Wednesday, June 11, 2008

Trung Quốc và cơn khát tài nguyên thiên nhiên

(Bài đã đăng trên Thể thao văn hóa và Đàn ông, chủ yếu tổng hợp từ báo Economist).

Từ Bắc Kinh tới Kinshasa


img


Congo là một trong các nước giàu tài nguyên nhất thế giới. Nước này có lượng khoáng sản dồi dào, với trữ lượng cobalt và tantalum (một loại nguyên liệu hiếm được dùng trong vi mạch điện tử) lớn nhất thế giới, và rất nhiều mỏ đồng, kim cương, vàng, uranium, thiếc. Nhưng Congo cũng là một trong những nước nghèo nhất thế giới. Giá trị sản lượng trên đầu người của nước này chỉ đạt 714 đôla, đứng thứ ba từ dưới lên trong xếp hạng toàn cầu. Hơn một nửa người dân nước này không có nước sạch để sử dụng và tuổi thọ trung bình của người dân Congo thấp hơn 46 tuổi. Kinshasa, thủ đô của Congo, có 15 triệu dân nhưng không hề có hệ thống thoát nước thải. Tương lai của người dân xứ sở này rất ảm đạm, sau những bóc lột man rợ của thực dân Bỉ thời thực dân cho tới chính quyền độc tài và tham nhũng của tổng thống Mobutu và hai cuộc nội chiến kéo dài trong suốt thập kỷ 90 của thế kỷ 20. Nhưng gần đây, sự có mặt của Trung Quốc tại Congo trong chuỗi hành trình đi tìm tài nguyên dường như đã mang lại cho người dân Congo một hy vọng nào đó về sự phát triển của nước mình. Cuối năm 2007, chính phủ Congo thông báo là các doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc sẽ đầu tư nâng cấp và xây mới hệ thống đường sắt, đường bộ và hầm mỏ của nước này trị giá khoảng 12 tỷ đôla, để đổi lấy việc khai thác các mỏ quặng đồng ở Congo. Số tiền này nhiều gấp hơn ba lần ngân sách quốc gia hàng năm của Congo và gần gấp 10 lần số tiền các nhà tài trợ phương Tây hứa hẹn nước này cho tới năm 2010.

Cơn khát tài nguyên của Trung Quốc

Động thái của Trung Quốc ở Congo chỉ là một trong những cố gắng của nước này đầu tư ra nước ngoài nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu cho sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc. Từ Australia tới Indonesia, từ Kazakhstan tới Congo, các công ty Trung Quốc đang đầu tư mạnh mẽ để khai thác dầu hỏa, khí đốt, than, kim loại bằng cách mua thành phẩm, mua quyền khai thác, hay mua lại các hãng hiện đang sản xuất ở nước sở tại. Nhiều nước châu Phi và Mỹ Latin đạt được tăng trưởng kinh tế đáng kể trong những năm gần đây cũng nhờ vai trò quan trọng của việc bán khoáng sản cho Trung Quốc. Hơn 800 công ty Trung Quốc, mà đa phần là các doanh nghiệp nhà nước, đang hoạt động ở 49 nước châu Phi. Nếu như năm 1991, đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào châu Phi chỉ chưa đầy 5 triệu đôla mỗi năm thì ước tính tới năm 2006, đầu tư trực tiếp của Trung Quốc ở châu Phi đã đạt 1,5 tỷ đôla. Tuy đầu tư nước ngoài ở châu Phi của Trung Quốc còn khiêm tốn (chỉ chiếm 5% đầu tư nước ngoài của Trung Quốc, trong khi châu Á chiếm 50% và châu Mỹ Latin 37%) nhưng con số này đang có xu hướng ngày càng tăng. Đáng chú ý hơn là quan hệ thương mại giữa Trung Quốc với châu Phi. Trung Quốc hiện là đối tác thương mại quan trọng đứng thứ ba của châu Phi, sau Mỹ và châu Âu. Xuất khẩu từ châu Phi tới Trung Quốc tăng 10 lần kể từ năm 1995 cho tới 2006 và hầu hết các nước châu Phi đều đạt thặng dư thương mại trong quan hệ buôn bán với Trung Quốc.



img


(Quan hệ thương mại của Trung Quốc với châu Phi)

Không chỉ đầu tư vào tài nguyên ở các nước đang phát triển, Trung Quốc còn tích cực khai thác ở cả các nước phát triển. Công ty khoáng sản Sinosteel của Trung Quốc đã bỏ ra 1,2 tỷ đôla Australia để mua lại Midwest, một hãng khai quặng ở miền Tây Australia. Các công ty Trung Quốc, với sự hỗ trợ vốn vay từ các ngân hàng quốc doanh, thậm chí còn đang dự tính mua lại Rio Tinto, một trong ba tập đoàn khai khoáng lớn nhất toàn cầu. Năm 2007, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản để trở thành bạn hàng thương mại lớn nhất của Australia.

CÆ¡n khát tài nguyên của Trung Quốc bắt đầu từ sá»± phát triển thần kỳ của nÆ°á»›c này, vá»›i tốc Ä‘á»™ tăng trưởng kinh tế trên 10% trong nhiều năm, khiến cho nhu cầu khoáng sản, năng lượng và thá»±c phẩm của nÆ°á»›c này ở mức cao nhất từ trÆ°á»›c tá»›i nay. Hiện nay, Trung Quốc, vá»›i dân số chỉ bằng má»™t phần năm dân số thế giá»›i, tiêu dùng tá»›i má»™t ná»­a khối lượng xi măng, má»™t phần ba khối lượng sắt thép và má»™t phần tÆ° khối lượng nhôm được tiêu thụ trên toàn cầu. Trung Quốc hiện nay là nÆ°á»›c tiêu dùng dầu hỏa nhiều thứ hai thế giá»›i, chỉ sau Mỹ. Năm 2007, Trung Quốc nháº
­p khẩu nhiều dầu thô gấp 35 lần so vá»›i năm 1999, và nhập khẩu nhiều đồng gấp 23 lần. Đáng chú ý là cÆ¡n khát này không có dấu hiệu suy giảm. Trong khi lượng tiêu dùng dầu hỏa trên đầu người ở Mỹ bắt đầu giảm thì ở Trung Quốc, chỉ số này vẫn tiếp tục tăng. CÆ¡ quan Năng lượng Thế giá»›i dá»± Ä‘oán lượng nhập khẩu dầu hỏa của Trung Quốc sẽ tăng gấp ba hiện nay vào năm 2030. Sá»± bùng nổ tiêu dùng của Trung Quốc đã góp phần đẩy giá tất cả các loại khoáng sản, kim loại và ngÅ© cốc lên tá»›i mức cao nhất trong thời gian qua.

img


(Nhập khẩu nguyên liệu thô của Trung Quốc

(Nguồn: Economist).

Những phản ứng trước sự có mặt của Trung Quốc

Sự có mặt của Trung Quốc ở các nước đang phát triển, nhất là tại châu Phi, gây ra nhiều phản ứng khác nhau trên thế giới. Nhiều nhà phân tích phương Tây tỏ ra lo lắng vì sự giảm mất vai trò của phương Tây tại các nơi này và lớn tiếng gọi Trung Quốc là “thực dân mới” “con rồng tham lam” và buộc tội nước này đang tiến hành “cuộc khua khoắng nguyên liệu”. Họ buộc tội Trung Quốc sẵn sàng đánh bạn với các thể chế độc tài, tham nhũng và làm ngơ cho những hành động vi phạm nhân quyền ở các nước này. Điển hình là việc Trung Quốc không có thái độ quyết liệt gây sức ép để chính phủ Sudan, nơi Trung Quốc đầu từ 15 tỷ đôla để khai thác dầu hỏa, dừng hành động thảm sát ở Darfur.

Năm 2005, lấy lý do bảo vệ an ninh quốc gia, các nghị sĩ quốc hội Mỹ đã ngăn chặn dự định mua lại hãng dầu lửa Unocal của Mỹ từ công ty thuộc sở hữu nhà nước CNOOC của Trung Quốc. Ứng cử viên đối lập trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2006 ở Zambia coi sự hiện diện của Trung Quốc ở nước này như một dấu hiệu của chủ nghĩa thực dân mới. Nhiều tổ chức phi chính phủ cũng lo ngại trước việc các công ty Trung Quốc không đếm xỉa tới các tiêu chuẩn luật pháp, môi trường và lao động, khiến cho tham nhũng và ô nhiễm càng thêm nặng nề ở các nước sở tại. Các công ty phương Tây thì lo ngại sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc với sự hỗ trợ của chính phủ Trung Quốc: hoặc bằng những khoản tín dụng giá rẻ, hoặc trực tiếp can thiệp nhằm tạo độc quyền cho các doanh nghiệp Trung Quốc trong qua các thỏa thuận cấp chính phủ, chẳng hạn như thỏa thuận tại Congo năm 2007. Gần đây, Trung Quốc đã hứa hẹn với các nước châu Phi những khoản viện trợ và cho vay trị giá 6 tỷ đô-la như là một phần trong chương trình khuyến khích các nước châu Phi làm ăn với các doanh nghiệp Trung Quốc.

Sự lo âu của phương Tây rằng họ sẽ “đánh mất” châu Phi vào tay Trung Quốc không phải không có lý khi mà nhìn chung, các nước châu Phi rất hoan nghênh việc Trung Quốc đầu tư vào lục địa đen. Sau khi nhất trí thỏa thuận nhượng quyền khai thác quặng đồng với Trung Quốc, tổng thống Congo Joseph Kabila phát biểu trước Quốc hội rằng: “Đây là lần đầu tiên trong lịch sử chúng ta, người dân Congo thực sự thấy được tác dụng của những khoáng sản đồng, nickel và cobalt của chúng ta”. Chính phủ nhiều nước châu Phi cũng ưa thích các khoản viện trợ và cho vay của Trung Quốc vì chúng không đòi hỏi các chính phủ này phải chống tham nhủng, cải tổ chính sách, hạn chế thâm hụt ngân sách… như các chương trình hỗ trợ của Quỹ Tiền thế Quốc tế (IMF) hay Ngân hàng Thế giới (WB). Năm 2006, Angola quyết định không cần vay tiền IMF bởi họ nhận được các khoản viện trợ và đầu tư của Trung Quốc. Các trừng phạt kinh tế của quốc tế với Sudan cũng không có tác dụng đáng kể trong việc Trung Quốc sẵn sàng đầu tư vào các mỏ dầu của Sudan (dầu hỏa từ Sudan hiện chiếm tới 10% nguồn dầu hỏa của Trung Quốc).

Cho dù những lo ngại của phÆ°Æ¡ng Tây về má»™t hình thức “thá»±c dân má»›i” của Trung Quốc ở châu Phi thì sá»± tham gia của Trung Quốc vào công việc khai khoáng ở châu Phi có thể mang lại những kết quả tốt đối vá»›i tÆ°Æ¡ng lai châu lục này. Trong đầu tÆ° ở châu Phi, Trung Quốc sá»­ dụng các công nghệ không quá phức tạp và tốn kém, do đó có thể thúc đẩy khả năng tiếp thu công nghệ tại châu lục này. Khác vá»›i các nÆ°á»›c phÆ°Æ¡ng Tây chỉ chăm chăm đầu tÆ° vào ngành khai khoáng, Trung Quốc có những cam kết đầu tÆ° tích cá»±c vào cÆ¡ sở hạ tầng và cả vào các ngành sản xuất của các nÆ°á»›c châu Phi, và có thể tạo thành những tiền đề cho sá»± phát triển ở các nÆ°á»›c này. Bản thân việc đầu tÆ° khai khoáng của Trung Quốc cÅ©ng tạo ra má»™t sá»± cạnh tranh, phá vỡ thế Ä‘á»™c quyền xÆ°a nay của các tập Ä‘oàn khai khoáng thế giá»›i do phÆ°Æ¡ng Tây kiểm soát. TrÆ°á»›c sá»± có mặt ngày càng tăng của Trung Quốc ở lục địa Ä‘en, các hãng phÆ°Æ¡ng Tây hiện nay Ä‘ang tăng cường đầu tÆ° vào châu Phi để giữ vững vị thế của mình. Cùng thời gian vá»›i thỏa thuận giữa Congo và Trung Quốc, tập Ä‘oàn Ä‘a quốc gia BHP Billiton quyết định đầu tÆ° vào má»™t mỏ nhôm ở Congo vá»›i chi phí chừng 3 tá»· đôla, và Freeport McMoran, má»™t tập Ä‘oàn khai khoáng của Mỹ, đầu tÆ° 650 triệu đôla vào việc khai mỏ đồng. Sá»± có mặt của Trung Quốc có thể còn khiến các nÆ°á»›c phÆ°Æ¡ng Tây có thái Ä‘á»™ tích cá»±c hÆ¡n vá»›i sá»± phát triển của lục địa Ä‘en và bỏ Ä‘i thái Ä‘á»™ trịnh thượng thường có bấy lâu nay đối vá»›i châu Phi. Bình luận về sá»± kiện này, tờ Economist của Anh nhận xét: “Năm mÆ°Æ¡i năm viện trợ của châu Âu và Mỹ đã không mang lá
º¡i sá»± thịnh vượng cho châu Phi và các nÆ°á»›c nghèo nhÆ°ng giàu khoáng sản khác. Má»™t cách tiếp cận má»›i từ Trung Quốc có thể mang lại những kết quả tốt hÆ¡n. Ít nhất, nó sẽ khích thích các nhà tài trợ khác tìm kiếm những giải pháp hiệu quả hÆ¡n”.

Cơn khát tài nguyên và các vấn đề với Trung Quốc

Cơn khát tài nguyên thiên nhiên của Trung Quốc tạo ra khá nhiều vấn đề trong nước. Sự gia tăng mạnh mẽ nhu cầu khoáng sản của Trung Quốc không chỉ vì sự tăng trưởng kinh tế ngoạn mục của nước này mà còn vì sự chuyển dịch nền kinh tế sang những ngành công nghiệp nặng sử dụng nhiều khoáng sản. Trong vài năm gần đây, đã diễn ra sự chuyển dịch đáng kể từ các ngành công nghiệp nhẹ sang những ngành công nghiệp nặng ở Trung Quốc. Chẳng hạn, trong ngành thép: hiện nay Trung Quốc có 7000 nhà máy thép, nhiều gấp hai lần số nhà máy năm 2002. Kể từ năm 2000 tới nay, sản lượng thép của Trung Quốc tăng gấp ba, khiến nước này giờ đây trở thành nước sản xuất nhiều thép nhất thế giới, với sản lượng thép chiếm 37% sản lượng trên toàn thế giới. Trung Quốc hiện là nước sản xuất nhiều ô tô thứ ba thế giới (sau Mỹ và Nhật), với sản lượng tăng 4 lần từ năm 2001 tới 2007. Việc phát triển công nghiệp nặng càng làm vấn đề ô nhiễm môi trường của Trung Quốc thêm trầm trọng. Lấy ví dụ, ngành thép của Trung Quốc sử dụng tới 16% lượng năng lượng của nước này, trong khi toàn bộ các hộ gia đình của Trung Quốc chỉ dùng 10% lượng năng lượng toàn quốc. Nhiên liệu phổ biến nhất trong các ngành công nghiệp nặng là than; và cùng với các nhà máy thép và nhà máy hóa chất là các vấn nạn: mưa và khói axít, ô nhiễm môi trường và tăng nhiệt độ trái đất. Ô nhiễm môi trường lại gây ra bệnh tật và suy giảm sức khỏe, giảm sút năng suất nông nghiệp và gây ra những vấn đề khác tới nền kinh tế. Hiện nay, miền Bắc Trung Quốc đang gặp khó khăn về nguồn nước cho dân cư khi nước sông Hoàng Hà ngày càng cạn kiệt do hiện tượng trái đất nóng lên. Theo cơ quan môi trường của chính phủ Trung Quốc, chi phí do ô nhiễm môi trường gây ra hàng năm lên tới 10% GDP của nước này (tức là tương đương khoảng 340 tỷ đô-la mỗi năm).


img


Đứng trước những vấn đề nghiêm trọng này, chính phủ Trung Quốc đã có những biện pháp để cố gắng cải thiện môi trường như nâng cấp cơ quan môi trường thành Bộ Môi trường, tăng mức phạt ô nhiễm, giảm trợ cấp trong tiêu dùng năng lượng, tăng thuế với các ngành công nghiệp nặng và khuyến khích sử dụng các nguồn năng lượng sạch. Thế nhưng dường như các biện pháp này không đủ sức đối chọi với sức ép sôi sục phát triển kinh tế bằng mọi giá, với sự tiếp trợ của những nguồn vốn dồi dào từ hệ thống ngân hàng quốc doanh. Với sự hỗ trợ của các chính quyền địa phương, nhiều doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc vẫn tiếp tục đầu tư vào các ngành công nghiệp gây ô nhiễm do họ có thể dễ dàng vay vốn với chi phí rất thấp từ các ngân hàng quốc doanh.

Rõ ràng, Trung Quốc sẽ tiếp tục cần rất nhiều nguyên liệu để có thể phát triển. Nhưng với tình trạng ô nhiễm môi trường và các vấn nạn do ô nhiễm gây ra ở nước này thì sự tiếp tục con đường phát triển bằng mọi giá có thể là một lựa chọn gây nhiều tổn hại trong tương lai.

No comments: