Wednesday, September 12, 2007

Tăng học phí

Liên quan tới vấn đề tăng học phí, một bài viết quan trọng của ông Vũ Quang Việt, chuyên viên Thống kê Liên hợp quốc. Theo ông Việt thì hiện nay tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục trên GDP của Việt Nam vào hàng cao nhất thế giới, và 40% số này là do người dân phải trả (tỷ lệ này cũng vào loại cao nhất). Tiếc là trong bài này ông Việt không có số liệu cho các nước đang phát triển để so sánh thì sẽ hay hơn.

Từ bài viết của ông Việt có thể nhận thấy một số vấn đề. Thứ nhất tại sao chi tiêu cho giáo dục Việt Nam ở mức lớn như thế mà chất lượng giáo dục lại quá thấp và có quá nhiều vấn đề. Trong một bài mới về tương lai kinh tế Việt Nam đăng trên FEER và đăng lại trên Viet-studies, một nhóm tác giả nhận định là cuộc khủng hoảng trong giáo dục đại học ở Việt Nam không chỉ là vấn đề tiền. Ví dụ là Trung Quốc chi tiêu cho giáo dục/GDP thấp hơn Việt Nam nhưng một số trường Đại học của nước này đã gần đạt mức quốc tế. Trong một ranking, trường Đại học Thanh Hoa được xếp hạng đứng đầu châu Á, và nói chung trong các xếp hạng 100 trường Đại học trên thế giới thì luôn luôn có mặt vài trường của Trung Quốc). Chất lượng giáo dục Đại học là thế, còn chất lượng ở bậc phổ thông thì thế nào hẳn ai cũng rõ khi nhìn vào các hiện tượng liên quan tới các kỳ thi tốt nghiệp phổ thông. Như vậy không phải người dân bỏ ít tiền ra mà họ đã bỏ nhiều tiền (một cách tương đối so với thu nhập) để mua lại một nền giáo dục có chất lượng quá thấp. Lỗi này ở đâu, và có liên quan gì tới việc hàng nghìn tỷ đồng chi tiêu ngân sách bị thất thoát như kết quả một cuộc kiểm toán gần đây không?. Và việc tăng học phí có thực sự giải quyết được vấn đề chất lượng giáo dục hay không?

Vấn đề thứ hai là mâu thuẫn giữa quy định phổ cập giáo dục bắt buộc và việc áp dụng học phí. Hình như luật giáo dục ở Việt Nam quy định mọi công dân trong độ tuổi đi học phải đi học cho tới một cấp học nhất định (cấp 1 hay cấp 2 thì tớ không rõ, bạn nào nghiên cứu về giáo dục có thể cho biết rõ hơn về điều này). Với nguyên tắc giáo dục bắt buộc thì không được thu học phí cho tới hết cấp học đó, nếu không thì luật cũng chỉ là empty words, vì không tính tới thu nhập của đối tượng (có thể so sánh với một thứ thuế đinh mà mọi người sẽ phải chịu dù thu nhập có khác nhau). Ở các nước phát triển cũng như ở Việt Nam trước đây, giáo dục phổ thông trong các trường quốc lập là miễn phí. Kể cả ở chế độ Việt Nam cộng hòa trước năm 75, như tớ nghe nói lại thì giáo dục phổ thông cũng miễn phí. Đáng tiếc là điều này hiện nay đã không duy trì được.

Vấn đề thứ ba là đề xuất tăng học phí mà Bộ Giáo dục đưa ra quá đơn giản, hoàn toàn dựa vào phân bổ địa lý. Trong bài mới nhất của ông Nhân có những luận điểm khá ngây thơ, hoàn toàn không phù hợp với một tiến sĩ khoa học và đang làm Phó Thủ tướng. Ví dụ trong câu này.
“Ví dụ chi phí của quốc gia, từ ngân sách nhà nước và đóng góp trực tiếp của người dân (qua học phí và chi khác) cho giáo dục ở Mỹ là 2.880 USD/người/năm (năm 2004), còn ở Việt Nam là 50 USD/người/năm (2006). Tức là họ chi cho một người một năm bằng chúng ta chi cho một người 57 năm!”

