Sunday, June 29, 2008
Entry for June 29, 2008
yfla.wrap("This multimedia content requires Flash version 9 and above.", "Upgrade Now.", "http:\/\/www.adobe.com\/shockwave\/download\/download.cgi?P1_Prod_Version=ShockwaveFlash", " Kingston Town
UB40
The night seems to fade,
But the moonlight lingers on
There are wonders for everyone
The stars shine so bright,
But they`re fading after dawn
There is magic in Kingston Town
(chorus)
Oh Kingston Town,
The place I long to be
If I had the whole world
I would give it away
Just to see, the girls at play
Ooh, ooh, ooh
And when I am king,
Surely I would need a queen
And a palace and everything, yeah
And now I am king,
And my queen will come at dawn
She`ll be waiting in Kingston Town
");To view this multimedia content, please enable Javascript.
Saturday, June 28, 2008
Entry for June 28, 2008
Ozzy Osbourne
Yeasterday has been and gone
Tomorrow will I find the sun or will it rain
Everybody's having fun except me I'm the lonely one
I live in shame
I said goodbye to romance, yeah
Goodbye to friends... I tell you
Goodbye to all the past
I guess that we'll meet, we'll meet in the end
I've been the king, I've been the clown
No broken wings can't hold me down
I'm free again
The jester with a broken crown
It won't be me this time around to love in vain
I said goodbye to romance, yeah
Goodbye to friends... I tell you
Goodbye to all the past
I guess that we'll meet, we'll meet in the end
And I feel the time is right although I know
That you just might say to me
What ya gonna do
What ya gonna do
But I have to take this chance
Goodbye to friends and true romance
And to all of you
And to all of you
Come on now...
I said goodbye to romance, yeah
Goodbye to friends... I tell you
Goodbye to all the past
I guess that we'll meet, we'll meet in the end
And the weather's lookin fine and I think the sun will shine again
And I feel I've cleared my mind all the past is left behind again
I said goodbye to romance, yeah
Goodbye to friends... I tell you
Goodbye to all the past
I guess that we'll meet, we'll meet in the end
Wednesday, June 25, 2008
Về minh bạch thông tin
Trả lời (Nguyễn Văn Giàu): Cấm báo chí đưa tin!
Bài trên Thanh Niên
Vụ hai xác chết trong khách sạn: Người chết là nhân viên ngân hàng
"Theo hồ sơ công an, hai nạn nhân đều là nhân viên của một ngân hàng tại TP.HCM có chi nhánh tại TX Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Trong đó Hằng là nhân viên, Tường là phó phòng giao dịch. Cả hai người đã thông đồng nhau "mượn" tạm một khoản tiền rất lớn của ngân hàng này để đầu tư vào sàn giao dịch vàng, tuy nhiên sau đó do thị trường giá vàng có nhiều biến động khiến cả hai bị lỗ hơn 1.000 lượng vàng. Biết khó có khả năng hoàn vốn cho ngân hàng nên cả hai uống thuốc ngủ tự tử."
Công văn của NHNN gửi Bộ 4T và Ban Tuyên giáo đề nghị hai cơ quan này cấm báo chí đưa tin về vụ việc.
Công văn về việc chỉ đạo các cơ quan báo chí.
Xem ra NHNN vẫn giữ tư duy giải quyết khủng hoảng theo cách bưng bít thông tin, bằng các biện pháp hành chính từ cấm bán ngoại tệ cho nhân dân tới tìm cách cấm báo chí đưa tin nhân viên ngân hàng chiếm dụng vốn ngân hàng để kinh doanh và thua lỗ hơn 1000 lạng vàng. Và trong khi bưng bít thông tin như thế thì họ lại luôn sẵn lòng trách móc nhân dân chịu ảnh hưởng bởi "tâm lý đám đông", nghe theo những "tin đồn" xấu, mang tâm lý "đầu cơ"....mà không thấy mối quan hệ nhân quả giữa việc hành xử theo tâm lý đám đông với việc thiếu minh bạch thông tin với công chúng và khách hàng.
Qua vụ này còn phải đặt vấn đề về cách quản lý kinh doanh của các ngân hàng. Làm thế nào mà chỉ hai nhân viên giao dịch ở một chi nhánh cấp tỉnh của Sacombank lại có thể chiếm dụng nhiều vốn như thế? Họ thua lỗ 1000 lạng vàng (hơn 1 triệu USD) cũng có nghĩa là họ phải chiếm dụng hàng ngàn lượng vàng, hay hàng triệu đô-la từ quỹ của ngân hàng. Và chuyện đó xảy ra ở Sacombank, một ngân hàng được coi là hàng đầu trong các ngân hàng thương mại cổ phần. Vậy thì ở các NHQD hay ngân hàng cổ phần khác thì việc kinh doanh trái phép, quản lý quỹ thiếu hiệu quả này liệu còn có thể xảy ra ở mức độ như thế nào?
Trong khi đó, kết quả kiểm tra các ngân hàng thương mại của NHNN vẫn rất lạc quan:
"Ngân hàng Nhà nước cho hay, các ngân hàng thương mại đều đang hoạt động ổn định, tăng trưởng khá và đảm bảo an toàn trong hoạt động."
Nhưng liệu có đáng tin không? Có lẽ tốt hơn hết, NHNN cần công bố kết quả kiểm tra hoạt động của các ngân hàng thương mại trên trang web của mình, thay vì việc tìm cách cấm báo chí đưa tin về một vụ tự tử như thế.
Trên TBKTSG, TS. Nguyễn Ngọc Điện (ĐH Cần Thơ) viết:
"Cũng vì quyền được biết của công dân về cuộc sống xã hội mang tính nguyên tắc mà quyền của nhà chức trách giữ bí mật thông tin về cuộc sống đó chỉ có thể là ngoại lệ. Rõ hơn, những giới hạn đối với quyền được biết phải được minh định trong luật: ngoài những loại thông tin được ghi nhận rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật, không có gì được gọi là bí mật và không thể tiếp cận đối với công dân.
Theo đúng logic suy nghĩ đó, thì từ chối cung cấp hoặc bưng bít, cản trở lưu thông thông tin phải được coi là hành vi vi phạm pháp luật và phải bị chế tài. Trong trường hợp từ chối hoặc bưng bít, cản trở lưu thông thông tin mà gây thiệt hại vật chất cho xã hội, thì người thực hiện hành vi đó phải có trách nhiệm bồi thường....
Và hệ quả tất yếu của việc sống trong môi trường thông tin nhiễu loạn là sự trỗi dậy của bản năng ứng xử theo bầy đàn: người này trông người kia làm, rồi bắt chước làm theo. Một trong những biểu hiện của bản năng ứng xử đó là việc đổ xô đi mua gạo, đô la Mỹ hay thứ gì khác nữa, tạo nên các cơn sốt giá mà mọi người đã chứng kiến. Trong bối cảnh chữ tín và sự minh bạch không được coi trọng, trách người dân nhẹ dạ tin vào những lời đồn đoán và hành động thiếu cân nhắc là không công bằng."
Trong lựa chọn giữa "bưng bít thông tin" và "minh bạch thông tin", NHNN đã chọn cách bưng bít, che đậy. Liệu việc bưng bít này có giúp cho Sacombank và NHNN được tin tưởng hơn không? Điều này chưa thể biết, nhưng có điều chắc chắn là động thái này làm xói mòn lòng tin của người dân vào năng lực quản lý, điều hành của NHNN. Có khác nào NHNN nói với nhân dân: "Tôi không có bệnh. Hãy để tôi bịt mắt bạn, bạn sẽ thấy tôi vẫn rất khỏe mạnh". Và nếu bạn bị bịt mắt mà đi lại quáng quàng, vấp ngã dúi dụi thì đó là lỗi ở bạn không nhìn thấy đường, đi lại với tâm lý bầy đàn, thiếu hiểu biết chứ không bao giờ là lỗi của chúng tôi- những người luôn đi đúng đường!.
Tuesday, June 24, 2008
Entry for June 24, 2008
Hollywood: Việt Nam không còn là điểm đến
"...
Kịch bản nước ngoài xin phép sản xuất tại Việt Nam đều phải duyệt càng lúc càng khó khăn, chỉ cần có chi tiết dễ liên tưởng đến những vấn đề nhạy cảm, là phải sửa hoặc “stop”.
Nhưng có lẽ điều khiến các nhà làm phim nước ngoài vào Việt Nam sợ nhất là thời gian chờ đợi để có giấy phép. Không ít dự án phim bị "chìm xuồng" vì chờ duyệt không nổi. Đồng tiền của nhà sản xuất phải luân chuyển để đầu tư vào chỗ khác!
Buổi sáng hôm ấy vừa có thêm giấy phép chấp thuận từ Ủy ban nhân dân Tp.HCM, thì ngay chiều hôm đó, một công điện khẩn từ Cục Điện Ảnh gửi vào buộc phải dừng khẩn cấp mọi hoạt động của đoàn Bond 18 tại VN, mà không đưa ra một lời giải thích!
Entry for June 24, 2008
Bài trên Diễn Đàn
Tôi khẳng định : Madeleine Riffaud còn sống đây !
« Tôi viết thư hỏi thăm tin tức sức khoẻ anh ấy [Nguyễn Đình Thi], viết cho cả Hội nhà văn, mà chẳng thấy hồi âm… Rồi chiều hôm trước ngày an táng, tôi mới được thông báo chính thức là anh ấy từ trần… Một phần thư từ trao đổi riêng tư của chúng tôi đã biến mất… Những lá thư bị lấy trộm, đem bán, những tấm ảnh riêng tư được đưa lên báo mà không xin phép tôi… Tôi rất buồn, và giận. Người ta đã cướp đi mối tình đẹp của tôi, đã làm nhơ bẩn nó. Thậm chí còn làm nguy hại cho tôi. Mà mọi chuyện lại đến từ Việt Nam, đất nước mà tôi đã yêu quý và hiến dâng vô vàn… Bây giờ là những lời đồn bẩn thỉu, lại phát ra từ cửa miệng những kẻ đã làm giàu bằng cách bòn rút tôi. Tôi đã giúp các con của anh Thi, như bác Hồ đã căn dặn tôi, nhưng tôi đã ngừng trợ cấp từ nhiều năm nay rồi. Trái với những lời đồn đại, tôi chưa hề mua một căn hộ nào ở Paris để tặng ai cả. Tôi rất phẫn nộ vì sự bịa đặt này bởi vì làm như vậy khác nào tôi muốn khuyến khích vài người Việt Nam bỏ đất nước sang sống ở Paris. Nó còn có mục đích nguỵ trang tài sản bất chính của kẻ tung ra lời đồn. Tôi cũng không hề lập ra một « quỹ Nguyễn Đình Thi » nào cả. Làm sao người ta có thể bịa đặt vô tội vạ như thế ? ».
Những kẻ đã làm giàu bằng cách bòn rút bà già Madeleine Riffaud ấy là ai? Và ai là người vẫn hay rêu rao với báo chí bằng chuyện tình giữa Nguyễn Đình Thi với bà Riffaud?
