Wednesday, September 12, 2007

Entry for September 12, 2007

Bài này có vẻ thú vị. Chưa đọc nhưng cứ để link ở đây đã.

Trí thức trẻ nghĩ về trí thức

Bài báo này lẽ ra nên giới thiệu hai người đối thoại vì người đọc cũng cần biết tổng quan họ là ai. Đỗ Quốc Anh đang làm T.S. về Kinh tế ở Harvard, hình như cũng sắp tốt nghiệp, chắc sẽ là T.S. Kinh tế người Việt đầu tiên ở Harvard sau năm 1975 (còn có bác Vũ Minh Khương nhưng bác Khương làm Ph.D. ở trường Kennedy School of Government, chứ không hẳn là Economics). Vũ Thành Tự Anh tốt nghiệp T.S. Kinh tế ở Boston College, hiện đang làm Giám đốc nghiên cứu cho chương trình Fullbright ở Việt Nam.

Sau khi đọc xong: Bài mạn đàm này cũng không có gì đặc biệt, mang tính chất phiến đàm, và cũng loanh quanh về những cái gì người ta đã nói nhiều. Thử nhặt nhạnh xem hai tác giả có ý gì kín đáo trong đó không nhưng cũng không tìm thấy...Tất nhiên cũng hiểu đây chỉ là phiến đàm nhưng cuộc phiến đàm này không có chủ đề và câu hỏi rõ ràng cho lắm. Bây giờ thử đặt vấn đề xem tri thức trong xã hội Việt Nam hiện nay cần làm gì, nên làm gì. Hoặc thử trả lời nhận định của Phạm Thị Hoài hồi trước rằng tư tưởng của trí thức Việt Nam là phò chính thống có đúng không? Và nếu đúng thì có thể và có nên thay đổi hay không? Trong các tấm gương trí thức mà hai tác giả nêu ra hầu hết đều là các nhà kỹ trị và những người du học nước ngoài, trong khi thực ra nhiều trí thức có tiếng nói ảnh hưởng nhất và có tầm nhìn ở Việt Nam trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ 20 lại không phải là các nhà kỹ trị hay được du học. Có thể kể tên Nguyễn Văn Vĩnh, Phan Chu Trinh, Phan Khôi….


Một vấn đề nữa của trí thức là các phát biểu của trí thức với tư cách nhà trí thức và với tư cách nhà khoa học. Ví dụ nếu Noam Chomsky phát biểu về ngôn ngữ hay triết học thì đó là phát biểu với tư cách nhà khoa học, khi ông ta phát biểu về chiến tranh Iraq và sự thống trị ngành truyền thông ở Mỹ thì đó là phát biểu với tư cách một nhà trí thức công cộng (từ chữ public intellectual). Người đọc và người viết cần phân biệt rõ hai vấn đề này với nhau.

2. Đọc bình luận này của ông Trần Hữu Dũng buồn cười.

"OSS và Hồ Chí Minh..." (VNN 3-9-07) -- Ông Dương Trung Quốc khiêm tốn tiết lộ: "Năm 1997. Tôi lại may mắn".. "hai năm 1995 và 1997, tôi lại may mắn.." ... "Năm 1998. Tôi lại may mắn.." .. "Năm 2005. Tôi lại may mắn..." ... "Năm 2006. Tôi lại có may mắn..." Quả ông Quốc là một người nhiều may mắn. (Về phần nhà văn Võ Thị Hảo, bà bộc bạch: NXB Thế Giới đã cấp giấy phép xuất bản sau khi một số cơ quan chức năng và đích thân Tổng Biên tập NXB Thế Giới thẩm định về mặt chính trị cũng như chất lượng bản dịch” Vậy là độc giả Việt Nam an lòng! Người sống ở nước ngoài như tôi quả bất hạnh, phải đọc nguyên bản cuốn này mà không biết chỗ nào đúng, sai! )


Ông Quốc rõ là nhiều may mắn mới làm nghị sĩ được chứ nhỉ.


No comments: