Điều hành thị trường tháng 6 - 2008: Giá cả “nằm thở” chờ tháng bảy
"....
Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong - Trưởng phòng Nghiên cứu Kinh tế - Xã hội Hà Nội tỏ ra sốt ruột trước diễn biến của các mặt hàng trong nước và thế giới. Theo ông, giá dầu thế giới đang tăng cao, khả năng nâng giá bán lẻ trong nước đang là vấn đề cấp bách, nếu tiếp tục “nhốt” giá thì sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Ông Phong bình luận, có vẻ Chính phủ đã “lỡ trớn” khi đưa ra một mốc thời gian nhất định là đến hết tháng 6. Điều này khiến hầu hết các doanh nghiệp, nhóm ngành hàng chờ đợi thời điểm này để hy vọng điều chỉnh giá bán. Do vậy, nếu Chính phủ không có giải pháp hữu hiệu, tính toán thận trọng thì hậu quả sẽ khôn lường.
Hơn nữa, nếu tiếp tục dùng các biện pháp hành chính để kìm chế tốc độ tăng giá, thì dù lùi “mốc” tới cuối năm hoặc đến đầu năm sau, vẫn tạo ra sự tăng giá hàng loạt các mặt hàng thiết yếu....
Theo ông Thỏa, hiện nay nhiều DN xăng dầu trong nước công bố mức lỗ lên đến con số hàng nghìn tỉ đồng, nếu diễn biến này kéo dài thì ngân sách Nhà nước có thể phải bù lỗ khoảng 30.000 tỉ trong năm 2008
...
Tiến sĩ Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế Việt Nam: Càng nén thì lạm phát càng cao
Việt Nam đang phải đối mặt với nguy cơ lạm phát tăng cao do tác động trực tiếp bởi giá dầu thế giới, hạn hán, dịch bệnh gia súc gia cầm và giá nguyên liệu đầu vào tăng cao. Trong bối cảnh này, Việt Nam buộc phải lựa chọn các giải pháp đánh đổi: Nới lỏng chính sách giá hay tiếp tục kìm để hạn chế lạm phát. Nếu tiếp tục kìm giá Việt Nam sẽ phải đối mặt với mặt trái là tình trạng buôn lậu, chảy máu nhiên liệu, tài nguyên ra nước ngoài. Nếu không điều chỉnh giá xăng dầu, việc chảy máu xăng dầu ra các nước lân cận sẽ thêm căng thẳng.
Trường hợp thứ hai là nới lỏng giá một số mặt hàng, sẽ phải chấp nhận lạm phát cao, người tiêu dùng chịu thiệt thòi. Đổi lại doanh nghiệp sẽ bớt căng thẳng đồng vốn, Nhà nước không bị thất thoát tài sản và giá cả sẽ dần tiếp cận xu thế của thị trường. “Vấn đề còn lại Chính phủ sẽ phải tính toán thận trọng, lựa chọn giải pháp phù hợp với điều kiện kinh tế và sức chịu đựng của dân chúng”, ông Thiên nhấn mạnh. “Trong bối cảnh cấp bách này không còn cách nào khác chúng ta phải làm phép đánh đổi. Nới lỏng giá để ở mức có thể kiểm soát, đảm bảo được cân đối nền kinh tế. Nếu chúng ta càng nén thì nguy cơ lạm phát càng cao”.
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh: Hiện tượng đầu cơ tái xuất hiện kể từ năm 1989
Hiện tượng đầu cơ, tích trữ trong khâu phân phối liên tục gây ra những cơn sốt lớn, nhỏ về gạo, thép, xi măng. Càng gần đến ngày 30-6, càng có nhiều người, từ người phân phối đến người tiêu dùng, với quy mô khác nhau, tham gia vào hoạt động tích trữ, găm hàng, chờ đợi thời điểm sau ngày 30-6-2008.
Từ ngày xóa bỏ bao cấp năm 1989 đến nay mới lại thấy tâm lý lo lắng và tích trữ lan rộng như vậy, mỗi nhà, tùy theo túi tiền và nhu cầu, đều cố gắng tích trữ gạo, sữa, thuốc chữa bệnh, vở tập cho học sinh... với hy vọng mong manh có thể tránh được ít nhiều cơn sốt tăng giá sau ngày 30-6. Quy mô đầu cơ đang trở nên phổ biến trong các doanh nghiệp, kể cả một số doanh nghiệp nhà nước tham gia vào khâu phân phối gạo, xi măng... tạo ra sự căng thẳng giả tạo về cung-cầu trên thị trường.
Ông Doanh dự báo: “Chắc chắn sau ngày 30-6-2008 không thể và cũng không nên tiếp tục neo giá như ở mức và quy mô hiện nay vì những bất hợp lý và cái giá phải trả để bù giá cho các mặt hàng”.
Tính dự báo trước rất thấp của chính sách thay đổi giật cục theo kiểu “sáng đúng, chiều sai, ngày mai lại đúng” đã góp phần tạo ra tâm lý đối phó đó trong xã hội và doanh nghiệp.
No comments:
Post a Comment