Nếu căn cứ vào thu nhập bình quân của VIệt Nam hiện nay vào khoảng $700 thì chi tiêu giáo dục $50 nghĩa là chừng 7% thu nhập người dân. Nếu so sánh với Mỹ với thu nhập bình quân $44.000 thì chi tiêu cho giáo dục như thế sẽ chiếm 6,5% thu nhập (xem số liệu ở đây).

Tức là tỷ lệ này của Việt Nam và Mỹ là tương đương nhau, không có gì để ông Nhân phải đặt dấu chấm than một cách thiếu hiểu biết như thế.
Và theo số liệu của TS Việt thì tỷ lệ nhà nước phải đóng góp ở Mỹ lại cao hơn đáng kể ở Việt Nam nên có thể suy ra là tỷ lệ gia đình phải đóng ở Việt Nam cao hơn đáng kể ở Mỹ.

Đề án của Bộ Giáo dục cũng hoàn toàn không tính tới yếu tố bất bình đẳng trong chênh lệch thu nhập của dân cư trong địa phương mà chỉ căn cứ vào địa bàn sinh sống. Như tính toán của TS. Vũ Quang Việt trong bài kia thì việc tăng học phí sẽ là một gánh nặng rất lớn đối với dân nghèo. Ví dụ cụ thể nếu chia dân cư thành 5 nhóm theo thu nhập thì chi tiêu cho giáo dục sẽ cao hơn 23% thu nhập hộ gia đình với 2 nhóm nghèo nhất (tức là 40% dân số) ở thành phố Hồ Chí Minh và hơn 35% thu nhập gia đình ở Đông Nam Bộ. Đó là một gánh nặng rất lớn, nhất là nếu căn cứ vào việc những người này đã nghèo sẵn, đã khó khăn cho các nhu cầu ăn ở cơ bản hàng ngày rồi. Với số liệu như trên, ông Việt ước lượng thô (do không có và cũng hầu như không thể tiếp cận được các số liệu chính xác hơn) là “nếu suy rộng ra cho cả vùng Đông Nam Bộ, thì 60% học sinh có khả năng bỏ học khi học phí là 200 ngàn một tháng.”

Tất nhiên, cách tính này của ông Việt có thể còn chưa chính xác nhưng cũng là một nghiên cứu sơ bộ. Trong khi đó nếu đọc các bài của ông Nhân về việc tăng học phí có thể thấy nó hoàn toàn không dựa trên các nghiên cứu khoa học nghiêm túc về tác động của tăng học phí tới chất lượng giáo dục, tỷ lệ nhập học, tỷ lệ bỏ học, hay tính hiệu quả và tính công bằng của giáo dục. Không rõ Bộ Giáo dục khi lập đề án tăng học phí có làm các nghiên cứu này hay không nữa (tớ thử tìm mà không thấy research nào về cái này)? Và nếu có thì tại sao lại không công bố chúng để làm cơ sở cho việc lập chính sách, thay vì các phát biểu cảm tính? Chả nhẽ cứ thầy bói xem voi mãi?

Về mặt cá nhân, tá»› đồng ý là nên tăng học phí ở bậc Đại học, nói đúng hÆ¡n là nên để các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp tá»± do hÆ¡n trong việc quyết định mức học phí. NhÆ°ng ở bậc phổ thông thì tá»› phản đối việc tăng học phí. Tạo cÆ¡ há»™i bình đẳng trong giáo dục là yếu tố cần thiết, cÆ¡ bản nhất của việc tạo ra sá»± công bằng má
»™t cách tÆ°Æ¡ng đối trong xã há»™i và không nên phát triển theo hÆ°á»›ng lá»™t bỏ sá»± công bằng này. Thêm nữa, việc tăng học phí ở bậc Đại học cần song hành vá»›i việc phát triển cho vay tín dụng cho sinh viên kiểu Financial Aid nhÆ° ở Mỹ (ở Mỹ, hầu nhÆ° sinh viên nào Ä‘i học Đại học cÅ©ng phải vay ngân hàng cả).


No comments: