Wednesday, April 30, 2008

Entry for April 30, 2008

1. Báo Sài Gòn tiếp thị quả là một tờ cấp tiến (liberal). Bài này luận về giáo dục lòng yêu nước trong trường học dưới chế độ Việt Nam cộng hòa, và nhắc tới cả quốc ca Việt Nam cộng hòa.

Giáo dục lòng yêu nước


Bên cạnh những bài sử hùng hồn cách nay gần nửa thế kỷ, tại một trường tiểu học thành phố Sài Gòn này, tôi đã được giáo dục lòng yêu nước bằng những bản hùng ca mà đến nay tôi vẫn còn nhớ. Đầu tiên là quốc ca. Đất nước bị chia cắt, quốc ca và quốc kỳ cũng khác nhau. Thế nhưng quốc ca của chúng tôi cũng là một ca khúc hùng tráng thời chống Pháp của Lưu Hữu Phước: “Này công dân ơi, quốc gia đến ngày giải phóng. Đồng lòng cùng đi hy sinh tiếc gì thân sống…

Tiếp theo là ý thức phụng sự đất nước với bài: “Lời sông núi bừng vang bốn phương trời. Giục chúng ta đường phụng sự quyết tiến. Triệu Trưng xưa đẹp gương sáng muôn đời. Dòng máu thiêng còn đượm nồng vang trái tim. Gánh sơn hà tài trai luôn chiến đấu…”

2. Bài này hay. Nó nói lên một điều là trong chiến tranh, người ta luôn có nhu cầu tô vẽ thật xấu hình ảnh về nhau, để thật dị hợm, khiến người lính coi đối phương không phải là người như mình nên có thể bắn giết mà không ngần ngại gì. Ngoài Bắc thì toàn chuyện Mỹ ngụy ác ôn, giết người như ngóe, mổ bụng, uống máu người không tanh. Trong Nam thì "
Việt cộng răng nanh dài, ốm đói. Bảy thằng Việt cộng đu một tàu đu đủ không gãy. Giết người như ngóe..."

Nhưng kể cả bây giờ, người Việt mình cũng hay nhìn về nhau theo cách tương tự theo những stereotype về cộng và kiều, người trong nước và người hải ngoại.

Buồn buồn nói chuyện ngày xưa


3. Tường thuật của Lê Minh Phiếu về ngày hôm qua của mình:

Thật đáng buồn. Tại sao Trung Quốc có thể gây áp lực bắt Việt Nam không cho Phiếu rước đuốc? Và tại sao việc đó lại diễn ra một cách thậm thụt, không minh bạch và không một lời giải thích cũng như không biết ai là người chịu trách nhiệm.

Entry for April 30, 2008

Bài của ông Nguyễn Quang A. Tại sao Chính phủ lại quá dễ dãi trong việc cấp vốn và cho các tập đoàn này vay tiền, để họ đầu tư tràn lan, thiếu hiệu quả và không đúng mục tiêu bằng nguồn vốn Nhà nước. Một số người so sánh với các chaebol Hàn Quốc nhưng điểm chính yếu nhất là các chaebols là các tập đoàn tư nhân, không sử dụng tiền thuế của tư nhân để kinh doanh thì lại không được nói đến mấy.


Nghe các tập đoàn lớn nói

"
Lúc thị trường chứng khoán và bất động sản được "thổi" lên vù vù, cổ phiếu của các công ty trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và bất động sản rất được ưa chuộng. Bỏ vào vài trăm tỉ tham gia lập công ty trong các lĩnh vực đó, sau một thời gian ngắn có thể bán được cả ngàn tỉ để "lấy ngắn nuôi dài" bù cho hoạt động "cốt lõi chậm hoàn vốn". Họ chỉ nhìn thấy cách kiếm lời quá dễ, quá nhanh trong các lĩnh vực đầy rủi ro này.

Bằng bộc bạch "lấy ngắn nuôi dài" họ đã chẳng ngần ngại nói toẹt ra suy nghĩ mang tính "đánh quả", "đầu cơ" của họ trong việc đầu tư sang các lĩnh vực tài chính, ngân hàng và bất động sản. Thật đáng e ngại về tầm nhìn kinh doanh của các "anh cả" qua những lời bộc bạch, than phiền, thậm chí đe doạ nếu "Chính phủ không bổ sung vốn cho các tập đoàn kinh tế" thì "sẽ là thảm hoạ trong tương lai", hay đổ lỗi cho người dân khi thiếu điện. Các "anh cả" đã đầu tư bao nhiêu ra bên ngoài doanh nghiệp?

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, họ đã đầu tư 116.768 tỉ đồng (cỡ 10% GDP và bằng 26% vốn huy động của 70 tập đoàn và tổng công ty!) ra bên ngoài doanh nghiệp, trong đó có 23.344 tỉ đồng vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng và bất động sản. Riêng Vinashin đã đầu tư 3.323 tỉ (bằng 1.1 lần vốn chủ sở hữu!) vào các lĩnh vực nhạy cảm này, thế mà bảo "không tìm kiếm lợi nhuận" để "lấy ngắn nuôi dài".

Đó là chưa kể các ngân hàng quốc doanh bơm bao nhiêu tín dụng cho các "nhà đầu tư" trong các lĩnh vực này? Với những con số như vậy thì việc hình thành bong bóng chứng khoán và nhà đất kể cũng không khó hiểu. Nay bong bóng chứng khoán đã xẹp, bong bóng bất động sản đang xì. Liệu có lợi nhuận mà "họ không tìm" để "lấy ngắn nuôi dài" hay không?

"Tỉ lệ nợ trên vốn của các DNNN còn quá cao. Nhiều công ty có số nợ phải trả gấp 5 lần vốn nhà nước tại công ty. Có công ty vay gấp 20 lần vốn nên có độ rủi ro cao, khả năng thanh toán nợ thấp". Đấy là điều lo lắng của ông Phạm Viết Muôn - Trưởng ban Đổi mới doanh nghiệp nhà nước - ở hội nghị cùng tên ngày 7.10.2006.

Nay sau gần 2 năm thì sao? Vẫn theo báo cáo của Bộ Tài Chính đến 31.12.2007 tổng số vốn huy động của 70 tập đoàn, tổng công ty là 448.269 tỉ đồng (số vốn đầu tư ra ngoài 26% của con số này!). Hệ số vay nợ/vốn chủ sở hữu quá cao như TCty Xây dựng công trình giao thông 5 là 42 lần, TCty Xây dựng công trình giao thông 1 là 22,5 lần, Vinashin là 21,8 lần, Lilama là 21,5 lần.

Chẳng hiểu các ngân hàng nào cho họ vay như vậy? Vì với tập quán cẩn trọng thì ngân hàng sẽ rất khó cho vay khi tỉ lệ nợ/vốn chủ sở hữu vượt hơn 3 lần. Chắc là Chính phủ vay hộ, hay bảo lãnh hay lệnh cho các ngân hàng phải cho vay? Với tỉ lệ vay nợ/vốn chủ sở hữu như thế, rủi ro là kinh khủng. Và họ lớn tiếng cảnh báo Chính phủ "nếu không bổ sung vốn" cho họ thì quả là "thảm hoạ" đối với họ thật là dễ hiểu. "





Tuesday, April 29, 2008

Entry for April 29, 2008

1. Tinh thần làm giàu của người Tàu đúng là còn cao hơn tinh thần ái quốc. Chúng ta có nên nghĩ tới việc thuê người Tàu sản xuất các banner hay áo phông có chữ "Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam" không nhỉ

'Free Tibet' flags made in China

"Police in southern China have discovered a factory manufacturing Free Tibet flags, media reports say.

The factory in Guangdong had been completing overseas orders for the flag of the Tibetan government-in-exile."


2. Tyler Cowen ở blog marginalrevolution (blog rất nổi tiếng về kinh tế) giới thiệu link"Collected Advice for the Young Economists" do Đinh Vũ Trang Ngân, giảng viên thỉnh giảng của Bates College sưu tập.



Entry for April 29, 2008

Chinese Students in U.S. Fight View of Their Home

Sinh viên Trung Quốc ở Mỹ phản ứng trước cái mà họ cho là sự bêu xấu của báo chí phương Tây với họ và việc phương Tây ủng hộ Tây Tạng. Tất nhiên việc họ phản đối là quyền của họ nhưng cách thức họ phản đối trong một môi trường dân chủ và có tính học thuật là trường đại học vẫn mang những dư âm của các cuộc "đấu tranh" "tạo phản" thời Cách mạng văn hóa: từ ném chai lọ cho tới ngăn cản quyền phát biểu khác ý kiến, chụp ảnh những người biểu tình phản đối, thậm chí đe dọa tính mạng những sinh viên Trung Quốc khác có quan điểm ôn hòa hơn.


“I believe in democracy,” Ms. Jia added, “but I can’t stand for someone to criticize my country using biased ways. You are wearing Chinese clothes and you are using Chinese goods.

Phát biểu này của một sinh viên Trung Quốc cho thấy tư tưởng "vị lợi" ăn sâu vào đầu óc họ thế nào. Một người tin tưởng vào dân chủ nhưng lại ngay lập tức nhắc nhở rằng "các người đang mặc quần áo Trung Quốc và dùng hàng Trung Quốc." Qua phát biểu này, có thể thấy nhiều người Trung Quốc ngỡ ngàng khi thấy mặc dù Trung Quốc đã là cường quốc kinh tế nhưng họ không được tôn trọng như họ mong muốn. Với quan điểm vị lợi, người Trung Quốc nghĩ rằng nghèo và hèn đi đôi với nhau, và khi họ không còn nghèo nữa thì họ cũng không còn hèn nữa. Từ ngỡ ngàng và ngạc nhiên trước sự đối xử của phương Tây, họ dần trở nên tức tối vì cho rằng phương Tây ghen tị với vai trò của họ, với sức mạnh kinh tế ngày càng lớn của họ và họ luôn có tâm lý phải "nhắc nhở" phương Tây là họ giàu mạnh. Họ vẫn mang tâm lý của một anh nhà quê mới có tiền, đi đâu cũng phải khoe là nhà mình nhiều ruộng, lắm trâu. Và sẵn sàng gây sự với người khác khi bị chê hủ lậu, là hay đánh đầy tớ hay mắng mỏ vợ con.


"When the time came for the smiling Tibetan monk at the front of the University of Southern California lecture hall to answer questions, the Chinese students who packed the audience for the talk last Tuesday had plenty to lob at their guest....
As the monk tried to rebut the students, they grew more hostile. They brandished photographs and statistics to support their claims. “Stop lying! Stop lying!” one young man said. A plastic bottle of water hit the wall behind the monk, and campus police officers hustled the person who threw it out of the room...

Campuses including Cornell, the University of Washington in Seattle and the University of California, Irvine, have seen a wave of counterdemonstrations using tactics that seem jarring in the American academic context. At the University of Washington, students fought to limit the Dalai Lama’s address to nonpolitical topics. At Duke, pro-China students surrounded and drowned out a pro-Tibet vigil; a Chinese freshman who tried to mediate received death threats, and her family was forced into hiding...

Rather than blend in to the prevailing campus ethos of free debate, the more strident Chinese students seem to replicate the authoritarian framework of their homeland, photographing demonstration participants and sometimes drowning out dissent.

"

Entry for April 29, 2008

Sao báo chí bây giờ lạm dụng viết tắt thế.

Đọc bài này thấy chi chít từ viết tắt. Cụ thể, trong 391 từ thì có tới hơn 10 chỗ viết tắt. Tại sao đến tên nước cũng viết tắt, cẩu thả đến thế?. Nước VN là nước nào? Báo chí chính thống chứ có phải là bảng tin điện tử ở bến tàu hay bảng kết quả tỷ số ở sân vận động đâu mà phải viết tắt tùy tiện thế.

Cụ thể các từ viết tắt: VN, VĐV, UBND, TPHCM, BTC, QK7, Q3, Bô VH-TT và DL.

Đọc bài báo này thì mới biết hóa ra là đuốc đang rước thì bị tắt và phải mồi lại trước khi qua cầu Công Lý.

Trái với sự chuẩn bị kỹ lưỡng của chính quyền và sự quan tâm sát sao của Trung Quốc (trong đó có chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc trước ngày rước đuốc vài ngày), có vẻ như báo chí Việt Nam tỏ ra khá thờ ơ với sự kiện rước đuốc này (cho tới nay), chỉ đăng qua loa. Tờ Thanh Niên đăng một mẩu tin ngắn và một ảnh nhỏ. Tiền Phong đưa nguyên tin của TTXVN. Tuổi Trẻ và Vnexpress, Người lao động đăng tin khá ngắn tuy có khá nhiều ảnh. Nịnh bợ tởm nhất là bài trên VNNTP.HCM bừng sáng cùng đuốc Olympic Bắc Kinh 2008” trong đó cho rằng việc ngọn đuốc đi qua nước ta là một “niềm vui thật đặc biệt” (mình cứ thắc mắc không hiểu nó đặc biệt ở chỗ nào). Trong bài còn có đoạn sau:

“Có thể nói, suốt những chặng đường nơi ngọn lửa thiêng với tinh thần thể thao, cùng thông điệp "Hành trình hoà hợp - Thắp sáng đam mê, chia sẻ ước mơ" đã nhận được sự chào đón nồng nhiệt của hàng vạn người dân Việt Nam, của rất đông Hoa kiều đang sinh sống, học tập tại TP.HCM.”

Nếu theo ghi nhận trên các blog thì nhân dân đứng xem đón đuốc một cách khá thờ ơ chứ không phải hàng vạn người dân “chào đón nồng nhiệt”. Vậy ở đây sự thật thế nào? Thứ nữa, việc rước đuốc là một sự kiện thuần túy văn hóa-thể thao, đưa tin “rất đông Hoa kiều” đón nhận nồng nhiệt sự kiện này hàm ý gì, nhất là khi chúng ta xem ảnh chụp sẽ thấy người Trung Quốc ủng hộ rước đuốc giương cao khẩu hiệu “One World, One Dream, One China”? (lồng chữ One China vào trong khẩu hiệu chính thức Olympic- chữ One China này cũng không có gì lạ, chỉ là biến thể hiện đại hóa của chữ Đại Hán khi xưa). Có phải cũng là chính trị hóa một sự kiện thể thao, biến việc rước đuốc từ một sự kiện thể thao thành một sự kiện có tính chất chính trị.

Ngoài ra còn có các sự kiện bất thường như Lê Minh Phiếu, người có tên trong danh sách rước đuốc không được phép rước đuốc mà không có lời giải thích chính thức. Trên blast của blog anh Phiếu hôm nay có ghi "Trung Quốc đã gỡ quần đảo Hoàng Sa ra khỏi bản đồ rước đuốc, nhưng không cho Phiếu rước đuốc vào giờ chót mà không nói rõ lý do, không bằng văn bản..”Trên thực tế, trong 60 người rước đuốc thì cho tới giờ cuối trước lễ rước đuốc, người ta cũng chỉ biết được tên sáu người do công ty Samsung Vina tài trợ trong đó có anh Phiếu.



+ Và đây là tin được bọn Tàu đưa:

Những nụ cười, những lời hoan hô, những tiếng la hét, những tiếng vỗ tay ở khắp mọi nơi. Ngọn lửa Olympic trải qua một đêm đầy hào hứng ở thành phố HCM ngày thứ Ba.

Hàng trăm ngàn người dân đổ ra đường để đón chờ ngọn đuốc... Hàng dài xe máy tắc nghẽn các ngã tư để thoáng được nhìn thấy ánh đuốc. Những người phục vụ quán ăn nghỉ làm để đón đuốc. Hàng nghìn người lái xe máy đuổi theo đoàn rước để chụp ảnh quay phim. Đó là thời điểm kỷ niệm của cả thành phố. Dường như không ai có thể bỏ lỡ chuyến viếng thăm của ngọn đuốc Olympic

"HO CHI MINH CITY, April 29 (Xinhua) -- Smiles, cheers, screams, applauses everywhere. The Olympic flame underwent a night of great passion in the Ho Chi Minh City of Vietnam on Tuesday.

Hundreds of thousands of people flocked into the street, waiting and enjoying the passing of Olympic flame. The Olympic "five-ring" flags, Vietnam flags and Chinese flags laid all over the sidewalk along the route.

Long queues of motorbikes squeezed the intersections longing for a glimpse of the torch relay. Waiters of restaurants suspended work to greet the relay. Thousands of motorists chased the relay to make photos and videos. It's the exact time to celebrate for the whole city. It seems no one would afford to miss the visit of Olympic flame."

Và tin của AP:

Olympic torch paraded in Vietnam after police detain activists

"Activists said more than a dozen demonstrators were detained in Hanoi and prevented from staging rallies against China and its claims over South China Sea islands disputed by several nations, including Vietnam.

The torch relay route was not disclosed in advance and state-run television channels did not broadcast the relay run live. Mobile phone signals were scrambled at the finish point, a military sports centre near the airpor"






Monday, April 28, 2008

Entry for April 28, 2008

Qua việc Trung Quốc âm thầm dỡ bỏ quần đảo Hoàng Sa khỏi bản đồ rước đuốc, có thể thấy được điều gì.
1. Trung Quốc là một bọn rất bẩn, sẵn sàng lợi dụng bất cứ sự việc gì để mang lại lợi ích cho mình, bất kể là nhỏ hay to, duy trì chính sách ngoại giao- quân sự kiểu tằm ăn rỗi và rình hàng xóm sơ hở là lén lút lẻn vào, hoặc chiếm nhà, hoặc lấy trộm đồ, hoặc nhẹ hơn thì cũng phải nhổ nước bọt vào nồi canh đang nấu. Thế nên ngày xưa hồi chiến tranh biên giới có chuyện Tàu sang Việt Nam đào cọc xong rồi di chuyển vào đất Việt Nam để lấn thêm tí đất chắc cũng không phải là vô lý. Còn bây giờ thì là việc bọn Tàu "tranh thủ" Olympic nhiều khách đến nhà để đem bày trên bàn của lén lút ăn cắp ở nhà hàng xóm trước đây với thâm ý rằng nếu thằng hàng xóm không phản đối thì nó nghiễm nhiên là của mình. Đến lúc bị phản đối thì mới lén lút cất đi.
Thế nên đối xử với cái bọn ranh vặt, thủ đoạn, chỉ biết "vị lợi" mà không coi tín nghĩa, danh dự là gì thì phải cương quyết, không để nó lừa, lợi dụng cơ hội, thực hiện tằm ăn rỗi.

2. Trong việc bọn Tàu phải bỏ Hoàng Sa khỏi bản đồ có thể có nhiều nguyên nhân. Trước hết có lẽ là sự phản đối của Chính phủ Việt Nam. Nhưng mức độ phản đối như thế nào thì công dân Việt Nam vẫn chưa được biết vì theo quan điểm của Nhà nước, những việc đó là việc của hai Đảng, hai chính phủ (chưa nói tới hai nhân dân), và nhân dân nên (hay chính xác hơn là "chỉ nên") chờ đợi và tin tưởng.

Nhưng bên cạnh đấy, còn là sự phản đối của nhiều người cả ở ngoài đời và trên blog. Có thể nói blog đã là một kênh thông tin hiệu quả, vượt qua những rào cản của sự kiểm duyệt chính phủ như báo chí và tiếp sức cho những tư tưởng hành động có ý nghĩa. Đáng kể nhất là việc Lê Minh Phiếu, người được chọn là một trong sáu đại diện của Việt Nam tham gia rước đuốc và là nghiên cứu sinh Tiến sĩ ngành luật ở Pháp, viết thư chính thức cho chủ tịch Ủy ban Olympic phản đối việc Trung Quốc chính trị hóa Olympic. Và như quick comment của Lê Minh Phiếu trên blog Dong A, thì bức thư của anh cũng
xuất phát từ các trao đổi với blogger Dong A và các blogger khác trên blog của anh. Như vậy rõ ràng ở đây, blog không chỉ là một phương tiện truyền thông hữu hiệu mà còn có tính chất như một diễn đàn giúp cho các trao đổi thẳng thắn, công bằng giữa các ý kiến khác nhau.



Đó mới chính là những tác dụng thực sự đáng kể của blog, chứ không phải những lợi ích như góp máu nhân đạo, quyên tiền này nọ mà báo chí vẫn biểu dương. Trong một xã hội mà quyền phát biểu ý kiến còn bị hạn chế và kiểm duyệt nặng nề thì blog không chỉ là một kênh "xả" ý kiến, tôi nghĩ nó còn dần tạo ra một thứ văn hóa biết phát biểu và trao đổi, biết tiếp thu và cả dám chịu trách nhiệm nữa- những thứ có lẽ người Việt nhìn chung tương đối thiếu (
Nếu học tiếng Anh hẳn các bạn sẽ thấy những cụm từ như I think, In my opinion… rất phổ biến trong tiếng Anh nhưng lại hiếm khi được sử dụng trong trao đổi hàng ngày trong tiếng Việt). Và có lẽ nó cũng giúp chúng ta tự tin hơn về cái mà- nói theo lời bạn myselfvn- quyền được có chính kiến và quyền được thể hiện chính kiến.

Và với những người trẻ tuổi có tri thức và quan trọng hơn, có trách nhiệm trí thức như Lê Minh Phiếu và nhiều bạn khác thì chúng ta vẫn có thể tin vào những gì tốt đẹp hơn.

Tôi nghĩ rằng điều quan trọng trước hết là mỗi chúng ta cần biết tôn trọng trước hết là "chính kiến" của chúng ta và cảm thấy mình cần có một chính kiến trong các vấn đề lớn hay nhỏ. Những quan điểm như việc này đã có Đảng và Nhà nước lo, thực chất là tước đoạt quyền có chính kiến (chứ chưa nói tới quyền thể hiện chứng kiến) của công dân. Hay như quan điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với việc cấm sinh viên biểu tình với lý do đây là việc giữa hai chính phủ và sinh viên chỉ nên "học" chứ không nên tham gia nếu không có sự chỉ đạo dẫn dắt của Đảng Đoàn thực chất là quan điểm ngu dân và tước đoạt chính kiến của các sinh viên -những người trước hết là công dân và có đầy đủ quyền công dân được Hiến pháp công nhận và bảo vệ.

Một nền giáo dục trước hết đòi hỏi công dân phải khước từ quyền có chính kiến và quyền biểu hiện chính kiến của mình thì sẽ không thể nào khá lên được, bởi sản phẩm hoàn hảo và được mong đợi nhất của nó sẽ là những con người-máy.


+ Vầng, chắc là rỗi.

Entry for April 28, 2008

Hạ viện Nga có khác gì Hạ viện dưới một thể chế độc tài không? Làm sao tội "phỉ báng" hay "bôi nhọ" lại có thể coi tương đương với việc cổ vũ khủng bố và hằn thù sắc tộc?
Hơn nữa, thế nào là "phỉ báng"? Nếu một tờ báo đưa tin "bôi nhọ" về một người dân thì có thể bị đóng cửa không? Hay chỉ khi "bôi nhọ" quan chức chính quyền?
Và căn cứ gì để quyết định là "bôi nhọ"? Có phải đợi quyết định của tòa án hay không?

"The legislation, passed by the State Duma 339-1, is the latest attempt by the government to squeeze the country's increasingly embattled news media."

Nga thắt chặt báo chí sau tin đồn Putin lấy vợ trẻ

"Hạ viện Nga hôm qua thông qua việc tăng cường kiểm duyệt báo chí, sau khi một tờ báo loan tin Putin đã bí mật bỏ vợ để lấy nữ vận động viên kém ông khoảng 30 tuổi.
...
Theo quy định mới này, giới chức có quyền đình bản hoặc đóng cửa những cơ quan báo chí vì tội phỉ báng hoặc bôi nhọ. "Phỉ báng" được định nghĩa là "hành vi cố ý gieo rắc những thông tin sai lệch làm tổn hại đến danh dự và nhân phẩm cá nhân". Giờ đây, hành vi này sẽ chịu hình phạt nghiêm trọng tương tự như tội cực đoan, cổ vũ khủng bố và thù hằn sắc tộc. Dự luật này sẽ được chuyển lên thượng viện và sau đó được Putin ký thông qua trước khi có hiệu lực."



Nước Nga thật là thảm hại, lại càng thảm hại khi mà 340 đại biểu Quốc hội thì chỉ có một người duy nhất phản đối việc tăng cường kiểm duyệt báo chí. Và đấy là kết quả sau 17 năm sống dưới chế độ dân chủ.

Một nhà độc tài cứng rắn vẫn là mơ ước và ngợi ca muôn đời của người Nga. Từ Ivan Hung bạo, Pierre đại đế, Catherine đại đế, cho tới Lenin, Stalin, Putin- người Nga không cần biết họ là ai, tư tưởng tiến bộ hay phản tiến bộ, chỉ cần họ cứng rắn dám thẳng tay đàn áp để duy trì "ổn định" và "trật tự" thì họ là các anh hùng. Đến một kẻ tay dính máu hơn 20 triệu người, thảm sát nhiều dân tộc, như Stalin mà vẫn được tới 40% dân chúng Nga coi là nhân tố tích cực trong lịch sử.

Chẳng trách cho tới thế kỷ 20, châu Âu vẫn coi Nga là rợ châu Á (Asian hordes).

Entry for April 28, 2008

Georg Trakl (1887-1914), nhà thơ Áo


Mùa xuân

Hạt sương mùa xuân, rơi từ cành cây đen
Đêm đến với những vì sao bừng sáng
Bởi vì em đã quên ánh sáng.

Dưới rặng gai em nằm
Những ngạnh sắc đâm sâu thân thể em trong trắng
Đám cưới của linh hồn với đêm nóng bỏng.
Cô dâu trang điểm cho mình bằng những ngôi sao

Hoa sim tinh khiết
Ngả mình trên bình yên người chết
Lóng lánh khoe sắc
Chiếc áo choàng của tình nhân ôm chặt lấy em


Spring

The dew of spring, which falls down
From dark branches, the night comes
With star beams, because you forgot about light.

Under the arch of thorns you lay and the barb dug
Deeply in the crystal body
So that fierier the soul weds the night.
The bride has adorned herself with stars,

The pure myrtle

Which bends over the adoring countenance of the dead.
Full of blossoming shiver
The blue coat of the mistress finally embraces you.



Mùa hạ


Buổi tối, lời than thở của con chim cu
Trở nên lặng lẽ trong rừng
Những hạt bông oằn đầu xuống sâu hơn
trên cành anh túc đỏ.
Sấm chớp tối tăm chạy trên sườn đồi.

Bài hát cũ của con dế
Chết lặng trong cánh đồng.
Những chiếc lá của cây dẻ
Không còn nữa.

Quần áo em xao xác
Trên cầu tháng uốn khúc.
Ngọn nến cháy lặng lẽ
Trong căn buồng tối tăm;

Một bàn tay bạc
Dập tắt ánh sáng;
Đêm không gió, không sao.


Summer

At evening the complaint of the cuckoo
Grows still in the wood.
The grain bends its head deeper,
The red poppy.
Darkening thunder drives
Over the hill.

The old song of the cricket

Dies in the field.
The leaves of the chestnut tree
Stir no more.

Your clothes rustle

On the winding stair.
The candle gleams silently
In the dark room;

A silver hand

Puts the light out;
Windless, starless night.

Sunday, April 27, 2008

Entry for April 27, 2008

Unbelievable!

Police: Captive woman had at least 6 children by father



"(CNN) -- Austrian police believe a 73-year-old man held his daughter captive in his cellar for the past two decades and fathered at least six children with her, according to police and state-run news reports Sunday...

Josef F. lived upstairs with his wife, Rosemarie F., who police said had no idea about her husband's other family living in the cellar.

Josef F. and Rosemarie F. had adopted three of the children that he had with his daughter, according to police. He told his wife that his missing daughter had dropped the unwanted children off at the house because she could not take care of them, police said.

The other three children -- Kerstin, 19; Stefan, 18; and Felix, 5 -- remained locked in the basement with their mother, according to police. None had seen the light of day during their entire time in captivity, police said.


Saturday, April 26, 2008

Entry for April 26, 2008

Blog mới của tớ trên Yahoo Plus

http://vn.myblog.yahoo.com/vhlinh16

Friday, April 25, 2008

Entry for April 25, 2008

yfla.wrap("This multimedia content requires Flash version 9 and above.", "Upgrade Now.", "http:\/\/www.adobe.com\/shockwave\/download\/download.cgi?P1_Prod_Version=ShockwaveFlash", "


B\u00e0i n\u00e0y trong phim I Am Legend

Three little birds
Bob Marley

Dont worry about a thing,
cause every little thing gonna be all right.
Singin: dont worry about a thing,
cause every little thing gonna be all right!

Rise up this mornin,
Smiled with the risin sun,
Three little birds
Pitch by my doorstep
Singin sweet songs
Of melodies pure and true,
Sayin, (this is my message to you-ou-ou:)

Singin: dont worry bout a thing,
cause every little thing gonna be all right.
Singin: dont worry (dont worry) bout a thing,
cause every little thing gonna be all right!


Rise up this mornin,
Smiled with the risin sun,
Three little birds
Pitch by my doorstep
Singin sweet songs
Of melodies pure and true,
Sayin, this is my message to you-ou-ou:

Singin: dont worry about a thing, worry about a thing, oh!
Every little thing gonna be all right. dont worry!
Singin: dont worry about a thing - I wont worry!
cause every little thing gonna be all right.

Singin: dont worry about a thing,
cause every little thing gonna be all right - I wont worry!
Singin: dont worry about a thing,
cause every little thing gonna be all right.
Singin: dont worry about a thing, oh no!
cause every little thing gonna be all right!

Ba con chim nh\u1ecf

Th\u1ee9c d\u1eady bu\u1ed5i s\u00e1ng s\u1edbm
M\u1ec9m c\u01b0\u1eddi v\u1edbi m\u1eb7t tr\u1eddi
C\u00f3 ba con chim nh\u1ecf
\u0110\u1eadu \u1edf tr\u00ean b\u1ef1c c\u1eeda
C\u1ea5t l\u1eddi ca ng\u1ecdt ng\u00e0o
Ch\u00e2n th\u1ef1c v\u00e0 trong tr\u1ebbo
Chim h\u00f3t- (\u0111\u00f3 l\u00e0 \u0111i\u1ec1u
anh mu\u1ed1n n\u00f3i v\u1edbi em)

\u0110\u1eebng lo v\u00ec \u0111i\u1ec1u g\u00ec
M\u1ecdi vi\u1ec7c \u0111\u1ec1u s\u1ebd \u1ed5n


");To view this multimedia content, please enable Javascript.

Entry for April 25, 2008

Bài này trên blog tiếng Anh của bác Hạo Nhiên. Hóa ra bác Hạo Nhiên đã mất chức Managing Editor tờ Người Việt sau vụ cái bồn cầu (và cũng liên quan tới cờ quạt).

Comment liên quan của tớ trên blog bác Hạo Nhiên.

"Hóa ra USC có những hai hội, có cả hội sinh viên du học Việt Nam à. Chứng tỏ dân du học cũng đông đấy chứ nhỉ.


Tớ thấy phản đối của hội VSA rất vớ vẩn. Cờ này là cờ quốc gia và cờ đỏ hiện nay là quốc kỳ chính thức của Việt Nam. Và
như Statement của USC, việc treo cờ của USC là đại diện cho các sinh viên quốc tế chứ không phải cho các cộng đồng thiểu số ở Mỹ. Vì thế treo cờ đỏ là đúng và chẳng liên quan gì tới việc cờ đỏ là cờ cộng sản hay không.

Còn cờ vàng thì là cờ của cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Nếu trường USC có hoạt động gì để biểu dương tinh thần các cộng đồng thiểu số và treo cờ vàng thì sẽ hoàn toàn hợp lẽ. Tại sao các di dân Việt lại bắt lá cờ của mình đại diện cho các sinh viên Việt Nam du học sang theo visa sinh viên? Chuyện đó quả là nực cười.

Các bạn VSA chỉ có thể đại diện cho các bạn ấy thôi chứ làm sao lại đấu tranh như thể đại diện cho sinh viên quốc tế được. Như thế là cùng một lúc tìm cách ở trong cả hai vai trò, vừa đại diện cho cộng đồng di dân, vừa đại diện cho sinh viên du học?

Thursday, April 24, 2008

Entry for April 24, 2008

yfla.wrap("This multimedia content requires Flash version 9 and above.", "Upgrade Now.", "http:\/\/www.adobe.com\/shockwave\/download\/download.cgi?P1_Prod_Version=ShockwaveFlash", "



Blackbird

The Beatles


Blackbird singing in the dead of night
Take these broken wings and learn to fly
All your life
You were only waiting for this moment to arise

Blackbird fly, Blackbird fly
Into the light of the dark black night.

Black bird singing in the dead of night
Take these sunken eyes and learn to see
all your life
you were only waiting for this moment to be free

Blackbird fly, Blackbird fly
Into the light of the dark black night.

Blackbird singing in the dead of night
Take these broken wings and learn to fly
All your life
You were only waiting for this moment to arise,oh
You were only waiting for this moment to arise, oh
You were only waiting for this moment to arise


Chim \u0111en

The Beatles

Chim \u0111en h\u00f3t trong \u0111\u00eam \u0111en
V\u1eaby \u0111\u00f4i c\u00e1nh r\u1ea1n g\u00e3y, chim h\u1ecdc c\u00e1ch bay
C\u1ea3 \u0111\u1eddi chim
Chim ch\u1ec9 ch\u1edd ph\u00fat n\u00e0y
\u0111\u1ec3 bay l\u00ean

Chim \u0111en bay, chim \u0111en bay
Trong \u00e1nh s\u00e1ng c\u1ee7a \u0111\u00eam \u0111en

Chim \u0111en h\u00f3t trong \u0111\u00eam \u0111en
V\u1edbi \u0111\u00f4i m\u1eaft tr\u0169ng s\u00e2u, chim h\u1ecdc c\u00e1ch nh\u00ecn
C\u1ea3 \u0111\u1eddi chim
Chim ch\u1ec9 ch\u1edd ph\u00fat n\u00e0y
\u0111\u1ec3 t\u1ef1 do

Chim \u0111en bay, chim \u0111en bay
Trong \u00e1nh s\u00e1ng c\u1ee7a \u0111\u00eam \u0111en

Chim \u0111en h\u00f3t trong \u0111\u00eam \u0111en
V\u1eaby \u0111\u00f4i c\u00e1nh r\u1ea1n g\u00e3y, chim h\u1ecdc c\u00e1ch bay
C\u1ea3 \u0111\u1eddi chim
Chim ch\u1ec9 ch\u1edd ph\u00fat n\u00e0y
\u0111\u1ec3 bay l\u00ean ");To view this multimedia content, please enable Javascript.

Entry for April 24, 2008

yfla.wrap("This multimedia content requires Flash version 9 and above.", "Upgrade Now.", "http:\/\/www.adobe.com\/shockwave\/download\/download.cgi?P1_Prod_Version=ShockwaveFlash", "

Like a Hurricane

Neil Young

Once I thought I saw you in a crowded hazy bar,
Dancing on the light from star to star.
Far across the moonbeam I know that's who you are,
I saw your brown eyes turning once to fire.

You are like a hurricane
Theres calm in your eye.
And I'm gettin' blown away
To somewhere safer where the feeling stays.
I want to love you but I'm getting blown away.
I am just a dreamer, but you are just a dream,
You could have been anyone to me.
Before that moment you touched my lips
That perfect feeling when time just slips
Away between us on our foggy trip.

You are like a hurricane
Theres calm in your eye.
And I'm gettin blown away
To somewhere safer where the feeling stays.
I want to love you but I'm getting blown away.

You are just a dreamer, and I am just a dream.
You could have been anyone to me.
Before that moment you touched my lips
That perfect feeling when time just slips
Away between us on our foggy trip.

You are like a hurricane
There's calm in your eye.
And I'm gettin blown away
To somewhere safer where the feeling stays.
I want to love you but I'm getting blown away.


Nh\u01b0 c\u01a1n gi\u00f3 l\u1ed1c

M\u1ed9t l\u1ea7n anh nh\u00ecn th\u1ea5y em
Gi\u1eefa qu\u00e1n r\u01b0\u1ee3u \u0111\u00f4ng ng\u01b0\u1eddi
Em nh\u1ea3y m\u00faa tr\u00ean nh\u1eefng tia s\u00e1ng n\u1ed1i c\u00e1c v\u00ec sao
T\u1eeb b\u1edd b\u00ean kia c\u1ee7a \u00e1nh tr\u0103ng
Anh bi\u1ebft \u0111\u00f3 ch\u00ednh l\u00e0 em
Anh th\u1ea5y \u0111\u00f4i m\u1eaft n\u00e2u c\u1ee7a em bi\u1ebfn th\u00e0nh ng\u1ecdn l\u1eeda

Em nh\u01b0 c\u01a1n gi\u00f3 l\u1ed1c
V\u1edbi b\u00ecnh y\u00ean trong \u0111\u00f4i m\u1eaft
V\u00e0 gi\u00f3 cu\u1ed1n anh
T\u1edbi m\u1ed9t ch\u1ed1n an to\u00e0n
N\u01a1i c\u1ea3m x\u00fac \u1edf l\u1ea1i
Anh mu\u1ed1n y\u00eau em
Nh\u01b0ng gi\u00f3 cu\u1ed1n anh r\u1ed3i

Anh l\u00e0 k\u1ebb m\u01a1, nh\u01b0ng em l\u00e0 gi\u1ea5c m\u01a1
Em t\u1eebng c\u00f3 th\u1ec3 l\u00e0 b\u1ea5t k\u1ef3 ai
Tr\u01b0\u1edbc khi em ch\u1ea1m m\u00f4i anh
V\u00e0 khi \u0111\u1ea5y, anh th\u1ea5y th\u1eddi gian tr\u01b0\u1ee3t m\u1ea5t
R\u1eddi kh\u1ecfi ch\u00fang ta trong s\u01b0\u01a1ng kh\u00f3i

Em nh\u01b0 c\u01a1n gi\u00f3 l\u1ed1c
V\u1edbi b\u00ecnh y\u00ean trong \u0111\u00f4i m\u1eaft
V\u00e0 gi\u00f3 cu\u1ed1n anh
T\u1edbi m\u1ed9t ch\u1ed1n an to\u00e0n
N\u01a1i c\u1ea3m x\u00fac \u1edf l\u1ea1i
Anh mu\u1ed1n y\u00eau em
Nh\u01b0ng gi\u00f3 cu\u1ed1n anh r\u1ed3i
");To view this multimedia content, please enable Javascript.

Entry for April 24, 2008

1. Tờ Economist đăng chuyên trang về Việt Nam.
Đây là bài chính trên tờ báo đó.

Half-way from rags to riches

và 6-7 bải khác, ở cột bên phải.
2. Một bài viết đáng đọc trên Foreign Affair (bản dịch của talawas)
Dân chủ bị đẩy lùi - Nhà nước sài lang tái xuất


Những khó khăn của dân chủ ở các nước thế giới thứ 3:

"Ở những nơi khác trong thế giới đang phát triển và trong thế giới hậu cộng sản, dân chủ là một hiện tượng bề nổi, bị sứt mẻ do nhiều hình thái quản lý kém, như sự lạm quyền của lực lượng cảnh sát và an ninh; nạn cường hào địa phương; giới quan liêu bất tài và thờ ơ trong bộ máy nhà nước; bộ máy tư pháp thối nát và xa lìa quần chúng; tầng lớp chóp bu đặc quyền đặc lợi dễ bị mua chuộc – họ là những người xem thường pháp luật và không phải chịu trách nhiệm trước ai, ngoại trừ chính mình. Do đó, nhiều người trong những quốc gia này - nhất là tầng lớp dân nghèo – chỉ là công dân trên danh nghĩa và hiếm có cơ hội gia nhập vào một kênh khả dĩ có thể tham gia chính sự. Mặc dù có tuyển cử, nhưng đó chỉ là những cuộc tranh giành giữa các chính đảng tham nhũng, mị dân. Mặc dù có quốc hội và chính quyền địa phương, nhưng những cơ quan này không đại diện cho những khối cử tri rộng lớn. Mặc dù có hiến pháp, nhưng không có tinh thần hiến định (constitutionalism) [theo đó, quyền cai trị của nhà nước bị luật pháp giới hạn, các định chế chính phủ có thể kiểm soát và quân bình lẫn nhau, nhờ thế tránh được việc tập trung quyền lực trong tay một ngành của chính phủ]. Hậu quả là, những cử tri vỡ mộng và mất quyền công dân đã xoay qua tung hô các thủ lĩnh độc tài (như Vladimir Putin ở Nga) hay các chính khách mị dân (như Chávez ở Venezuela). Nhiều nhà quan sát lo sợ rằng Evo Morales ở Bolivia và Rafael Correa ở Ecuador có lẽ cũng sẽ đi theo con đường của Chávez. Ở Thái Lan, cử tri (nhất là ở vùng quê) luôn hướng đến một nhà độc tài mềm dẻo, nên đã bầu cho Thaksin Shinawatra, nhân vật mà phe quân nhân lật đổ vào tháng Chín 2006 để rồi lại thấy đảng của ông ta giành lại thắng lợi trong đợt tuyển cử tháng Mười hai năm 2007."

Và sự thụt lùi của thực trạng các thể chế dân chủ:

"
Thật đáng báo động, cuộc thăm dò ý kiến do Freedom House thực hiện vào tháng Giêng năm 2008 phát hiện rằng, lần đầu tiên kể từ 1994, chế độ dân chủ khắp thế giới tính chung đã bị suy thoái trong hai năm liên tiếp. Tỉ lệ giữa các quốc gia được tăng điểm và các quốc gia bị tụt điểm - một chỉ dấu quan trọng – cho thấy kết quả tồi tệ nhất kể từ khi Bức tường Bá Linh sụp đổ."

Xem ra Fukuyama đã quá lạc quan khi cho rằng dân chủ là sự kết thúc của lịch sử.

Entry for April 24, 2008

Trích blogger Anh Trương
“Nước Nga dưới thời Putin kế thừa một hệ thống luật pháp mà bất cứ công dân nào muốn tồn tại được thì đều phải phạm luật. Vấn đề là Putin sẽ quyết định bắt ai mà thôi.” – anh trai của Paul Khlebnikov
nói trong đám tang em trai mình."

Thêm nữa, tờ báo đăng
tin cựu Tổng thống Nga Putin bỏ vợ và có bồ bị đóng cửa "vì lý do tài chính".

Đó là chuyện ông Putin ở nước Nga (mà em vẫn thấy rất là Việt Nam).
Còn ở Việt Nam.
Nguyễn Tiến Trung đi bộ đội (vì nghĩa vụ công dân là phải nhập ngũ khi Tổ quốc yêu cầu).
Blogger Điếu Cày bị bắt vì tội trốn thuế (tức là tội phạm kinh tế, không phải vì việc anh này biểu tình phản đối vụ Trường Sa hay cãi nhau với báo Công an TPHCM).

Vấn đề vẫn chỉ là Putin sẽ quyết định bắt ai thôi.
Tin trên blog Dong A
"
Bộ Ngoại giao Việt Nam thông báo hoãn họp báo thường kỳ vào ngày 24-4-2008...không thông báo lý do"
Liệu lý do không thông báo có trùng hợp gì với chuyến thăm của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì trong hai ngày 23 và 24/4.

Ngày xưa sứ Tàu sang, vua mình nhiều lúc còn phải ra cửa Bắc thành vái lạy nhận "thánh chỉ". Giờ như thế là đã hơn thời phong kiến rồi.

Monday, April 21, 2008

Entry for April 21, 2008



yfla.wrap("This multimedia content requires Flash version 9 and above.", "Upgrade Now.", "http:\/\/www.adobe.com\/shockwave\/download\/download.cgi?P1_Prod_Version=ShockwaveFlash", "
Sleep through the Static

Jack Johnson
...
And so I will cook all your books
You\u2019re too good looking and mistooken
You could watch it instead
From the comfort of your burning beds
\u2026Or you can sleep through the static

Who needs sleep when we\u2019ve got love?
Who needs keys when we\u2019ve got clubs?
Who needs please when we\u2019ve got guns?
Who needs peace when we\u2019ve gone above
But beyond where we should have gone?
We went beyond where we should have gone
...

");To view this multimedia content, please enable Javascript.

Entry for April 21, 2008

Chúng ta sẽ gặp lại

Vera Lynn


Em yêu, mình tạm biệt nhau với một nụ cười,
Em yêu, mình chỉ xa nhau chốc lát
Đừng để chia tay làm muộn phiền đôi mắt
Anh sẽ chẳng quên em, cô gái anh yêu

Chúng ta sẽ gặp lại, vào một lúc, tại một nơi
Chúng ta sẽ gặp lại một ngày nắng đẹp tươi
Em hãy mỉm cười như em vẫn mỉm cười
Cho tới lúc mây đen bị trời xanh xua đuổi.

Em hãy nói với những người anh biết
Nói với họ rằng anh sẽ chẳng đi lâu
Họ sẽ vui mừng biết rằng khi tạm biệt
Anh hát bài ca này với cô gái anh yêu

Sau cơn mưa là cầu vồng sẽ tới
Mưa sẽ ngưng, mong em đừng e ngại,
Hai chúng ta sẽ đợi tới ngày mai
Hãy chia tay u sầu, hỡi người yêu dấu.


We'll Meet Again

Let's say goodbye with a smile, dear,
Just for a while, dear, we must part.
Don't let the parting upset you,
I'll not forget you, sweetheart.

We'll meet again, don't know where, don't know when,
But I know we'll meet again, some sunny day.
Keep smiling through, just like you always do,
'Til the blue skies drive the dark clouds far away.

So will you please say hello to the folks that I know,
Tell them I won't be long.
They'll be happy to know that as you saw me go,
I was singing this song.

After the rain comes the rainbow,
You'll see the rain go, never fear,
We two can wait for tomorrow,
Goodbye to sorrow, my dear



yfla.wrap("This multimedia content requires Flash version 9 and above.", "Upgrade Now.", "http:\/\/www.adobe.com\/shockwave\/download\/download.cgi?P1_Prod_Version=ShockwaveFlash", "");To view this multimedia content, please enable Javascript.

Entry for April 21, 2008

yfla.wrap("This multimedia content requires Flash version 9 and above.", "Upgrade Now.", "http:\/\/www.adobe.com\/shockwave\/download\/download.cgi?P1_Prod_Version=ShockwaveFlash", "
Get this widget | Track details | \t\teSnips Social DNA
1

B\u00f3ng ch\u1eef- L\u00ea \u0110\u1ea1t

\tChia xa r\u1ed3i anh m\u1edbi th\u1ea5y em
Nh\u01b0 m\u1ed9t th\u1eddi th\u01a1 thi\u1ebfu nh\u1ecf
Em v\u1ec1 tr\u1eafng \u0111\u1ea7y cong khung nh\u1edb
M\u01b0a m\u1ea5y m\u00f9a
m\u00e2y m\u1ea5y \u0111\u1ed9 thu

V\u01b0\u1eddn th\u1ee9c m\u1ed9t m\u00f9i hoa \u0111i v\u1eafng
Em v\u1eabn \u0111\u00e2y m\u00e0 em \u1edf \u0111\u00e2u

Chi\u1ec1u \u00c2u L\u00e2u
b\u00f3ng ch\u1eef \u0111\u1ed9ng ch\u00e2n c\u1ea7u


2. B\u00e0i t\u01b0\u1edfng ni\u1ec7m L\u00ea \u0110\u1ea1t n\u00e0y tr\u00ean b\u00e1o N\u00f4ng nghi\u1ec7p (link t\u1eeb trang web b\u00e1c Tr\u1ea7n H\u1eefu D\u0169ng) \u0111\u1ecdc kh\u00f4ng kh\u00e1c b\u00e0i \u0111i\u1ebfu v\u0103n \u00f4ng Tr\u1ea7n \u0110\u1ed9 khi x\u01b0a l\u00e0 m\u1ea5y. L\u00ea \u0110\u1ea1t \"v\u1ea5p ng\u00e3\" ch\u1ee9 kh\u00f4ng ph\u1ea3i ng\u01b0\u1eddi ta \u0111\u1ed1n \u00f4ng ng\u00e3? V\u00e0 \u00f4ng \u0111\u01b0\u1ee3c trao Gi\u1ea3i th\u01b0\u1edfng Nh\u00e0 n\u01b0\u1edbc v\u1ec1 V\u0103n h\u1ecdc ngh\u1ec7 thu\u1eadt l\u00e0 v\u00ec \"ch\u01b0a bao gi\u1edd t\u1ecf ra h\u1eadm h\u1ef1c, b\u1ea5t m\u00e3n\"?

M\u1ea5y d\u00f2ng ti\u1ec5n \u0111\u01b0a L\u00ea \u0110\u1ea1t-V\u0102N CHINH

\"Do nh\u1eefng n\u00f4ng n\u1ed5i c\u1ef1c \u0111oan th\u1eddi trai tr\u1ebb, L\u00ea \u0110\u1ea1t \u0111\u00e3 v\u1ea5p ng\u00e3 khi \u00f4ng 27 tu\u1ed5i. \u00d4ng \u0111\u00e3 nh\u1eadn tr\u1ee3 c\u1ea5p h\u1eb1ng th\u00e1ng 50 \u0111 (t\u01b0\u01a1ng \u0111\u01b0\u01a1ng l\u01b0\u01a1ng c\u00e1n s\u1ef1 2) g\u1ea7n su\u1ed1t 30 n\u0103m. Trong gian kh\u00f3, L\u00ea \u0110\u1ea1t ch\u01b0a bao gi\u1edd t\u1ecf ra h\u1eadm h\u1ef1c, b\u1ea5t m\u00e3n. \u00d4ng nh\u1eadn d\u1ecbch s\u00e1ch, d\u1ecbch t\u01b0 li\u1ec7u khoa h\u1ecdc, c\u1ea3 t\u1ef1 nhi\u00ean v\u00e0 x\u00e3 h\u1ed9i. \u00d4ng c\u1ee9 mi\u1ec7t m\u00e0i d\u1ecbch n\u1eeda n\u0103m th\u00ec v\u1ee3 con c\u00f3 th\u1ec3 s\u1ed1ng \u0111\u01b0\u1ee3c c\u1ea3 n\u0103m. Kh\u00f4ng bia b\u1ecdt, r\u01b0\u1ee3u ch\u00e8, L\u00ea \u0110\u1ea1t c\u1ee9 s\u1ed1ng nh\u01b0 m\u1ed9t vi\u00ean ch\u1ee9c m\u1eabn c\u00e1n - m\u1ed9t vi\u00ean ch\u1ee9c th\u01a1. Ngo\u00e0i \u0111\u1eb7c s\u1ea3n th\u01a1, L\u00ea \u0110\u1ea1t c\u00f2n c\u00f3 ti\u1ebfng c\u01b0\u1eddi, r\u00e2m ran v\u00e0 s\u1ea3ng kho\u00e1i, n\u00f3 n\u1ed5i ti\u1ebfng trong gi\u1edbi \u0111\u1ebfn n\u1ed7i, nhi\u1ec1u nh\u00e0 v\u0103n nh\u00e0 th\u01a1 th\u01b0\u1eddng c\u1ea3m th\u1ea5y m\u00ecnh b\u1ecb oan, b\u1ecb thua thi\u1ec7t do t\u00e0i n\u0103ng kh\u00f4ng \u0111\u01b0\u1ee3c \u0111\u00e1nh gi\u00e1 t\u01b0\u01a1ng x\u1ee9ng \u0111\u00e3 coi ti\u1ebfng c\u01b0\u1eddi L\u00ea \u0110\u1ea1t nh\u01b0 m\u1ed9t li\u1ec1u thu\u1ed1c an th\u1ea7n. Sau khi \u0111\u01b0\u1ee3c ph\u1ee5c h\u1ed3i h\u1ed9i vi\u00ean (nh\u00e0 th\u01a1) \u0111\u01b0\u1ee3c truy l\u0129nh l\u01b0\u01a1ng h\u01b0u, kh\u00f4ng \u1edf \u0111\u00e2u v\u00e0 l\u00fac n\u00e0o c\u00f3 ai nghe L\u00ea \u0110\u1ea1t tuy\u00ean b\u1ed1 hay d\u1eabu ch\u1ec9 l\u00e0 n\u1eb7ng l\u1eddi l\u1edbn ti\u1ebfng v\u1ec1 ai, v\u1ec1 s\u1ef1 v\u1eadt n\u00e0o. C\u00f3 ch\u0103ng, v\u1eabn l\u00e0 m\u1ed9t m\u1ef9 c\u1ea3m \u0111\u1eb9p v\u1ec1 nh\u00e2n t\u00ecnh th\u1ebf th\u00e1i:

Nh\u1eadn ra nhau ch\u1ec9 g\u1ed1c c\u00e2y g\u1ea1o c\u1ee5t

T\u1ea1m \u1ee9ng n\u1eeda c\u00e0nh hoa tr\u01b0\u1edbc \u0111\u00f3n nhau

\u00d4ng s\u1ed1ng v\u1edbi m\u1ed9t nh\u00e2n c\u00e1ch th\u01a1 v\u00e0 nh\u00e2n c\u00e1ch \u1ea5y \u0111\u00e3 \u0111\u01b0\u1ee3c \u0111\u00e1nh gi\u00e1 \u0111\u00fang m\u1ee9c: L\u00ea \u0110\u1ea1t \u0111\u01b0\u1ee3c nh\u1eadn Gi\u1ea3i th\u01b0\u1edfng Nh\u00e0 n\u01b0\u1edbc v\u1ec1 V\u0103n h\u1ecdc Ngh\u1ec7 thu\u1eadt, \u0111\u1ee3t 2005.\"
");To view this multimedia content, please enable Javascript.

Entry for April 21, 2008

Milton E. Osborne (nguồn talawas)
Trần Hải Yến dịch
Sự ra đời của hai nhà nước Việt Nam độc lập năm 1954 đã tạo động lực đáng kể cho việc nghiên cứu và tái định giá lịch sử nhà nước bị phân cắt này. Bất chấp truyền thống dài lâu của sử liệu Việt Nam chính thống và phi chính thống, con số những nghiên cứu mang tính diễn giải ra đời trước giữa những năm 50 là cực kỳ hạn chế. Sử liệu Việt Nam truyền thống đã bị xói mòn, và thậm chí che khuất, như là hệ quả của sự chiếm đóng của thực dân Pháp [1] . Thời kỳ thực dân, tự nó, dẫn đến việc công bố những sao lục quan trọng của người Pháp viết về lịch sử Việt Nam. Không đáng ngạc nhiên là phần lớn các công trình này cho thấy sự lệch lạc của quan niệm coi Pháp là trung tâm. Đặc biệt là trường hợp những ghi chép của Pháp về thời kỳ thực dân chuẩn bị trong thế kỷ 19 được viết bằng những ký ức về sự phát triển của nước Pháp còn hiện rõ trong tâm trí [2] . Tuy nhiên, tầm quan trọng của những nghiên cứu trước đây của người Pháp hẳn không được đánh giá đúng mức, do lan tràn những lệch lạc bắt nguồn từ quan niệm về tính ưu việt văn hoá và sứ mệnh khai hoá văn minh rất dễ nhận thấy. Hơn thế, khi vắng mặt những ghi chép của người Việt đương thời về những giai đoạn lịch sử nhất định, đôi lúc không có sự thay thế thoả đáng bằng sự tin cậy vào nguồn tư liệu Pháp. Tuy nhiên, trong phạm vi học thuật hiện đại và những quan tâm về lịch sử đang thay đổi, những nghiên cứu này của Pháp rõ ràng đòi hỏi xem xét và định giá lại.

Bài viết này quan tâm đến một trong số những vấn đề thuộc về cách viết sử đã song hành cùng những cố gắng của các sử gia hoạt động trong thời kỳ từ 1954 nhằm tạo ra một lý giải mới lịch sử Việt Nam. Đặc biệt bài viết quan tâm đến những định giá về hai nhân vật danh giá của thế kỷ 19: Trương Vĩnh Ký (1837-1898) và Phan Thanh Giản (1796-1867). Mỗi người trong số hai người này đã được các sử gia Pháp thời kỳ thực dân khá quan tâm. Trương Vĩnh Ký được ca ngợi vì đã phụng sự những mục tiêu của Pháp và vì vai trò quan trọng của ông trong việc truyền bá chữ quốc ngữ [3] . Phan Thanh Giản được các nhà quan sát Pháp ngưỡng mộ vì là mẫu mực của những nhân vật đáng ngưỡng mộ nhất của hệ thống quan lại Việt Nam truyền thống, ngay cả với tư cách một bề tôi cung đình Huế, ông cũng là một đối thủ của những chính sách của Pháp [4] .

Vì sự nổi tiếng trong lịch sử của họ và do số lượng bài viết về họ trong quá khứ, sự nghiệp và nhân phẩm của hai con người này đã trở thành một tiêu điểm rõ rệt cho cả các sử gia ở Hà Nội và Sài Gòn. Những sử gia đã công bố nghiên cứu của mình ở Hà Nội nói chung mang một cái nhìn phê phán về Trương Vĩnh Ký và Phan Thanh Giản. Ngược lại là trường hợp các sử gia hoạt động ở Sài Gòn, nơi hai con người này nhận được những đánh giá nhìn chung là cảm thông. Những phán xét khác nhau này thể hiện phần nào những ảnh hưởng tư tưởng đối chọi nhau diễn ra trong một nhà nước cộng sản và trong một nhà nước chống cộng sản. Song có lẽ tầm quan trọng lớn hơn là ở những thảo luận gần đây về Phan Thanh Giản và Trương Vĩnh Ký của các cây bút Việt Nam nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề trên đã bao hàm cố gắng tạo ra một cách diễn giải mới, mang tính dân tộc chủ nghĩa về lịch sử Việt Nam với tư cách một sự thế chỗ cho những hình dung của các học giả Pháp hiện vẫn lưu truyền rộng rãi ở phương Tây.

Vì những lý do khác nhau, mà phần nhiều là giống nhau giữa những nước đã từng trải qua thời kỳ thực dân, việc tạo ra một hình dung mới về lịch sử Việt Nam chứng minh sự khó khăn liên quan đến thời kỳ thực dân và những người Việt Nam có vai trò nổi bật trong thời kỳ đó. Nhưng những bất đồng về chép sử chắc chắn là việc bảo vệ thời kỳ thực dân này. Sự tương phản giữa cách lý giải do sử gia Việt Nam đương đại Lê Thành Khôi đưa ra về khởi nghĩa Tây Sơn, diễn ra cuối thế kỷ 18 và cách tiếp cận của cây bút Pháp trước đó, Charles Maybon, minh hoạ cho thực tế này. Nghiên cứu của Maybon được hình thành trong bầu không khí trí thức cổ vũ sự hỗ trợ của người Pháp cho nhà lãnh đạo Việt Nam đối địch với Tây Sơn và sau này trở thành người cai quản nước Việt Nam thống nhất là Hoàng đế Gia Long. Anh em Tây Sơn được thể hiện như những kẻ nổi loạn chống lại trật tự đã an định và như những con người mang căn tính và phẩm cách đáng hoài nghi [5] . Trong khi thể hiện một quan điểm như vậy về Tây Sơn, Maybon đã hiển nhiên nằm trong nhánh hậu duệ của các sử gia Pháp trước đó viết về thời kỳ này [6] . Tuy nhiên các sử gia, cả Việt Nam và ngoài Việt Nam, liên tục miêu tả cuộc nổi dậy Tây Sơn bùng nổ trong một thời kỳ căng thẳng về xã hội, tại đó các dòng họ thống trị lâu đời, cả ở miền Bắc và miền Nam của xứ sở này đã thất bại trong cuộc đương đầu với những khó khăn đặt ra trước xã hội nói chung. Trong chừng mực đó, những tái định giá như vậy về vai trò của Tây Sơn phù hợp với niềm tự hào Việt Nam lâu đời về kỳ tích của Hoàng đế Quang Trung, một trong ba anh em Tây Sơn - người đã thành công trong việc lật đổ ách chiếm đóng của Trung Quốc tại Việt Nam năm 1789 và
vương triều trị vì ngắn ngủi của ông được đánh dấu bởi thành tựu văn chương và hành chính [7] . Có đúng chăng việc mô tả phong trào Tây Sơn bằng những ngôn từ do Lê Thành Khôi sử dụng lại mở rộng cửa hơn cho những hoài nghi. Đánh giá của ông về chiến công của Tây Sơn nhấn mạnh vai trò của nông dân trên cơ sở giả định phong trào này mang một ý thức chính trị mà dường như, chí ít là, có thể bàn cãi [8] . Còn với cuộc luận chiến về sử liệu - mối quan tâm chính của bài viết này - tranh luận về phong trào Tây Sơn dường như bao hàm cả những bất đồng không dứt cả về vấn đề sự kiện và vấn đề ý thức hệ.

Những định giá hiện đại của Việt Nam về vai trò lịch sử của Trương Vĩnh Ký và Phan Thanh Giản ra đời trong khung cảnh Việt Nam bất lực khi đối mặt với thách thức về tinh thần và vật chất của phương Tây. Sự bất lực này là một chủ đề trở đi trở lại trong các trang viết của giới sử gia Việt Nam, bất kể họ đứng về phe phái chính trị nào, với việc tập trung vào những hành vi phản tỉnh của các bậc hoàng đế và cố vấn của họ, cũng như sự thiếu hụt về vật chất của lực lượng quân sự Việt Nam. Việc đội quân này bị coi là suy yếu sau khi đã giao chiến hiệu quả cao dưới triều Gia Long trở thành một vấn đề đối với giới phê bình mang tư tưởng hoài cổ sâu sắc [9] . Tuy nhiên, chính sự không tương thích giữa công phu đèn sách và kết quả thất bại trước sự tiến bộ Pháp ở Việt Nam đã khiến các nhà bình luận hiện đại Việt Nam về thế kỷ 19 phải lưu tâm. Phản ứng của vị hoàng đế này và các quan lại trong triều trước những đề xuất của một số ít những người ủng hộ cải cách, tiêu biểu nhất là giáo dân Nguyễn Trường Tộ, được các cây bút hiện đại xem là mù quáng về học thức [10] . Thuật ngữ được Bùi Quang Tùng, một trong những sử gia đương đại Việt Nam xuất sắc nhất, sử dụng dường như phản ánh chính xác về một hành vi phổ quát. Trong nhận định của cây bút này về giai đoạn từ 1858 đến 1884, ông miêu tả Việt Nam “đang trên con đường suy vong” [11] . Ông hướng sự phê phán này vào các vị hoàng đế và cố vấn của họ, những người bị nền học vấn Nho giáo kiềm toả, bởi ông nhận ra sự không tương thích của hệ thống nhà nước truyền thống và triết lý của nó, “chấp nhận tình trạng thất sủng để duy trì đặc vị của mình” [12] . Tương tự, mối quan hệ nhân quả giữa việc tu dưỡng đạo đức của quan lại Việt Nam và những thất bại của nhà nước trong việc chống lại người Pháp, được Phan Khoang chú ý khi ông quan sát thấy: “những cá nhân tài năng nhất vẫn mang một kiểu nhận thức hẹp hòi và không hiểu được những diễn biến trên hoàn cầu. Nếu với tầng lớp thượng đẳng còn như vậy, thì người dân càng không có sự hiểu biết rõ ràng về thế giới” [13] .

Đối mặt với sự bất cập rõ ràng của các hoàng đế Việt Nam và triều đình của họ khi gặp phải những thách thức do sự chiếm đóng của Pháp gây ra, nhiều trang sử Việt Nam hiện đại đã tập trung vào những người Việt Nam chống lại lực lượng thực dân. Việc ca ngợi những con người chống lại ngoại xâm là một truyền thống lâu dài ở Việt Nam. Tên tuổi và công tích của những người chiến đấu chống lại Trung Hoa được lưu giữ trong một bộ phận của lịch sử mang tính dân gian cũng như trong các ghi chép bác học về quá khứ [14] . Trong thời kỳ thực dân Pháp thống trị Việt Nam việc tuyên truyền chống thực dân hiển nhiên có xu hướng gộp tất cả những hành động chống Pháp dưới một khẩu hiệu mang tính dân tộc, bất kể động lực sâu xa là gì. Chẳng hạn có thể quan sát một xu hướng như vậy trong các bài viết của Hồ Chí Minh ca ngợi những người Việt Nam chống Pháp. Chúng dường như có mục đích ủng hộ hành động kháng cự hơn là tìm hiểu ý thức hệ [15] . Trong thời kỳ hậu thực dân, việc ngợi ca những người Việt Nam kháng Pháp mang một chủ đề chung trong hầu hết các trang viết của các sử gia cả ở Bắc và Nam Việt Nam. Thường trên cơ sở nguồn tư liệu Pháp, những cây bút này biện hộ cho sự can trường và công lao vì dân tộc của những người Việt Nam chống Pháp ở Nam Bộ những năm 1860, và những người lãnh đạo phong trào Cần Vương và Văn thân giữa những năm 1880 [16] .

Dường như là không quá mức khi khẳng định rằng việc công khai chống lại sự chiếm đóng của Pháp giống như một viên đá thử vàng cho phán xét lịch sử của các cây bút miền Bắc - những người quan tâm đến việc viết ra một lịch sử mới thay thế cho lịch sử hình thành trong thời kỳ thực dân. Sự nghiệp của Trương Định, người lãnh đạo cuộc chiến tranh du kích chống Pháp tại vùng Gò Công, Nam Bộ đầu những năm 1860 đã mang lại cho các cây bút miền Bắc Việt Nam cơ hội ngợi ca một nhân vật lịch sử không được sử gia Pháp về Việt Nam chú ý nhiều lắm. Trương Định được miêu tả là “vị anh hùng tiêu biểu cho tinh thần chống ngoại xâm của nhân dân miền Nam” [17] . Trong các bài báo dựa nhiều vào nguồn tư liệu Pháp, Trương Định được gán cho những phẩm chất siêu nhân, do vậy ngay cả dung mạo cá nhân ông cũng được ngợi ca [18] . Có vẻ như nằm ngoài mong muốn của các cây bút Bắc Việt Nam nhằm tạo ra mối liên kết tư tưởng giữa hành động của Trương Định thế kỷ 19 với những cố gắng của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, mối quan tâm của họ đến tầm quan trọng của nhân vật này dường như nằm trong phạm vi lịch sử.
Ghi chép chi tiết nhất về hoạt động du kích của Trương Định từ các nguồn sử liệu phương Tây trong cuốn sách của Paulin Vial Les premières annés de la Cochinchine francaise (Những năm đầu tiên của Pháp tại Nam Bộ), cuốn sách cung cấp cho chúng ta rất nhiều thông tin về thời kỳ ngay sau khi Pháp có mặt ở Đông Dương [19] . Theo miêu tả của Vial, Trương Định là một “kẻ tội đồ”, hay một kẻ “phản loạn”. Tuy nhiên ngay trong ghi chép biên niên sử các sự kiện, Trương Định cũng hiện ra như một con người phức tạp đáng quan tâm về mặt lịch sử. Lời hịch cuối cùng của vị lãnh tụ du kích này cho thấy Trương Định là một con người có tinh thần tự nhiệm, ý thức được nhược điểm của mình, mang nỗi thất vọng, chung với nhiều người dân quê ông, trước mâu thuẫn trong triều đình Huế [20] .

So sánh với những đồng bào của họ ở Hà Nội, các sử gia hoạt động ở Sài Gòn từ 1954 ít quan tâm hơn đến việc nêu cao ý nghĩa của các sự kiện quá khứ có liên quan đến những quan tâm mang tính ý thực hệ đương thời. Trong khi việc chống lại sự thống trị của thực dân Pháp được ca ngợi thì những người bị các sử gia Hà Nội rêu rao là cộng tác với địch lại được các bài viết tại Sài Gòn đối xử một cách cảm thông [21] . Có thể có nhiều lý giải cho sự đối ngược này. Sự vắng mặt của một ý thực hệ nhà nước thành công trong điều hành quốc gia ở Nam Việt Nam đã dẫn đến một bầu không khí trí tuệ tự do hơn nếu chưa thể nói đến một tự do hoàn toàn. Một số ghi chép về việc mà các cây bút Sài Gòn, trái với các cây bút Hà Nội, có thể miêu tả như những kế thừa quan điểm ủng hộ Pháp về tiến trình lịch sử thế kỷ 19 [22] . Trong một kỷ nguyên có truyền thống vùng mạnh, việc ca ngợi thành tựu của người Việt Nam xuất thân từ vùng Nam Bộ, như Trương Vĩnh Ký và Phan Thanh Giản, đã áp đảo sự phê phán xuất phát từ việc tìm hiểu mang tính ý thức hệ. Cuối cùng, dù còn lâu mới là thấu đáo, ảnh hưởng của Giáo hội Công giáo ở Nam Việt Nam thời kỳ sau 1954 có thể xem là có dự phần vào việc phê phán có giới hạn những tín đồ Công giáo Việt Nam là những người cộng tác với địch đầu tiên ở thế kỷ 19 [23] . Với những khác biệt sâu sắc này giữa sử Hà Nội và Sài Gòn, có thể nhận ra một mối tiên ưu tương tự ở Nam Việt Nam giống như đã xảy ra ở miền Bắc: mối quan tâm đến việc chứng tỏ sự hiện diện vào thế kỷ 19 của những người mà cuộc sống của họ là một bằng chứng cho sự vĩ đại của Việt Nam và tinh thần kháng cự của người Việt Nam bất chấp sự chiếm đóng thực dân [24] .

Trên cái nền chung của việc tái định giá lịch sử, việc tìm hiểu những nghiên cứu gần đây của Việt Nam về Trương Vĩnh Ký và Phan Thanh Giản có thể giúp chúng ta hiểu biết tình thế của Việt Nam trong thế kỷ 19 và những vấn đề trong quá trình hình thành nên tình thế đó trên cơ sở một lịch sử thỏa đáng. Điểm xuất phát quan trọng được tạo nên bởi hàng loạt các bài báo đề cập đến những nhân vật này xuất hiện tạp chí Nghiên cứu lịch sử ở miền Bắc những năm 1963 và 1964. Những bài viết này đối nghịch gay gắt với thái độ đầy cảm thông dành cho Trương Vĩnh Ký và Phan Thanh Giản trong các bài viết về lịch sử ở miền Nam Việt Nam.

Trương Vĩnh Ký thành một tiêu đích dễ dàng cho các nhà phê bình hiện đại khi họ phê phán những người hợp tác với chính quyền thực dân. Suốt cuộc đời, ông không che giấu một bí mật nào trong việc dốc lòng cho sự nghiệp của Pháp và cho Giáo hội Công giáo mà ông là tín đồ từ lúc sinh ra [25] . Trương Vĩnh Ký là con trai một lãnh binh và một nữ tín đồ Việt Nam theo Thiên chúa giáo. Việc ông theo học tại các trường truyền giáo của đạo Công giáo ở Việt Nam, Campuchia và đảo Penang đã mang lại cho ông khả năng ngôn ngữ nổi bật và được ông phát triển cho đến khi có thể thành thạo 8 ngoại ngữ và am hiểu một vài ngôn ngữ khác. Sự hoàn hảo về ngôn ngữ này đã biến ông thành một trợ tá vô giá cho bộ máy thực dân đã được thiết định ở Nam Bộ. Ông chào đón những người châu Âu mới đến như những người giải thoát cho các đạo hữu bị áp bức của ông và hăng hái làm việc cho họ hơn hai mươi năm. Phạm vi trách nhiệm của ông dần mở rộng trong suốt những năm này vì vậy nhiệm vụ ban đầu của ông với tư cách một thông ngôn viên và giáo viên được kế tiếp bằng những bổ nhiệm là một ký giả, và một thời kỳ là phóng viên chính trị [26] . Nếu cần có một phán xét về đóng góp quan trọng nhất của Trương Vĩnh Ký cho sự phát triển của xã hội Việt Nam hiện đại thì có thể khoanh trong phạm vi vai trò của ông đối với việc quảng bá cho chữ quốc ngữ, không chỉ trong những năm ông hợp tác với tờ Gia Định báo [27] . Với các sử gia, tờ Couriers d’histoire annamite ra mắt những năm 1870 rất đáng quan tâm, như một cố gắng đầu tiên của một cây bút Việt Nam nhằm tạo ra một lịch sử đất nước mình theo kiểu phương Tây [28] .

Tài năng ngôn ngữ nổi trội mà Trương Vĩnh Ký thể hiện và những trước tác dày dặn của ông được các cây bút miền Nam Việt Nam ca ngợi. Mối quan tâm đến thành tựu học thuật của Trương Vĩnh Ký dường như được các cây bút này chú ý vì tầm quan trọng hơn là nhu cầu thể hiện sự phê phán hành vi hợp tác của ông với bộ máy hành chính Pháp [29] . Trái lại, sự nghiệp của Trương Vĩnh Ký bị các sử gia Hà Nội lăng mạ là sự nghiệp của tên tay sai đầu tiên phục vụ Pháp [30] . Khi thừa nhận những khả năng trí tuệ của ông, các nhà bình luận lịch sử Hà Nội nhắc đi nhắc lại sự dính líu của Trương Vĩnh Ký với việc Pháp tìm cách mở rộng quyền kiểm soát ở Trung và Bắc Việt Nam những năm 1880 [31] . Sự cống hiến hết lòng của Trương Vĩnh Ký cho sự nghiệp Pháp quốc và việc ông sẵn lòng dốc mình cho sự phát triển của Pháp đã đưa sử gia Hà Nội đến sự phán xét rằng “kẻ hợp tác” học thức này là một “con người phản bội dân tộc, tay chân của bọn cáo già thực dân” [32] .

Những phê phán chỉ trích chống lại Trương Vĩnh Ký từ phía các cây bút Hà Nội là điều có thể thấy trước. Tuy nhiên, theo những phân tích ban đầu, việc họ lên án Phan Thanh Giản lại có vẻ khó lý giải hơn. Là một người đỗ đại khoa trong khuôn khổ giáo dục truyền thống, cuộc đời Phan Thanh Giản cống hiến vô tư cho nhà nước này mà không hề quan tâm đến lợi ích cá nhân - vốn là thông lệ với nhiều người đỗ đạt ra làm quan. Phan Thanh Giản là người Việt Nam đầu tiên xuất thân từ Nam Bộ đã đậu cao trong kỳ thi Đình tổ chức tại Huế, năm 1826 [33] . Toàn bộ sự nghiệp của ông cho đến thời kỳ thực dân bắt đầu dường như là một minh chứng cho những nhân vật đáng ngưỡng mộ nhất trong hệ thống quan lại. Thời trẻ ông đã biểu hiện một cách ấn tượng đức hiếu thuận của mình với việc cùng cha chịu vòng lao lý, theo phán quyết dành cho thân phụ ông [34]
Mức độ hiếu thuận tương tự cũng được Phan Thanh Giản thể hiện bằng việc chấp nhận không phàn nàn phán quyết của vua Minh Mạng rằng quan lại phải phục vụ như kẻ bề tôi, sau khi ông đưa ra những lời khuyên đi ngược lại với nguyện ước của bề trên. Tuy nhiên sau đó Phan Thanh Giản được phục chức với những phẩm hàm ngày một cao hơn.

Có thể đoán định rằng sự không may mắn nhất của cuộc đời Phan Thanh Giản là việc ông vẫn là người quan trọng và dũng khí trong triều đình Huế khi Pháp tấn công Việt Nam, khởi đầu là năm 1858. Với tư cách một viên quan kỳ cựu nhất trong triều, ông khuyên nên chấp nhận nhượng bộ Pháp. Có nhiều ghi chép về sự dao động và lúng túng thể hiện phản ứng của triều đình Huế trước thách thức mới của ngoại bang đối với chủ quyền đất nước [35] . Phan Thanh Giản thuộc số những người khuyên nhượng bộ, phản đối kháng cự, và ông đã thay mặt triều đình Huế tham gia vào những cuộc thương thuyết cả ở Việt Nam và Pháp. Hệ quả là Phan Thanh Giản được chỉ định làm đại diện cho triều đình Huế ở các tỉnh Nam Bộ - An Giang, Hà Tiên, và Vĩnh Long - những địa danh không thuộc quyền kiểm soát của Pháp trước năm 1862. Ông đảm nhiệm trọng trách này năm 1867 khi Đô đốc La Grandière, theo sáng kiến cá nhân, xúc tiến hoàn thành công cuộc chính phục Nam Việt Nam [36] . Cho rằng kháng cự là vô ích, Phan Thanh Giản để La Grandière vào chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Bộ. Song cho rằng việc mình đang làm đã phụ lòng hoàng đế, ông đã theo cách truyền thống là tự tận. Sự tận tâm và bảng công tích đã giúp ông nhận được sự đối xử đầy cảm thông từ các sử gia miền Nam [37] . Nhưng việc ông theo chính sách nhượng bộ và thất bại của ông trong việc chống lại bước tiến của Pháp năm 1867 đã khiến Phan Thanh Giản bị các cây bút hiện đại miền Bắc lăng mạ là “kẻ phải chịu toàn bộ trách nhiệm về hành vi bán nước… ông mang tinh thần và thái độ của kẻ đầu hàng trong triều đình Huế” [38] .

Còn bài viết này quan tâm đến việc trình bày cơ sở đi ngược lại những phán quyết dành cho Trương Vĩnh Ký và Phan Thanh Giản và làm rõ những quan điểm trái ngược nhau của các cây bút hoạt động trong các môi trường tư tưởng khác nhau về hai nhân vật này. Mặc dù không có cơ hội nào dành cho sự phán xét có ý nghĩa liên quan đến việc quy công tội hình thành trong phạm vi tư tưởng, việc phân rẽ quan điểm liên quan đến hai nhân vật Việt Nam thế kỷ 19 đặt ra những vấn đề liên quan đến bất kỳ cố gắng nào trong việc tạo ra một lý giải mang tính dân tộc về thời kỳ thực dân của lịch sử Việt Nam. Quan điểm này được làm rõ bởi những tư liệu khác nữa về một vài phương diện gây tranh luận về sự nghiệp của Trương Vĩnh Ký và Phan Thanh Giản.

Là má»™t tín đồ Công giáo từ lúc sinh ra, TrÆ°Æ¡ng VÄ©nh Ký Ä‘Æ°Æ¡ng nhiên xa cách về nhiều mặt vá»›i những ngÆ°Æ¡Ì€i đồng hÆ°Æ¡ng. Quan Ä‘iểm coi tín đồ Công giáo Việt Nam “là kẻ xa lạ giữa quê hÆ°Æ¡ng mình” thường xuyên được nhấn mạnh trong những bình phẩm của các nhà quan sát khung cảnh thá»±c dân Pháp thời kỳ đầu [39] . Tuy nhiên, việc nhấn mạnh vào tính chất dépaysé (diÌ£ chủng) của tín đồ Công giáo Việt Nam chắc chắn là má»™t kiểu định kiến có thật trong trường hợp TrÆ°Æ¡ng VÄ©nh Ký. Đặc biệt, quan Ä‘iểm của ông về hiện trạng Việt Nam dường nhÆ° đồng Ä‘iệu vá»›i thái Ä‘á»™ của nhiều đồng bào không theo Công giáo giáo trong thời kỳ thá»±c dân - những người từ bỏ quan niệm về má»™t thể chế Khổng giáo. ThÆ° từ của TrÆ°Æ¡ng VÄ©nh Ký làm rõ cách thức mà theo đó ông tin rằng việc hồi sinh cần thiết cho toàn bá»™ nÆ°á»›c Việt phải đến nhÆ° hệ quả của sá»± hiện diện của thá»±c dân Pháp. Không nÆ¡i nào quan Ä‘iểm này gây ấn tượng hÆ¡n là chuyến Ä‘i Bắc Kỳ năm 1876 của ông. Chuyến thăm này, và việc nó cuốn ông vào công việc chuẩn bị cho bản phúc triÌ€nh thúc giục mở rá»™ng quyền lá»±c của Pháp ở Bắc Kỳ là mục tiêu đặc biệt của những phê phán từ các cây bút miền Bắc [40] . Gần nhÆ° không có một phần Ä‘áng chú ý nào trong báo cáo nhằm kết án các đạo hữu của ông tại Bắc Kỳ, những ngÆ
°á»i ông coi là phải chịu trách nhiệm về việc để cho những rối loạn hoành hành. Theo quan Ä‘iểm của TrÆ°Æ¡ng VÄ©nh Ký, tình trạng rối loạn này đòi hỏi sá»± can thiệp của Pháp. Trong má»™t bình luận ông nói: “Tôi quả quyết rằng triều đình Huế bất lá»±c trong việc thá»±c thi công việc to lá»›n này và rằng má»™t mình Pháp có thể vá»±c dậy quốc gia Ä‘ang suy sụp này”.

Quan điểm của Trương Vĩnh ký về một nước Việt Nam đang suy sụp không chỉ có mặt trong một báo cáo này. Trong một trường hợp khác, ông viết về tầm quan trọng vô cùng to lớn của chữ quốc ngữ bởi vai trò mà việc Latin hoá tiếng Việt có thể đảm nhận để tạo ra cơ hội cho “xứ sở nghèo khốn không được thừa kế này… bước vào cộng đồng các dân tộc và hệ quả to lớn mà phương Tây đem lại cho thế giới” [41] . Xem Việt Nam như “một quốc gia đang suy sụp” và như “một xứ sở không được thừa kế” khi ông chuẩn bị cho những đối thoại năm 1870, Trương Vĩnh Ký dường như đã bộc lộ những quan điểm rất giống với những tuyên ngôn sẽ được cất lên vào đầu thế kỷ 20 trong cuộc tranh luận về mục tiêu và phương thức của chủ nghĩa dân tộc Việt Nam. Ở thời kỳ thứ hai này, vấn đề quan hệ Việt Nam với Trung Quốc là cốt yếu và việc giảm bớt những tác động của văn hoá Trung Hoa đã được tranh luận rất gay gắt [42] . Việc hiện thực hoá sự tương đồng về tư duy này đặt ra giả thuyết về một tiếp cận khác đối với việc tìm hiểu sự hợp tác của Trương Vĩnh Ký với chế độ Pháp từ quan điểm của các sử gia Hà Nội. Không tranh luận về vấn đề rất có giá trị về việc liệu sự hợp tác này có đáng mong muốn hay không, việc mô tả con đường Trương Vĩnh Ký, dù là một tín đồ Cơ đốc giáo và là viên chức cho người Pháp, nằm trong phạm vi nhận thức của những hậu bối từ bỏ hệ thống cổ truyền Việt Nam bị tư tưởng Trung Hoa thống trị, với niềm say mê viễn cảnh mới về tương lai. Việc Trương Vĩnh Ký là khác thường trong số những người Việt Nam gắn bó với bộ máy hành chính Pháp những năm đầu thực dân cần phải có những tranh luận cụ thể. Tuy nhiên, có những trường hợp nhất định dành cho những người khác có cùng quan điểm với Trương Vĩnh Ký [43] .

Trong khi những cuộc tranh cãi lịch sử diễn ra xung quanh quãng đời thành niên của Trương Vĩnh Ký, thì những năm cuối đời của sự nghiệp làm quan của Phan Thanh Giản và nhất là việc ông trao ba tỉnh miền Tây Nam Bộ cho Pháp năm 1867 lại là mục tiêu của những chỉ trích từ các sử gia Hà Nội. Quyết định trao Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên của Phan Thanh Giản phải được nhìn trong bối cảnh do dự của triều đình Huế. Chính sách của Việt Nam đối với Pháp được hình thành một cách cẩn trọng nhất, sau những thất bại quân sự năm 1861. Triều đình dường như vẫn tin rằng vào năm 1866 và 1867 có thể chuộc lại những phần đất Nam Bộ đã mất bằng bồi thường và cách nghĩ này đã ngăn cản những cuộc đối đầu quân sự. Chính trong bầu không khí đó Phan Thanh Giản đã được chỉ định làm Kinh lược sứ những tỉnh không bị chiếm đóng. Thiếu những chỉ dẫn sáng suốt và am hiểu thời thế, Phan Thanh Giản tìm, nhưng bị từ chối, cơ hội từ nhiệm [44] . Vì thế ông vẫn đương nhiệm khi Đô đốc La Grandière tuyên bố ý định chiếm đóng tức thì các tỉnh miền Tây [45] . Cuộc chiếm đóng tức thì này đặt ra một lựa chọn đau xót cho Phan Thanh Giản, người ý thức được sự hơn hẳn của Pháp về quân sự và sự yếu kém của quân đội Việt Nam - đội quân chỉ có thể tạo ra vài cuộc kháng cự. Truyền thống đổ lên Phan Thanh Giản gánh nặng đau đớn về sự lựa chọn mà khi phải làm ông đã nói đến những yêu cầu đối lập nhau về lòng trung quân và mối quan tâm mà ông đòi hỏi phải có đối với sự bình an của những người dưới quyền ông [46] .

Quyết định trao đất của Phan Thanh Giản trong cuộc đối mặt với thế lực ưu đẳng hơn, có thể phán đoán là đã tạo ra nguyên nhân của sự phê phán từ các sử gia miền Bắc - những người rất coi trọng công cuộc kháng Pháp. Quyết định tự tận sau đó của ông do hối hận về những hành vi của mình, theo chuẩn mực của triều đình Huế mà ông coi là lý tưởng, không thể sửa chữa cho những lỗi lầm của ông. Cơ sở nữa của những tranh cãi là những di vật Phan Thanh Giản gửi lại cho hoàng đế và các quan trong vùng ông cai quản ngay trước khi ông qua đời, và lời khuyên ông để lại cho các con. Theo những kỷ vật của ông, Phan Thanh Giản muốn nói rằng đối mặt với tính chất bất khả đối kháng của lực lượng Pháp ở Việt Nam triều đình không có cách lựa chọn nào khác ngoài việc đi đến những thoả thuận với quân viễn chinh [47] . Lời khuyên của Phan Thanh Giản để lại cho các con thậm chí còn là vấn đề gây tranh cãi hơn nhiều. Một số sử gia lập luận rằng viên quan sắp lâm chung này muốn con cháu mình không bao giờ hợp tác với quân xâm lược Pháp [48] . Tuy nhiên, một ghi chép của nhân chứng quan trọng người Pháp về cái chết của Phan Thanh Giản nhấn mạnh rằng giờ phút lâm chung viên quan này thuyết phục các con coi người Pháp là “thầy” của mình [49] . Trong khi cẩn trọng với những ghi chép của người Pháp thế kỷ 19 về con đường phát triển ở Việt Nam luôn là điều cần thiết thì rất khó gạt đi những phát ngôn của một nhân chứng.

Vấn đề mà Phan Thanh Giản phải đối diện vào những tháng cuối cùng của cuộc đời ông rất phức tạp, và trong phạm vi bổn phận của mình và những hành vi lý tưởng của một viên quan hầu như nằm ngoài khả năng giải quyết. Việc ông quyết định trao đất đã tính đến thế lực của Pháp và lợi ích của những người dân mà ông chăn dắt. Trừ khi phán xét lịch sử được hình thành trong phạm vi thuần tuý của việc khao khát sự khá
ng cự, dù phải trả giá ra sao, thì dường như việc thừa nhận thế lưỡng phân mà Phan Thanh Giản gặp phải là một điều thoả đáng. Khi phải đưa ra một quyết định, Phan Thanh Giản, với những di vật của mình, đã cho thấy giới hạn mà ông nhìn thấy ở số phận riêng, số phận của xứ sở ông trong khuôn khổ Khổng giáo. Ông đã viết về sự hiện diện và uy lực của nước Pháp trong khuôn khổ ý muốn của thượng đế. Là đại diện tiêu biểu cho truyền thống tốt đẹp nhất của giới quan lại, ông đã cố gắng xứng đáng với lý tưởng phụng sự của mình và ông đã thất bại. Thời gian lưu trú ngắn ngủi của ông ở phương Tây đã đem lại cho ông một số hiểu biết về khả năng vật chất của châu Âu và ông đã vô cùng sửng sốt trước những điều mắt thấy. Trong cuộc chống chọi cuối cùng của ông với sự hiện diện của Pháp và đòi hỏi của lòng trung quân, Phan Thanh Giản đã đối mặt với những khó khăn vi tế nhất. Cố gắng của ông nhằm có được sự dàn xếp với những đòi hỏi mâu thuẫn nhau của tình thế bấy giờ rốt cục đã thất bại. Điều đó phản ánh sâu sắc những vấn đề đặt ra ở cấp độ dân tộc bởi một nước Việt Nam thời Phan Thanh Giản.

Việc tìm hiểu sơ qua Trương Vĩnh Ký và Phan Thanh Giản nhấn mạnh nhiều vấn đề cần phải được giải quyết bằng việc tìm cách tái lý giải lịch sử Việt Nam vào nửa sau thế kỷ 19. Chắc chắn là hiện vẫn còn những tồn tại như sự không thoả đáng của những cuốn sử Pháp kiểu như vậy và những hồi ức được viết trong những năm ngay sau thời kỳ chinh phục. Song một phán xét của lịch sử Việt Nam coi kháng cự như một thước đo phẩm hạnh cũng bao hàm những nguy cơ xuyên tạc nghiêm trọng tương tự. Xã hội ở mọi xứ sở và trong mọi thời đại đều tìm kiếm những bậc anh hùng để tôn vinh. Theo lời cáo nổi tiếng thế kỷ 15, Việt Nam “hào kiệt đời nào cũng có”. Nhận định này cũng có thể áp dụng cho thế kỷ 19. Một đóng góp vĩ đại của những trang viết gần đây hơn về Việt Nam là nỗ lực thu hút sự chú ý đến các cá nhân những người hoặc bị bỏ quên hoặc chưa được ngay cả các tác giả Pháp biết đến, và những người đã góp phần đáng kể vào việc chống lại bước tiến của Pháp. Tuy nhiên, những vấn đề của sử liệu nảy sinh từ học giới chống Tây phương cũng là điều có thật. Mặt khác, trong trường hợp Trương Vĩnh Ký có một nguy cơ thực sự về việc không đủ hiểu biết về giới hạn mà ở đó có những người Việt Nam thuộc nhóm hợp tác với địch, với động cơ mang nhiều nét bản sắc Việt Nam như sẽ diễn ra sau này, những nhà dân tộc chủ nghĩa hiện đại chối bỏ quá khứ Khổng giáo của Việt Nam [50] . Ở trường hợp Phan Thanh Giản, việc lên án quyết định trao đất của ông có nguy cơ gây ấn tượng rằng triều đình Việt Nam và những người phục vụ nó có thể đã có những chiến lược thay đổi về sự đối đầu. Khả năng về một cuộc kháng cự ở quy mô rộng đương thời, cho dù một cuộc kháng cự như vậy không ngăn cản được chính quyền Pháp đạt được mục đích của mình, đã bộc lộ trong trường hợp phong trào Cần Vương và cuộc nổi dậy của Văn thân giữa những năm 1880 [51] . Nhưng những bận tâm lịch sử quá mức về khả năng Phan Thanh Giản có thể lựa chọn cái chết như một anh hùng, nếu không nhất thiết phải có ý nghĩa thì cái chết ở thế đứng sau cùng chống lại đội quân của Đô đốc de La Grandière cũng gây nhiễu loạn sự chú ý bởi vấn đề trung tâm mà cả Phan Thanh Giản lẫn thể chế của ông gặp phải: vấn đề đối mặt không chỉ là lực lượng quân sự hơn hẳn, mà còn là một thách thức sâu xa đối với nền tảng tri thức và triết học của thể chế này.

Do những lý giải mang tính dân tộc chủ nghĩa về các cá nhân và sự kiện sẽ thay đổi khi những bí mật quốc gia đến một lúc nào đó được hé lộ, nên ý nghĩa lịch sử của cuộc đời và hành động của Trương Vĩnh Ký và Phan Thanh Giản có thể được mô tả là “dân tộc” hơn là “dân tộc chủ nghĩa”. Bất kỳ ghi chép nào ở thế kỷ 19 chọn điểm nhấn là hình ảnh Trương Vĩnh Ký với tư cách một “tay sai” không chỉ là một miêu tả sai lệch về nhân cách một con người mà sự hợp tác của ông với Pháp, trong tâm trí ông, không hề là tội lỗi [52] . Một hình dung như vậy cũng sẽ không đủ để mô tả một nhóm nhỏ nhưng quan trọng những người Việt Nam đã chân thành tin rằng việc cứu vớt dân tộc mình nằm ở sự hợp tác với Pháp. Hẳn sẽ là phi lý để giả định rằng Trương Vĩnh Ký là tiền thân về tri thức của Bùi Quang Chiêu, người sáng lập Đảng Lập hiến Nam kỳ, và các đạo hữu của ông, vào đầu những năm 1920 đã mang một niềm tin chân thành vào khả năng giành độc lập và lợi ích từ nền văn minh Pháp (Tây phương).

Những năm tháng cuối cùng Phan Thanh Giản sống vào một thời điểm các giá trị truyền thống mà ông là một đại diện xứng đáng đã phải chịu một thử thách ghê gớm. Quyết định sau rốt của ông là trao ba tỉnh miền Tây Nam Bộ cho La Grandière không phải là một quyết định do khiếp sợ mà là quyết định từ sự nhận thức ra những vấn đề mà Việt Nam vấp phải trong cuộc đối mặt với Pháp. Với một viên quan có trách nhiệm và kinh nghiệm, chỉ có một nhận thức sâu sắc về sự yếu kém của trật tự hiện hành mới có thể đưa lại một chuyển hướng căn bản như vậy khỏi những hành vi đã được mặc nhận [53] . Sự chỉ trích Phan Thanh Giản về việc không thể chống lại Pháp đã đơn giản quá mức tình thế lưỡng phân bi kịch mà viên quan này phải đối mặt. Một cách tiếp cận như vậy sẽ lại thất bại khi nhận ra thế lưỡng phân cá nhân trong phạm vi mà sự chao đảo của triều đình đã mạnh hơn mong muốn bảo vệ đặc ân và bao hàm sự hoang mang chân thành về mẫu hình quá khứ có thể tạo ra hình mẫu hành động cho hiện tại.

Sử liệu đang được bổ sung về nước Việt Nam thế kỷ 19 dường như phản ánh những tìm kiếm của thế kỷ 20. Sự gần gũi, trong phạm vi biên niên sử, và sức mạnh ghê gớm của cuộc cách mạng Việt Nam là những nhân tố sẽ góp phần vào việc tiếp tục quan tâm sâu sắc đến sự kháng cự trước đây với thế lực thực dân
ngoại bang. Sự phân định căn bản mà bài viết này thể hiện, trong quan hệ với một mối quan tâm liên tục như vậy đến sự kháng cự, là sự giả định mà một kiểu tiếp cận như vậy với lịch sử Việt Nam có thể đi đến xuyên tạc nhiều chủ đề lịch sử quan trọng xuyên suốt những bước phát triển ở thế kỷ 19. Việt Nam ở thế kỷ 19, không hề khác Việt Nam ngày nay, đầy dãy những quan điểm đụng độ nhau. Sự thống nhất mong manh mà Hoàng đế Gia Long đạt được phụ thuộc vào việc triều đình không bị thế lực phương Tây phản đối và không bị những quan niệm phương Tây gây phiền toái đi ngược lại tín điều Khổng giáo. Trương Vĩnh Ký và Phan Thanh Giản mang trọng trách lịch sử phải làm sáng danh một vài phương diện của phản ứng dân tộc Việt Nam trong cuộc đối mặt với sự chiếm đóng của thực dân Pháp. Trong phản ứng của Phan Thanh Giản người ta có thể hiểu sự lúng túng nhưng đáng trân trọng của một viên quan lâu năm, người mà bất chấp niềm tin sâu sắc của chính mình vẫn phải đi đến chỗ nghi ngờ sự khôn ngoan trong việc cố chống lại người Pháp bằng sức mạnh quân sự. Với tư cách là đại diện cho nhóm thiểu số những người yếu thế, phản ứng của Trương Vĩnh Ký trước sự hiện diện của Pháp trộn lẫn sự ngưỡng mộ tư tưởng mới của phương Tây với niềm tin rằng chỉ có thông qua hiểu biết và tận dụng tri thức mới Việt Nam mới có thể lại trở thành một nhà nước kiêu hãnh thoát khỏi gánh nặng của lịch sử quá khứ của chính mình. Không ai trong số hai con người này là nhân vật cô lập ở thời đại mình, và phản ứng của họ trước sự can thiệp ngoại bang phản ánh tính cách con người cá nhân họ nhiều hơn. Không thua kém Trương Định, vị lãnh tụ kháng chiến chống lại Pháp cho đến hơi thở cuối cùng, cuộc đời và nhân sinh quan của hai con người này tạo nên phần quan trọng của hiện thực phức tạp của Việt Nam thế kỷ 19.



Bài viết này là bản chỉnh sửa từ một báo cáo trình bày tại Hội thảo Quốc tế về Lịch sử châu Á tổ chức tại Đại học Malaya, KualaLumpur, ngày 5 tháng 8 năm 1968. Milton E. Osborne là Phó Giáo sư Lịch sử tại Đại học Monash, Australia. Tư liệu trong bài viết này dựa trên những bản ghi chép tham khảo tại Paris và Sài Gòn. Tác giả cảm ơn sự tài trợ của Carnegie Corporation, New York thông qua Dự án London-Cornell của Đại học Cornell. Tác giả tự chịu trách nhiệm về những nhận định của mình và những quan điểm được trình bày trong bài viết.


Bản tiếng Việt © 2008 talawas



[1]. Về tóm tắt sự phát triển của sử liệu Việt Nam, xin xem P. J. Honey, “Modern Vietnamese Historiography” (Sử liệu Việt Nam hiện đại) trong tác phẩm Historians of South-East Asia (Các sử gia Đông Nam Á) do D.G.E. Hall biên soạn, London, 1961, tr.94-104.
Ghi chép cụ thể về con số và vị trí của những sử liệu Việt Nam thế kỷ 19 còn sót lại do R.B. Smith cung cấp trong “Sino-Vietnamese source for the Nguyen period: an introduction” (Giới thiệu nguồn tư liệu Hán Việt về thời nhà Nguyễn), Bulletin of the School of Oriental and African Studies XXX, 3 (1976), 600-621.
[2]. Lược ghi hữu ích nhất của sử liệu Pháp liên quan đến Việt Nam thời thực dân do J. Chesneaux cung cấp trong “French Historiography and the Evolution of Cononial Vietnam” (Sử liệu Pháp và sự tiến triển của nước Việt Nam thời thực dân), Historians of Sout-East Asia, tr.234-244. Chesneaux làm người ta chú ý đến cách mà những trang viết của người Pháp về Việt Nam không chỉ quá quan tâm đến người Pháp và các chính sách của Pháp, mà còn phớt lờ những vấn đề xã hội kinh tế thiết yếu trong lịch sử Việt Nam hiện đại.
[3]. Chi tiết nhất đã được xuất bản về cuộc đời Trương Vĩnh Ký là Pétrus J.-B. Truong Vinh-Ky 1837-1898 của J. Bouchot, Saigon, 1927. Một bản tiểu sử vắn tắt do Khổng Xuân Thu cung cấp trong Truong Vinh Ky 1837-1898, Saigon, 1958. Tác giả đã tham khảo hồ sơ cá nhân của Trương Vĩnh Ký, S.L. 1972 “Dossier induviduel de M. Pétrus Truong Vinh-Ky, Professeur de langues orientales, 1868-1895” trong Lưu trữ Việt Nam Cộng hòa tại Sài Gòn.
[4]. Tập hợp chi tiết nhất những tư liệu về cuộc đời Phan Thanh Giản đã được xuất bản có trong bài của Daudin “Biographie de Phan Thanh Gian, 2e ambassadeur en Frence en 1863 (1796-1867) (Tiểu sử Phan Thanh Giản, phó sứ Việt Nam tại Pháp năm 1863), Bulletin de la Société des Etudes Indochinoises, XVI, 2 (1941), 11-128.
Một bản tiểu sử bằng tiếng Việt do Nuyễn Xuân Phổ cung cấp là Phan Thanh Gian 1796-1867, Saigon 1957.
[5]. C. Maybon, Histore modern du pays d’Annam (1592-1820) (Lịch sử hiện đại xứ An-nam), Paris 1919, chương V và VI.
Tác giả, ở các trang 183 và 184, miêu tả sức mạnh và sự gan dạ của anh em Tây Sơn, song cho thấy rõ sự thiếu coi trọng nguồn gốc xuất thân của họ. Chính vì Maybon ủng hộ những mục đích của Pháp mà ông dành cuốn sách này cho Albert Sarraut, cựu Toàn quyền Pháp tại Đông Dương và là Bộ trưởng Bộ Thuộc địa vào thời điểm cuốn sách này ra đời.
[6]. Việc dán nhãn cho anh em Tây Sơn là những kẻ nổi loạn là cần thiết cho quan điểm Pháp chính thống chủ trương rằng việc Pháp chinh phục Nam Bộ những năm 1858 và 1867, nhưng được gắn , tuy lỏng lẻo, với sự năng động của Pigneau de Béhaine, cố vấn sứ bộ Pháp cho Hoàng đế Gia Long trong tương lai. Việc minh định cho “quyền” của người Pháp ở Việt Nam, bao hàm sự tin cập đáng kể vào báo cáo dài, dù đôi khi không chắc chắn, về những tiếp xúc tôn giáo, thương mại và chính trị với xứ này. Chương mở đầu vắn tắt của L’Indo-Chine contemporaine: Cochinchine, Cambodge, Tonkin, Annam (Đông Dương đương đại: Nam Kỳ, Campuchia, Bắc Kỳ, Trung Kỳ), 2 tập, Paris 1885, quyển I, tr.1-7, của A. Bouinais và A. Paulus, là một ví dụ cho lối tiếp cận này.
[7]. Dưới triều Quang Trung (1788-1792), đã có một điều tra về trước bạ đất đai và là giai đoạn tích cực trong việc sáng tác bằng chữ Nôm. Để có thêm những nhận định về hoàng đế Quang Trung có trước nhiều nhận định lại gần đây, xin xem Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, Sài Gòn 1964, tr.380. Cuốn sách này xuất bản lần đầu năm 1928, và từ đó vẫn cực kỳ phổ biến.
[8]. Lê Thành Khôi, Le Vietnam: histoire et civilisation (Việt Nam: lịch sử và văn minh, Paris, 1955), tr.311. Không khó khăn khi kết luận rằng quan điểm của Lê Thành Khôi về vai trò của nông dân trong việc ủng hộ cuộc nổi dậy Tây Sơn ở một chừng mực nào đó đã phản ánh quan điểm duy vật của ông về lịch sử và thiện cảm của ông với những thành công của Việt Minh giai đoạn sau 1946.
[9]. Nhận định sau đây rút từ Phan Khoang, Việt Nam Pháp thuộc sử, Sài Gòn, 1961, tr.129: “Vũ khí chiến tranh là gươm, giáo, đại đao, hỏa mai và súng”
[10]. Như Trương Bửu Lâm đã chỉ ra trong Patterns of Vietnamese Response to Foreign Intervention: 1858-1900 (Mô hình đáp trả của Việt Nam trước sự can thiệp của nước ngoài) trên chuyên san số 11 của tạp chí Southeast Asian Studies, Nguyễn Trường Tộ và những đề nghị canh tân của ông vẫn được nghiên cứu kỹ lưỡng ở trang 18 và chú thích 77. Và theo những chú thích khác nữa của Trương Bửu Lâm bất chấp mong mỏi cải cách, Nguyễn Trường Tộ vẫn mang một thế giới quan truyền thống.
Một nhận định nữa về Nguyễn Trường Tộ, trên cơ sở đối lập với những đề nghị cải cách của ông với sự lưỡng lự của vua Tự Đức, xin xem Bùi Quang Tùng, Nước Việt Nam trên con đường suy vong, Sài Gòn, 1958, tr.11. Bài viết này vốn xuất hiện trên Nguyệt san văn hóa Á châu, số 3, tháng 6 năm 1958.
[11]. Bùi Quang Tùng, Nước Việt Nam trên con đường suy vong.
[12]. Đã dẫn, tr.20.
[13]. Phan Khoang, Việt Nam Pháp thuộc sử, tr.117.
[14]. Niềm ngưỡng mộ dành cho chị em Trưng Trắc Trưng Nhị trong lịch sử Việt Nam là một minh họa đáng chú ý cho vấn đề này. Xin xem Bùi Quang Tùng, “Le soulèvement des soeurs Trung à travers les textes et le folklore vitenamien” (Cuộc nổi dậy của chị em Trưng Trắc Trưng Nhị qua văn bản và truyền thuyết dân gian Việt Nam), Bulletine de la Société des Etudes Indochinoise XXXXVI, I (1961), tr. 69-85.
[15]. Xin xem, chẳng hạn, Hồ Chí Minh, Tuyển tập, 4 tập, Hà Nội (1961-62), tập II, tr.152.
[16]. Bùi Quang Tùng, Nước Việt Nam trên con đường suy vong, tr.16-17. Và Khuyết danh : “Kỷ niệm một trăm năm ngày mất của Trương Định”, Nghiên cứu lịch sử, số 65, tháng 7 năm 1964.
Lý lẽ cho rằng việc kháng cự Pháp thế kỷ 19 phản ánh chủ nghĩa dân tộc Việt Nam được Trương Bửu Lâm trình bày một cách hùng hồn trong phần dẫn nhập cho công trình Patterns of Vietnamese Response to Foreign Intervention: 1858-1900. Theo tác giả bài viết này thuật ngữ “chỉ nghĩa dân tộc” khi được áp dụng cho việc kháng cự lại Pháp, cho dù được bổ trợ bằng từ “truyền thống”, vẫn tiềm tàng sự nhầm lẫn. Hình thái bản sắc dân tộc đó hiện diện trong cộng đồng Việt Nam thế kỷ 19 đi ra ngoài cuộc tranh luận này. Hơn nữa, nghiên cứu của Georges Coulet, Les société scretes en terre d’Annam (Những tổ chức bí mật ở đất An-nam), rải rác trong nhiều trang, thu hút sự chú ý đến bản chất liên Việt của hoạt động chống Pháp thế kỷ 19 ở những tổ chức bí mật của Việt Nam. Tuy nhiên, một trường hợp thuyết phục mạnh cho gợi ý rằng chủ nghĩa dân tộc thế kỷ 20 mang nhiều khái niệm rất khác với bản sắc dân tộc trước đó, cho dù chủ nghĩa dân tộc hiện đại phát triển vượt ra khỏi bản sắc trước đó.
[17]. Mai Hạnh, “Trương Định”, Nghiên cứu lịch sử, 66, tháng 8 năm 1964, tr.59.
[18]. Đã dẫn, tr.59. “Ông có vẻ ngoài ưa nhìn, am hiểu binh thư và là tay súng cừ”.
[19]. 2 tập, Paris, 1874.
[20]. Đã dẫn, quyển I, tr.326. Trương Định cũng nhận được sự cảm thông từ các sử gia miền Nam. Xin xem, chẳng hạn, Thái Bạch, Bốn vị anh hùng kháng chiến miền Nam, Sài Gòn, 1957; Nguyễn Phúc Tân, A Modern History of Vietnam (1802-1954) (Lịch sử cận đại Việt Nam 1802-1954, Sài Gòn, 1966, tr.389-401.
[21]. Những khái quát hóa về giá trị đối sánh của hoạt động lịch sử ở miền Bắc và miền Nam Việt Nam sẽ có nguy cơ cự tuyệt riêng. Một trường hợp làm minh chứng là một chương trình nghiên cứu được triển khai ở Hà Nội năng động hơn ở Sài Gòn.
[22]. Việc hợp tác với bộ máy hành chính thực dân Pháp trước đây không phải là vấn đề cần chỉ trích ở miền Nam nơi mà rất nhiều quan lại lâu năm đã phục vụ dưới thời Pháp lại phục vụ nhà nước mới. Hậu duệ của các gia đình Việt Nam trở nên giàu có trong giai đoạn thực dân, mang quốc tịch Pháp, vẫn có vai trò quan trọng trong giới trí thức Sài Gòn trong nhiều năm sau 1954.
<su