Luận bàn về “phát hiện lịch sử chấn động” của ông Lê Mạnh Thát
Nguyễn Hòa viết:
"Đáng tiếc là hầu như các ý kiến đã công bố để đánh giá “phát hiện” của Lê Mạnh Thát đều chủ yếu dựa trên bài viết của Hoàng Hải Vân và theo xét đoán của tôi, ngoài Trương Thái Du, có lẽ chưa có tác giả nào đã trực tiếp đọc Lục độ tập kinh và lịch sử khởi nguyên của dân tộc ta"
Không biết ông Hòa đã đọc các ý kiến của những ai, nhưng nếu đọc bài của GS. Phan Huy Lê, một trong vài người đầu ngành về sử học hiện nay thì rõ ràng GS Lê nói là GS đã đọc cả Lục độ tập kinh lẫn bộ Lịch sử Phật giáo Việt Nam và Tổng tập văn học Phật giáo của ông Thát. Ông Hòa không thể chưa đọc bài của GS Lê đăng trên chính tờ Nhân dân mà ông làm trưởng ban văn hóa. Ông Hòa có thể nghi ngờ là giáo sư Lê nói dối (như ông nghi ngờ khá nhiều giáo sư khác đạo văn và nói dối) nhưng cứ nói khơi khơi "theo xét đoán của tôi" như thế không hiểu là vô tình hay cố ý hạ thấp uy tín và sự trung thực khoa học của một nhà sử học hàng đầu?
GS Phan Huy Lê: Chân lý phải được đặt lên cao nhất
" Tôi đã phải đọc lại các tác phẩm của thiền sư, trong 3 công trình liên quan đến vấn đề này thì có 2 công trình tôi đọc ngay từ đầu, thứ nhất là quyển Lịch sử phật giáo Việt Nam tập 1 NXB Thuận Hóa, in từ năm 1991, cuốn thứ 2 là Tổng tập văn học phật giáo mà tập 1 liên quan ở đây cũng xuất bản năm 2001 ở TP HCM. Tôi chỉ thiếu 1 cuốn duy nhất, mà cuốn đó cực kỳ quan trọng, là cuốn Lục độ tập kinh và khởi nguồn của dân tộc ta (LĐTK), cuốn này số lượng in ít quá, phạm vi phát hành lại rất hẹp nên ở Hà Nội tôi phải nhờ các bạn ở TP HCM tìm lại cho, LĐTK cả lần xuất bản thứ nhất năm 1972 và lần tái bản năm 2005 vừa rồi."
No comments:
Post a Comment