Tình cảnh khó khăn hiện tại của bà Riffaud.
"...Tôi đề nghị chị ghi âm rồi thuê người đánh máy. « Chị không đủ tiền ». Tôi hỏi : « Thế còn cái nhà của chị ở Normandie ? Nơi mà Thảo, Ba, Dung… những người bạn trong phái đoàn Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam hồi hội nghị Paris đã ra nghỉ, thỉnh thoảng chị có ra ngoài ấy không ? » « Hết rồi : mái thì sập, cái nền nhà cũng sập sệ. Chị không đủ tiền để sửa, nhưng chị rất muốn, vì nơi đó có biết bao kỉ niệm ». Ngay trong căn hộ này, chị cũng đang phải cắt nước vì ống chì và rô-bi-nê hư hỏng. « Vừa rồi, chị phải bán một phần căn hộ để có thể trang trải bao nhiêu kinh phí như thế ».
Và đây là thông tin trên An Ninh Thủ Đô, bài báo ghi trên VTC News không ghi rõ tên tác giả, nhưng có thể thấy rằng thông tin đó từ Nguyễn Đình Chính:
" Công ty Cổ phần Truyền thông Nguyễn Đình Thi cùng gia đình đang tiến hành thủ tục để thành lập Bảo tàng Nguyễn Đình Thi. Nhà văn Nguyễn Đình Chính đã làm việc với lãnh đạo của thành phố Hà Nội, muốn mua một tòa công thự ở nội đô để làm bảo tàng. ý kiến này được thành phố Hà Nội ủng hộ, khó khăn trước mắt là tiền, vì giá tòa nhà tới hàng mấy chục tỷ đồng.
Biết chuyện này, bà Madeleine Riffaud đã gọi điện cho Nguyễn Đình Chính, đề nghị đổi một biệt thự của bà ở Paris để làm Đại sứ quán Việt Nam lấy tòa công thự ở Hà Nội để làm Bảo tàng Nguyễn Đình Thi. Có khá nhiều phụ nữ từng yêu ông Thi nhưng chưa có ai yêu ông được như bà Madeleine Riffaud."
Bà Riffaud đang khánh cùng thì lấy đâu ra biệt thự để hiến cho Việt Nam???
Theo thông tin ở đây thì ông Chính còn định làm phim về mối tình giữa ông Thi và bà Riffaud, không rõ có được sự đồng ý của bà Riffaud hay không? Thật tội cho bà Madelaine Riffaud, sau khi bị người ta lợi dụng, bòn rút tiền bạc để đến cuối đời lại tiếp tục bị bòn rút danh tiếng xưa kia của mình và cả những kỷ niệm riêng tư.
Trong bài này, ký giả từng "lừng danh" một thời Xuân Ba còn đề cập tới khả năng Nguyễn Đình Chính bán các thư từ (theo ông Chính là trên 1000 bức) và các kỷ vật có thể có giữa bà Riffaud và ông Thi lấy ngoại tệ mạnh 5 con số:
"Một tổ chức ở Pháp đã cử người sang gặp nhà văn Nguyễn Đình Chính để đề nghị xin được mua lại tất cả những gì cất giữ trong chiếc cặp da cũ kỹ kia. Nhà văn Nguyễn Đình Chính bán nó với giá năm con số ngoại tệ mạnh hay khi bà Madeleine mất, ông sẽ hóa nó (để bên kia thế giới hai ông bà sẽ nhận lại được) như có ý kiến đồn thổi này nọ! "
Thông tin này cũng rất đáng ngờ vì bà Riffaud không phải là một danh nhân lớn đến mức người ta cần mua kỷ vật của bà để làm bảo tàng. Nhưng cho dù có việc đó thì việc thể hiện toan tính này nọ từ những thư từ cá nhân của bà với bố ông Chính trong khi bà còn đang sống đã là một việc làm tồi tệ. Chính vì thế mới khiến bà phẫn nộ phải lên tiếng "Madeleine Riffaud còn sống đây""Tham nhũng", bộ 4 T và báo chí
Một câu hỏi đặt ra liệu việc báo này "dường như" bớt tích cực chống tham nhũng có phải là hiện tượng cá biệt của tờ báo này, sau khi bị thay hai phó TBT.
Để kiểm nghiệm đơn giản, tôi làm một phép thử tương tự với tờ Lao Động online, tờ báo có tiếng nhất nhì trong các báo miền Bắc, trong thời gian từ 9/2006 tới nay. Bên cạnh từ "tham nhũng", tôi thử thêm từ khóa ("sex" or "tình dục") để thử xem có hiện tượng "tức thượng phá hạ" không? Chú ý là trong biểu đồ này, từ khóa được tìm ở tất cả các mục, chứ không chỉ ở chuyên mục Chính Trị-Xã Hội như trong trường hợp trên báo Tuổi Trẻ.
Dưới đây là biểu đồ cho báo Tuổi Trẻ (chỉ riêng cho chuyên mục Chính trị- Xã hội), post lại để tiện so sánh.
Monday, June 23, 2008
Entry for June 23, 2008
Trong trả lời của Thủ tướng Dũng với báo Time có một vài ý đáng chú ý, đó là việc Thủ tướng nhấn mạnh việc giảm chi tiêu trong các dự án của Chính phủ và các doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, việc cắt giảm về số lượng đối với chi tiêu của các DNNN vẫn chỉ là giải pháp tình thế, nhằm giảm lạm phát và nhập siêu. Về lâu dài vẫn cần phải cải cách triệt để các doanh nghiệp này theo hướng tinh giản, chứ không phải để chúng tiếp tục phình to, được bơm tiền từ cả vốn ngân sách và vốn vay nước ngoài như trong chừng 5 năm gần đây.
"Our second major policy is to reduce government spending and [wasteful] investment by state-owned enterprises. We will cut about 25% from the government's budget and from spending by state-owned enterprises...We will cut investment in unimportant projects like [government] buildings, headquarters and cultural houses. And especially, low-efficient projects of state-owned enterprises will be cut."
VNN đưa tin bài rất nhanh. Đáng chú ý là bài nói chuyện giữa Thủ tướng Dũng và ông Greenspan được tường thuật lại trên VNN.
Alan Greenspan: VN phải chấp nhận giảm tăng trưởng hơn nữa !
Trong lời khuyến nghị của Greenspan cũng có nhắc tới việc hạn chế sự đầu tư tràn lan của các tập đoàn Nhà nước, gây tác động chèn ép (crowd out) các doanh nghiệp nhỏ.
"Lời khuyến nghị của tôi là Chính phủ nên tiếp tục áp dụng những biện pháp đang làm nhưng với các tập đoàn lớn, cần có các biện pháp hạn chế họ. Họ mở rộng đầu tư ồ ạt, gây ảnh hưởng tới các DN vừa và nhỏ, hạn chế sức sáng tạo, tính năng động của họ và của cả nền kinh tế."
Greenspan cũng đưa ra dự đoán bi quan về tăng trưởng kinh tế của Mỹ khi cho rằng năm 2009, Mỹ có thể tăng trưởng bằng 0 hay âm, tức là suy thoái có thể sẽ chưa chấm dứt cho tới hết năm 2009. Greenspan cho rằng kinh tế Mỹ (và thế giới) sẽ hồi phục sau khi thị trường bất động sản bắt đầu hồi phục với một độ trễ nhất định, ông dự đoán thị trường BĐS ở Mỹ hồi phục sớm nhất cũng phải 2009. Nếu mối liên hệ giữa nền kinh tế VN với thị trường BĐS cũng tương tự thì kinh tế VN còn lâu mới hồi phục được đà tăng trưởng như trước bởi lẽ thị trường BĐS Việt Nam cũng mới chỉ bắt đầu chu kỳ đi xuống, và có lẽ phải giữa hay cuối 2009 mới bắt đầu có thể hồi phục.
Tuy nhiên, cũng phải nói thêm rằng hiện nay người ta cho rằng Greenspan đóng vai trò chính khiến cuộc khủng hoảng nhà đất ở Mỹ xảy ra do ông ủng hộ việc cho vay bất động sản ồ ạt giai đoạn trước khi ông là Chủ tịch Fed (có lẽ là sai lầm lớn nhất của ông trong các nhiệm kỳ chủ tịch Fed). Cũng tương tự, trách nhiệm cho việc kinh tế VN quá nóng, tăng trưởng tín dụng kỷ lục, và cho vay bất động sản+ chứng khoán+ DNNN tràn lan là trách nhiệm chủ yếu của ông Dũng cùng ông cựu Thống đốc Lê Đức Thúy.
Entry for June 23, 2008
Hiện nay dữ trự ngoại tệ của Trung Quốc đang cực lớn, lớn nhất thế giới với hơn 1700 tỷ USD, nhiều hơn cả Nhật Bản và khối EU cộng lại, gấp 80 lần Việt Nam, trong khi dự trữ ngoại tệ của Việt Nam chỉ là 20,7 tỷ USD. Trung Quốc có lẽ rất sẵn lòng cho các nước Đông Nam Á, nhất là Việt Nam vay trong trường hợp dự trữ ngoại tệ của các nước này bị cạn kiệt. Tuy nhiên nếu NHNN Việt Nam vay ngoại tệ của Trung Quốc để bảo vệ tỷ giá và tránh nguy cơ khủng hoảng thì có thể sẽ dẫn tới những hậu quả lâu dài về chính trị-kinh tế, hoàn toàn có thể trở thành một sân sau, vệ tinh về kinh tế- chính trị cho đế quốc Trung Quốc tranh hùng trong thế kỷ 21.
Từ trước tới nay, các khoản viện trợ hay cho vay của Trung Quốc cho các nước đang phát triển thường không kèm theo các điều khoản như phải chống tham nhũng, cải cách cơ cấu, tăng tính minh bạch thông tin, bỏ chế độ tỷ giá cố định, tự do hóa thương mại và tư nhân hóa DNN... như các điều kiện của IMF, hay World Bank nhưng lại thường gắn với các yếu tố có tính chính trị và tài nguyên (ví dụ ủng hộ Trung Quốc trong các tổ chức quốc tế, ưu tiên các doanh nghiệp Trung Quốc trong khai thác khoáng sản...). Với Việt Nam, có lẽ người Trung Quốc còn muốn ràng buộc yếu tố địa-chính trị trong sự hỗ trợ kinh tế nhiều hơn nữa, đơn giản vì Việt Nam ở sát cạnh Trung Quốc và Trung Quốc sẽ "an toàn" và mạnh mẽ hơn nhiều nếu có Việt Nam như một đồng minh trung thành.
Vai trò của Trung Quốc đối với Đông Nam Á và Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế...
"Thế thì Trung Quốc cần làm thế nào? Rất đơn giản, làm một người tốt là được, 11 năm trước Soros và IMF là một kẻ xấu, còn Trung Quốc là một người tốt, đó chính là thực tâm thực lòng giúp Việt Nam vượt qua khó khăn hiện nay. Cho dù về mặt kinh tế hay tài nguyên, đều cần tiến hành giúp đỡ thực sự, giúp Việt Nam vượt qua khó khăn kinh tế này. Phải chăng Trung Quốc chỉ cần làm như vậy là xong? Đương nhiên không phải, quan hệ quốc tế hiện nay đặt lợi ích là hàng đầu, thuần túy đạo đức không thể tồn tại được. Nếu Trung Quốc giúp đỡ, nhất định cần được đền đáp, Trung Quốc trước đây chẳng phải đã nếm mùi phản bội của Việt Nam đấy sao. Vậy báo đáp như thế nào? Dưới đây xin đề xuất một số điểm để tham khảo:
- Nếu lớn thì yêu cầu Chính phủ Việt Nam chấp thuận những gì mà trước đây họ không thể chấp nhận, nhưng không thể quá đáng, mà nên là những điều kiện có thể chấp nhận được. Ví dụ như được góp 30% cổ phiếu trong Ngân hàng của Việt Nam, trước đây Chính phủ Việt Nam không thể chấp thuận điều này. Nhưng nếu có chấp thuận thì Chính phủ Việt Nam cũng không mất đi quyền khống chế ngân hàng. Những yêu cầu như vậy Trung Quốc hoàn toàn có thể đưa ra.
- Yêu cầu Việt Nam tuyên truyền rầm rộ sự giúp đỡ của Trung Quốc trên các phương tiện thông tin đại chúng, như vậy một mặt có thể làm giảm nhẹ đi rất nhiều sự thù địch đối với Trung Quốc của người dân Việt Nam, mặt khác là để làm cho các nước Đông Nam Á khác thấy được.
- Yêu cầu Việt Nam thực hiện chính sách ưu đãi để các công ty Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam có thể gia tăng được ưu thế cạnh tranh.
- Trong giao dịch năng lượng giữa hai nước đưa ra điều kiện có lợi cho Trung Quốc nhưng Việt Nam vẫn có thể hoàn toàn chấp nhận được.
- Yêu cầu Việt Nam tiến hành hàng loạt cải cách kinh tế, đương nhiên đó không phải những cải cách kinh tế tự hủy hoại mình giống như IMF, mà cần thực sự làm cho mối liên hệ kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc mạnh lên, cuối cùng thực hiện nhất thể hóa kinh tế Việt-trung, thực sự là những cải cách làm cho Việt Nam nhập vào vành đai kinh tế của Trung Quốc.
Entry for June 23, 2008
Báo chí Việt Nam không những không còn dám lên tiếng về việc nhà báo bị bắt, mà thậm chí còn không dám đăng lại việc nhà báo nước ngoài hỏi han Thủ tướng Việt Nam về việc này. Liệu từ "tham nhũng" có sắp được bổ sung vào danh mục các từ bị cấm đề cập cho 700 tờ báo, tạp chí ở Việt Nam không?
Nhưng VNN có khi vẫn còn khá hơn Tuổi Trẻ và Thanh Niên, hai tờ báo có phóng viên bị bắt. Hai tờ này còn không/chưa đề cập gì tới bài phỏng vấn thủ tướng Dũng trên Time.
Bài trên Time
Vietnam's Prime Minister Tackles Inflation
Bài trên VNN
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời phỏng vấn của Time
Hai câu hỏi và trả lời bị lược bỏ:
"The arrest of two reporters who covered a high-profile corruption scandal within the transport ministry has been seen as a blow against anti-corruption efforts.
The arrest of the two journalists has nothing to do with the fight against corruption. Vietnam is a rule-of-law state, in which all citizens are equal before the law, protected by the law and their violations shall be punished in accordance with the law, no matter who they are.
The U.S. State Department has removed Vietnam from its list of countries that it says are violating religious freedom. Do you think Vietnam can make similar progress on other human rights issues?
It is [the government's] top priority to respect and protect human rights, seeing the people as a central factor for achieving sustainable development and the goal of building Vietnam into a strong country with wealthy people and a just, democratic and civilized society. Vietnam stands ready to talk with the U.S. on issues of mutual concern. The U.S. side has acknowledged positive progress in Vietnam. I am convinced that we need to increase contacts and dialogues in order to enhance mutual understanding on issues of differences."
Ngoài ra một câu trả lời của Thủ tướng bị lược mất một ý quan trọng liên quan tới vai trò của công chúng và của báo chí trong chống tham nhũng. Không hiểu sao ý này của Thủ tướng rất quan trọng và khá tích cực, thế mà cũng bị VNN lược đi???
Câu hỏi:- Thưa ông, khi đảm nhận cương vị Thủ tướng, ông có tuyên bố một trong những mục tiêu cơ bản của ông là chống tham nhũng. Ông sẽ làm gì để tiếp tục cuộc chiến này?
Ý bị lược bỏ: "And we also need to improve the publicity and transparency in corruption cases in order to better involve the public, including the mass media, in the fight."
+ Update 1: Tuổi Trẻ cũng đã trích dịch bài phỏng vấn ông Dũng, nhưng cũng như VNN, không đề cập tới câu hỏi của Time về hai nhà báo bị bắt.
+ Update 2: Lao Động dịch câu hỏi và trả lời về tự do tôn giáo nhưng lại không dịch câu về tham nhũng và câu về 2 nhà báo bị bắt.
+ Update 3: Cuối cùng cũng có một tờ báo dịch đầy đủ 2 câu hỏi và ý về nâng cao vai trò của công chúng và truyền thông chống tham nhũng. Đó là Vneconomy.
" ...Và chúng tôi cũng cần phải cải thiện tính công khai và minh bạch của các vụ tham nhũng nhằm đưa công chúng, bao gồm các phương tiện thông tin và truyền thông, tham gia tốt hơn vào cuộc chiến này.
Vụ bắt giữ hai nhà báo mới đây liệu có bị coi là một đòn giáng vào những nỗ lực chống tham nhũng, thưa ngài?
Vụ bắt giữ hai nhà báo không liên quan gì tới cuộc chiến chống tham nhũng. Việt Nam là một nhà nước pháp quyền, trong đó mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, được pháp luật bảo vệ và những hành vi vi phạm của họ sẽ bị trừng phạt theo pháp luật, bất kể họ là ai.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước mà họ cho là vi phạm tự do tôn giáo. Ngài có nghĩ là Việt Nam có thể đạt được những tiến bộ tương tự trong vấn đề nhân quyền?
Ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam là tôn trọng và bảo vệ nhân quyền, coi con người là nhân tố trung tâm trong việc phấn đấu đạt tới sự phát triển bền vững và trong mục tiêu xây dựng Việt Nam trở thành một quốc gia dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
Việt Nam luôn sẵn sàng đàm phán với Hoa Kỳ về những vấn đề mà hai bên cùng quan tâm. Phía Hoa Kỳ đã công nhận những tiến bộ tích cực ở Việt Nam. Tôi tin rằng chúng ta cần tăng cường liên lạc và đối thoại để tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau trong những vấn đề khác biệt. "
Entry for June 23, 2008
Top Ten Communist Jokes
Congratulations Comment Central readers. The results of our Communist joke competition are in and you did us proud.
A copy of Hammer and Tickle will shortly be winging its way to Tom Freeman for the following offering:
1) Three workers find themselves locked up, and they ask each other what they’re in for. The first man says: “I was always ten minutes late to work, so I was accused of sabotage.” The second man says: “I was always ten minutes early to work, so I was accused of espionage.” The third man says: “I always got to work on time, so I was accused of having a Western watch.”
And here are the nine runners-up:
2) An old man is dying in his hovel on the steppes.
There is a menacing banging on the door.
‘Whose there?’ the old man asks.
‘Death ‘comes the reply.
‘Thank God for that,’ he says, ‘I thought it was the KGB.’ A KGB officer is walking in the park and he sees and old Jewish man reading a book.
The KGB says "What are you reading old man?" The old man says "I am trying to teach myself Hebrew."
KGB says "Why are you trying to learn Hebrew? It takes years to get a visa for Israel. You would die before the paperwork got done."
"I am learning Hebrew so that when I die and go to Heaven I will be able to speak to Abraham and Moses. Hebrew is the language they speak in Heaven." the old man replies.
"But what if when you die you go to Hell?" asks KGB.
And the old man replies, "Russian, I already know." Larry Rasczak
Dan Sweeney
3)Pravda announced that it welcomed letters to the editor. All correspondents were required to include their full name, address and next of kin.
Neil
4) Q. "Why do the KGB operate in groups of three?" A. "One can read, one can write and one to keep an eye on the two intellectuals."
Lee Jakeman
5) Leonid Brezhnev pays a state visit to France and he's given a VIP guided tour of Paris. He's conducted round the splendours of the Élysée Palace, but remains as stony-faced as ever. He's shown the masterpieces of the Louvre, but the curators fail to get any reaction out of him. He's taken to the Arc de Triomphe, but displays not the slightest interest. Eventually, the official motorcade drives him to the foot of the Eiffel Tower, where Brezhnev finally stares up in amazement and astonishment. He turns to his French hosts and asks in bewilderment: "But, Paris is a city of 9 million people... surely you need more than one watchtower?"
(first heard by me in the Brezhnev era)
Geraint Jennings
6) Stalin decides to go out one day and see what it's really like for the workers, so he puts on a disguise and sneaks out of the Kremlin.
After a while he wanders into a cinema. When the film has finished, the Soviet Anthem plays and a huge picture of Stalin appears on the screen. Everyone stands up and begins singing, except Stalin, who smugly remains seated.
A minute later a man behind him leans forwards and whispers in his ear: "Listen Comrade, we all feel exactly the same way you do, but trust me, it's a lot safer if you just stand up."
Robert B
7) A man saves up his ruples and is finally able to buy a car in Soviet Russia. After he pays his money the he is told he will have his car in three years.
"Three years!" he asks "What month?"
"August"
"August? What day in August?" He asks
"The Second of August" is the reply
"Morning or Afternoon?"
"Afternoon. Why do you need to know?"
"The plumber is coming in the morning."
Mark
8) Why do ex-Stasi officers make the best Berlin taxi drivers?
Because you only need to tell them your name and they'll already know where you live!
Will
9) Moscow in the 1970s. Deepest winter. A rumour spreads through the city that meat will be available for sale the next day at Butcher's Shop no. 1.
Tens of thousands turn up on the eve of the event: wrapped up against the cold, carrying stools, vodka, and chessboards, they form an orderly queue.
At 3 am the butcher comes out and says, "Comrades, I've just had a call from the Party Central Committee: it turns out there won't be enough meat for everyone, so the Jews in the queue should go home."
The Jews obediently leave the queue. The rest continue to wait.
At 7 am, the butcher comes out again: "Comrades, I've just had another call from Central Committee. It turns out there will be no meat at all, so you should all go home."
The crowd disperses, grumbling all the while: "Those bloody Jews get all the luck!"
Andrew Vornic/Julian Cox
Sunday, June 22, 2008
Entry for June 22, 2008
Don't Know What You Got (Till It's Gone)
Cinderella
I can't tell ya baby what went wrong
I can't make you feel what you felt so long ago
I'll let it show
I can't give you back what's been hurt
Heartaches come and go and all that's left are the words
I can't let go
If we take some time to think it over baby
Take some time, let me know
If you really want to go
Don't know what you got till it's gone
Don't know what it is I did so wrong
Now I know what I got
It's just this song
And it ain't easy to get back
Takes so long
I can't feel the things that cause you pain
I can't clear my heart of your love it falls like rain
Ain't the same
I hear you calling far away
Tearing through my soul I just can't take another day
Who's to blame
If we take some time to think it over baby
Take some time let me know
If you really wanna go
Don't know what you got till it's gone
Don't know what it is I did so wrong
Now I know what I got
It's just this song
And it ain't easy to get back
Takes so long
Do you wanna see me beggin' baby
Can't you give me just one more day
Can't you see my heart's been draggin' lately
I've been lookin' for the words to say
Don't know what you got till it's gone
Don't know what it is I did so wrong
Now I know what I got
It's just this song
And it ain't easy to get back
Takes so long
Don't know what you got till it's gone no
Don't know what it is I did so wrong
Now I know what I got
It's just this song
And it ain't easy to get back
Takes so long
Saturday, June 21, 2008
Khi doanh nhân là con Thủ tướng
Bài này thực ra cũng chẳng có vấn đề gì, ngoại trừ (cũng như bài trên Tuổi Trẻ trước đây) không nhắc tới việc Thanh Phượng là con gái đương kim Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Có thể Thanh Phượng muốn được biết đến như một nữ doanh nhân thành đạt, chứ không phải như con gái Thủ tướng, và không muốn cái bóng của người cha che cuộc sống cá nhân của mình. Nhưng cho dù có thể thì trách nhiệm của báo chí là phải thông tin đầy đủ cho bạn đọc, không thể cả một bài phỏng vấn giới thiệu chân dung Thanh Phượng mà không nhắc tới việc cha cô là Thủ tướng Việt Nam đương nhiệm. Trên thế giới người ta vẫn biết Chelsea Clinton là con gái cựu Tổng thống Clinton hay hai chị em Jenna và Barbara Bush là con gái tổng thống Bush. Những việc đó không khiến người Mỹ đánh giá thấp những gì các cô gái này làm được trong sự nghiệp hay trong cuộc sống của họ. Vậy tại sao người đọc báo ở Việt Nam lại không được biết Nguyễn Thanh Phượng là con gái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, mà chỉ biết cô là một doanh nhân thành đạt, có bằng thạc sĩ ở Thụy Sỹ và đang theo học chương trình Tiến sĩ Quản trị kinh doanh của Học viện Công nghệ Châu Á (AIT).
Một nửa sự thật không phải là sự thật. Chỉ riêng việc không đăng chi tiết Nguyễn Thanh Phượng là con gái Nguyễn Tấn Dũng cũng có nghĩa là bài báo này là một bài vô giá trị, không có tác dụng gì ngoài tác dụng "nịnh", lấy điểm. Và việc không cung cấp đủ thông tin đó cũng khiến những câu trả lời của Thanh Phượng, cho dù có ý nghĩa hay chân thật đến đâu, cũng trở thành "empty words".
"Khác biệt là nền tảng cho những ý tưởng mới"
Cái tiêu đề này cũng hơi có tính mỉa mai (ngoài dụng ý). Tất nhiên là chị Thanh Phượng "khác biệt" so với tất cả những nữ doanh nhân khác (ngay từ lúc lọt lòng). Chị là con gái Thủ tướng. Sự khác biệt trời cho ấy có khơi nguồn cho những ý tưởng mới của chị không thì tôi không biết (và tác giả bài báo cũng không nhắc đến).
Friday, June 20, 2008
Báo chí
Trên blog này thỉnh thoảng tôi cũng hay chê nhà báo thế này, nhà báo thế khác. Nhưng cũng cần nói là tuy không làm nghề này nhưng nghề báo là nghề tôi rất quý mến, trân trọng. Tôi nghĩ sự đóng góp của nghề báo với xã hội là rất lớn, nhất là trong khả năng tác động trực tiếp tới tư duy, cách nghĩ, và sự tiếp cận thông tin của người đọc bình thường. Bản thân tôi cũng có nhiều bạn làm nghề này. Nhân ngày Nhà báo Việt Nam, chúc các bạn nhà báo thành công. Cũng mong là nền báo chí ở Việt Nam sẽ ngày càng tự do hơn, và chín chắn hơn.
Hình dưới này được tổng hợp sau khi sử dụng công cụ tìm kiếm với từ khóa "tham nhũng" trong mục Chính trị-Xã hội trên báo Tuổi Trẻ- tờ báo được coi là lớn mạnh và năng nổ nhất ở Việt Nam- theo các khoảng thời gian 2 tháng từ năm 2006 tới nay. Chắc bản thân đồ thị này cũng nói được vài điều về vai trò chống tham nhũng của báo chí trong thời gian gần đây. Có vẻ như chữ "tham nhũng" ngày càng ít được nhắc tới trên báo chí Việt Nam trong thời gian qua.
Entry for June 20, 2008
Ngày xưa (1893) ông Gandhi ở Ấn Độ sang Nam Phi hành nghề luật sư sau khi tu nghiệp ở Anh. Ông mua vé tàu hạng nhất, nửa đường bị nhân viên đường sắt bắt phải xuống hạng 3 vì là người da màu, và người da màu ở Nam Phi không được đi toa hạng nhất. Ông nhất định không chịu chuyển toa cho đúng thứ bậc xã hội phân biệt chủng tộc này và đã bị thô bạo ném xuống ở ga gần nhất. Việc này trở thành bước ngoặt của cuộc đời ông, kể từ đó ông nguyện đấu tranh cả cuộc đời cho sự bình đẳng và chống phân biệt chủng tộc và bất công xã hội. Nhờ cuộc đấu tranh của ông mà nước Ấn Độ đã giành được độc lập của mình.
Ngày gần hơn (1955), cô Rosa Parks đi xe buýt ở bang Alabama, Mỹ và ngồi ở hàng ghế đầu dành riêng cho người da đen (tức là ở giữa xe, còn nửa trên dành riêng cho người da trắng theo luật Jim Crow). Khi hàng ghế của người da trắng đã kín, lái xe bus yêu cầu cô phải nhường chỗ cho người da trắng. Khi cô không chịu nhường, viên tài xế đã gọi cảnh sát đến bắt cô. Sự kiện này đã châm ngòi cho cuộc đấu tranh đòi xóa bỏ việc tách riêng giữa người da đen và người da trắng, và quyền bình đẳng cho mọi màu da dưới sự lãnh đạo của mục sư Martin Luther King. Phong trào đi đến thắng lợi và các luật Jim Crow ở một số bang miền Nam (luật này quy định người da đen phải đi học ở trường riêng, ngồi ở các khu vực riêng trên giao thông công cộng…) bị xóa bỏ. Ngày nay người Mỹ vẫn kỷ niệm sự kiện Rosa Parks như là điểm châm ngòi cho cuộc đấu tranh quyền dân sự (civil right). Trong đám tang của bà Rosa Parks năm 2005 có bà Rice, ngoại trưởng da đen đọc lời tưởng niệm. Có hơn 5 vạn người đưa tang Rosa Parks.
Gần hơn nữa (6/2008), ông ngoại trưởng Bỉ đi công cán ở Việt Nam từ Hà Nội vào Sài Gòn trên máy bay của Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (VNAirlines) cùng với phái đoàn Bỉ đã đặt mua vé hạng Thương gia. Nhưng ông đã bị VNAirlines đuổi xuống hạng thường để nhường chỗ cho các quan chức Việt Nam (hình như là các Ủy viên TW Đảng) bay vào Sài Gòn dự lễ tang ông Võ Văn Kiệt. Ông đại sứ hăng say nài nỉ cuối cùng cũng xin được hai ghế hạng Thương gia còn trống cho phái đoàn mình nhưng ông Bộ trưởng vẫn không chịu lên ngồi. Một tờ báo của Bỉ đăng tin này, còn báo chí của chúng ta thì vẫn lặng yên (như mọi khi).
Xem ra Việt Nam ngày càng tiến bộ, và đang thực hiện quá trình thực dân hóa ngược bọn cựu thực dân. Ngày xưa da đen, da vàng, da nâu phải nhường ghế cho da trắng, giờ ở Việt Nam thì ngược lại, bọn da trắng đến xứ này dù có làm giời làm biển gì thì cũng phải nhường ghế cho da vàng.
Chỉ có điều da vàng phải phấn đấu thành quan chức da vàng mới có hy vọng đặc cách thế (chứ người con gái Việt Nam da vàng thì quên đi, có khi còn phải nhường chỗ cho da trắng ấy chứ). Thêm nữa, lại phải sử dụng dịch vụ của các hãng hàng không hay vận tải Việt Nam. Chẳng trách thỉnh thoảng lại thấy mấy quan chức phát biểu trên báo rằng tôi luôn chọn VNAirlines khi đi công tác vì yêu nước! Sướng như các vị ấy, không cần đặt chỗ trước mà vẫn nghiễm nhiên có vé hạng Thương gia thì tội gì không yêu nước như thế cơ chứ. Nhưng với những người đã đặt vé để rồi bị hủy vé hay giảm hạng để nhường chỗ cho các vị đó thì hẳn sẽ không muốn chọn VNAirlines như vậy.
Ở đây lại có thể đặt một vấn đề khác. Tại sao ở VN, quan chức không thể hòa đồng với đời sống dân thường? Và tại sao việc dành ghế Thương gia cho quan chức cho dù họ không đặt chỗ trước lại được coi là việc bình thường, và việc tước ghế của những người khác cũng được coi là bình thường? Về việc ở Việt Nam các quan chức xa vời vợi so với dân thường, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đã có một bài rất hay nhân đám tang của cựu Thủ tướng.
Sự việc này còn cho thấy Việt Nam chúng ta đã thực sự thành điểm đến của Thiên niên kỷ mới, như mong ước của ngành du lịch. Ngoại trưởng Bỉ cũng chả là cái đinh gì, nước bé tí lại thiếu ổn định chính trị (người nói tiếng Fleming đang đòi tách ra). Nếu là Ngoại trưởng Mỹ hay Ngoại trưởng Tàu may ra còn nể nể (nhất là Tàu!) chứ Bỉ thì thôi, xuống dưới cho được việc, người ta đi đưa tang sếp cũ chứ có phải đi công cán đâu mà phải ngồi ghế Economy. Với lại, Tây có là cái đinh gì, lắm thằng đểu lắm. Một thằng luật sư ất ơ nào ở Ý chẳng lừa VNAirlines một cú đòi bao nhiêu triệu Euro còn gì?
Ông Ngoại trưởng Bỉ và đồng sự nên lấy tấm gương của Mahatma Gandhi với Rosa Parks ra mà suy ngẫm thay vì kể chuyện lại với báo chí nước ông, làm xấu hình ảnh một quốc gia đang vươn mình lớn mạnh và hiếu khách. Về điểm này, phải công nhận báo chí nước nhà có tinh thần yêu nước cao (có lẽ yêu nước không kém các quan chức) khi nhất quyết không đưa tin này nhằm bảo vệ hình ảnh hấp dẫn, thân thiện của môi trường đầu tư trong nước và không làm tổn hại tới uy tín của hãng VNAirlines.
Entry for June 20, 2008
" 10 năm trước, khi chia tay Tuổi Trẻ, một người mà mình rất có cảm tình, nhà báo ký sự pháp đình Thủy Cúc, khen mình: “Anh là một người đàn ông tử tế, tử tế tới mức đáng khinh bỉ”. Cho đến giờ, mình cũng không thực sự hiểu Thủy Cúc nói gì. Còn lão Lê Thọ Bình già thì đúc kết rằng: “Huy Đức là người mê tất cả các cô gái đẹp và thỉnh thoảng được một vài phụ nữ xấu yêu lại”."
Trên Vnexpress đưa tin lại từ báo lá cải Daily Mail
Phụ nữ khó cưỡng lại đàn ông đểu
Ảnh: timeinc. |
"Những anh chàng có tính cách đểu cáng như hung bạo, kiêu căng và hay lừa dối lại có một sức hút mãnh liệt đối với phái yếu.
Các nhà khoa học đã chứng minh phụ nữ trên toàn thế giới khó mà cưỡng lại một tay đểu cáng."
Tóm lại là các anh chàng tử tế nên học cách đểu, như thế không những yên tâm không bị lo chê là "tử tế một cách đáng khinh bỉ" mà còn trở nên "có một sức hút mãnh liệt đối với phái yếu."
Nhưng nếu vậy thì xét theo quan điểm tiến hóa thì các cá thể "đểu" sẽ có nhiều con cái hơn các cá thể "tử tế", và cứ theo nguyên tắc đó thì các thế hệ tương lai sẽ càng ngày càng "đểu" hơn các thế hệ trước và nhân loại càng ngày càng "đểu" đi?.
Không liên quan, nhớ Susan Sontag từng chia ra hai loại nghệ sĩ căn cứ vào các sáng tác của họ: loại hợp làm chồng như Camus và loại hợp làm người tình (như Sartre?).
Google phát ra một đoạn: "Great writers are either husbands or lovers,” Susan Sontag explained in a 1963 essay on Camus. “Some writers supply the solid virtues of a husband: reliability, intelligibility, generosity, decency. There are other writers in whom one prizes the gifts of a lover, gifts of temperament rather than of moral goodness. Notoriously, women tolerate qualities in a lover—moodiness, selfishness, unreliability, brutality—that they never countenance in a husband, in return for excitement, an infusion of intense feeling. In the same way, readers put up with unintelligibility, obsessiveness, painful truths, lies, bad grammar—if, in compensation, the writer allows them to savor rare emotions, and dangerous sensations.” Camus was “the ideal husband of contemporary letters,” she opined, but “as in life, so in art both are necessary, husband and lovers. It's a great pity when one is forced to choose between them.”"
2. Sao series ảnh chụp các hoa hậu ở bể bơi, những nàng khác đều tranh thủ khoe ngực mà nàng Thúy Lâm nhà ta cứ nhất quyết chụp ảnh ở những góc khiến người ta không thể ngắm hay so sánh?.
Thursday, June 19, 2008
Entry for June 19, 2008
Tác giả báo cáo này chính là trùm CIA ở Việt Nam William Colby, người sau này làm giám đốc CIA và có cái chết khá mờ ám lúc về già. Với việc phân tích như trên thì rõ ràng người Mỹ không có cách nào khác để đối xử với ông Thảo ngoài việc ủng hộ ám sát ông (do chính phủ Phan Huy Quát không muốn bắt và xử tử ông) trong khi không có cách nào có thể thuyết phục hay đe dọa ông, khiến ông từ bỏ mục tiêu ngăn người Mỹ vào Việt Nam. Báo cáo đề ngày 4/6/1965. Sau đó khoảng 1 tháng, ông Thảo bị thủ tiêu vào tháng 7/1965.
Tóm tắt
" The latest available word concerning Colonel Pham Ngoc Thao is that Thao is circulating freely in Saigon and is assisting in the editorship of a clandestine newspaper. The real problem with Thao seems to lie in two directions. First is the hesitancy of the present Vietnamese Government (Phan Huy Quat government) to act on its sentence of arrest and execution of Thao. The second problem is the personality of Thao himself. He has a messianic view of his role as the savior of the nation. He believes that he knows what is right and apparently cannot be swayed by offers of reward, fear of punishment or exortations to avoid creating a situation beneficial only to the VC."
Báo cáo toàn văn bị xóa rất nhiều chỗ, không rõ tại sao. Trong đó có đoạn:
"There is no certainty that he is not also supported covertly by the VC. Although there are many allegations to this effect, there is no concrete evidence of it; and Thao himself professes strong nationalist, anti-Communist sentiments. He is, however, apparently embittered by lack of American support for himself and his particular brand of nationalism. We are highly conscious of the necessity that he not be made a political martyr. We are not sanguine that these efforts will bear early fruit. Concurrently, we are attempting to keep abreast in an intelligence sense, of Thao’s activities so that additional political ventures can be known in advance.
Như vậy, cho dù đã tham gia 3 cuộc đảo chính và là tác giả chính của hai cuộc đảo chính (với bác sĩ Trần Kim Tuyến chống ông Diệm ở một cuộc và với tướng Lâm Văn Phát chống tướng Khánh ở cuộc kia) nhưng ông Thảo vẫn không bị nghi ngờ là cộng sản mà vẫn được cho là người quốc gia nhiệt thành chống Cộng. CIA không muốn ông bị bắt và xử tử vì sợ ông trở thành biểu tượng tử vì đạo với người Công giáo, nhưng lại càng không muốn ông tiếp tục đảo chính sau khi tướng Khánh đã bị lật đổ. Họ vẫn theo dõi chặt chẽ ông, và có lẽ có bàn tay của họ trong việc ông Thảo bị tướng Thiệu, tướng Xuân tra tấn và ám sát.
Tôi nghĩ với vai trò của ông Thảo thì không chỉ phe cộng sản, mà phe quốc gia cũng nên coi ông là một anh hùng bởi những nỗ lực không mệt mỏi (tuy thất bại) trong việc ngăn quân Mỹ vào Việt Nam với hậu quả là một cuộc chiến tranh trở nên thảm khốc và kéo dài, gây ra cái chết của hàng triệu người Việt ở cả hai bên.
Wednesday, June 18, 2008
Entry for June 18, 2008
Đôi tay em
Pablo Neruda
Khi đôi tay em bay đến tay anh
em yêu, chúng mang lại gì cho anh trong giây lát?
Sao chúng dừng lại
ở đôi môi anh, bất chợt,
sao anh biết chúng,
như đã có lần,
anh chạm vào chúng,
như thể, trước khi tồn tại,
chúng đã đến
chạm vào trán anh, hông anh?
Mềm mại đôi tay em
bay qua thời gian,
trên biển và trên khói,
bay trên Mùa Xuân,
Và khi em đặt
tay em trên ngực anh
anh biết tới đôi cánh
chim bồ câu vàng óng,
anh biết tới đất sét,
và màu của lúa mạch.
Những năm tháng đời anh
trôi qua trong tìm kiếm,
anh leo những bậc thang,
vượt những mỏm đá,
những đoàn tàu xô anh về phía trước
những miền nước vẫy gọi anh
trên bề mặt những quả nho
dường như anh chạm vào em.
Và như thể đột nhiên,
rừng cây chạm vào em,
cây hạnh nhân nhắc đến
sự mềm mại thầm kín của em,
cho tới khi đôi tay em
khép lại trên ngực anh,
như đôi cánh
kết thúc chuyến bay của mình
Your hands
From: ‘Versos del capitán’
When your hands leap
towards mine, love,
what do they bring me in flight?
Why did they stop
at my lips, so suddenly,
why do I know them,
as if once before,
I have touched them,
as if, before being,
they travelled
my forehead, my waist?
Their smoothness came
winging through time,
over the sea and the smoke,
over the Spring,
and when you laid
your hands on my chest
I knew those wings
of the gold doves,
I knew that clay,
and that colour of grain.
The years of my life
have been roadways of searching,
a climbing of stairs,
a crossing of reefs.
Trains hurled me onwards
waters recalled me,
on the surface of grapes
it seemed that I touched you.
Wood, of a sudden,
made contact with you,
the almond-tree summoned
your hidden smoothness,
until both your hands
closed on my chest,
like a pair of wings
ending their flight.
Sonnet LXXIX
Hãy buộc tim em vào tim anh trong đêm,
hai chúng ta sẽ đánh bại bóng tối
như đôi trống vang lên trong rừng rậm
xuyên qua những tường lá ẩm ướt
Đêm băng qua: giấc mơ đen mực
cắt đứt sợi dây của những vòng sáng trên mặt đất
với sự chính xác của đoàn tàu lao nhanh,
không ngừng giật theo những viên đá lạnh và bóng tối
Em yêu của anh, hãy dịu dàng buộc chặt anh
vào cuộc sống đang đập trên ngực em
bằng đôi cánh của thiên nga chìm dưới nước,
Và rồi giấc mơ của đôi ta
sẽ trả lời câu hỏi của những vì sao
bằng một chiếc chìa khóa, một cánh cửa
đóng lại trước bóng tối.
Sonnet LXXIX
From: ‘Cien sonetos de amor’
Tie your heart at night to mine, love,
and both will defeat the darkness
like twin drums beating in the forest
against the heavy wall of wet leaves.
Night crossing: black coal of dream
that cuts the thread of earthly orbs
with the punctuality of a headlong train
that pulls cold stone and shadow endlessly.
Love, because of it, tie me to a purer movement,
to the grip on life that beats in your breast,
with the wings of a submerged swan,
So that our dream might reply
to the sky’s questioning stars
with one key, one door closed to shadow.
Entry for June 18, 2008
Xem ra các biện pháp của Chính phủ nhằm thu hẹp khoảng cách giữa hai tỷ giá, trong đó có cả việc cấm các đại lý bán đô cho khách chưa thành công. Trên các báo đã không thấy tin về giá USD trên thị trường chợ đen, không hiểu có phải là do chỉ thị không đưa tin hay không?
Có thể để một thời gian ngắn nữa, NHNN sẽ phải nới lỏng biên độ tỷ giá cho giá USD chính thức tiếp tục lên theo.
Một tin tốt là FDI vẫn vào nhiều, đạt kỷ lục trong năm nay, với 23 tỷ USD trong nửa năm 2008, nhiều hơn cả năm 2007. Trong đó đáng chú ý là một dự án gần 8 tỷ USD sản xuất thép và xây cảng biển ở Hà Tĩnh.
2. Bài báo này gọi tên không chính xác. Đây không phải "đối phó" với lạm phát mà là một hậu quả của lạm phát, khiến nhiều doanh nghiệp phải tăng lương, phụ cấp cho nhân viên. Đáng chú ý là việc tăng lương này chủ yếu xảy ra với các nhân viên quản lý và không với lao động trực tiếp. Điều này càng cho thấy người nghèo phải chịu gánh nặng lạm phát nặng nề hơn giới trung lưu.
Chỉ 33% doanh nghiệp có biện pháp đối phó lạm phát
"Theo kết quả khảo sát, hơn một nửa số công ty cho biết lạm phát đã làm gia tăng chi phí hoạt động lên 20%-39%. Tuy nhiên, chỉ có 33% DN áp dụng biện pháp đối phó với lạm phát, 35% có kế hoạch, 28% còn chần chừ và 4% không làm gì.
Trong số những công ty đã áp dụng và lên phương án đối phó với lạm phát, 56% công ty chọn biện pháp tăng lương, 28% chọn cách cho nhân viên hưởng thêm phụ cấp. Mức lương được tăng ở hầu hết các công ty là 10%, trong khi đó 41% công ty tăng phụ cấp xăng, dầu, 33% tăng phụ cấp bữa ăn, tiền đồng phục... Đối tượng được hưởng lợi từ những biện pháp trên chủ yếu là chuyên viên, nhân viên cấp quản lý, số nhân viên khu vực lao động trực tiếp ở nhà máy được công ty tăng lương là còn nhỏ, chỉ có 6%."
Entry for June 18, 2008
Jack Johnson again. I'm really in love with his songs.
All At Once
Jack Johnson
All at once,
The world can overwhelm me
There's almost nothing that you could tell me
That could ease my mind
Which way will you run
When it's always all around you
And the feelin' lost and found you again
A feelin' that we have no control
Around the sun
Some say its' going to be the new hell
Some say it's still too early to tell
Some say it really ain't no myth at all
We keep asking ourselves
Are we really strong enough?
There's so many things
That we got too proud of
We're too proud of
We're too proud of
I wanna take the preconceived
Out from underneath your feet
We could shake it off
And instead we'll plant some seeds
We'll watch them as they grow
And with each new beat
From your heart the roots grow deeper
The branches, well they reach for what?
Nobody really knows
But underneath it all
There's this heart all alone
What about when it's gone?
It really won't be so long
Sometimes it feels like a heart
Is no place to be singing from at all
There's a world we've never seen
There's still hope between the dreams
The weight of it all could blow away
With a breeze
But if your waiting on the wind
Don't forget to breathe
Because as the darkness gets deeper
We're sinkin as we reach for love
At least something we can hold
But I'll reach to you
From where time just cant go
What about when it's gone?
It really won't be so long
Sometimes it feels like a heart
Is no place to be singing from at all
");To view this multimedia content, please enable Javascript.
Jack Johnson
All at once,
The world can overwhelm me
There's almost nothing that you could tell me
That could ease my mind
Which way will you run
When it's always all around you
And the feelin' lost and found you again
A feelin' that we have no control
Around the sun
Some say its' going to be the new hell
Some say it's still too early to tell
Some say it really ain't no myth at all
We keep asking ourselves
Are we really strong enough?
There's so many things
That we got too proud of
We're too proud of
We're too proud of
I wanna take the preconceived
Out from underneath your feet
We could shake it off
And instead we'll plant some seeds
We'll watch them as they grow
And with each new beat
From your heart the roots grow deeper
The branches, well they reach for what?
Nobody really knows
But underneath it all
There's this heart all alone
What about when it's gone?
It really won't be so long
Sometimes it feels like a heart
Is no place to be singing from at all
There's a world we've never seen
There's still hope between the dreams
The weight of it all could blow away
With a breeze
But if your waiting on the wind
Don't forget to breathe
Because as the darkness gets deeper
We're sinkin as we reach for love
At least something we can hold
But I'll reach to you
From where time just cant go
What about when it's gone?
It really won't be so long
Sometimes it feels like a heart
Is no place to be singing from at all
");To view this multimedia content, please enable Javascript.
Monday, June 16, 2008
Về lễ Quốc tang
"Hiếu Dân lại nói: "Ba còn ước rằng hãy thiêu ba và mang tro của ba đến đúng khúc sông mà hồi xưa má và hai người em của em bị nạn chết, rải xuống đó để cuối đời ba được về sum họp với má. Ba nói em rằng có thể mấy chú ở Quân khu 7 giúp con...".
Bài viết không nói rõ tại sao ước mong của ông Kiệt không thành hiện thực, là vì gia đình không muốn thực hiện hay vì quy định của Đảng, theo đó ông Kiệt trước hết là người của Đảng, nên lễ tang của ông cũng như cách thức an táng phải theo chỉ đạo của Đảng.
Tôi thử kiểm lại có luật nào về tổ chức Quốc tang không. Rất tiếc không tìm thấy quy định nào về việc tổ chức Quốc tang ngoài điều được nêu trong chương II, Nghị định 62/2001/NĐ-CP quy định về tang lễ cho cán bộ, viên chức Nhà nước. Như vậy, có lẽ theo pháp luật hiện hành thì Quốc tang chỉ được dành cho đối tượng là cán bộ lãnh đạo Đảng và Nhà nước? Không rõ với các trường hợp đặc biệt khác (như thiên tai, thảm họa) thì có quy định nào về tổ chức Quốc tang không? Và ai là người có quyền quyết định việc này?
Theo điều 3 Nghị định nói trên thì các đối tượng sau được hưởng quy chế Quốc tang:
" Điều 3. Các đồng chí đang giữ chức hoặc thôi giữ chức đối với các chức vụ sau đây khi từ trần được tổ chức lễ Quốc tang
1. Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng;
2. Chủ tịch nước;
3. Thủ tướng Chính phủ;
4. Chủ tịch Quốc hội."
Để so sánh, ở Mỹ thì Tổng thống Mỹ (và chỉ mình Tổng thống) được tổ chức Quốc tang (kể cả khi đã về hưu). Ở ta thì là 4 người đứng đầu Đảng và Nhà nước (đương nhiệm hay nghỉ hưu).Về việc tổ chức an táng thì khoản 3, điều 9 nêu rõ:
"3. Trong trường hợp gia đình có nguyện vọng hoả táng hoặc an táng tại quê nhà, Ban Tổ chức lễ tang có trách nhiệm tổ chức chu đáo theo quy định tại các Điều 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16 và 17 Chương II của Quy chế này."
Như vậy, nguyện vọng của ông Kiệt (nếu đúng như lời nhà báo Kim Hạnh thuật lại lời bà Hiếu Dân) hoàn toàn không mâu thuẫn với Nghị định này, và nếu gia đình ông Kiệt có yêu cầu hỏa táng, tôi nghĩ Ban Tổ chức Lễ tang cũng không có lý do gì để từ chối yêu cầu hoàn toàn chính đáng đó. Vậy cũng không rõ việc không thực hiện nguyện vọng đó của ông Kiệt là do gia đình hay do Ban Tổ chức Lễ tang?Cũng trong ngày 14/6, nếu như ở Việt Nam tổ chức lễ Quốc tang với cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt thì ở Kirghizia (hay Kyrgyzstan), quốc gia Trung Á đất rộng dân thưa này cũng tổ chức lễ Quốc tang cho một người con của họ. Nhưng người đó không phải nguyên thủ hay cựu nguyên thủ, mà là một nhà văn- Chinghiz Aitmatov, nhà văn nổi tiếng thế giới của nước này mà độc giả Việt Nam hẳn cũng ít nhiều được biết qua những truyện ngắn và truyện vừa Giamilia, Cây phong non trùm khăn đỏ, Người thầy đầu tiên (nếu tôi nhớ không nhầm do hai dịch giả tiếng Nga hàng đầu là Cao Xuân Hạo và Phạm Mạnh Hùng dịch). Việc này làm tôi nghĩ, liệu có ngày nào Việt nam có thể tổ chức lễ quốc tang cho một nhà hoạt động, một nhà trí thức, một văn nghệ sĩ...có những đóng góp lớn lao nhất đối với dân tộc, với đất nước, chứ không nhất thiết chỉ dành cho các nhà lãnh đạo. Năm 2001, đám tang của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng từng là một sự kiện rất lớn, theo Wikipedia thì số người đi đưa tang ông chỉ ít hơn số người đưa tang Hồ Chí Minh năm 1969.
Và chúng ta cũng có thể có (và nên có) lễ Quốc tang cho những thảm họa không may có thể xảy ra với đất nước, như là một ngày để những người sống tưởng niệm người qua đời. Một ví dụ, năm 2006, một vụ sập mái nhà ở Ba Lan xảy ra khiến gần 70 người chết và Chính phủ nước này đã tuyên bố tổ chức Quốc tang để tưởng niệm các nạn nhân. Còn ở Việt Nam, những thảm họa như cháy tòa nhà Trung tâm Thương mại Quốc tế ở Sài Gòn, sập cầu ở Cần Thơ ...cũng gây ra những tổn thất nặng nề về con người, nhưng như những gì tôi biết thì chưa bao giờ chúng ta tổ chức Quốc tang cho cái chết của những người dân thường cả.
Entry for June 16, 2008
Carla Bruni: 'Tôi từng có 30 người tình'
"Đệ nhất phu nhân Pháp Carla Bruni Sarkozy hát về 30 người tình và so sánh một trong số đó như là ma túy, trong album sắp ra mắt của nàng.
"Chàng là doping của em, gây mê đắm hơn cả heroin Afghanistan, nguy hiểm hơn chất bột của Colombia", Carla hát.
Trong một ca khúc khác trong album mang tên Như chưa từng xảy ra sẽ ra mắt ngày 21/7, nàng tâm sự: "Em là một đứa trẻ/Dù đã 40/Dù đã có 30 người tình/Một đứa trẻ"."
Friday, June 13, 2008
Entry for June 13, 2008
Theo bài này, thì trong vài năm gần đây, mỗi năm đất nông nghiệp giảm đi 10.000 ha từ năm 2000-2005, và hơn 70.000 ha mỗi năm trong hai năm gần đây (trên tổng số đất nông nghiệp hơn 4 triệu ha).
Nhưng theo mình, nếu chỉ dựa vào diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp mỗi năm để cho rằng nông nghiệp và tình hình an ninh lương thực bị nguy hiểm là chưa thỏa đáng. Bởi vì khi kinh tế phát triển thì luôn có xu hướng chuyển dịch dân số lao động từ khu vực nông nghiệp sang các khu vực khác, và do đó việc thu hẹp diện tích đất nông nghiệp là dễ hiểu. Cái đáng lo ngại là việc tăng vọt diện tích đất chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp/dịch vụ từ con số 10.000 ha mỗi năm lên 70.000 ha trong hai năm gần đây, phản ánh sự bất thường trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, có lẽ do sự bùng nổ vốn FDI vào Việt Nam từ năm 2006 tới nay, cùng với việc VN tham gia WTO.
