Thursday, April 24, 2008

Entry for April 24, 2008

1. Tờ Economist đăng chuyên trang về Việt Nam.
Đây là bài chính trên tờ báo đó.

Half-way from rags to riches

và 6-7 bải khác, ở cột bên phải.
2. Một bài viết đáng đọc trên Foreign Affair (bản dịch của talawas)
Dân chủ bị đẩy lùi - Nhà nước sài lang tái xuất


Những khó khăn của dân chủ ở các nước thế giới thứ 3:

"Ở những nơi khác trong thế giới đang phát triển và trong thế giới hậu cộng sản, dân chủ là một hiện tượng bề nổi, bị sứt mẻ do nhiều hình thái quản lý kém, như sự lạm quyền của lực lượng cảnh sát và an ninh; nạn cường hào địa phương; giới quan liêu bất tài và thờ ơ trong bộ máy nhà nước; bộ máy tư pháp thối nát và xa lìa quần chúng; tầng lớp chóp bu đặc quyền đặc lợi dễ bị mua chuộc – họ là những người xem thường pháp luật và không phải chịu trách nhiệm trước ai, ngoại trừ chính mình. Do đó, nhiều người trong những quốc gia này - nhất là tầng lớp dân nghèo – chỉ là công dân trên danh nghĩa và hiếm có cơ hội gia nhập vào một kênh khả dĩ có thể tham gia chính sự. Mặc dù có tuyển cử, nhưng đó chỉ là những cuộc tranh giành giữa các chính đảng tham nhũng, mị dân. Mặc dù có quốc hội và chính quyền địa phương, nhưng những cơ quan này không đại diện cho những khối cử tri rộng lớn. Mặc dù có hiến pháp, nhưng không có tinh thần hiến định (constitutionalism) [theo đó, quyền cai trị của nhà nước bị luật pháp giới hạn, các định chế chính phủ có thể kiểm soát và quân bình lẫn nhau, nhờ thế tránh được việc tập trung quyền lực trong tay một ngành của chính phủ]. Hậu quả là, những cử tri vỡ mộng và mất quyền công dân đã xoay qua tung hô các thủ lĩnh độc tài (như Vladimir Putin ở Nga) hay các chính khách mị dân (như Chávez ở Venezuela). Nhiều nhà quan sát lo sợ rằng Evo Morales ở Bolivia và Rafael Correa ở Ecuador có lẽ cũng sẽ đi theo con đường của Chávez. Ở Thái Lan, cử tri (nhất là ở vùng quê) luôn hướng đến một nhà độc tài mềm dẻo, nên đã bầu cho Thaksin Shinawatra, nhân vật mà phe quân nhân lật đổ vào tháng Chín 2006 để rồi lại thấy đảng của ông ta giành lại thắng lợi trong đợt tuyển cử tháng Mười hai năm 2007."

Và sự thụt lùi của thực trạng các thể chế dân chủ:

"
Thật đáng báo động, cuộc thăm dò ý kiến do Freedom House thực hiện vào tháng Giêng năm 2008 phát hiện rằng, lần đầu tiên kể từ 1994, chế độ dân chủ khắp thế giới tính chung đã bị suy thoái trong hai năm liên tiếp. Tỉ lệ giữa các quốc gia được tăng điểm và các quốc gia bị tụt điểm - một chỉ dấu quan trọng – cho thấy kết quả tồi tệ nhất kể từ khi Bức tường Bá Linh sụp đổ."

Xem ra Fukuyama đã quá lạc quan khi cho rằng dân chủ là sự kết thúc của lịch sử.

No comments: