1. Trung Quốc là một bọn rất bẩn, sẵn sàng lợi dụng bất cứ sự việc gì để mang lại lợi ích cho mình, bất kể là nhỏ hay to, duy trì chính sách ngoại giao- quân sự kiểu tằm ăn rỗi và rình hàng xóm sơ hở là lén lút lẻn vào, hoặc chiếm nhà, hoặc lấy trộm đồ, hoặc nhẹ hơn thì cũng phải nhổ nước bọt vào nồi canh đang nấu. Thế nên ngày xưa hồi chiến tranh biên giới có chuyện Tàu sang Việt Nam đào cọc xong rồi di chuyển vào đất Việt Nam để lấn thêm tí đất chắc cũng không phải là vô lý. Còn bây giờ thì là việc bọn Tàu "tranh thủ" Olympic nhiều khách đến nhà để đem bày trên bàn của lén lút ăn cắp ở nhà hàng xóm trước đây với thâm ý rằng nếu thằng hàng xóm không phản đối thì nó nghiễm nhiên là của mình. Đến lúc bị phản đối thì mới lén lút cất đi.
Thế nên đối xử với cái bọn ranh vặt, thủ đoạn, chỉ biết "vị lợi" mà không coi tín nghĩa, danh dự là gì thì phải cương quyết, không để nó lừa, lợi dụng cơ hội, thực hiện tằm ăn rỗi.
2. Trong việc bọn Tàu phải bỏ Hoàng Sa khỏi bản đồ có thể có nhiều nguyên nhân. Trước hết có lẽ là sự phản đối của Chính phủ Việt Nam. Nhưng mức độ phản đối như thế nào thì công dân Việt Nam vẫn chưa được biết vì theo quan điểm của Nhà nước, những việc đó là việc của hai Đảng, hai chính phủ (chưa nói tới hai nhân dân), và nhân dân nên (hay chính xác hơn là "chỉ nên") chờ đợi và tin tưởng.
Nhưng bên cạnh đấy, còn là sự phản đối của nhiều người cả ở ngoài đời và trên blog. Có thể nói blog đã là một kênh thông tin hiệu quả, vượt qua những rào cản của sự kiểm duyệt chính phủ như báo chí và tiếp sức cho những tư tưởng hành động có ý nghĩa. Đáng kể nhất là việc Lê Minh Phiếu, người được chọn là một trong sáu đại diện của Việt Nam tham gia rước đuốc và là nghiên cứu sinh Tiến sĩ ngành luật ở Pháp, viết thư chính thức cho chủ tịch Ủy ban Olympic phản đối việc Trung Quốc chính trị hóa Olympic. Và như quick comment của Lê Minh Phiếu trên blog Dong A, thì bức thư của anh cũng xuất phát từ các trao đổi với blogger Dong A và các blogger khác trên blog của anh. Như vậy rõ ràng ở đây, blog không chỉ là một phương tiện truyền thông hữu hiệu mà còn có tính chất như một diễn đàn giúp cho các trao đổi thẳng thắn, công bằng giữa các ý kiến khác nhau.
Đó mới chính là những tác dụng thực sự đáng kể của blog, chứ không phải những lợi ích như góp máu nhân đạo, quyên tiền này nọ mà báo chí vẫn biểu dương. Trong một xã hội mà quyền phát biểu ý kiến còn bị hạn chế và kiểm duyệt nặng nề thì blog không chỉ là một kênh "xả" ý kiến, tôi nghĩ nó còn dần tạo ra một thứ văn hóa biết phát biểu và trao đổi, biết tiếp thu và cả dám chịu trách nhiệm nữa- những thứ có lẽ người Việt nhìn chung tương đối thiếu ( Nếu học tiếng Anh hẳn các bạn sẽ thấy những cụm từ như I think, In my opinion… rất phổ biến trong tiếng Anh nhưng lại hiếm khi được sử dụng trong trao đổi hàng ngày trong tiếng Việt). Và có lẽ nó cũng giúp chúng ta tự tin hơn về cái mà- nói theo lời bạn myselfvn- quyền được có chính kiến và quyền được thể hiện chính kiến.
Và với những người trẻ tuổi có tri thức và quan trọng hơn, có trách nhiệm trí thức như Lê Minh Phiếu và nhiều bạn khác thì chúng ta vẫn có thể tin vào những gì tốt đẹp hơn.
Tôi nghĩ rằng điều quan trọng trước hết là mỗi chúng ta cần biết tôn trọng trước hết là "chính kiến" của chúng ta và cảm thấy mình cần có một chính kiến trong các vấn đề lớn hay nhỏ. Những quan điểm như việc này đã có Đảng và Nhà nước lo, thực chất là tước đoạt quyền có chính kiến (chứ chưa nói tới quyền thể hiện chứng kiến) của công dân. Hay như quan điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với việc cấm sinh viên biểu tình với lý do đây là việc giữa hai chính phủ và sinh viên chỉ nên "học" chứ không nên tham gia nếu không có sự chỉ đạo dẫn dắt của Đảng Đoàn thực chất là quan điểm ngu dân và tước đoạt chính kiến của các sinh viên -những người trước hết là công dân và có đầy đủ quyền công dân được Hiến pháp công nhận và bảo vệ.
Một nền giáo dục trước hết đòi hỏi công dân phải khước từ quyền có chính kiến và quyền biểu hiện chính kiến của mình thì sẽ không thể nào khá lên được, bởi sản phẩm hoàn hảo và được mong đợi nhất của nó sẽ là những con người-máy.
No comments:
Post a Comment