Về số tuyệt đối, số vụ ly hôn vào năm 2004 ở Việt Nam là khoảng 60.000, tính trên dân số là 0.75 trêm 1000 dân. So với con số trên thế giới: 4.95 ở Mỹ, 3.36 ở Nga, 0.79 ở Trung Quốc; 0.58 ở Thái Lan.
Tính theo số vụ hôn nhân trên số đám cưới, không tìm được số liệu trung bình cho cả Việt Nam. Nhưng số liệu cho thành phố Hồ Chí Minh, là có khoảng 40% các cuộc hôn nhân kết thúc bằng ly hôn (tăng gấp đôi so với năm 1998). Nếu so sánh thì tỷ lệ này trung bình cho Mỹ là 49%, cao nhất trên thế giới, cho các nước phát triển khác cũng trong khoảng trên 40%. Như vậy là tuy thua kém nhiều về thu nhập nhưng tần suất ly hôn trong các gia đình Việt Nam ở đô thị lớn nhất nước cũng không kém gì ở các nước phát triển. Không có số liệu cho Hà Nội nhưng có thể dự đoán là chắc cũng trên 30% (3 đám cưới, 1 vụ ly hôn).
60% các vụ ly hôn ở Việt Nam do bạo lực gia đình; 5% do ngoại tình. Nhưng tỷ lệ ly hôn do ngoại tình trên thực tế hẳn cao hơn con số 5% này.
Ở Mỹ, ngoại tình là yếu tố được nhắc tới trong 65% các cuộc ly hôn. Nếu suy luận một cách tương đối, với tỷ lệ hai đám cưới, một vụ ly hôn ở Mỹ, thì tỷ lệ ngoại tình tối thiểu cũng sẽ chiếm 0.65*50%= 1/3 các cuộc hôn nhân. Trên thực tế, tỷ lệ này hẳn sẽ còn cao hơn, nếu tính tới các trường hợp chùi mép tốt hay tha thứ và hàn gắn. Chắc không thể dưới 50% cho các cuộc hôn nhân.
Lứa tuổi ly hôn phổ biến nhất là từ 25 tới 34. Sau đó là nhóm từ 45 tới 49.
Thực tế thế nào, rất khó biết vì điều tra hành vi ngoại tình một cách chính xác là việc rất khó khăn, nó phụ thuộc rất nhiều vào việc chọn mẫu, về cách thức tiến hành điều tra…Do đó các kết quả thống kê này có độ sai lệch rất lớn. Điều tra của Janus Report on Sexual Behavior cho thấy ở Mỹ có là 1/3 đàn ông và 1/4 phụ nữ đã từng có quan hệ tình dục ngoài hôn nhân. Theo một điều tra sơ bộ thì tỷ lệ này với đàn ông ở Việt Nam là 66% (chắc cho khu vực đô thị? nguồn trên RFA dẫn lại từ VNN), không thấy nêu số liệu cho phụ nữ, chắc chắn là ít hơn nhưng tớ nghĩ cũng không thể dưới 30%. Nói chung cứ 3 cuộc hôn nhân thì ít nhất có 2 cuộc hôn nhân sẽ có dấu hiệu ngoại tình.
Từ những hiện tượng này có thể cho thấy ngoại tình là xu hướng của con người, là một yếu tố được quy định trong gene. Học thuyết Darwin cũng khẳng định việc này. Nhất là đối với đàn ông, việc ngoại tình nằm trong bản năng tăng khả năng di truyền nòi giống trong cuộc cạnh tranh tình dục với các cá thể khác.
Với phụ nữ, họ cũng có bản năng này. Đó là lý do phụ nữ bị hấp dẫn bởi những người đàn ông giỏi giang vì kết quả giao phối của họ (đứa trẻ) sẽ có khả năng survival tốt hơn trong xã hội. Nhưng mặt khác, vì phụ nữ chịu rủi ro hơn và phải chịu trách nhiệm chính trong việc nuôi con nên họ có xu hướng xây dựng một cuộc sống gia đình bền chặt để nuôi con cái. Như vậy về mặt bản năng sinh học, nếu căn cứ vào selfish genes thì cả đàn ông và phụ nữ đều có xu hướng ngoại tình tương đương, nhưng về mặt xã hội, đàn ông sẽ luôn thiên hướng ngoại tình cao hơn phụ nữ.
Từ cuckoo để chỉ việc ngoại tình trong tiếng Anh là nhắc tới loài chim cuckoo, chuyên môn thả trứng vào tổ của hàng xóm để hàng xóm nuôi con hộ. Theo một thống kê ở Anh thì có 1/10 những đứa trẻ sinh ra không phải con của người mà chúng gọi là bố.
Số liệu về ly hôn Việt Nam ở đây.
Một điều đáng chú ý còn là sự bất bình đẳng sau ly hôn. 76% phụ nữ không tái kết hôn sau ly hôn trong khi ở đàn ông chỉ có 23% là không tái kết hôn. Việc khó lấy chồng sau khi ly hôn chính là chi phí cơ hội rất lớn với phụ nữ, cộng thêm các áp lực khác của gia đình và xã hội và trách nhiệm chính, thậm chí là trách nhiệm hoàn toàn, trong việc nuôi con sau ly hôn khiến thiệt hại của phụ nữ do ly hôn lớn hơn nhiều so với nam giới. Thế nhưng dù thiệt hại là thế, đa số những người đứng tên xin ly hôn lại là phụ nữ, chứng tỏ trong các gia đình Việt Nam, phụ nữ thiệt thòi và kém hạnh phúc thế nào.
Đọc thêm bài báo trên Vnexpress về ông Hà Dũng, không vợ nhưng có 10 con với 9 bà.
So dear, do you still believe in marriage?
No comments:
Post a Comment