Giả sử như tốc độ chuyển đổi này sẽ giữ nguyên trong 15 năm tới hoặc tăng chút đỉnh, thì đến năm 2020 chúng ta sẽ mất chừng 900.000 tới 1 triệu ha đất nông nghiệp tức là thu hẹp diện tích đất nông nghiệp đi chừng 20-25%. Nếu lúc đó dân số nông nghiệp có giảm đi chừng 30-35% so với hiện nay (tức là còn khoảng 50% dân số làm nông nghiệp so với chừng 75% dân số làm nông nghiệp như hiện nay) thì tính ra diện tích đất trên lao động trong ngành nông nghiệp vẫn tăng chứ không giảm. Không rõ trong định hướng của Chính phủ thì tới năm 2020 (được xác định mục tiêu Việt Nam sẽ là nước công nghiệp vào năm này) sẽ có bao nhiêu % dân số hoạt động nông nghiệp?
Tất nhiên cần đánh giá lại việc giảm quỹ đất nông nghiệp này, xem mức giảm thế nào là hợp lý, và mức như hiện nay có phải quá cao không, nhưng cần thấy rằng việc giảm này là hậu quả đương nhiên của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, và gia tăng luồng FDI (mà đa số không nhằm vào nông nghiệp). Ảnh hưởng đến an ninh lương thực, tôi nghĩ không đáng ngại bằng ảnh hưởng như thế nào tới thu nhập người dân nông thôn, vì khu vực này vẫn có tỷ lệ nghèo đói cao so với khu vực đô thị.
Việc xây sân golf được cho là một lý do giảm diện tích đất nông nghiệp. Theo bài này của bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước, thì việc xây sân golf (cả nước hiện có 123 sân golf đã hay sẽ được xây) làm mất 15.000 ha đất nông nghiệp, như vậy chiếm khoảng 1/5 diện tích đất nông nghiệp bị mất trong năm 2007, và bằng chừng 0,4% diện tích đất nông nghiệp trên toàn quốc- một con số tôi nghĩ chưa thực sự đáng lo ngại. Việc xây sân golf có ảnh hưởng như thế nào tới đời sống kinh tế địa phương thì cũng cần phải có đánh giá đầy đủ hơn. Có một điểm đáng chú ý trong bài của bà Bình là việc các sân golf sử dụng rất nhiều nước sạch và hóa chất, có thể gây thiếu nước cho đất nông nghiệp cũng như làm thoái hóa chất lượng đất nông nghiệp nói chung. Có lẽ những ảnh hưởng đó đóng vai trò quan trọng hơn việc xây sân golf làm thu hẹp đất nông nghiệp.
Hiện nay các dự án FDI cũng thiên về bất động sản nhiều quá, có lẽ nên có những điều chỉnh về ưu đãi đầu tư để vốn FDI chảy nhiều hơn vào lĩnh vực sản xuất, phục vụ xuất khẩu, thay vì đầu tư tràn lan vào bất động sản.
Nói chung, sự bối rối của Chính phủ trong vấn đề đất nông nghiệp cũng là một phần do sự "choáng" trước việc FDI vào dồn dập, cùng với các lời khen ngợi quá đáng của quốc tế. Có lẽ ám ảnh về một thời đói kém, và với lo ngại về an ninh lương thực do giảm diện tích đất nông nghiệp khiến Chính phủ gần đây cấm bán gạo ra nước ngoài. Nhưng động thái như thể chỉ là một giải pháp tình thế, và cần có chiến lược rõ ràng với nền nông nghiệp. Với tình trạng tỷ lệ đất/lao động nông nghiệp ở VN rất thấp như hiện nay thì cần làm sao để sự chuyển đổi lao động từ nông nghiệp sang các ngành khác diễn ra nhanh hơn chuyển đổi đất sử dụng thì mới có thể tăng năng suất được. Hơn nữa nếu không giải quyết tốt vấn đề này thì còn tiềm ẩn những rủi ro về chính trị. Những đoàn dân khiếu kiện thời gian qua chủ yếu vẫn xung quanh vấn đề đất đai, do việc giải tỏa đất nông nghiệp để cho các khu công nghiệp được người dân địa phương cho rằng chưa thỏa đáng. Việc lao động nông nghiệp bị mất đất còn tạo ra một tầng lớp vô sản mới- các công nhân chưa được đào tạo ở các khu công nghiệp. Việc họ không thể quay trở về với đất đai, và buộc phải kiếm sống cũng khiến số phận họ trở nên mong manh, khiến họ dễ bị bóc lột và trả công rẻ mạt (và tiền lương quá thấp cùng các lao động kỹ năng kém cũng không khuyến khích chuyển giao công nghệ sang các công nghệ đòi hỏi lao động tinh xảo hơn).
Trong các năm sắp tới, World Bank sẽ tăng tỷ lệ ODA cho nông nghiệp do lo ngại về tình trạng an ninh lương thực toàn cầu. Chính phủ có thể tận dụng những khoản vốn này để chấn hưng ngành nông nghiệp nước nhà, nâng cao năng suất nông nghiệp hiện tăng trưởng rất chậm chạp, thua xa các ngành khác (như phân tích trong bài của TS Vũ Minh Khương trên Tuần Việt Nam).
Và đó là thành công
Theo tôi nghĩ, Võ Văn Kiệt là một nhà lãnh đạo lớn, với tầm nhìn xa hơn hẳn những người cùng thời. Nhưng chắc hẳn ông cũng không tránh khỏi những thiếu sót, sai lầm. Giá mà báo chí có thể khách quan hơn, viết về ông một cách toàn diện cả những mặt được và chưa được. Nhưng rất khó có được điều đó trong nền báo chí XHCN hiện nay.
Ngày xưa khi các vua mất, các quan lại sẽ họp nhau đặt tên thụy cho vua căn cứ vào công trạng và đức độ của vua. Vua lập nghiệp thường là Thái Tổ, Thái Tông, vua hiền đức thì là Nhân Tông, vua lập nhiều công trạng thì Thánh Tông, cho tới các vua không công trạng hoặc làm điều xấu thì tên thụy hiệu cũng tầm thường như Uy Mục, Tương Dực, hay không có thụy hiệu như Lê Ngọa Triều. Khi chép sử thì các sử quan sẽ đánh giá cả công trạng và tội trạng của các vị vua. Bên Tây thì không có tục này, nhưng cũng có một số vị vua được tôn xưng là Đại đế như Catherine, Peter I ở Nga, Frederick II ở Phổ, Henry IV ở Pháp, và cũng có những vua bị gọi theo những biệt danh xấu như Ivan the Terrible. Có thể nói, thời phong kiến tuy hẹp hòi, nhiều tệ trạng nhưng nhà vua xét ra cũng chỉ là một thể chế, không có hiện tượng sùng bái cá nhân. Hiện tượng sùng bái cá nhân là đặc tính của các thể chế toàn trị.
Quay lại chuyện ông Kiệt, ông Kiệt đã làm được nhiều việc lớn nhưng có nhiều việc ông làm cho tới nay cũng chưa biết hiệu quả như thế nào: ví dụ các công trình đường dây 500kv, nhà máy lọc dầu Dung Quất được ông Kiệt khởi xướng, đường Hồ Chí Minh là ý tưởng của ông Kiệt (nhưng sau này do ông Khải thực hiện). Hay chương trình thoát lũ ở đồng bằng sông Cửu Long. Giá có lúc nào đó có những đánh giá thật khách quan, đầy đủ về những công trình này, cả về những lợi ích và những tổn hại của nó thì sẽ tốt biết mấy. Và giá có ngày nào đó, người dân Việt Nam được đọc trên báo những bài viết về những sai lầm nào đó (cho dù có thể nhỏ hơn nhiều những công trạng) của không chỉ ông Kiệt mà cả các nhà lãnh đạo khác như ông Linh, ông Mười, ông Duẩn, cụ Hồ? Nhưng hình như các vị ấy không bao giờ phạm sai lầm, ngay cả khi ý kiến của các vị đi ngược hẳn nhau thì cũng không có ai sai lầm cả. Lần duy nhất, người ta nghe thấy Đảng tự nhận sai lầm là hơn 50 năm trước sau khi tiến hành cải cách ruộng đất với những tổn hại nặng nề (nhưng dẫu vậy cũng chỉ nhận là sai khi thực hiện còn vẫn đúng về chủ trương!).
BBC hiện lập một chuyên trang về ông Kiệt, với những đánh giá khác nhau về ông, nhưng cũng chưa có gì nhiều nhặn trên đó. Dù sao cũng có thể tham khảo thêm.
Nhìn vào sự nghiệp của ông Võ Văn Kiệt (tổng quát về sự nghiệp của ông)
Di sản phải vượt qua (đánh giá của nhà bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân).
Một đánh giá về ông Võ Văn Kiệt (của một nhà báo Pháp)
Bài phỏng vấn nhà lịch sử kinh tế Đặng Phong về vai trò ông Kiệt trong thời Đổi mới trên PLTP
Võ Văn Kiệt – Một trong những nhà lãnh đạo của đổi mới
Trên blog cũng có một số bài đáng chú ý.
"Anh Sáu Dân" trên blog Osin (Huy Đức).
Người chết không thích bị khen - blog Măng
Vô sỉ- blog Dong A.
Triết gia người Mỹ thế kỷ 19 Ralph Waldo Emerson từng đưa ra định nghĩa về "thành công" trong bài thơ Thành công của mình
Thành công
Cười nhiều và thường xuyên
Được những người thông minh tôn trọng
Và thiện cảm của trẻ em;
Được sự quan tâm bởi những người phê bình trung thực
Và vượt qua sự phản bội của những kẻ giả hiệu bạn bè;
Biết quý giá cái đẹp;
Và nhận ra điều tốt trong người khác;
Làm cho thế giới này tốt đẹp hơn đôi chút, đó có thể là
Một đứa trẻ mạnh khỏe, một mảnh vườn
Hay một trạng thái xã hội tốt hơn;
Để biết được rằng có ít nhất một cuộc đời
Trở nên dễ dàng hơn bởi những gì bạn sống;
Và đó là thành công.
Nếu theo định nghĩa của Emerson thì xem ra cuộc đời ông Kiệt có thể gọi là rất thành công, khi mà, như lời chia buồn của Bộ Ngoại giao Mỹ, ông đã góp phần làm cải thiện cuộc sống của hàng chục triệu người dân Việt Nam trong thời gian tại nhiệm. Nhưng nếu như ông không nhận được " sự quan tâm bởi những người phê bình trung thực" thì hẳn chưa thể gọi ông là người thành công. Tôi nghĩ ông cũng không phải là người sợ những lời phê bình trung thực, như thái độ của ông trước những lời phê bình của giới trí thức miền Nam
sau giải phóng (trong đó có câu của Nguyễn Trọng Văn: "nếu ba năm nữa không tốt hơn thì người ra đi sẽ là các anh chứ không phải là chúng tôi"). Chính vì vậy, những lời ca ngợi sáo rỗng một chiều hẳn sẽ không thể khiến ông vui.
Dù sao, tôi vẫn nghĩ có một cuộc đời như ông thì đã là thành công hết mực rồi. Ông còn nhận được sự kính trọng của giới trí thức, nghệ sĩ, doanh nhân, của các chính khách nước ngoài, và lòng quý mến, thiện cảm của rất nhiều người dân bình thường, như những gì được thể hiện nếu đọc trên các blog, forum..trong thời gian qua. Trên phương diện đó thì nói như trên blast hiện tại của Osin "Ông Kiệt là một người hạnh phúc." Có lẽ hiện giờ, ngoài ông Kiệt thì chỉ còn tướng Giáp là còn có thể gây được sự xúc động rộng rãi trong nhân dân nếu chẳng may qua đời.
Entry for June 13, 2008
Gatsby vĩ đại là một cuốn sách ngắn (chưa đầy 200 trang) nhưng rất phức tạp, với nhiều chủ đề. Chẳng thể mà với nhiều người Mỹ, "The Great Gatsby" chính là "The Great American".
Người ta gọi Gatsby là tuyên ngôn của thế hệ đánh mất (lost generation). Nếu đúng thế thì có lẽ thế hệ này là thế hệ ngây thơ cuối cùng còn sót lại, và cái mà thế hệ đó đánh mất chính là đánh mất sự ngây thơ, đánh mất niềm tin vào tiến bộ (progress). Gatsby có lẽ là nhân vật văn học ngây thơ cuối cùng, trong sáng cuối cùng. Ở anh vẫn chưa có sự hoài nghi, phủ nhận và tự phủ nhận, tự giễu cợt mình và những người xung quanh như các nhân vật của Hemingway hay Salinger.
Gatsby là niềm tin và lòng ngây thơ còn sót lại của những ảo tưởng. Điểm nổi bật nhất của Gatsby có lẽ là ám ảnh (obsession) và ngây thơ. Có lẽ Gatsby chính là Don Quixote cuối cùng, người lựa chọn sống trong ảo tưởng của chính mình. Có thể là sự kết hợp giữa Don Quixote với Citizen Kane. Nhưng Gatsby gần với Don Quixote hơn, anh hồn nhiên, chân thực trong sự ngơ ngẩn của mình, chứ không kiêu ngạo như Citizen Kane. Điểm chung của họ có lẽ ở việc muốn mình làm chủ thế giới, cho dù đó là thế giới của riêng mình. Nhưng làm sao có thể làm chủ được thế giới, cho dù thế giới đó có bé nhỏ đến mấy. Họ đều phải trả giá cho các fantasy của mình.
Gatsby vĩ đại là một cuốn sách vĩ đại, có thể nó là cuốn sách lớn nhất của nước Mỹ trong thế kỷ 20. Cuốn sách được viết ra vào bối cảnh nước Mỹ đang hối hả làm giàu, tích lũy của cải và vươn lên trở thành cường quốc hàng đầu thế giới sau thế chiến thứ Nhất. Thế nhưng cuốn sách lại về sự tan rã của một "giấc mơ Mỹ" khi việc theo đuổi của cải vừa như mục đích vừa như phương tiện đã chẳng đem lại được điều gì ngoài việc gì. Bạn sẽ phải chọn để giấc mơ chết hay để kẻ nằm mơ chết. Gatsby (và Scott Fitzgerald) chọn kẻ nằm mơ. Cervantes cũng chọn kẻ nằm mơ. Các nhà văn thế hệ sau Fitzgerald, và Orson Welles chọn "giấc mơ".
Có lẽ cũng nên đọc cuốn sách này ở Việt Nam thời điểm này, nơi đang diễn ra những đổ vỡ trong nền tảng xã hội, và tiền (kiếm tiền và nhất là tiêu tiền) trở thành thước đo đáng kể nhất, có tính chung nhất cho những giấc mơ; nơi người ta có thể dễ dàng trở nên cay độc, mệt mỏi và oán trách. Có nhiều tiêu chuẩn để đánh giá một cuốn sách hay (một cuốn trinh thám hay sẽ rất khác một cuốn văn học hay). Nhưng tôi nghĩ một cuốn sahcs có ý nghĩa là một cuốn khiến người ta có thể soi lại mình. Trên khía cạnh đó, Gatsby vĩ đại là một cuốn sách có ý nghĩa.
Hơn nữa, The Great Gatsby cũng không phải là cuốn sách chỉ để đọc một lần.
Thursday, June 12, 2008
Entry for June 12, 2008
Bài này được Tuần Việt Nam gọi là phản biện bài của Vũ Minh Khương. Tác giả là Lê Hoàn, hình như trước đây cũng từng tranh luận trên BBC với Nguyễn Tiến Trung. Hình như bạn này cũng phát biểu gì đó về Trường Sa hay biểu tình thì phải (cái này thì không chắc vì không nhớ lắm).
Nói chung bài này quá non kém để có thể coi là bài phản biện, viết thì lan man, rau cà ra rau muống. Đúng ra bài của anh Khương có cái chưa rõ ràng, là anh chưa làm rõ thế nào là thể chế, thế nào là nền móng, cải cách thể chế như thế nào- có lẽ có nhiều vấn đề mà anh chưa nói được, hoặc có nói cũng không đăng được. Việc bạn Hoàn chuyển sang nói là do văn hóa thì cũng ổn thôi (ngày xưa Weber cũng nói đại khái thế rồi, còn bọn Tây trước khủng hoảng châu Á cũng ca tụng Asian values, Confucius culture mãi rồi) nhưng point của bạn ở đây là gì thì chính bạn cũng không nói rõ. Là văn hóa dân ta duy tình nên ta không nên cải cách thể chế? Hay là thế nào?
Bài của anh Khương nói chính xác là để vạch bệnh, còn trị bệnh như thế nào thì anh chưa nêu cụ thể. Bạn Hoàn thắc mắc sao anh chưa đưa đơn thì cũng là hợp lý nhưng không thể bảo vì anh chưa đưa đơn nên anh thiếu sót. Ngay tiêu đề bài viết của bạn Lê Hoàn cũng lạc đề. Anh Khương bảo cần cải cách thể chế thì bạn Hoàn bảo "Cải cách thể chế đã đủ chưa?". Thế có khác gì tôi bảo sang năm tôi cần lấy vợ và bạn Hoàn phản biện "Lấy vợ đã đủ chưa?"
Các cố vấn kinh tế của Obama và McCain
Nhìn CV của bác Furman này thật hoành tráng: Mới 37 tuổi, tốt nghiệp PhD Kinh tế ở Harvard năm 2003, (có hai bằng Master ở Harvard và LSE), làm cố vấn kinh tế cao cấp cho chiến dịch của Gore năm 2000, cố vấn chính cho chiến dịch của Kerry năm 2004. Từng làm trợ lý kinh tế cho chính quyền Clinton, trợ lý cho Kinh tế trưởng World Bank là nhà kinh tế được giải Nobel Joe Stiglitz (viết chung bài về khủng hoảng kinh tế châu Á với Stiglitz từ năm 1998). Furman cũng từng đi dạy ở NYU, Columbia, Yale.
Việc chọn Furman cho thấy Obama là người tỉnh táo, có xu hướng centrist, sử dụng các chuyên gia kinh tế từng làm việc dưới chính quyền Clinton trước đây. Tuy nhiên việc này có thể gây mất lòng các cử tri Dân chủ ủng hộ Obama và ghét chính sách kinh tế -xã hội của nhà Clinton. Ngoài Furman, Obama còn có một cố vấn kinh tế quan trọng khác, người tình nguyện tư vấn không lương cho Obama từ khi ông này bắt đầu tranh cử Tổng thống: Đó là Austan Goolsbee, giáo sư khoa Kinh doanh trường Chicago (GSB Chicago). Về kinh tế học thì có thể nói trường Chicago còn nổi bật hơn trường Harvard trong chừng nửa thế kỷ gần đây, tuy các giáo sư Chicago ít tham chính hơn nhiều so với các giáo sư Harvard. Goolsbee cũng rất trẻ, ở tuổi 3x (tốt nghiệp Đại học năm 1991 và Ph.D. năm 1995), ngoài giảng dạy ở GSB Chicago còn tham gia làm columnist mục Kinh tế (Economic Scene) trên tờ New York Times. Cả Furman và Goolsbee đều có phần centrist (chiết trung?)
Còn John McCain chọn ai là cố vấn kinh tế chính? Đó là Phil Gramm, một ông già không thua McCain mấy tuổi (năm nay 66 tuổi), một chính trị gia chuyên nghiệp, từng là Nghị sĩ của cả hai đảng (ban đầu là Hạ nghị sĩ đảng Dân chủ nhưng sau ông này trở cờ, chuyển sang đảng Cộng hòa và thành Hạ và Thượng nghị sĩ của Đảng này). Sau khi về hưu khỏi Thượng viện, ông này thành nhà lobby ăn lương của ngân hàng đầu tư UBS.
Phil Gramm có bằng PhD kinh tế ở trường Georgia (một trường tầm tầm, có lẽ chỉ trong Top 100) từ năm 1967, sau đó đi dạy ở trường Texas A&M từ năm 1967-1978. Nhưng từ năm 1978 tới nay thì Phil Gramm không làm gì liên quan tới giảng dạy, nghiên cứu kinh tế, cũng không tham gia tư vấn chính sách kinh tế. Có thể nói ông là một nhà chính trị, từng là giáo sư kinh tế 30 năm trước.
Phil Gramm cũng là người Texas như Tổng thống Bush nhưng ông này còn có những phát biểu "cao bồi" hơn cả Bush.
Một số câu nói được cho là của ông ta:
"Has anyone ever noticed that we live in the only country in the world where all the poor people are fat?"
"We're going to keep on building the party until we're hunting Democrats with dogs."
"I have as many guns as I need, but I don't have as many guns as I want."
Người Mỹ sẽ chọn một vị Tổng thống ở tuổi 4x, với các chuyên gia kinh tế 3x, hay một vị Tổng thống ở tuổi 7x với chuyên gia tuổi 6x?
Tất nhiên trẻ trung và thông minh không có nghĩa là các chính sách sẽ nhiều đúng đắn hơn. Nước Mỹ từng có một thế hệ các nhà kỹ trị tham chính được David Halberstam gọi là "The Best and the Brightest" (Tốt nhất và sáng dạ nhất). Đó là thế hệ của McNamara, anh em nhà Bundy, Rostow..., những nhà kỹ trị sáng giá dưới thời Tổng thống Johnson. Nhưng chính các vị "The Best and the Brightest" này đã đưa nước Mỹ sa lầy vào cuộc chiến tranh Việt Nam, với một sự tự tin thái quá, và tư duy máy móc (ví dụ: với background làm Thống kê, McNamara áp dụng khái niệm body count vào quân sự và lạc quan cho rằng Mỹ sắp thắng vì căn cứ vào tỷ lệ body count thì Cộng sản sắp sửa gục rồi).