lucifer: Để hiểu tại sao người tốt lại trở thành kẻ ác” (The Lucifer Effect: Understanding How Good People Turn Evil) so sánh sự kiện nhà tù Abu Ghraib với thí nghiệm Stanford.