Báo chí Việt Nam không những không còn dám lên tiếng về việc nhà báo bị bắt, mà thậm chí còn không dám đăng lại việc nhà báo nước ngoài hỏi han Thủ tướng Việt Nam về việc này. Liệu từ "tham nhũng" có sắp được bổ sung vào danh mục các từ bị cấm đề cập cho 700 tờ báo, tạp chí ở Việt Nam không?
Nhưng VNN có khi vẫn còn khá hơn Tuổi Trẻ và Thanh Niên, hai tờ báo có phóng viên bị bắt. Hai tờ này còn không/chưa đề cập gì tới bài phỏng vấn thủ tướng Dũng trên Time.
Bài trên Time
Vietnam's Prime Minister Tackles Inflation
Bài trên VNN
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời phỏng vấn của Time
Hai câu hỏi và trả lời bị lược bỏ:
"The arrest of two reporters who covered a high-profile corruption scandal within the transport ministry has been seen as a blow against anti-corruption efforts.
The arrest of the two journalists has nothing to do with the fight against corruption. Vietnam is a rule-of-law state, in which all citizens are equal before the law, protected by the law and their violations shall be punished in accordance with the law, no matter who they are.
The U.S. State Department has removed Vietnam from its list of countries that it says are violating religious freedom. Do you think Vietnam can make similar progress on other human rights issues?
It is [the government's] top priority to respect and protect human rights, seeing the people as a central factor for achieving sustainable development and the goal of building Vietnam into a strong country with wealthy people and a just, democratic and civilized society. Vietnam stands ready to talk with the U.S. on issues of mutual concern. The U.S. side has acknowledged positive progress in Vietnam. I am convinced that we need to increase contacts and dialogues in order to enhance mutual understanding on issues of differences."
Ngoài ra một câu trả lời của Thủ tướng bị lược mất một ý quan trọng liên quan tới vai trò của công chúng và của báo chí trong chống tham nhũng. Không hiểu sao ý này của Thủ tướng rất quan trọng và khá tích cực, thế mà cũng bị VNN lược đi???
Câu hỏi:- Thưa ông, khi đảm nhận cương vị Thủ tướng, ông có tuyên bố một trong những mục tiêu cơ bản của ông là chống tham nhũng. Ông sẽ làm gì để tiếp tục cuộc chiến này?
Ý bị lược bỏ: "And we also need to improve the publicity and transparency in corruption cases in order to better involve the public, including the mass media, in the fight."
+ Update 1: Tuổi Trẻ cũng đã trích dịch bài phỏng vấn ông Dũng, nhưng cũng như VNN, không đề cập tới câu hỏi của Time về hai nhà báo bị bắt.
+ Update 2: Lao Động dịch câu hỏi và trả lời về tự do tôn giáo nhưng lại không dịch câu về tham nhũng và câu về 2 nhà báo bị bắt.
+ Update 3: Cuối cùng cũng có một tờ báo dịch đầy đủ 2 câu hỏi và ý về nâng cao vai trò của công chúng và truyền thông chống tham nhũng. Đó là Vneconomy.
" ...Và chúng tôi cũng cần phải cải thiện tính công khai và minh bạch của các vụ tham nhũng nhằm đưa công chúng, bao gồm các phương tiện thông tin và truyền thông, tham gia tốt hơn vào cuộc chiến này.
Vụ bắt giữ hai nhà báo mới đây liệu có bị coi là một đòn giáng vào những nỗ lực chống tham nhũng, thưa ngài?
Vụ bắt giữ hai nhà báo không liên quan gì tới cuộc chiến chống tham nhũng. Việt Nam là một nhà nước pháp quyền, trong đó mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, được pháp luật bảo vệ và những hành vi vi phạm của họ sẽ bị trừng phạt theo pháp luật, bất kể họ là ai.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước mà họ cho là vi phạm tự do tôn giáo. Ngài có nghĩ là Việt Nam có thể đạt được những tiến bộ tương tự trong vấn đề nhân quyền?
Ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam là tôn trọng và bảo vệ nhân quyền, coi con người là nhân tố trung tâm trong việc phấn đấu đạt tới sự phát triển bền vững và trong mục tiêu xây dựng Việt Nam trở thành một quốc gia dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
Việt Nam luôn sẵn sàng đàm phán với Hoa Kỳ về những vấn đề mà hai bên cùng quan tâm. Phía Hoa Kỳ đã công nhận những tiến bộ tích cực ở Việt Nam. Tôi tin rằng chúng ta cần tăng cường liên lạc và đối thoại để tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau trong những vấn đề khác biệt. "
No comments:
Post a Comment